“Chủ tịch QH: Tách ra có thêm ghế ngồi, nhập vào người thế này, thế khác” plus 14 more |
- Chủ tịch QH: Tách ra có thêm ghế ngồi, nhập vào người thế này, thế khác
- Tình hình Virus Corona ngày 11/2: Số người chết ở TQ vượt 1000 người
- Ca thứ 15 nhiễm virus corona tại Việt Nam là bé gái 3 tháng ở Vĩnh Phúc
- Đầu năm bàn chuyện tăng lương công chức
- Phút bịn rịn chia tay người thân lên đường nhập ngũ của tân binh Hà Nội
- Cuộc sống của các bệnh nhân trong bệnh viện dã chiến tại Vũ Hán
- Học sinh TP.HCM sẽ quay lại trường học ngày 17/2 sau thời gian nghỉ dịch corona
- Việt Nam bắt đầu thử nghiệm thuốc điều trị bệnh từ virus corona
- Kiến nghị không dạy thêm đối với học sinh tiểu học
- Dịch virus corona bùng phát, môi giới nhà đất nghỉ Tết chưa từng có
- Chợ côn trùng lớn nhất Tây Bắc
- Căng thẳng Mỹ Iran: Mỹ thú nhận số lính tổn thương não vì Iran trả thù cao không ngờ
- Điện mặt trời hết sốt, nhà đầu tư chạy đua điện gió
- 2.540 tỷ xây cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 bắc qua Sông Hồng
- Klopp dự Liverpool vô địch Premier League 2019/20 từ hôm ra mắt!
Chủ tịch QH: Tách ra có thêm ghế ngồi, nhập vào người thế này, thế khác Posted: 10 Feb 2020 07:47 PM PST Thường vụ QH sáng nay thông qua nghị quyết về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện giai đoạn 2019-2020 tại 6 tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ. Theo tờ trình được Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân báo cáo chiều qua, 6 tỉnh thành thực hiện sáp nhập huyện, xã đợt này gồm: Thái Bình, Lào Cai, Hà Nội, Cần Thơ, Khánh Hòa và Cao Bằng. Cụ thể, Thái Bình đề nghị thực hiện sắp xếp 47 đơn vị hành chính cấp xã; trong đó, tỉnh đề nghị chưa thực hiện sắp xếp trong giai đoạn 2019-2021 là 6 đơn vị. Sau khi thực hiện sắp xếp, số lượng cấp xã của tỉnh Thái Bình từ 286 giảm xuống còn 260 (giảm 26 đơn vị).
Lào Cai có 1 đơn vị cấp huyện (Si Ma Cai) thuộc diện phải sắp xếp nhưng địa phương đề nghị chưa thực hiện trong đợt này. Số lượng cấp xã thực hiện sắp xếp là 19 đơn vị. Tỉnh cũng đề nghị mở rộng TP Lào Cai và điều chỉnh đơn vị hành chính cấp xã thuộc TP Lào Cai; mở rộng thị trấn Bát Xát thuộc huyện Bát Xát; mở rộng thị trấn Tằng Loỏng thuộc huyện Bảo Thắng; thành lập thị trấn Si Ma Cai thuộc huyện Si Ma Cai. Hà Nội có 10 đơn vị hành chính cấp xã thực hiện sắp xếp, nhưng đề nghị chưa sắp xếp trong giai đoạn này là 5 đơn vị. Sau khi thực hiện sắp xếp, số lượng đơn vị hành chính cấp xã của Hà Nội từ 584 đơn vị giảm xuống còn 579 đơn vị (giảm 5 đơn vị). TP Cần Thơ có số lượng đơn vị hành chính cấp xã thực hiện sắp xếp là 3. Sau sắp xếp, Cần Thơ từ 85 đơn vị giảm xuống còn 83 đơn vị (giảm 2 đơn vị). Khánh Hòa có 1 đơn vị hành chính cấp huyện (Khánh Sơn) thuộc diện phải sắp xếp trong giai đoạn 2019-2021 nhưng địa phương đề nghị chưa thực hiện sắp xếp trong đợt này. Số lượng đơn vị hành chính cấp xã thực hiện sắp xếp là 2 đơn vị, nhưng đề nghị chưa sắp xếp 1 đơn vị. Báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm UB Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho hay, tính đến thời điểm này, Chính phủ đã cơ bản hoàn thành việc trình UB Thường vụ QH xem xét, quyết định đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của các tỉnh, thành. Dự kiến, qua việc sắp xếp tại 44/45 tỉnh, thành trên cả nước giảm được 6 đơn vị hành chính cấp huyện và 544 đơn vị hành chính cấp xã. Riêng TP.HCM chưa trình đề án. Không ai hiểu Cao Bằng hơn nhân dân, lãnh đạo Cao Bằng Thảo luận trước khi thông qua nghị quyết, một số ý kiến băn khoăn về việc có nên sáp nhập một số xã miền núi ở Cao Bằng hay không vì ở đây còn liên quan đến yếu tố lịch sử, an ninh, quốc phòng... Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng Lại Xuân Môn cho biết, tỉnh đã tham quan học tập ở Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An cho thấy tỉ lệ đồng thuận của các tỉnh này 80%, còn ở Cao Bằng là trên 90%.
Cao Bằng thành lập Ban chỉ đạo và 5 tổ (tuyên truyền vận động, sắp xếp đơn vị hành chính, giải quyết đơn thư khiếu nại, sắp xếp tổ chức bộ máy cán bộ, lo cơ sở vật chất như trụ sở và kinh phí). "Như vậy triển khai rất công khai, minh bạch, khách quan, vô tư, khoa học và đúng pháp luật. Họp rất nhiều, đầu tư nhiều cho việc sắp xếp và cử tri rất đồng thuận. Họp triển khai tới nay là 6 tháng nhưng Thường vụ Tỉnh ủy chưa nhận được ý kiến nhân dân về việc không đồng thuận", Bí thư Cao Bằng khẳng định. Theo ông Môn, khi nói đến sáp nhập đương nhiên có băn khoăn, thậm chí quá băn khoăn. "Đang như thế này lại sáp nhập, có người tăng chức, có người xuống chức, đang ở gần lại đi xa... Thường vụ Tỉnh ủy đã đưa ra kịch bản giải quyết tất cả khó khăn", ông khẳng định đồng thuận rất cao, sáp nhập vào là sẽ thuận lợi. Liên quan đến lo ngại về quốc phòng an ninh, ông Môn khẳng định: "Chúng tôi đi thăm thường xuyên khu vực biên giới, rất ổn định. Trách nhiệm của toàn đảng, toàn dân, toàn quân, không riêng Cao Bằng. Cái này tôi làm việc với quân khu thì các đồng chí đồng thuận lắm". Vì vậy, Bí thư Cao Bằng trân trọng đề nghị UB Thường vụ QH sớm đồng ý để chuẩn bị đại hội sắp xếp nhân sự; thứ 2 là chuẩn bị chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. "Nhân dân đang khí thế, phấn khởi, tin tưởng; sáp nhập vào tâm tư tình cảm nhân dân không suy bì, tị nạnh", ông Môn nói.
Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân lưu ý, trong quá trình sắp xếp, ngoài tiêu chí như diện tích tự nhiên, dân số, phải tính tới yếu tố quốc phòng an ninh, truyền thống văn hóa lịch sử, tâm tư tình cảm của nhân dân. Vấn đề sau khi nhập rồi thì triển vọng phát triển kinh tế, chăm lo đời sống nhân dân thế nào mới là quan trọng. "Không ai hiểu Cao Bằng hơn nhân dân, lãnh đạo Cao Bằng", Chủ tịch QH cho rằng, nếu Bí thư Tỉnh ủy nói Tỉnh ủy Cao Bằng, HĐND đã đồng thuận cao, sẽ phát triển kinh tế tốt hơn, phòng thủ quốc phòng tốt hơn, an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội tốt hơn thì điều đó là yếu tố mà ta đang lo lắng đã được bảo đảm. "Vấn đề còn tâm tư thì tất nhiên rồi. Tách ra thì có thêm ghế để ngồi, nhập vào thì người thế này, người thế khác. Chúng ta cũng thế thôi chứ đừng nói cấp huyện. Đó là lẽ đương nhiên", Chủ tịch QH phân tích. Thu Hằng Sẽ xem xét sáp nhập một số bộ ngành trong nhiệm kỳ 2021 - 2026Trong năm 2020, Bộ Nội vụ sẽ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành tổng kết, đánh giá và đề xuất xây dựng cơ cấu Chính phủ khóa tới bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Tình hình Virus Corona ngày 11/2: Số người chết ở TQ vượt 1000 người Posted: 10 Feb 2020 04:37 PM PST Tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc ghi nhận thêm 103 ca tử vong vì virus Corona chủng mới (2019-nCoV) trong 24 giờ qua, nâng tổng số người chết tại Trung Quốc lên 1.011 và trên toàn thế giới lên 1.013. Theo tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP), thông tin trên được Ủy ban Y tế tỉnh Hồ Bắc đưa ra sớm 11/2. Theo Ủy ban này, số ca nhiễm mới trong tỉnh là 2.097 người, nâng tổng số bệnh nhân nhiễm Virus Corona chủng mới 2019-nCoV lên 31.728, trong đó bao gồm 974 ca tử vong.
Tuy số ca nhiễm mới giảm khá nhiều so với ngày trước đó nhưng lượng người tử vong lại lên một mức cao mới ở Hồ Bắc. Số liệu của một ngày trước đó được ghi nhận là 91 người chết và 2.618 người nhiễm mới. Virus corona mới hiện đã lan đến ít nhất 24 quốc gia, lây cho tổng cộng hơn 42.000 người trên toàn thế giới, với hàng chục trường hợp khác nghi nhiễm bệnh. Để ngăn chặn virus lây lan nhanh, các nhà chức trách Trung Quốc đã phong tỏa một phần hơn 80 thành phố ở gần 20 tỉnh kể từ khi dịch bệnh bùng phát. Một loạt các biện pháp gắt gao, trong đó có hạn chế đi lại của người cùng phương tiện, đang được thực hiện trên khắp cả nước. Tỉnh Hồ Bắc, hôm 10/2, cam kết xét nghiệm tất cả những trường hợp nghi nhiễm 2019-nCoV trong vòng một ngày. Cùng ngày, Tân Hoa Xã đưa tin, 41 chuyến bay chở tổng cộng 5.787 nhân viên y tế đã đáp xuống Vũ Hán, mức nhiều nhất trong một ngày đến tâm dịch kể từ dịch bệnh này bùng phát cuối tháng 12/2019. Số nhân viên này đến từ hơn 10 tỉnh, thành trên toàn Trung Quốc. Trong khi đó, mạng truyền hình toàn cầu CGTN của Truyền hình trung ương Trung Quốc dẫn nghiên cứu của Tiến sĩ Zhong Nanshan, chuyên gia hàng đầu về hô hấp ở Trung Quốc, cho hay thời gian ủ bệnh có thể dài tới 24 ngày, nhiều hơn 10 ngày so với các đánh giá trước đây. Thanh Hảo | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Ca thứ 15 nhiễm virus corona tại Việt Nam là bé gái 3 tháng ở Vĩnh Phúc Posted: 10 Feb 2020 05:13 PM PST - Bé gái mới 3 tháng tuổi ở Vĩnh Phúc dương tính với virus corona (nCoV) do lây từ bà ngoại. Theo thông tin từ Bộ Y tế, bệnh nhân là bé N. G. L. (sinh ngày 5/11/2019), địa chỉ: xã Quất Lưu, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Bé gái là cháu ngoại của bệnh nhân P.T.B, 42 tuổi. Bà B. là dì của bệnh nhân của N.T.D, 23 tuổi – một trong 6 công nhân được xác định dương tính với virus corona mới (nCoV) sau khi trở về từ Vũ Hán ngày 17/1 vừa qua. Hiện chị D. đã được ra viện ngày 10/2. Ngày 28/1 vừa qua, bé gái được mẹ đưa đến nhà ngoại chơi và hai mẹ con ở cùng nhà bà ngoại trong 4 ngày tại xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Sau khi xác định bệnh nhân P.T.B (bà ngoại) bị mắc bệnh, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Vĩnh Phúc đã tiến hành điều tra lập danh sách người tiếp xúc gần trong đó có cháu N. G. L và mẹ cháu. Trong quá trình theo dõi người tiếp xúc gần hàng ngày theo quy định, y tế cơ sở phát hiện ngày 6/2, cháu L. có biểu hiện ho và chảy nước mũi, không rõ sốt. Ngay sau đó, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Vĩnh Phúc đã tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm và gửi Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương để xét nghiệm. Hiện tại, cháu L. và mẹ đang được cách ly cùng nhau (vì bệnh nhân còn nhỏ) tại phòng khám đa khoa Quang Hà, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc và đang trong tình trạng ổn định. Mẹ bệnh nhân hiện vẫn khoẻ mạnh, đang được theo dõi chặt chẽ, được lấy mẫu xét nghiệm và đang chờ kết quả. Như vậy tính đến thời điểm này, Việt Nam đã có 15 người bị bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona, riêng tỉnh Vĩnh Phúc có 10 trường hợp. Trong số 15 trường hợp dương tính, đã có 6 người được xuất viện. Trên thế giới, đến sáng 11/2 đã ghi nhận 1.013 ca tử vong với trên 42.000 ca mắc, dịch cũng lan ra 27 quốc gia và vùng lãnh thổ. Thúy Hạnh Sau 9 ca dương tính virus corona, Vĩnh Phúc giám sát 249 người- Vĩnh Phúc là địa phương có nhiều ca dương tính nCoV nhất cả nước, đến nay đã cách ly, giám sát 249 trường hợp. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Đầu năm bàn chuyện tăng lương công chức Posted: 10 Feb 2020 12:00 PM PST Không một ngân sách nào kham nổi bộ máy cồng kềnh, kém hiệu quả. Do vậy cải cách tiền lương, tinh giản biên chế... là một trong những nhiệm vụ quan trọng để đảm bảo nền tài chính quốc gia được an toàn, lành mạnh. Chờ ngày lương tăng Những ngày cuối năm, chị Nguyễn Thu Thủy, công chức ở một cơ quan nhà nước tất bật với những... đơn hàng online. Đó đều là thực phẩm sạch kiểu "cây nhà lá vườn" mà chị và người em kinh doanh bấy lâu nay. Giờ hành chính, chị để người em quản lý việc nhận đơn, gọi khách qua mạng. Sau giờ làm, chị tất bật đi ship hàng. "Thu nhập chính của nhà mình là từ việc bán hàng online, chứ lương công chức ba cọc ba đồng, không sống nổi", chị Thủy thành thật. Chị bảo: Nhiều đồng nghiệp của chị cũng phải làm thêm nghề tay trái sau giờ làm để trang trải cuộc sống. "Người ta bảo công chức nhiều bổng lộc, nhưng tùy vị trí việc làm thôi. Cơ quan mình không ít người phải chật vật kiếm sống, đánh đu với số tiền lương ít ỏi", chị Thủy giãi bày.
Chuyện của chị Thủy không phải là cá biệt. Hàng trăm nghìn người lao động ở khu vực công đang phải nhận mức lương "bèo bọt". Ví dụ, một người tốt nghiệp đại học mới ra trường vào khu vực nhà nước lương 2,34 nhân với lương cơ sở 1,49 triệu chỉ khoảng hơn 3,4 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, ở khu vực doanh nghiệp, con số phổ biến từ 6-8 triệu. Tất nhiên, cũng có cán bộ nhà nước ở một số vị trí được cho là "béo bở" đã tận dụng, thậm chí lạm dụng vị thế của mình, để thu lợi cá nhân. Nhưng phải khẳng định, đó là những khoản tiền không chính đáng. Còn nhiều công chức, viên chức đang kiếm những đồng tiền sạch sẽ từ mồ hôi, công sức của mình. Tiếc rằng, thu nhập chính đáng ấy lại còn khiêm tốn so với mức sống hiện nay. Đó cũng chính là những bất cập của chính sách lương nhà nước hiện hành. Bất cập ấy đã được nhận ra từ rất lâu, nhưng chưa có giải pháp hữu hiệu. Một giải pháp mạnh tay đang được tính đến, thể hiện tại Nghị quyết 27/NQ-TW năm 2018 về cải cách chính sách tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động. Nghị quyết này và đề án cải cách chính sách tiền lương sẽ bắt đầu thực hiện vào đầu năm 2021. Điểm quan trọng nhất trong nội dung cải cách tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang tại Nghị quyết 27 là xây dựng, ban hành ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo, thay thế cho bảng lương hiện nay. Tuy nhiên, vẫn phải bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng. Khi đó, cơ hội để những công chức như chị Thủy được tăng lương để đảm bảo "nhu cầu sống tối thiểu" có thể mới thành hiện thực, ít nhất bằng với khu vực doanh nghiệp. Nhưng trước khi làm được điều đó, việc giảm số lượng cán bộ công chức, viên chức là nhiệm vụ bắt buộc. Yêu cầu có một bộ máy tinh gọn, hiệu quả được đặt lên hàng đầu, thay thế cho bộ máy cồng kềnh, tốn kém như lâu nay. Bởi lẽ, không một ngân sách nào có thể kham nổi hàng triệu cán bộ công chức, viên chức như hiện nay. Trong đó, không ít người "sáng cắp ô đi, tối cắp ô về", trong khi cũng biết bao người phải nai lưng làm việc để bù đắp cho những công chức kiểu ấy. Thực tế, thu ngân sách liên tục tăng nhưng chi ngân sách cũng không giảm được. Năm 2013 chi ngân sách là 1,08 triệu tỷ đồng, thì đến năm 2018 chi ngân sách đã tăng lên con số hơn 1,6 triệu tỷ đồng. Trong đó, chi thường xuyên vẫn chiếm phần lớn với con số triệu tỷ đồng mỗi năm (chi thường xuyên chủ yếu là chi con người, chiếm 60-70%). Có nghĩa chi ngân sách sau 5 năm đã tăng hơn 600 nghìn tỷ đồng so với năm 2013. Công việc này đang được tích cực thực hiện, trong đó có việc sáp nhập các đơn vị hành chính cấp huyện, xã, sở ngành, tiến tới là cấp Bộ.
Phải giảm số lượng cán bộ Là đơn vị đi đầu trong việc sáp nhập các chi cục thuế, thành các Chi cục Thuế khu vực, ông Cao Anh Tuấn, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, cho biết: Đến hết năm 2019, toàn ngành đã cắt giảm được 89 đầu mối cấp phòng, giảm 1.792 đầu mối cấp đội; triển khai sắp xếp, hợp nhất Chi cục Thuế khu vực trực thuộc Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đối với 433 Chi cục Thuế để thành lập 206 Chi cục Thuế, giảm 227 Chi cục Thuế. Qua đó, số Chi cục Thuế trong cả nước đã giảm từ 711 còn 484 Chi cục Thuế. Tổng cục Hải quan đã thực hiện sắp xếp giảm 14 Chi cục Hải quan thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố; giảm được 239 tổ (đội); Kho bạc Nhà nước giảm 188 phòng/phòng giao dịch (tương đương cấp chi cục) tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh và giảm hơn 1.337 tổ kế toán và tổ kiểm soát chi tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện; Tổng cục Dự trữ giảm 9 Chi cục Dự trữ nhà nước và 18 tổ (đội) thuộc các Chi cục. Tính chung, toàn ngành Tài chính, từ năm 2017 đến hết năm 2019, Bộ Tài chính đã cắt giảm được 4.024 đầu mối (riêng năm 2019 giảm tới 2.172 đầu mối). Chỉ tiêu biên chế hành chính được giao đã giảm gần 4.980 biên chế (giảm 6,7% so năm 2015), trong khi vẫn đảm bảo điều hành hiệu quả, thông suốt các hoạt động nghiệp vụ của ngành. Năm 2019, Bộ Nội vụ cũng đã tham mưu cho Chính phủ trình Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XIV. So với các quy định cũ, Luật sửa đổi, bổ sung đã quy định một số điểm mới đáng chú ý là: Giảm số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, quy định cụ thể số lượng phó chủ tịch UBND cấp xã,... Bộ Nội vụ đã nghiên cứu, đánh giá lại mô hình tổ chức cấp tổng cục và đề xuất phương án sắp xếp lại cho phù hợp theo hướng giảm cấp trung gian và đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Tại địa phương, việc sắp xếp lại bộ máy cũng đã dược triển khai. Tỉnh Cao Bằng đã tiến hành sắp xếp, cắt giảm 95 đầu mối tổ chức (gồm có: 32 phòng chuyên môn thuộc sở, ngành; 07 chi cục và 56 phòng thuộc chi cục), qua đó, giảm 144 vị trí lãnh đạo thuộc các tổ chức sau khi cắt giảm. Ngoài ra, tỉnh Cao Bằng cũng đã sắp xếp, cắt giảm 158 đơn vị sự nghiệp công lập, qua đó, giảm được 474 vị trí lãnh đạo cấp phòng (158 cấp trưởng, 316 cấp phó). Đáng chú ý, việc sắp xếp thôn, xóm, tổ dân phố đã giúp cắt giảm hơn 15.000 người hoạt động không chuyên trách. Tỉnh Thái Nguyên, sau khi rà soát, sắp xếp đã cắt giảm được 28 đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các lĩnh vực y tế, giáo dục, khoa học và công nghệ... Ở địa phương, một số cơ quan có chức năng, nhiệm vụ tương đồng cũng được nghiên cứu, thực hiện thí điểm hợp nhất. Cụ thể là: thí điểm hợp nhất: Sở Tài chính với Sở KH-ĐT thành Sở Tài chính và Kế hoạch; Sở Giao thông Vận tải với Sở Xây dựng thành Sở Giao thông Vận tải và Xây dựng; Sở Nội vụ với Ban Tổ chức Tỉnh ủy thành Cơ quan Tổ chức - Nội vụ cấp tỉnh; Thanh tra tỉnh với Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy thành Cơ quan Thanh tra - Kiểm tra cấp tỉnh. Ở cấp huyện, thí điểm hợp nhất: Phòng Nội vụ với Ban Tổ chức cấp ủy cấp huyện thành Cơ quan Tổ chức - Nội vụ cấp huyện; Thanh tra cấp huyện với Ủy ban Kiểm tra cấp ủy cấp huyện thành Cơ quan Thanh tra - Kiểm tra cấp huyện; Văn phòng HĐND và UBND với Văn phòng cấp ủy cấp huyện thành Văn phòng cấp huyện. Đó là một trong nhiều phần việc đang được thực thi để cải thiện tiền lương cho cán bộ công chức, viên chức nhà nước. Nhưng sẽ không ít thách thức để chọn đúng người đúng việc và có chế độ đãi ngộ tương xứng. Cần có biện pháp để ngăn chặn tình trạng giữ lại những người kém năng lực, giỏi luồn lách, quan hệ, rồi đẩy ra đường những người làm được việc, chuyên môn tốt. Nếu điều đó xảy ra, mục tiêu tinh giản biên chế, nâng cao hiệu lực hiệu quả của bộ máy đều không đạt được. Lương Bằng Chi tiêu ngân sách, đã ít công khai lại toàn số khó hiểu17 bộ, ngành thực hiện công khai ngân sách cũng mới dừng lại ở công bố con số và không có thuyết minh chi tiêu nên người dân khó mà hiểu được. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Phút bịn rịn chia tay người thân lên đường nhập ngũ của tân binh Hà Nội Posted: 10 Feb 2020 08:16 PM PST Hơn 200 tân binh ở huyện Chương Mỹ (Hà Nội) sáng nay đeo khẩu trang, rửa tay bằng cồn sát khuẩn trước khi lên đường nhập ngũ. XEM CLIP: 8h sáng nay tại sân vận động huyện Chương Mỹ, lực lượng chức năng địa phương tổ chức lễ giao nhận quân với số lượng 218 tân binh. Phó bí thư thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng chủ trì buổi lễ. Theo báo cáo của UBND huyện Chương Mỹ, năm 2020 huyện hoàn thành chỉ tiêu với số lượng đặt ra.
Là một trong số những tân binh tự nguyện viết đơn xin nhập ngũ, em Trịnh Văn Thường (18 tuổi) chia sẻ: "Gia đình em đều ủng hộ việc em tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự. Em rất hào hứng với cuộc sống mới ở phía trước nhưng cũng buồn vì nhớ người thân, bạn bè", Thường chia sẻ. Ở vòng ngoài sân, ông Đỗ Hữu Tuyến (xã Đông Sơn) và gia đình bịn rịn chia tay, động viên tân binh Đỗ Hữu Quân trước giờ lên xe. "Từng trải qua nhiều năm tháng bom đạn, tôi luôn động viên và khuyến khích con cố gắng hoàn thành nhiệm vụ. Tôi mong môi trường quân ngũ sẽ con rèn luyện tính kỉ luật, kiên trì", ông Tuyến trải lòng.
Trong thời điểm cả nước đang phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus corona, ban tổ chức yêu cầu các tân binh phải đeo khẩu trang y tế, thực hiện việc rửa tay bằng cồn sát khuẩn. Trước đó, Cục Quân y (Tổng cục Hậu cần) có công văn hướng dẫn phòng chống dịch viêm phổi cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) trước, trong và sau tiếp nhận chiến sỹ mới năm 2020. Cục yêu cầu các đơn vị phải xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch; phối hợp với hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự cấp huyện nắm chắc tình hình dịch tễ địa phương nơi giao quân và trên đường hành quân. Tân binh sẽ được quân y kiểm tra thân nhiệt bằng nhiệt kế điện tử. Trường hợp có sốt thì kiểm tra lại bằng nhiệt kế thủy ngân. Nếu xác định tân binh bị sốt thì giữ lại địa phương cách ly, theo dõi trong 7 ngày. Các trường hợp hết sốt, quân y đơn vị phải kiểm tra lại trước khi nhận quân. Trường hợp tân binh sau 7 ngày chưa hết sốt thì đơn vị được đề nghị bù đổi quân.
Tân binh sốt quá 7 ngày không được nhập ngũTân binh bị sốt thì giữ lại địa phương cách ly, theo dõi trong 7 ngày. Trường hợp tân binh sau 7 ngày chưa hết sốt thì đơn vị được đề nghị bù đổi quân theo quy định. Đoàn Bổng | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Cuộc sống của các bệnh nhân trong bệnh viện dã chiến tại Vũ Hán Posted: 10 Feb 2020 08:49 PM PST Các bệnh nhân trong bệnh viện dã chiến tại thành phố Vũ Hán không chỉ làm bạn với kim tiêm và bác sĩ, mà còn có nhiều hoạt động giải trí khác. Từ khi Trung tâm Hội nghị 'Nhà khách Vũ Hán' được cải tạo thành bệnh viện dã chiến điều trị virus viêm phổi corona, đã có rất nhiều bệnh nhân tới đây chữa trị. Các y bác sĩ trong bệnh viện này luôn nỗ lực giúp người bệnh có tinh thần thoải mái nhất, để các bệnh nhân có niềm tin và sự lạc quan chiến đấu và chiến thắng căn bệnh viêm phổi corona. Số liệu thống kê từ Tân Hoa xã tính tới rạng sáng 11/2 cho biết, toàn Trung Quốc có 42.638 ca nhiễm và 1.016 người tử vong vì virus viêm phổi corona. Ngoài ra, hiện nước này còn có khoảng 428.438 người từng tiếp xúc với các bệnh nhân, trong đó 187.728 trường hợp đang được cách ly và theo dõi.
Tuấn Trần | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Học sinh TP.HCM sẽ quay lại trường học ngày 17/2 sau thời gian nghỉ dịch corona Posted: 10 Feb 2020 08:50 PM PST Khoảng 1,7 triệu học sinh TP.HCM sẽ đi học trở lại vào ngày 17/2, sau 4 tuần nghỉ Tết nguyên đán và nghỉ dịch corona. Thông tin được ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết. Theo ông Hiếu, Bộ Y tế đã khuyến cáo các địa phương không có dịch, hoặc dịch không phát triển, thì học sinh có thể học trở bình thường. Do vậy, học sinh TP.HCM sẽ đi học lại vào ngày 17/2.
Học sinh TP.HCM vừa trải qua kỳ nghỉ có thể nói là dài nhất, khi có 16 ngày nghỉ Tết và 2 tuần nghỉ dịch corona. Trong thời gian nghỉ dịch, các trường học đã tổ chức khử khuẩn, vệ sinh lớp học, trường học thông thoáng. Ngoài ra, Sở GD-ĐT TP.HCM cũng dự kiến, do thời gian nghỉ Tết và nghỉ dịch bệnh virus corona kéo dài, dự kiến ngày thi vào lớp 10 và lớp 6 ở TP.HCM sẽ thay đổi so với các năm trước.
Cụ thể, nếu Bộ điều chỉnh khung thời gian kết thúc năm học sang tháng 6 thay vì kết thúc vào ngày 31/5 như thường lệ và kỳ thi tốt nghiệp THPT vào cuối tháng 6 cũng có thể điều chỉnh và thành phố sẽ có thay đổi tương ứng về thời gian tuyển sinh các lớp đầu cấp. Cụ thể là thời gian thi vào lớp 10 các trường công lập và lớp 6 Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa. Lê Huyền Các nhà khoa học VN bắt đầu thử nghiệm thuốc điều trị bệnh từ virus corona- Các nhà khoa học Việt Nam sẽ đánh giá hiệu quả và tính an toàn trong việc sử dụng bổ sung lopinavir/ritonavir phối hợp trong điều trị người bệnh nhiễm virus corona chủng mới nCoV. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Việt Nam bắt đầu thử nghiệm thuốc điều trị bệnh từ virus corona Posted: 10 Feb 2020 05:06 PM PST - Các nhà khoa học Việt Nam sẽ đánh giá hiệu quả và tính an toàn trong việc sử dụng bổ sung lopinavir/ritonavir phối hợp trong điều trị người bệnh nhiễm virus corona chủng mới nCoV. Trên cơ sở đề xuất của Bộ Y tế, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh vừa phê duyệt đề tài độc lập cấp nhà nước "Đánh giá hiệu quả và tính an toàn của việc bổ sung lopinavir/ritonavir phối hợp trong điều trị người bệnh nhiễm virus corona mới". Việc này được giao trực tiếp Bệnh viện Nhiệt đới trung ương chủ trì, phối hợp với Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM, Viện Pasteur TP HCM, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, Trung tâm cảnh giác dược và một số đơn vị khác thực hiện. Lopinavir/ritonavir được biết đến là một loại công thức phối hợp liều cố định để điều trị và phòng ngừa nhiễm HIV/AIDS. Các nhà khoa học trong nhóm nghiên cứu sẽ thử nghiệm trong 4 tuần hoặc trên 10 người bệnh. Từ đó sẽ báo cáo đánh giá hiệu quả đáp ứng lâm sàng, cận lâm sàng, virus học, tính an toàn của việc sử dụng bổ sung lopinavir/ritonavir phối hợp trong điều trị người bệnh nhiễm nCoV được điều trị theo phác đồ nền của Bộ Y tế. Trong vòng 12 tháng, mục tiêu của nghiên cứu là làm rõ hiệu quả và tính an toàn của việc sử dụng bổ sung lopinavir/ritonavir phối hợp trong điều trị người bệnh nhiễm virus corona chủng mới dựa trên phác đồ điều trị của Bộ Y tế. Đồng thời, đề xuất phác đồ sử dụng bổ sung lopinavir/ritonavir phối hợp trong điều trị người bệnh nhiễm virus corona.
Trước đó, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đã ký quyết định phê duyệt danh mục 3 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia đột xuất phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV). Theo đó, Học viện Quân y chủ trì, phối hợp với Công ty CP công nghệ Việt Á nghiên cứu chế tạo bộ sinh phẩm RT-PCR và realtime RT-PCR phát hiện chủng mới của vi rút Corona 2019 (nCoV-2019). Công ty TNHH một thành viên sinh hóa Phù Sa – Biochem chủ trì phối hợp với Viện Pasteur (TP.HCM), Trung tâm ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ (Sở Khoa học và Công nghệ Cần Thơ) nghiên cứu chế tạo hệ thống phát hiện nhanh để sàng lọc chủng mới của vi rút Corona 2019 (nCoV-2019). Viện Pasteur (TP.HCM) chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, vi rút bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona 2019 (nCoV-2019) tại Việt Nam. Hải Nguyên Thông tin chi tiết về cách phát hiện nhanh virus corona của nhóm nhà khoa học VN- Nhóm nghiên cứu của TS. Lê Quang Hòa giới thiệu đã nghiên cứu thành công sinh phẩm RT-LAMP có thể phát hiện nhanh virus corona chủng mới (nCoV). | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Kiến nghị không dạy thêm đối với học sinh tiểu học Posted: 10 Feb 2020 07:02 PM PST - Sở GD-ĐT TP.HCM tiếp tục kiến nghị UBND thành phố ra quy định cấm dạy thêm đối với học sinh học hai buổi/ngày. Sở GD-ĐT TP.HCM tiếp tục có tờ trình gửi UBND thành phố về việc ban hành quy định liên quan đến quản lý dạy thêm, học thêm. So với kiến nghị cách đây 2 tháng về việc quy định mỗi học sinh học thêm không quá 6 tiết/ môn học/ tuần và không quá 18 tiết/ tuần, lần này Sở kiến nghị thành phố đưa ra 4 "không" đối với việc dạy thêm.
Thứ nhất, không dạy thêm đối với học sinh học hai buổi/ngày. Thứ hai, không dạy thêm học sinh tiểu học (trừ trường bồi dưỡng nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống)... Thứ ba, cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp nghề nghiệp không dạy thêm chương trình phổ thông. Thứ tư, đối với giáo viên hưởng lương từ đơn vị sự nghiệp công lập, Sở đưa ra hai kiến nghị là không được tổ chức dạy thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy ngoài trường; Và không được dạy thêm ngoài trường với học sinh chính khóa mà thầy cô đang dạy trên lớp. Ngoài ra, Sở cũng kiến nghị thành phố quy định hoạt động dạy học thêm, dạy thêm phải góp phần củng cố, nâng cao kiến thức, kỹ năng, giáo dục nhân cách cho học sinh, không gây nên tình trạng vượt quá sức tiếp thu của người học. Không cắt giảm chương trình chính khóa, không dạy trước chương trình đưa vào nội dung học thêm. Học sinh học thêm tự nguyện và được gia đình đồng ý, không dùng bất cứ hình thức nào ép buộc. Không tổ chức dạy thêm, học thêm theo lớp học chính khóa, học sinh trong lớp học thêm phải có học lực tương đương nhau. Lê Huyền | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Dịch virus corona bùng phát, môi giới nhà đất nghỉ Tết chưa từng có Posted: 10 Feb 2020 04:42 PM PST - Dịch viêm đường hô hấp cấp virus corona đang gây ra những tác động tiêu cực đến hầu hết các lĩnh vực kinh tế, riêng với ngành BĐS, nhân viên môi giới đang trải qua kỳ nghỉ Tết dài chưa từng có. Như mọi năm, tháng Giêng là khoảng thời gian nhu cầu mua bán nhà đất giảm mạnh bởi theo tâm lý chung, nhiều người không muốn bỏ số tiền lớn giao dịch đầu năm để tránh hao tài lộc. Riêng với các nhân viên môi giới BĐS, kỳ nghỉ Tết Canh Tý năm nay kéo dài chưa từng có vì những ảnh hưởng của dịch bệnh virus corona. Theo ông N.V.Q, giám đốc một sàn giao dịch BĐS có trụ sở tại quận 1, TP.HCM, thường thì cứ sau rằm tháng Giêng là các nhân viên đã bắt tay vào công việc. Những năm gần đây, đa số khách hàng đã không còn kiêng kỵ giao dịch nhà đất vào đầu năm mới. Tuy nhiên thị trường nhà đất đầu năm 2020 đang cho thấy sự ảm đạm rõ rệt, phần vì tình hình kinh tế nói chung, phần vì dịch bệnh. "Sau lễ cúng khai trương đầu năm thì nhân viên vẫn đều đặn đến công ty nhưng không có tinh thần làm việc, chào sản phẩm cũng chỉ lẻ tẻ khách quan tâm. Kế hoạch mở bán tập trung dự án mới của công ty bị phá sản chưa biết khi nào triển khai được vì hầu hết khách hàng e ngại tụ tập nơi đông người", ông N.V.Q chia sẻ. Vị giám đốc trên cho biết, chưa năm nào nhân viên môi giới BĐS nói chung và ở TP.HCM nói riêng lại phải đối mặt với nhiều khó khăn như năm nay. Trong khi nguồn cung dự án vẫn chưa được khai thông thì khách hàng đã quay lưng vì dịch bệnh. Do không có thu nhập nên không ít nhân viên môi giới đã nghỉ việc để chuyển sang nghề khác, bài toán về nhân sự cũng đang khiến công ty… đau đầu.
Còn với chị T.T.Q, nhân viên môi giới của một công ty chuyên mua bán đất nền có trụ sở ở quận 10, thì đây là kỳ nghỉ Tết dài chưa từng có. Theo chị Q, Tết năm nay nhân viên công ty chị được cho nghỉ sớm từ ngày 20 tháng Chạp. Đi làm được một ngày mùng 10 Tết thì các nhân viên lại được cho nghỉ, làm việc ở nhà vì lo ngại dịch bệnh. Ông N.N.H, lãnh đạo công ty BĐS ở quận 3 cho hay, bao nhiêu kỳ vọng vào thị trường BĐS năm nay đã bị dập tắt vì dịch virus corona. Sắp hết quý 1 nhưng công ty vẫn chưa có kế hoạch kinh doanh cụ thể, vẫn đang trông ngóng tình hình ứng phó dịch bệnh. "Trong bối cảnh dịch bệnh như thế này, các doanh nghiệp BĐS buộc phải thận trọng. Bởi ngoài yếu tố pháp lý, dự án có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào chiến dịch chạy thị trường. Nếu dịch virus corona kéo dài thì khả năng một năm thất thu nữa đang chực chờ các doanh nghiệp BĐS", ông H. nói. Theo ghi nhận, hầu hết các doanh nghiệp BĐS lớn tại TP.HCM đã có kế hoạch tung sản phẩm trong năm nay cũng đang trong tình trạng "án binh bất động". Một số đơn vị duy trì hoạt động bằng các đợt chào bán giai đoạn tiếp theo của dự án cũ hoặc mua đi bán lại. Nhận định về nguồn cung nhà ở tại TP.HCM trong năm nay, bà Dương Thùy Dung, Giám đốc cao cấp CBRE Việt Nam cho rằng, khó có sự đột phá, ít nhất đến giai đoạn cuối năm. Trong thời gian cấp phép cho các dự án mới thì giao dịch chủ yếu rơi vào nguồn sản phẩm thứ cấp hiện hữu. Đây sẽ là năm khó khăn cho người có nhu cầu mua nhà ở thực. Người mua có thể vẫn có nguồn hàng để giao dịch vì nguồn cung căn hộ thứ cấp vẫn còn rất nhiều nhưng sẽ phải chi trả thêm khoản chênh lệch. "Các dự án thứ cấp đều có điểm chung là mức mua chênh theo giá thị trường, người mua buộc phải thanh toán trước một khoản chi phí khá cao theo tiến độ trước đó. Các dự án hoàn thiện thì phải thanh toán gần như 100% giá trị căn hộ nên gây áp lực không nhỏ với nhiều khách mua chưa có chuẩn bị tài chính. Người mua ở thực thường trông đợi vào giải pháp hỗ trợ tài chính từ chủ đầu tư nên nhu cầu mua thường nhắm đến các dự án đang triển khai. Theo tôi, trong năm nay, nguồn cung dự án mới sẽ tiếp tục khan hiếm, không có nhiều lựa chọn cho người mua ở thực ở thị trường sơ cấp", bà Dung cho hay. Virus corona lây lan nhanh, dân chung cư cuống cuồng lo phòng dịch- Trước những diễn biến phức tạp về dịch viêm đường hô hấp cấp do virus corona mới gây ra, cư dân chung cư đang nâng cao cảnh giác và sử dụng các biện pháp phòng bệnh nhất là ở những chung cư có người nước ngoài sinh sống. Phương Anh Linh | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Chợ côn trùng lớn nhất Tây Bắc Posted: 10 Feb 2020 02:00 PM PST Nằm ven Quốc lộ 6, chợ Nà Si luôn tấp nập kẻ bán người mua mỗi buổi chiều hàng ngày. Ngoài thứ làm nên thương hiệu là côn trùng, các mặt hàng được bày bán ở đây đều là sản vật bản địa, mùa nào thức ấy. Người bán hàng là phụ nữ Thái đen trong trang phục dân tộc đẹp mắt, dịu dàng, hồn hậu chia sẻ những thứ thơm thảo cây nhà lá vườn hoặc kiếm được trong rừng chứ không thuần túy là chuyện bán mua. Thế nên chợ nhộn nhịp mà ấm áp, tươi vui. Sản vật bản địa mùa nào thức nấy Bà Lò Thị È, 60 tuổi, người Thái đen, ở bản Nà Si, xã Hát Lót, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La, vừa nhặt lại rổ trứng kiến vừa vui vẻ trò chuyện với chúng tôi. Để có rổ trứng kiến cho bà mang ra chợ bán với giá 25.000 đồng/100g, hai người con của bà phải đi chọc từ bốn giờ sáng đến sáu giờ sáng. "Một người dùng sào chọc, một người cầm rổ đỡ, phải trèo lên cây cao mới chọc được, kiến nó đốt đau lắm. Mỗi ngày chỉ được hai, ba cân thôi. Trứng kiến gói lá chuối nướng, đánh trứng rán, nấu canh bột năng, nấu canh lá lốt, đồ xôi,... ăn ngon lắm", bà cho biết. Có rất nhiều loại kiến nhưng người Thái chỉ khai thác trứng hai loài kiến để ăn, đó là kiến vàng (kiến chua), tiếng Thái là mất sốm vì chúng có vị chua. Kiến chua màu hung vàng, chân dài lêu nghêu, làm tổ vào tháng bảy, tháng tám, trên những cành cây cao bằng cách ghép nhiều lớp lá cây lại. Ghép tổ xong chúng bắt đầu đẻ trứng và nuôi trứng non thành nhộng rồi nở thành kiến non. Một loại nữa là kiến đen, tiếng Thái là mất hày, thường làm tổ vào tháng hai, tháng ba, mỗi tổ có từ hàng trăm đến hàng nghìn con. Trứng kiến đen to bằng hạt gạo, màu trắng, ăn thơm, bùi, ngậy. Khác với trứng kiến đi chọc vào sáng sớm, con bọ dừa, tiếng Thái là manh mun phải đi soi từ tối hôm trước. Chị Tòng Thị Huân, 46 tuổi, người Thái đen ở bản Cượm, xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La, kể rằng: "Cháu tôi đi soi cả đêm mới được sáu lạng. Đội cái đèn pin ở trán, soi lên trên cây, cây gì cũng có, thấy đậu trên cành, lá thì bắt." Bọ dừa được chị bán với giá 15.000 đồng/100g. Bọ dừa rửa sạch, cho nước măng chua, muối, mỡ, nước măng chua vào rang giòn lên ăn bùi, ngon, thơm. Ngoài ra, chợ còn có bán các loại côn trùng khác như: ve sầu, chuồn chuồn nước (xin cơm), bọ xít, dế mèn, sâu tre, châu chấu,... Thế nên nơi đây được mệnh danh là "chợ côn trùng lớn nhất Tây Bắc." Chắc hẳn nhiều người sẽ cười và bảo rằng "đời thiếu gì cái ăn mà lại phải ăn côn trùng" nhất là thời buổi sơn hào hải vị ê hề này. Nhưng theo ông Lường Song Toàn, nhà nghiên cứu văn hóa Thái, đó mới chính là văn hóa dân gian, thể hiện tập quán khai thác những sản vật phong phú từ thiên nhiên để phục vụ đời sống của con người. Đó cũng chính là văn hóa bản địa, tri thức bản địa. Dung dị, thân tình Ngoài thứ làm nên thương hiệu là côn trùng, chợ Nà Si còn bán cá quả, cá chép, cá trắm, cá rô, lươn, trạch, tôm, tép, ốc, ếch, nhái, gà, vịt; các loại thức ăn chín: cá nướng (pa pỉng tộp), gà nướng... ; các loại rau rừng: cỏ bợ, tầm bóp, dớn, bò khai, măng... ; các loại gia vị, hoa quả, mật ong rừng... và các loại sản vật mùa nào thức đấy của người Thái đen bản địa.
Chợ Nà Si họp vào buổi chiều hàng ngày, bắt đầu từ 12 giờ 30 phút đến khoảng 17 giờ 30'-18 giờ. 70% số người bán hàng thực phẩm là người dân thuộc các xã: Hát Lót, Chiềng Mung, Mường Bon, Chiềng Mai,... Chợ nằm ngay bên Quốc lộ 6 nên ngoài dân địa phương, rất nhiều khách du lịch đi qua thấy vui mắt cũng dừng lại tham quan, mua sắm. Trung bình mỗi ngày, một người bán hàng ở chợ thu được từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng. Hỏi chuyện về chợ, chị Hà Thị Soan, 50 tuổi, một người bán hàng ở chợ, cho hay: "Bà È chính là người khai sinh ra chợ này đấy." Hóa ra tôi đã hỏi chuyện bà bán trứng kiến, bà tổ của chợ mà không biết. Tôi liền quay lại sạp hàng của bà È ở cuối chợ và nghe được câu chuyện ra đời thật dung dị của ngôi chợ. Chuyện là, 21 năm trước, bà È không đi làm thuê mà ngày ngày ra vệ đường cái (Quốc lộ 6) bán cua, hến, măng... Thấy bà bán được vài người phụ nữ trong bản học theo. Anh Lò Văn Lả, Trưởng bản Co Hiên, Trưởng ban Quản lý chợ Nà Si, kể rằng ngày đó trên bãi đất 5% của xã để lại, bà con trong bản mang con tôm, con tép, cá suối hay mớ rau rừng đến bán, dần dần nhiều người đến bán, dẫn đến người mua cũng tăng lên. Thấy đông người bán, lắm người mua, ban quản lý hai bản Co Hiên và Nà Si đã kiến nghị với Ủy ban nhân dân xã thành lập chợ và giao cho hai bản tự đầu tư xây dựng và quản lý. Năm 2014, từ 54 triệu đồng nguồn vốn của hai bản đóng góp, chợ Nà Si được đầu tư xây dựng với cột bê tông, mái lợp frôximăng và nền láng xi măng, có nhà để xe, nhà vệ sinh. Ban quản lý chợ gồm sáu người, có nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự, quản lý chợ, tuyên truyền công tác vệ sinh an toàn thực phẩm đối với người bán, người mua hàng... Đến nay, số lượng người bán hàng trong chợ luôn duy trì từ 70 người đến 100 người mỗi ngày, phục vụ nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa của bà con trong vùng. Bà Lò Thị È cười hiền hậu đúc kết về nơi đã gắn bó với mình suốt 21 năm nay: "Sáng đi kiếm, chiều đi bán nên toàn thứ tươi sống, ngon lắm!" Chị Đào Thị Ngọc Thu, từ thành phố Ninh Bình lên Sơn La công tác, trên đường về rẽ vào chợ Nà Si thăm thú, mua mỗi loại côn trùng một ít mang về ăn và làm quà. Chị tâm sự rằng lần nào lên Sơn La cũng phải đi chợ Nà Si vì: "Không khí ở chợ rất thân tình, buôn bán thì có sao nói vậy, hầu như không có nói thách, mặc cả."
Đỗ Quang Tuấn Hoàng | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Căng thẳng Mỹ Iran: Mỹ thú nhận số lính tổn thương não vì Iran trả thù cao không ngờ Posted: 10 Feb 2020 07:11 PM PST Các dữ liệu cập nhật mới nhất của Bộ Quốc phòng Mỹ hé lộ, số lính Mỹ bị tổn thương não vì vụ tấn công trả thù của Iran cao không ngờ so với tuyên bố ban đầu của Washington. Trong thông cáo đăng tải ngày 10/2, Bộ Quốc phòng Mỹ cho hay: "Tính tới hôm nay, 109 lính Mỹ đã bị chẩn đoán tổn thương não nhẹ vì sang chấn (mTBI), tăng 45 trường hợp so với báo cáo trước đây". Tuy nhiên, Lầu Năm góc nói thêm, 76 trường hợp trong số này sau thời gian điều trị ngắn đã quay trở lại đơn vị tiếp tục làm nhiệm vụ.
Theo Sputnik, suốt nhiều tháng qua, các căn cứ quân sự Mỹ tại Iraq liên tục bị dội tên lửa. Căng thẳng leo thang sau khi các lực lượng Mỹ ngày 3/1 tiến hành vụ không kích tiêu diệt Thiếu tướng Qassem Soleimani, tư lệnh lực lượng đặc nhiệm Quds thuộc Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) và nhiều thành viên cấp cao của dân quân Iraq gần sân bay quốc tế Baghdad, theo lệnh của Tổng thống Donald Trump. Cái chết của ông Soleimani đã trầm trọng hóa khủng hoảng trong quan hệ Mỹ - Iran và khiến nhiều người lo ngại xảy ra xung đột quân sự giữa hai nước. Ngày 8/1, các lực lượng Tehran đã dùng 16 quả tên lửa bắn phá hai căn cứ có lính đồn trú ở Iraq, để trả thù vụ sát hại vị tư lệnh quân đội hàng đầu quốc gia Hồi giáo. Ban đầu, chính quyền ông Trump khăng khăng không có trường hợp người nào bị thương vong vì vụ tấn công. Tuy nhiên, hơn một tuần sau đó, Bộ Tư lệnh Mỹ đặc trách miền Trung (CENTCOM) thừa nhận có 11 binh sĩ đang phải điều trị vì các thương tổn trong sự cố. Con số này được nâng lên hơn 100 người trong báo cáo thống kê tính đến ngày 10/2. Sau sự cố liên quan đến ông Soleimani, Quốc hội Iraq đã bỏ phiếu phê chuẩn việc trục xuất mọi lực lượng ngoại binh khỏi nước này. Song, quyết định vẫn chưa được hiện thực hóa. Kể từ đó, Baghdad đã kích hoạt một dạng hợp tác mới với liên quân do Mỹ dẫn đầu tại nước này nhằm giảm các hoạt động của họ xuống còn tham vấn, phân phát vũ khí và huấn luyện cũng như giới hạn tự do di chuyển của họ trên đất Iraq. Tuấn Anh | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Điện mặt trời hết sốt, nhà đầu tư chạy đua điện gió Posted: 10 Feb 2020 02:00 PM PST Sau cơn sốt điện mặt trời, các nhà đầu tư đang dồn dập đầu tư vào điện gió để hưởng mức giá ưu đãi hơn 2.000 đồng/số. Giống như điện mặt trời, điện gió bắt đầu thu hút sự quan tâm của hàng trăm nhà đầu tư khi Thủ tướng Chính phủ có quyết định nâng giá mua điện gió. Tại Quyết định số 39/2018/QĐ-TTg, các dự án điện gió trong đất liền được mua với giá 1.928 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng, tương đương 8,5 Uscents/kWh). Giá mua điện được điều chỉnh theo biến động của tỷ giá đồng/USD. Đối với các dự án điện gió trên biển, giá mua điện tại điểm giao nhận điện là 2.223 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng, tương đương 9,8 Uscents/kWh). Giá mua điện được điều chỉnh theo biến động của tỷ giá đồng/USD.
Mức giá mua điện gió mới tăng tương đối cao so với mức giá được áp dụng từ năm 2011 đến trước thời điểm Quyết định 39 được ban hành (khoảng 1.770 đồng một kWh, tương đương 7,8 cent). Với tỷ giá 23.250 đồng như hiện tại, giá mua điện gió trên đất liền đã vượt 2.000 đồng/số. Mức giá này khiến hàng loạt nhà đầu tư đổ xô vào điện gió. Số liệu của Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia (A0) cho thấy, khi giá điện gió chưa được nâng lên thì chỉ có 9 dự án đi vào vận hành, với công suất khiêm tốn là 353 MW. Nhưng khi giá mua điện tăng lên hơn 2.000 đồng/số, hàng ngàn MW điện gió đã được ký hợp đồng mua bán điện và hàng nghìn MW đã được bổ sung quy hoạch. Điện gió tập trung ở các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Trà Vinh, Ninh Thuận, Bình Thuận, Quảng Trị, Phú Yên, Sóc Trăng,... Cụ thể, ngoài 9 dự án đã vận hành, còn 31 dự án có tổng công suất là 1.645 MW đã ký Hợp đồng mua bán điện, đang được đầu tư xây dựng nhưng chưa vận hành thương mại. Ngoài ra, có 59 dự án đã bổ sung quy hoạch đến 2025 nhưng chưa ký Hợp đồng mua bán điện, với tổng công suất khoảng 2.700 MW. Bên cạnh đó, hơn 100 dự án khác đang xin ý kiến để được bổ sung vào quy hoạch.
Ông Bùi Văn Thịnh, Chủ tịch Hiệp hội Điện gió Bình Thuận, cũng là "ông chủ" của một số dự án điện gió đã vận hành thương mại (trước khi Quyết định số 39/2018/QĐ-TTg ban hành) tỏ ra "tâm tư" khi các dự án điện gió bị cắt giảm công suất. Đơn cử, có 3 dự án ở Bình Thuận, Ninh Thuận đang phải chịu chung cảnh cắt giảm công suất cùng các dự án điện mặt trời trên địa bàn. Ông Bùi Vạn Thịnh lo lắng: Việc cắt giảm công suất khiến các chủ đầu tư điện gió "thiệt đơn thiệt kép". Thực tế, hiện đang là mùa gió tốt nhưng các nhà máy điện gió bị cắt giảm tới 61% công suất và chỉ phát điện được 39%. Sản lượng điện phát chỉ đạt 3 triệu kWh, trong khi cùng kỳ năm ngoái là 11 triệu kWh. Cho rằng với mức giá thấp hơn điện mặt trời, ông Bùi Vạn Thịnh kiến nghị cần đưa các dự án điện gió đã vận hành từ trước ra khỏi danh sách bị cắt giảm công suất hoặc "cắt ít thôi" để thấy rằng được đối xử công bằng. Thực tế, các dự án điện gió mà ông Thịnh đề cập bị cắt giảm công suất đã đi vào vận hành thương mại từ trước khi Quyết định số 39/2018/QĐ-TTg ban hành. Có nghĩa, các dự án này được hưởng mức giá khoảng 1.770 đồng một kWh (tương đương 7,8 cent), chứ không phải mức giá hơn 2.000 đồng/số tại Quyết định 38. Các dự án này bị cắt giảm công suất do chịu tác động của việc điện mặt trời ồ ạt vào, khiến lưới điện quá tải. Còn thực tế, hàng chục dự án điện gió triển khai để hưởng mức giá hơn 2.000 đồng/số vẫn chưa đưa vào vận hành. Với mức độ phân tán của điện gió, việc quá tải lưới điện được dự báo không quá nghiêm trọng. Qua tính toán kiểm tra trào lưu 2020, 2021 của Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia, với các dự án điện gió vận hành năm 2020 thì có xuất hiện quá tải khu vực Trà Vinh, Ninh Thuận và Bình Thuận, các khu vực khác đảm bảo giải tỏa tốt. Nếu vận hành năm 2021 thì chỉ xuất hiện quá tải khu vực Bình Thuận và Ninh Thuận, các khu vực khác bình thường. Do vậy, các cơ quan quản lý khuyến cáo, các chủ đầu tư đảm bảo tiến độ dự án cam kết trong Hợp đồng mua bán điện, đặc biệt các dự án không có vấn đề gì về giải tỏa có thể đẩy nhanh tiến độ để sớm vận hành. Lương Bằng Như ngồi trên lửa vì không có giá điện mặt trời- Các nhà đầu tư điện mặt trời đang ngồi trên lửa vì ngóng giá điện mới mà mãi không có do các dự thảo của Bộ Công Thương lần lượt bị "bác". | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
2.540 tỷ xây cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 bắc qua Sông Hồng Posted: 10 Feb 2020 06:58 PM PST Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư dự án xây dựng cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 với tổng mức đầu tư hơn 2.540 tỷ đồng. Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã ký quyết định đầu tư xây dựng dự án cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 theo quy hoạch nhằm hoàn thiện toàn bộ đường vành đai 2 của TP Hà Nội. Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 2.540,230 tỷ đồng, nguồn vốn ngân sách TP Hà Nội. Việc đầu tư dự án nhằm tăng cường khả năng lưu thông giữa 2 bên bờ sông Hồng, đáp ứng nhu cầu vận tải ngày một tăng nhanh giữa trung tâm Thủ đô với khu vực phía Bắc và Đông Bắc thành phố.
Dự án được xây dựng tạo tiền đề cho việc hình thành chuỗi đô thị phía Bắc Thủ đô; từng bước hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông của Thủ đô theo quy hoạch. Quy mô đầu tư của dự án: Hoàn thiện toàn bộ mặt cắt (thêm một cây cầu nữa) với quy mô và hình dáng giống như cây cầu giai đoạn 1 (tim cầu giai đoạn 2 nằm song song và cách tim cầu giai đoạn 1 về phía hạ lưu sông Hồng 21,25m. Cầu được thiết kế vĩnh cửu bê tông cốt thép và bê tông cốt thép dự ứng lực. Điểm đầu dự án giao với đường Trần Quang Khải - Nguyễn Khoái - Minh Khai (quận Hai Bà Trưng), điểm cuối giao với đường Long Biên - Thạch Bàn thuộc quận Long Biên. Tổng chiều dài cầu và đường dẫn khoảng 3.504m; chiều cao thông thuyền 10m; bề rộng thông thuyền 80m; mặt cắt ngang cầu 19,25m (bao gồm 4 làn xe; trong đó có 2 làn xe cơ giới, 1 làn xe buýt, 1 làn tổng hợp và dải đi bộ). Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo sớm hoàn thành đường vành đai 3 dưới thấpTrực tiếp thị sát đường vành đai 3 dưới thấp, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung yêu cầu khẩn trương đẩy nhanh tiến độ, sớm hoàn thành công trình. Vũ Điệp | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Klopp dự Liverpool vô địch Premier League 2019/20 từ hôm ra mắt! Posted: 10 Feb 2020 05:01 PM PST - Liverpool trên đường vô địch Premier League 2019/20. Điều thú vị, Jurgen Klopp dự điều này ngay trong cuộc họp báo ra mắt tại Anfield hồi tháng 10/2015. Nếu tiếp tục phong độ đáng sợ (thắng 24, 1 hòa) sau 25 vòng đấu, Liverpool sẽ vô địch Ngoại hạng Anh sau 6 vòng nữa – tức ngày 16/3, trước 7 vòng đấu.
Klopp tiếp quản Liverpool từ Brendan Rodgers hồi tháng 10/2015, và ra mắt bằng trận hòa không bàn thắng trên sân Tottenham. Tuy nhiên, trước đó ở ngày ra mắt ông đã giới thiệu mình là 'người bình thường'. Và dĩ nhiên, vẫn luôn có một sự nghi ngờ đâu đó, liệu Jurgen Klopp có đưa Liverpool trở lại đỉnh cao, cho dù ông tuyên bố sẽ mang danh hiệu Premier League về trong vòng 4 năm. Phát biểu ấy giờ đây được 'đào lại' bởi vị thuyền trưởng cá tính này đã dự quá chuẩn, khi Quỷ đỏ vùng Merseyside chuẩn bị làm bá chủ bóng đá Anh. "Đêm qua, chúng tôi đã ký hợp đồng và sáng nay thức dậy tôi thành HLV trưởng của Liverpool. Xin cho chúng tôi thời gian để thực hiện công việc. Hai lăm năm (lần gần nhất Liverpool vô địch Ngoại hạng Anh) là một khoảng thời gian dài. Nhưng lịch sử chỉ là nền tảng cho chúng tôi. Và nếu tôi ngồi đây trong 4 năm, tôi nghĩ Liverpool sẽ giành được 1 chức vô địch. Nếu mà không được thì tôi sẽ sang… Thụy Sỹ". Mùa trước, Liverpool lỡ hẹn tiếc nuối khi để kém Man City 1 điểm sau khi có cả khoảng thời gian dài xếp trên đối thủ. Tuy nhiên, ở giải năm nay Liverpool sớm tách biệt hẳn cuộc đua vì sự vượt trội của mình. L.H |
You are subscribed to email updates from Tin mới nóng - Tin tức mới nhất, hot nhất trong ngày. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét