“Con cưng của con cưng” plus 24 more |
- Con cưng của con cưng
- Tổ sư cha chúng nó
- Thêm minh chứng giấc mơ ô tô Việt khó thành
- AN NINH CHÍNH TRỊ NỘI BỘ - KHỞI NGUỒN MỌI BẤT ỔN XÃ HỘI
- Đảng viên và Dân Đen, ai là Phản Động? CÔ GÁI HÀ THÀNH LÝ LUẬN VỀ PHẢN ĐỘNG.
- “MÀY ĂN LƯƠNG CỦA AI?”
- Tại sao lại không thể có một phiên toà?
- Đồng Tâm sau tròn một tháng: Vì sao đã, đang và sẽ còn nóng?
- TƯỜNG TRÌNH CỦA MỘT LUẬT SƯ SAU "ƯỚC ĐÀM"
- BỖNG NHIÊN
- BÀ NGUYỄN THÚY HẠNH LÀM VIỆC VỚI VIETCOMBANK - LẦN 2
- Trần Thị Nga nói với công an cộng sản Việt Nam
- Câu chuyện lịch-sử ít ai biết ?
- Phong trào Công dân Mới của Trung Quốc
- TS Trịnh Định - Đường cao tốc Bắc Nam, sinh lộ của dân tộc
- ANH HÀO ĐỒNG TÂM
- Quả báo: 90 năm qua, chúng bịt miệng dân
- Trung Quốc cảm ơn các nước đã viện trợ, trừ Việt Nam?
- Virus corona : Chính quyền trung ương Trung Quốc tìm cách chạy tội
- Virus corona: Dân Trung Quốc phẫn nộ về cái chết của bác sĩ đã cảnh báo dịch bệnh
- CÚM VŨ HÁN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
- KHÔNG CÓ TỰ DO ĐỂ NÓI LÊN SỰ THẬT - KHÔNG CÓ CẢ TỰ DO ĐỂ CHẾT
- PHẨM CHẤT HAI MẶT
- Tâm tư sau cuối của bác sĩ Lý Văn Lượng: Nếu được chọn lại, tôi vẫn sẽ lên tiếng!
- Bác sĩ cảnh báo sớm về virus Corona được xác nhận đã qua đời
Posted: 10 Feb 2020 02:27 PM PST Thiện Tùng 10/2/2020
Hình ảnh thiết kế logo Viettel được thiết kế với 3 tông màu chủ đạo: xanh lá, vàng đất và nền trắng. Đúng với câu nói "thiện thời - địa lợi - nhân hòa". Ba màu sắc mà Logo Viettel chứa đựng mang một nét triết lý phương Đông với ý nghĩa muốn phát triển định hướng theo sự trân trọng tự nhiên và con người. Biểu tượng lấy dấu ngoặc bộc chữ "Viettel", theo văn viết được sử dụng để trích dẫn câu nói hoặc từ đặc biệt. Đúng như hình thức sử dụng, dấu ngoặc luôn được dùng để thể hiện sự tôn trọng đối với một câu nói của ai đó. Cũng chính từ ý nghĩa biểu tượng ấy, câu nói "hãy nói theo cách của bạn" được ra đời như một sự trân trọng và lắng nghe tiếng nói khách hàng của Viettel. Viettel là Tập đoàn Viễn thông thuộc Quân đội Nhân dân Việt Nam, chuyên cung cấp thông tin dịch vụ di động và internet cùng nhiều dịch vụ khác. Theo Bách khoa Toàn thư mở Wikipedia:"Ngày 1 tháng 6 năm 1989, Tổng Công ty Điện tử thiết bị thông tin (SIGELCO) được thành lập, là tiền thân của Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel). Những ngày đầu thành lập, Sigelco có khoảng 40 nhân sự, vốn là bộ đội từ các đơn vị của của binh chủng Thông tin liên lạc . Trong những năm đầu thành lập, Sigelco tập trung triển khai các công trình xây lắp cột cao… Hiện nay, Viettel đã đầu tư tại 10 thị trường nước ngoài ở 3 Châu lục gồm Châu Á, Châu Mỹ, Châu Phi. Năm 2018, Viettel đạt doanh thu 10 tỷ USD (234.500 tỷ VND) . Viettel được đánh giá là một trong những công ty viễn thông có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới. Năm 2019, Viettel đã trở thành doanh nghiệp thuộc Top 15 công ty viễn thông lớn nhất thế giới về số thuê bao, Top 40 công ty viễn thông lớn nhất thế giới về doanh thu. Giá trị thương hiệu của Viettel được Brand Finance xác định là 4,3 tỷ USD - thuộc Top 500 thương hiệu lớn nhất trên thế giới, và là thương hiệu giá trị nhất Việt Nam …" Dưới thể chế Độc tài Đảng trị, khi dùng "bàn tay nhung" (dối trá, lừa mị…) kém hiệu quả thì chỉ còn cách sử dụng "bàn tay sắt" để giữ chế độ, trị vì thiên hạ - Lực lượng vũ trang (Quân đội và Công an) trở thành "thanh gươm, bảo kiếm". Đảng dựa vào lực lượng vũ trang, lực lượng vũ trang dựa vảo Đảng để cùng "tồn tại và phát triển". Trong cuộc chiến tranh "ủy thác" giữa 2 phe Cộng sản và Tư bản, Việt Nam nói chung, Nam Việt Nam nói riêng là bãi chiến trường, cả đôi bên đều sử dụng nhiều đất cho quân sự. Khi cuộc chiến đã tàn (hậu chiến), số đất dành cho quân sự nầy trở thành đất "Quốc phòng" do Quân đội Nhân dân Việt Nam chiếm dụng "xây cơ lập nghiệp", Viettel là đứa con cưng của lãnh đạo Quân đội, là đứa cháu nội của Đảng, hẳn nhiên nó được hưởng phần ưu tiên. "Vạn sự khởi đấu nan", sở dĩ Viettel làm phát đạt nhanh là nhờ phần đất "hương quả" nầy. Theo một quan chức Viettel cho biết: "Viettel kinh doanh ở nước ngoài nếu không bị lỗ cũng chẳng có lời do chi phí quá lớn vì tiền thuê đất và chịu thuế". Để dễ hình dung, người viết đơn cử: Riêng ở tỉnh Tiền Giang ( tỉnh Mỹ Tho và tỉnh Gò Công cũ), ngoài căn cứ sư đoàn 9 Mỹ chiếm gần như trọn xã Bình Đức, còn hậu cứ của sư đoàn 7 VNCH, khu thiết giáp, sân bay, trường huấn luyện tân binh, khu kho đạn, các cụm pháo binh (nỏ thần), những khu gia binh … chiếm cơ man là đất. Hiện nay, ngoài Tỉnh Đội Tiền Giang giao nhường khu đất trong khuôn viên của mình cho Viettel làm cửa hàng đồ sộ, Viettel còn chiếm khu đất "nỏ thần 72" rộng lớn đối diện với Sở Công an tỉnh trong nội thành Mỹ Tho làm trụ sở. Dường như địa phương nào cũng vậy, Viettel đều được hưởng phần đất "hương hoả" làm cơ sở kinh doanh để "tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên CNXH"(!). Ngày 13/01/2020, trên tờ Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn có đăng bài "Viettel nắm giữ tối thiểu 50% vốn ở doanh nghiệp thu phí tự động". Bài báo này còn cho biết: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã lệnh cho Văn Phòng Chính Phủ ký văn bản số 8/TB-VPCP cho phép Viettel nắm ít nhất 50% cổ phần khi nó lập xong những trạm thu phí BOT tự động.
Từ chủ trương nầy của Chính phủ, khiến người ta hiểu mục đích của Nhà cầm quyền xua hàng ngàn quân tập kích vào xã Đồng Tâm đêm 9/1/2020 chẳng qua là để "thu hồi" cho kỳ được 59 ha đất Đồng Sênh (Đồng Tâm) giao cho đứa cháu cưng Viettel. Cũng từ đó, người ta suy luận lung tung: Viettel là đứa con cưng của Quân đội, Quân đội là đứa con cưng của Đảng CSVN – Viettel là cháu nội của Đảng CSVN nên được Đảng và Nhà nước Việt Nam cưng chìu?. -/- | ||||
Posted: 10 Feb 2020 02:26 PM PST | ||||
Thêm minh chứng giấc mơ ô tô Việt khó thành Posted: 10 Feb 2020 02:25 PM PST (Thị trường) - Việt Nam vẫn phải nhập nguyên vật liệu sản xuất phụ kiện ô tô khiến cho giá thành bị đẩy lên cao, khó cạnh tranh với ô tô nhập khẩu.
Tại diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam (VBF) diễn ra vào cuối năm 2019, nhóm báo cáo công tác về ô tô xe máy đã đưa ra nhận định Việt Nam khó phát triển do sản lượng thấp cùng với việc công nghiệp vật liệu chất lượng cao, khả năng quản lý sản xuất còn hạn chế. Theo dẫn chứng của nhóm, hiện linh kiện ô tô của Việt Nam đang đắt gấp 3 lần Thái Lan. Như sản phẩm nắp bình xăng, nhà sản xuất trong nước báo giá gần 4 USD. Chênh lệch chi phí từ 200-300% cũng áp dụng với các linh kiện nhựa, thậm chí còn lớn hơn với các linh kiện cao cấp. Bên cạnh đó, thị trường ô tô Việt Nam còn chịu sự cạnh tranh của xe nhập khẩu tràn về nhiều khiến ngày càng gây khó khăn cho sản xuất trong nước. Nhiều mẫu xe đã phải ngừng sản xuất lắp ráp trong nước để chuyển sang nhập khẩu. Từ đó cũng dẫn đến lĩnh vực sản xuất phụ kiện bị kìm hãm. Nếu sản xuất linh kiện không phát triển thì công nghiệp ô tô Việt Nam khó thoát khỏi lắp ráp giản đơn. Theo ông Toru Kinoshita, Tổng giám đốc Công ty Toyota Việt Nam, để doanh nghiệp ô tô lẫn nhà cung ứng hào hứng gia tăng tỷ lệ nội địa hoá, yếu tố quan trọng nhất chính là sản lượng. Công ty Enkei (Nhật Bản) đầu tư vào Việt Nam từ năm 2007, trở thành nhà cung ứng linh kiện cho các DN như Toyota, Trường Hải, Honda, Nissan, Mitsubishi,... cho hay, sản phẩm chính của họ là vành đúc chỉ sản xuất khoảng 24.000 chiếc/tháng. Theo tính toán, công ty phải có đơn hàng ít nhất 100.000 chiếc/tháng mới đạt hiệu quả. Với đơn hàng thấp như hiện nay, mỗi chiếc vành làm ra giá thường cao hơn các nước trong khu vực từ 5-10%. Còn nhớ, năm 2019, trong báo cáo về công tác thực hiện quy hoạch phát triển ngành ô tô và sản phẩm cơ khí trọng điểm, Bộ Công Thương cũng đã thừa nhận mục tiêu phát triển ngành ô tô Việt Nam đã chính thức thất bại. Theo số liệu của Bộ Công Thương, tỷ lê nội địa hóa đối với xe cá nhân đến 9 chỗ ngồi mới đạt trung bình ở mức 7-10% vào năm 2010, trong khi mục tiêu đề ra là 60%. Các sản phẩm đã được nội địa hóa mang hàm lượng công nghệ rất thấp như săm, lốp ô tô, ghế ngồi, gương, kính, bộ dây điện, ắc-quy, sản phẩm nhựa... Có tới 80-90% nguyên liệu chính cho sản xuất linh kiện như thép hợp kim, hợp kim nhôm, hạt nhựa, cao su kỹ thuật cao hiện phải nhập khẩu. Theo Bộ Công thương, nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của ngành công nghiệp ô tô đó là do chất lượng xe sản xuất, lắp ráp trong nước chưa bằng xe nhập khẩu; chưa có sự hợp tác - liên kết và chuyên môn hoá giữa các doanh nghiệp trong sản xuất- lắp ráp ô tô và sản xuất phụ tùng linh kiện; chưa hình thành được hệ thống các nhà cung cấp nguyên vật liệu và sản xuất linh kiện quy mô lớn. Bao giờ chạm tới giấc mơ? Khi bàn về vấn đề này, TS Trần Hữu Nhân, Chủ nhiệm Bộ môn Kỹ thuật ô tô- Máy động lực, Đại học Bách khoa TP.HCM bày tỏ, Việt Nam đang loay hoay ở các công đoạn hàn, sơn, lắp ráp và kiểm tra, tức đang làm thứ công nghệ của những năm 1940, 1950 của thế giới về ô tô. Cái khó nhất của công nghiệp ô tô Việt Nam, đó là đầu ra bị hạn chế, kém hơn nhiều so với các nước như Ấn Độ, Trung Quốc. "Nền tảng để phát triển công nghiệp ô tô phụ thuộc vào 2 yếu tố chính: công nghiệp phụ trợ và đội ngũ kỹ thuật. Đội ngũ kỹ thuật có thể xây dựng được tùy theo tư duy đầu tư của chính phủ mỗi nước. Còn công nghiệp phụ trợ vô cùng quan trọng, ngay cả khi chúng ta đã có một đội ngũ kỹ thuật, muốn thiết kế hình thành sản phẩm của mình nhưng thị trường công nghiệp phụ trợ không có gì thì rất khó để phát triển công nghiệp ô tô. Nếu phát triển được công nghiệp ô tô, hầu hết các ngành công nghiệp khác đều phải chạy theo vì chúng có liên quan tới nhau, nhất là khi thế giới đã chuyển sang nguồn năng lượng mới. Tuy nhiên, đây không phải là điều thuận lợi cho Việt Nam vì nếu chúng ta mua công nghệ cũ về làm ra sản phẩm thì không thể theo kịp xu hướng phát triển công nghệ", TS Trần Hữu Nhân chỉ rõ. PGS.TS Nguyễn Khắc Trai – Nguyên giảng viên Đại học Bách khoa Hà Nội thẳng thắn nói rằng: "Phải có quá trình quá độ khi nền kinh tế phát triển về trí tuệ về con người thì lúc đó mới có thể có công nghệ ô tô. Với Việt Nam hiện nay, chúng ta không thể có công nghiệp ô tô. Tôi nghĩ ít nhất phải 20 năm nữa. Nhiều lãnh đạo cứ tự đặt ra và suy nghĩ hàm hồ, suy nghĩ nhanh chóng quá về ngành công nghiệp ô tô Việt Nam". Muốn tạo nên được bước đột phá đối với ngành công nghiệp ô tô, vị chuyên gia cho rằng Việt Nam phải nâng cao khu vực ô tô con. Để làm được điều này, chúng ta phải tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. "Nếu sản xuất ốc vít, bánh giăng hay hộp số thì Trung Quốc và Ấn Độ đã làm rồi. Chúng ta không thể cạnh tranh được. Nếu có làm thì giá cả cũng đắt hơn. Bây giờ Việt Nam chỉ nên tập trung vào công nghệ cao, công nghệ thông minh đòi hỏi trí tuệ cao. Tôi xin khẳng định lại, công nghệ ô tô là nhà nước phải đầu tư, đào tạo trí tuệ và đưa ra những chính sách hợp lý. Việc tạo ra thị trường không chưa đủ, còn rất nhiều vấn đề khác cần phải xem xét", ông Trai nêu quan điểm. Ngọc Khánh https://baodatviet.vn/kinh-te/thi-truong/them-minh-chung-giac-mo-o-to-viet-kho-thanh-3396550/ | ||||
AN NINH CHÍNH TRỊ NỘI BỘ - KHỞI NGUỒN MỌI BẤT ỔN XÃ HỘI Posted: 10 Feb 2020 02:25 PM PST Bác sỹ Nguyễn Minh Tuấn, công tác tại Bệnh viện C Đà Nẵng. Người liên tục cập nhật những tin tức cảnh báo cho mọi người khi số đông người Việt chưa biết tới Corona. Những cảnh báo của Ông kêu gọi mọi người nâng cao ý thức về sự nguy hiểm thật sự của Corona. Đúng như cảnh báo, Corona ngày càng nguy hiểm và nghiêm trọng khi nhiều người dân chưa hề biết tới nó. Hiện tại, số người nhiễm và chết ở TQ ngày càng rất lớn. Người Việt cũng không nằm ngoài sự lây lan và đang đối mặt một cuộc đại dịch bệnh quy mô chưa từng có. Có thể nói, về nguyên tắc những cảnh báo của Ông về mặt chuyên môn là rất cần thiết khi báo chí VN không làm tròn trách nhiệm của truyền thông tích cực. Ông chia sẻ lên mạng xã hội là việc nhà nước nên hoan nghênh. Nhưng không, thời gian gần đây Ông liên tục bị nhà cầm quyền sách nhiễu ở cơ quan thì gây áp lực. Công an ĐN giao cho phòng an ninh chính trị nội bộ trực tiếp mời ông Bác sỹ Tuấn lên để đe doạ là chính. Cụ thể trong giấy mời dưới đây ngày 7-02 Bác sỹ sẽ lên làm việc với phòng an ninh chính trị nội bộ. Nhà cầm quyền Vn một mặt mở toang cửa biên giới để người TQ ào ạt qua lây lan dịch bệnh mà không có biện pháp nào ngăn chặn. Mặt khác đã không đưa ra biện pháp ngăn chặn dịch bệnh, nhà cầm quyền còn đe doạ những ai đưa thông tin về sự việc đang diễn ra ở VN. Xử lý người đưa tin sai thì không nói, đằng này xử lý các chuyên gia có chuyên môn về Y khoa hẳn hoi mới thấy sự tàn bạo của nhà cầm quyền. Các quốc gia tân tiến như Đức, Hoa Kỳ, Úc... đang cố gắng nghiên cứu để tìm ra Vacxin mong ngăn chặn và dập tắt dịch. Nhật Bản đang cố gắng cử chuyên gia qua TQ để tìm cách ngăn dịch lây lan. Thế mà VN lại dập dịch bằng cách cho phòng an ninh chính trị nội bộ mời những ai đăng tải thông tin Corona lên đe doạ. Không ai viết là không ai biết, như vậy là dập tắt dịch. Nhưng hệ lụy của nó sẽ đổi lại hàng trăm, hàng ngàn, hàng triệu sinh mạng con người sẽ gặp nguy hiểm. Việt Nam, trước những sự việc bất ổn gây xáo trộn xã hội đều do hành động bọn tay sai bán nước gọi là phòng an ninh chính trị nội bộ gây ra. Thay vì hợp tác cùng các tổ chức đoàn thể trong nước, cũng như ngoài nước minh bạch thông tin chính xác để tìm cách ngăn chặn thì nhà cầm quyền VN lại ém tin. Để khi mọi thứ ngoài tầm kiểm soát thì buông tay đầu hàng. Khi buông tay thì xã hội bất ổn và loạn lạc là điều đương nhiên. Thực tế, VN nhiều lần bất ổn như xung đột Formosa, Tàu HD981... thay vì tìm cách đối phó với kẻ gây ra nguyên nhân, nhà cầm quyền VN ra tay đàn áp người dân. Hành động này không phải là của người đứng đắn, mà là của bọn bán nước hại dân. | ||||
Đảng viên và Dân Đen, ai là Phản Động? CÔ GÁI HÀ THÀNH LÝ LUẬN VỀ PHẢN ĐỘNG. Posted: 10 Feb 2020 02:24 PM PST - Chúng tôi không tham nhũng ngân sách quốc gia, chúng tôi không ăn chặn tiền thuế của các bạn một đồng nào. Nếu chúng tôi có làm những việc đó chúng tôi mới là phản động. - Chúng tôi không cướp đất của dân, đẩy người dân ra đường, để cụ già phải ăn xin, em bé phải bán vé số, phụ nữ phải bán dâm. Nếu chúng tôi làm những điều đó chúng tôi mới là phản động. - Chúng tôi không cấp phép cho những gian thương, cho những doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam kinh doanh nhưng phá hoại môi trường để rừng trơ trọi, để biển ô nhiễm gây ảnh hưởng xấu đến cuộc sống người dân. Nếu chúng tôi có làm những việc đó chúng tôi mới là phản động. - Chúng tôi không ra đường chặn xe bạn vô cớ, không vu khống bạn vi phạm luật, không bắt bạn những lỗi vớ vẩn... rồi tìm cách vòi tiền bạn. Nếu chúng tôi làm việc đó chúng tôi mới là phản động. - Chúng tôi không có quyền kiểm soát việc nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam. Chúng tôi không nhập hàng giả, thức ăn độc hại vào thị trường Việt Nam để bạn dùng, vì lợi nhuận mà làm hại giống nòi người Việt. Nếu chúng tôi làm điều đó, chúng tôi mới là phản động. - Chúng tôi không đến công ty, cửa tiệm, ki ốt của bạn để hạch sách, nhũng nhiễu để bắt bạn đóng tiền lậu mãi. Khi nào chúng tôi làm vậy chúng tôi mới là phản động. - Chúng tôi không tạo ra bất công trong xã hội. Chúng tôi không bao che những người làm sai, không nâng đỡ con cháu thiếu năng lực vào những vị trí cao. Nếu chúng tôi làm điều đó hãy gọi chúng tôi là phản động. - Chúng tôi không mượn nợ nước ngoài cho con cháu du học, xây biệt thự, sắm xe, tiêu xài hàng hiệu, uống rượu ngoại, nuôi bồ nhí... để mỗi người dân gánh $1200 tiền nợ. Nếu chúng tôi làm thế bạn cứ gọi chúng tôi là phản động. - Chúng tôi không ăn chặn tiền cứu trợ đồng bào lũ lụt, không bòn rút tiền từ thiện dành cho bệnh nhân tâm thần, người già neo đơn. Nếu có làm việc đó, gọi chúng tôi là phản động còn nhẹ... hãy xử bắn chúng tôi ngay. Bạn nói khi tôi và những người giống như tôi chưa có quyền thì kêu gào hay lắm... nhưng đến lúc nắm quyền thì cũng hành xử như những gì chúng tôi lên án thôi. Bạn nói đúng nếu như guồng quay xã hội hiện tại cứ mãi mãi tiếp tục còn kéo dài, thì ai lên nắm quyền cũng sẽ bị biến chất. Và những gì chúng tôi làm chính là muốn thay đổi guồng quay xã hội đó. Chúng tôi muốn tạo ra 1 guồng quay xã hội khác để người nào lên nắm quyền cũng phải tuân thủ luật pháp, làm đúng trách nhiệm cần có... nếu tắc trách, sai phạm, biến chất phải bị đẩy đi cho người xứng đáng tốt hơn thay thế. Chúng tôi muốn xã hội tốt hơn bằng việc thay đổi cái gốc, thay đổi hệ thống vận hành... Vậy bạn gọi chúng tôi là phản động có đúng không? Fb Nguyễn Thủy Tiên | ||||
Posted: 10 Feb 2020 02:23 PM PST Diễn Châu, Nghệ An Đã từ rất lâu, số người nhảy vào "Tút" nhà mình comment có tính chất hù dọa rất thô thiển và mang tính xúc phạm cá nhân đại loại như: "Thằng ngu kia, mày ăn lương của ai mà viết như thế? Sao mày ăn lương nhà nước lại nói xấu chế độ; Mày đã làm gì cho Tổ quốc …?" Tôi có điều tra tìm hiểu về họ qua trang cá nhân thì biết, hầu hết số người này thuộc trình độ chuyên môn chưa qua trường ĐH hoặc nếu có thì cũng là dạng mua bán. Làm thầy làm cô mà không viết nổi một cái tiểu luận 300 chữ để phản biện, công khai bày tỏ chính kiến của mình lại chỉ rình mò đọc bài viết (miễn phí) của người khác rồi lu loa chửi rống lên là "ngu, là chó, là đm thằng này, kia…" như trẻ trâu thì thật là hạ đẳng núp lùm! Tôi đem câu hỏi này đến hỏi ở 4 lớp 7 nơi tôi đang công tác. Đố các bạn biết: Ai trả lương cho thầy? Rất ngạc nhiên vì tất cả các bạn giơ tay trả lời đầu tiên ở 4 lớp đều tương đối giống nhau: "Thưa thầy, người dân ạ! Thưa thầy, nhân dân ạ!..." Đến cả đứa trẻ 13 tuổi, học lớp 7 ở trường cấp II cũng hiểu, nhưng những người đang đứng trên bục giảng để dạy người khác thì không hiểu hay cố tình vờ đui vờ điếc? Tôi giải thích thêm với HS: Nói cho chính xác thì thầy nhận lương từ SLĐ của chính thầy bỏ ra mà người thuê thầy làm là nhân dân thông qua cơ quan trung gian là Nhà nước (cũng là người làm thuê) trả cho thầy. Một lí luận sơ đẳng về "Mối quan hệ giữa Nhà nước với Công dân" được hiến định rõ ràng trong rất nhiều các văn bản pháp luật, trong các giáo trình chính trị luật pháp, trong các SGK… rõ như thế mà cũng không chịu đọc, chịu biết nhưng lại đòi giảng dạy và chửi người khác. Tôi không muốn trả lời những còm kiểu như thế vì "cái ngu là không có giới hạn", họ phải tự đọc và tự trả lời lấy. Không ít người còn "chụp" cho tôi cái mũ "phản động". Có lẽ họ cho rằng họ có nhiều đóng góp, họ yêu Tổ quốc hơn nên họ có quyền chửi rủa người khác. Vì vậy, nhân tiện tôi cũng công khai rõ ràng lí lịch và danh tính để các người đừng hỏi và đừng dọa tôi thêm nữa. Từ năm 2007, tôi là Lê Văn Tích, Thạc sỹ Lịch sử (không phải dạng mua, có Thầy tôi đang dạy ở ĐH Vinh làm chứng); Là đảng viên ĐCSVN (mục đích vào đảng là để đảm bảo cho chi bộ nơi tôi công tác phải tuân thủ luật pháp, chứ không phải như những chi bộ khác muốn làm gì thì làm. Sự thật thì các đời Bí thư chi bộ khi đưa ra chủ trương gì cũng phải nhận được sự tán thành của tôi thì mới dám làm. Tôi dám công khai tuyên bố quan điểm ở đây mà không ngại bất cứ sự trù úm của xếp nào cả); Trước khi tôi là SV ĐH thì tôi đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự theo luật định. Hơn một nghìn ngày đêm (1/1995 -1/1998) đi gác trong các đơn vị quân đội ở Cam Ranh, Long Thành, Quảng Yên; Về công tác ở ngành GD, tôi thẳng thừng yêu cầu nhà chức trách tuyển dụng tôi theo luật công bằng hiện hành chứ không chấp nhận đút lót như những kẻ khác; Bữa trong Tết, nhà chức trách thông báo phô tô Giấy chứng nhận "Hiến máu nhân đạo" để tuyên dương hay làm gì đó, thì tôi là một trong hai người duy nhất có đủ từ 7 giấy chứng nhận trở lên. Tôi đã tình nguyện lấy hàng nghìn ml máu của mình để cho người khác; Vừa đi dạy, vừa viết báo. Xưa viết cho báo quốc doanh, nay viết cho báo cá nhân. Hầu hết bài viết của tôi đều nhắm thẳng đến những kẻ tà quyền gây ra bất công cho xã hội này, đồng thời góp phần kêu lên tiêng kêu của đồng loại – những người dân thấp cổ bé họng không biết kêu ai. Đến nay có đến hàng trăm người nhận được công lí nhờ tiếng "kêu" của tôi; Ông nội, ông ngoại tôi là ĐVCS thời lập quốc VNDCCH; Cha tôi, Bác, 2 chú ruột của tôi là ĐVCS sỹ quan quân đội thời chiến tranh Pháp, Mỹ… Vài trích dẫn cho rõ ràng để khỏi ai thắc mắc nghi ngờ gì. Nếu các người làm được "phản động" như tôi thì Việt Nam này thành Hàn Quốc, Nhật Bản lâu rồi. Tôi đang viết, tôi sẽ viết bất cứ đề tài nào mà tôi cho là đúng đắn để hạn chế oan trái bất công đến với những người yếu thế. Tôi sẽ viết để cho Việt Nam nhanh chóng tiến lên nền Dân chủ Tự do như Hàn, Nhật, như hứa hẹn của HCM năm 1945. Nếu không đủ tư cách và quyền hạn để bắt tôi thì đừng núp lùm hù dọa kiểu con nít. Tôi sẵn sàng vào nhà đá để cho Việt Nam được Dân chủ và Tự do! Thế nhé! Tích Lê Văn, Diễn Châu, Nghệ An, 7/2/2020." | ||||
Tại sao lại không thể có một phiên toà? Posted: 10 Feb 2020 02:22 PM PST Sáng mùng 8 tết chúng tôi có một cuộc hẹn với nhà văn Đỗ Hoàng Diệu. Cuộc hẹn gặp mặt đầu xuân sau khi Diệu về quê thăm mẹ bị ốm trở ra Hà Nội để ngay ngày hôm sau phải bay về Mỹ. Khi chúng tôi đến, đã rất đông người ngồi quây chật quanh chiếc bàn nhỏ, quen có không quen cũng có, trẻ có già có. Trẻ nhất là một cậu thanh niên lẻo khẻo thuộc thế hệ 9x, già nhất là nhà thơ dịch giả Dương Tường, ông năm nay đã 88 tuổi. Mắt ông gần như đã mờ hẳn, đi lại đã phải có người dắt. Mọi người đến để gặp Diệu và chuyện trò với nhau chút đỉnh. Câu chuyện, không tránh khỏi, dẫn dắt đến vụ thảm sát Đồng Tâm. Một ý kiến đột ngột đưa ra, chúng ta nên đến thắp hương cho cụ Kình. Ngay lập tức số đông đồng thanh "đi luôn!". Vấn đề đã chạm đến thẳm sâu sự xúc động trong tim mỗi người. Dường như chỉ đợi một cái chớp mắt là nước mắt tràn mi vậy. Bỏ qua bữa trưa chúng tôi lên xe ngay. Gõ Google để tìm đường tới thôn Hoành, Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội. Tôi nhớ, tôi đã khóc và mất ngủ vào đêm hôm nghe tin ông bị bắn chết. Suốt cả mấy tuần sau đó tôi thường xuyên trằn trọc, bất an. Tôi không thể tưởng tượng được lại có một kết cục tang thương đẫm máu đến như vậy đối với một ông cụ tôi đã từng thương mến biết bao nhiêu. Một cụ ông dù phải trải qua bao nhiêu áp lực, kể cả sau khi bị đánh gãy chân vẫn luôn từ tốn điềm đạm, mạch lạc và cương quyết khi giải thích cho bà con gần xa về lịch sử mảnh đất Đồng Tâm. Chúng tôi đã đến, đường làng ngõ xóm vô cùng vắng vẻ. Có lúc hình như không chắc chắn lắm về đường đi, chúng tôi phải tìm mãi tìm mãi mới thấy một bà cụ đang chống gậy ven đường để dừng lại hỏi thăm. Tang thương một làng quê ngày tết! Nhà ông cửa vẫn mở, qua cái sân tới phòng khách bàn thờ ông vẫn đang nghi ngút khói hương, tiếp đến là cầu thang lên gác hai có cái tum nhỏ, bên trong là hai phòng ngủ nhỏ xíu của bà rồi của ông, phòng bếp sau cùng, giản dị và đơn sơ. Dăm ba đứa trẻ và vài bà cụ già đang ngồi trên mấy chiếc chiếu trong nhà, không còn đàn ông thanh niên, họ đã bị bắt hết. Cụ bà Dư Thị Thành tay ôm đứa cháu mới ba tháng tuổi ra đón chúng tôi. Tôi đưa tay ra đón đứa bé. Và tôi đã khóc không thể kiềm chế khi ôm trong vòng tay mình sinh linh bé bỏng, bụ bẫm vẫn đang thơ ngây say ngủ. Chúng tôi thắp hương cho ông rồi đi vòng quanh mấy nhà. Dấu vết của vụ tấn công vẫn còn nguyên. Bức tường bị đổ, vết đạn bắn, cả vết máu bị bắn lên tường của ông đã lau mà chưa thể hết... Đặc biệt cái hố thông khí giữa hai nhà nơi công bố 3 công an bị ngã và bị ném bom xăng đến cháy đen, lạ thật lại không bị ám khói! Trên chuyến xe về tất cả đều trở nên im lặng, ai nấy lặng lẽ đuổi theo những dòng suy tư bất tận của riêng mình. Tại sao lại không thể có một phiên toà? Tại sao lại phải giết một cụ già đã 84 tuổi? Tôi có hàng ngàn câu hỏi... | ||||
Đồng Tâm sau tròn một tháng: Vì sao đã, đang và sẽ còn nóng? Posted: 10 Feb 2020 02:21 PM PST Quốc Phương BBC News Tiếng Việt
Sự kiện vụ bố ráp và tập kích do chính quyền và Công an thành phố Hà Nội của Việt Nam thực hiện tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức đêm 08/01 rạng sáng 09/01/2020 tính tới thời điểm này đã là đúng một tháng. Sự việc đã gây ra nhiều tranh cãi, chia rẽ trong cộng đồng, cũng như tiếp tục đặt ra nhiều câu hỏi trong công luận, người dân và các giới quan sát, quan tâm đến vụ việc được cho là có tính chất bạo lực nghiêm trọng và gây ra cái chết của bốn người, trong đó có ba sỹ quan cảnh sát Hà Nội và một công dân cao tuổi, ông Lê Đình Kình, cựu đảng viên với 58 tuổi đảng, 84 tuổi đời và là cựu lãnh đạo nhiều năm trong chính hệ thống chính trị của chính quyền và đảng Cộng sản ở địa phương. Nhân tròn một tháng của sự kiện này, nhà thơ, dịch giả Hoàng Hưng, đồng chủ biên Tạp chí Văn nghệ mạng Văn Việt, thuộc Ban vận động thành lập Văn đoàn Độc lập Việt Nam, đã dành cho BBC News Tiếng Việt một cuộc trả lời phỏng vấn qua bút đàm, mà sau đây là ý kiến riêng của người trả lời: Nhà thơ Hoàng Hưng: Có thể nói, ở nước Việt Nam thời Cộng sản, chưa từng có vụ việc về nhân quyền, dân quyền nào có sự lên tiếng mạnh mẽ, thẳng thắn, kiên trì, và đông đảo, bao gồm nhiều thành phần xã hội, như vụ cảnh sát cơ động tập kích làng Hoành, xã Đồng Tâm, Hà Nội sáng sớm 9/1/2020. Tôi tin là có sự bất đồng không nhỏ ngay trong nội bộ ĐCSVN về cách xử lý tàn bạo và chung cuộc là thất bại thảm hại của đảng trong vụ Đồng Tâm Nhà thơ Hoàng Hưng Ngay trong đêm 9/1, tức chưa đầy một ngày sau sự biến, đã có bản Tuyên bố do một số tổ chức xã hội dân sự và cá nhân khởi xướng, cực lực phản đối việc làm phi pháp của nhà cầm quyền và nhận định về hậu quả khó lường của vụ này: "Điều cực nguy hiểm là người dân đã bị đẩy thành thù địch, đối đầu với chính quyền, lòng tin của người dân với chính quyền không còn một chút nào! Vụ Đồng Tâm sẽ đi vào lịch sử như một vết nhơ không bao giờ rửa sạch. Lần đầu tiên, dưới chế độ luôn tự xưng là "của dân", người nông dân công khai trương ra và thực hiện khẩu hiệu: "Phải giữ đất dù phải hy sinh xương máu!". Tuyên bố này đã được trên 1.000 người trong và ngoài nước ký tên. Sau đó, với sự lộ diện ngày càng rõ những chi tiết vi phạm pháp luật trắng trợn của lực lượng tập kích, đặc biệt là việc sát hại dã man không thể biện minh Cụ Lê Đình Kình 84 tuổi, đảng viên Cộng sản lão thành chưa hề bị kỷ luật, khai trừ đảng hay khởi tố, người được đông đảo dân địa phương kính mến như một "Già Làng", thì sự căm phẫn (dành cho nhà cầm quyền) và đau đớn (dành cho Cụ cũng như những người dân bị nạn) đã bùng lên như đám cháy rừng mà không một sự đe doạ hay bịp bợm xuyên tạc nào từ các lực lượng đàn áp và tâm lý chiến của nhà cầm quyền dập nổi! Đại diện cho công luận là những trí thức, nhân sĩ Hà Nội (nhóm của TS Nguyễn Quang A, nhà văn Nguyễn Nguyên Bình…), Sài Gòn (nhóm GS Tương Lai, bác sĩ Huỳnh Tấn Mẫm…), đại tá công an Nguyễn Đăng Quang, mới nhất là lá thư "Tôi tố cáo" của nhà văn Nguyên Ngọc (gợi nhớ sự kiện "J'accuse" của văn hào Emile Zola hơn 100 năm trước ở Pháp), đã chính thức đòi hỏi nhà cầm quyền công khai mọi khuất tất trong vụ Đồng Tâm, làm rõ trách nhiệm, khởi tố và xét xử những người chủ trương, chỉ đạo, chỉ huy và trực tiếp gây ra vụ tấn công và thảm sát ở làng Hoành. Tôi đặc biệt quan tâm đến những ý kiến khách quan, công bằng của những vị lâu nay vẫn gần gụi, thiện chí với nhà cầm quyền như cựu đại biểu Quốc hội Phạm Thị Loan, đương kim Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển Hoàng Ngọc Giao… Tôi cũng đọc được trên FB, nhận được nhiều ý kiến qua tin nhắn hay qua điện thoại của những nhà văn, trí thức lâu nay vẫn hợp tác với nhà cầm quyền, trong vụ này cũng phẫn nộ với cách xử lý chà đạp luật pháp của họ. Tôi tin là có sự bất đồng không nhỏ ngay trong nội bộ ĐCSVN về cách xử lý tàn bạo và chung cuộc là thất bại thảm hại của đảng trong vụ Đồng Tâm. 'Chưa có động thái tìm lối thoát' BBC: Ông có bình luận gì về động thái từ các khối lập pháp, tư pháp và chính quyền sau gần một tháng diễn ra vụ tập kích, bố ráp? Nhà thơ Hoàng Hưng: Đến nay là một tháng sau sự cố Đồng Tâm, nhà cầm quyền chưa có một động thái gì cho thấy họ đã tìm ra lối thoát cho vụ việc chấn động lòng người này! Việc quan tâm của các tổ chức quốc tế đến vụ Đồng Tâm... chắc chắn sẽ là sức ép mà nhà cầm quyền Việt Nam không dễ gì đối phó Nhà thơ Hoàng Hưng Cho đến nay, những phản ứng của họ đều sai lầm, chỉ làm mất thêm tính chính danh của một nhà nước đúng nghĩa. Đầu tiên là việc thông tin nhiều lần bất nhất của công an về vụ tấn công, về cái chết của 3 sĩ quan, của Cụ Lê Đình Kình; việc này đã đi đến chỗ hoàn toàn bất lợi cho họ: từ nay về sau, công luận sẽ không tin bất cứ thông tin nào từ họ nữa! Rồi đến việc khen thưởng hấp tấp đến vô lý của các cấp cao nhất, cũng như ngăn chặn tiền người dân phúng viếng cụ Kình để rồi lại vội vã chạy theo đối phó bằng cách bắt toàn bộ cảnh sát cơ động góp 1 ngày lương hỗ trợ cho gia đình 3 chiến sĩ bị chết, chỉ làm cho tấn bi kịch được kèm thêm những màn hài… cười ra nước mắt! Tuy nhiên tôi vẫn mong rằng tới đây họ sẽ có thái độ cầu thị, dám nhìn vào sự thật trần trụi của vụ Đồng Tâm để có cách giải quyết ít nhiều thoả đáng, cứu gỡ phần nào bộ mặt của mình. BBC: Mới đây đại diện phái đoàn Liên minh châu Âu EU tại Hà Nội đã có tiếp xúc với phía đại diện chính quyền VN và các viên chức đại diện từ Đại sứ quán Hoa Kỳ đã gặp gỡ nhà hoạt động ở Việt Nam để tìm hiểu, dân biểu một số quốc gia phương Tây cũng đã lên tiếng về vụ việc, ông đánh giá như thế nào về các động thái này? Việc quan tâm của các tổ chức quốc tế đến vụ Đồng Tâm, đặc biệt là của các dân biểu các nước khối E.U sắp họp thông qua hiệp định thương mại với Việt Nam, và cuộc gặp của Sứ quán Hoa Kỳ với anh Trịnh Bá Phương, một "dân oan" được sự uỷ nhiệm của bà quả phụ Lê Đình Kình và các gia đình nạn nhân Đồng Tâm, cũng như những sự quan tâm tới đây của quốc tế, chắc chắn sẽ là sức ép mà nhà cầm quyền Việt Nam không dễ gì đối phó. Cần xử lý, giải quyết ra sao? BBC: Sau tròn một tháng diễn ra sự việc, nhìn nhận lại một cách bao trùm, quan điểm của ông là thế nào và theo ông cần giải quyết, xử lý ra sao? Nhà thơ Hoàng Hưng: Vụ Đồng Tâm đã có một lịch sử kéo dài, trong cả quá trình đó nhà cầm quyền không trưng ra được bản đồ qui hoạch gốc (tương tự vụ Thủ Thiêm) để thuyết phục dân thôn Hoành cũng như công luận rằng 59ha đất đồng Sênh thuộc đất quốc phòng, đối lại với những chứng cứ có lý có tình của dân cho thấy họ mới là chủ nhân đích thực. Chính việc đó dẫn người dân đến tâm trạng uất ức, tuyệt vọng, dẫn đến tuyên bố lấy máu để giữ đất, từ đó tạo cái cớ cho nhà cầm quyền đàn áp. Trong tình thế đó, quyết định tấn công vào làng Hoành, gây nên vụ thảm sát Đồng Tâm là một cái mốc quan trọng, đánh dấu sự lúng túng, bất lực, đi đến manh động của nhà cầm quyền trong việc xử lý các mâu thuẫn xã hội, đặc biệt là vấn đề Đất đai đã tồn tại quá lâu, hậu quả là đẩy người dân đến con đường cùng, không còn sợ hãi, buộc phải đối đầu! Việc khởi tố vụ án tấn công thôn Hoành và thảm sát Cụ Lê Đình Kình như yêu cầu của công luận sẽ là điểm son cho nhà cầm quyền Nhà thơ Hoàng Hưng Nhìn một cách tích cực, tôi thật sự hy vọng vụ Đồng Tâm sẽ là giọt nước tràn ly, khiến đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) phải sửa luật Đất đai, xác lập chế độ đa sở hữu, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân trong những qui hoạch về đất đai. Cũng từ đây, ĐCSVN sẽ phải nhận ra sự thất bại của đường lối lấy bạo lực khủng bố để khống chế xã hội trong sự sợ hãi cộng với bưng bít, độc quyền thông tin để lừa dối dân theo định hướng của mình. Tôi muốn nhắc họ, không thừa: Đừng bao giờ nghĩ đến bắt chước Tàu Cộng theo con đường độc tài sắt máu. Xã hội Việt Nam, dân tộc tính Việt Nam từ ngàn xưa không dung chấp độc tài, trong thời đại ngày nay lại càng không thể! Và chế độ độc tài Tập đang đi tới đâu, đã nhìn thấy nhãn tiền! Tôi cũng tin rằng: người dân Việt Nam, giống như dân thôn Hoành mà tôi đã có dịp về thăm không chỉ một lần, không có ý tưởng chống chế độ, mà chỉ đòi hỏi đảng Cộng sản (ĐCS) bảo đảm quyền lợi chính đáng của mình, thi hành đúng hiến pháp do chính ĐCS soạn ra. Các vị cầm quyền đừng để nỗi ám ảnh "mất chế độ" làm sa lầy tiếp vào con đường biến mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân thành mâu thuẫn "địch-ta", đẩy dân đến chỗ buộc phải đối đầu. Sự chia rẽ chính quyền- dân chỉ có lợi cho các nhóm đặc lợi mượn danh nghĩa chính quyền mà ông Nguyễn Phú Trọng đang muốn "đốt", xa hơn là lợi cho kẻ thù của cả dân tộc. Sự chía rẽ này do chính các chính sách sai lầm của nhà cầm quyền tạo ra, và thậm chí người dân có quyền có dấu hỏi về khả năng có bàn tay gài độ, phá hoại của ngoại bang thông qua những kẻ hưởng lợi từ những sai lầm đó. Trước mắt, để giải quyết vụ Đồng Tâm một cách thiết thực, nên tập trung suy nghĩ về vụ án gần 30 bị can là người dân thôn Hoành. Theo tôi, đó sẽ là cơ hội để nhà cầm quyền sửa chữa phần nào những sai lầm quá lớn của vụ Đồng Tâm. Phải đối xử có tình người với những người bị bắt, với gia đình họ. Và thực thi một phiên toà công khai minh bạch, bảo đảm có sự phản biện độc lập của luật sư, xử đúng người đúng tội, ít ra cũng như vụ xử ông Đoàn Văn Vươn. Phía công luận, tôi hy vọng giới luật sư vào cuộc, kể cả có sự tham gia của các luật sư quốc tế, để bảo vệ quyền lợi chính đáng của những người bị xét xử.
Việc khởi tố vụ án tấn công thôn Hoành và thảm sát Cụ Lê Đình Kình như yêu cầu của công luận sẽ là điểm son cho nhà cầm quyền. Tôi hy vọng các nhà lãnh đạo cao nhất xử lý nghiêm minh theo đúng pháp luật các viên chức có trách nhiệm trong vụ này, để tránh được điều tồi tệ nhất: Công luận nghi ngờ vai trò chủ đạo của chính họ trong vụ án tai tiếng chưa từng thấy sau vụ giết hại bà Nguyễn Thị Năm, một ân nhân của cách mạng 70 năm trước! Họ sẽ không thoát sự phán xét của lịch sử! Nhà thơ Hoàng Hưng, đồng chủ biên Tạp chí Văn nghệ mạng Văn Việt cũng là dịch giả, nhà báo và cựu nhà giáo, ông hiện sinh sống tại Sài Gòn và là một nhà quan sát và hoạt động xã hội dân sự, vận động cho nhân quyền và các quyền tự do trong xã hội cũng như trong văn nghệ, báo chí, ngôn luận... Trên đây là ý kiến dựa trên quan điểm riêng của người trả lời phỏng vấn. Trong vụ việc xảy ra ở Đồng Tâm hôm 09/01/2020, cho tới nay, nhà nước và chính quyền Việt Nam, ngành Công an, thông qua truyền thông, báo chí của nhà nước, chính quyền vẫn giữ quan điểm cho rằng có một nhóm chống đối chính quyền và các chính sách của đảng và nhà nước hoạt động tại Đồng Tâm. Nhóm này, trong đó có Tổ Đồng thuận, các thành viên và người lãnh đạo là ông Lê Đình Kình, theo quan điểm của chính quyền, đã có các hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam, chống đối người thi hành công vụ, có các hành vi kích động, sử dụng bạo lực, thậm chí nhận tiền và chịu sự chỉ đạo của một số tổ chức, cá nhân ở nước ngoài bị chính quyền liệt là phản động, khủng bố, để chống đối chính quyền và người thi hành công vụ. | ||||
TƯỜNG TRÌNH CỦA MỘT LUẬT SƯ SAU "ƯỚC ĐÀM" Posted: 10 Feb 2020 02:21 PM PST LÝ VŨ THẦN Tôi xem lại bút lục giữa tôi và cảnh sát, kí tên rồi điểm chỉ. Sau đó, một cảnh sát lái xe chở tôi về nhà. Tôi bật điện thoại di động, thấy mọi người đều nói, bác sĩ Lý Văn Lượng đã chết. Tôi cay đắng, nhìn bầu trời đêm ngoài cửa sổ. Từ chiều hôm đến giờ, đã 8 tiếng trôi qua. Lý do trực tiếp khiến tôi bị điệu đến sở cảnh sát là tất cả các bài báo gần đây về dịch bệnh ở Vũ Hán, bao gồm cả tiểu sử bác sĩ Lý Văn Lượng được đăng trên trang mạng "Bức tường quyền lợi ". (Hồ sơ lịch sử. Về tám người mang tiếng phao tin thất thiệt.) Thời buổi quá nhiều khó khăn. Tôi đã rơi vào tình trạng quá tải. Tối hôm trước tôi đã đọc cuốn "Lảm nhảm về thuyết nhận thức" xuất bản từ năm 1980 của tiên sinh Từ Hữu Ngư. Sơ kết lại "Lảm nhảm " rút tỉa ra những phân tích rất có logic trong những vấn đề triêt học giống như lượm được báu vật, bèn vội vàng chia sẻ với bạn bè. Quá phấn khích, tôi thức suốt đêm không ngủ, mãi đến trưa mới mệt mỏi thiếp đi. Những tiếng gõ cửa liên tục đánh thức tôi. Tôi hỏi danh tính của những vị khách. Họ nói rằng họ đến từ sở cảnh sát, để tìm hiểu tình hình. Tôi lờ mờ biết rằng, chính các chị em đêm qua nhẩy vào tường nhà trang mạng, thảo luận về các bài báo trong hồ sơ lịch sử đã đến gặp tôi. Tôi bật điện thoại di động thấy các chị em đã gửi rất nhiều tin tức và có rất nhiều cuộc gọi nhỡ. Vậy là họ đã tìm đến đưa chủ nhân trang mạng đi giúp đỡ để khỏi đi chệch chính đạo. Tôi liền viết lên tường trang mạng, rằng cảnh sát đã đến nhà tôi, rằng tôi đang trên đường lên sở cảnh sát. Trước khi lên xe, viên cảnh sát lớn tuổi hơn trong số hai cảnh sát, hỏi tôi về công việc hiện tại và trình độ học vấn. Tôi đáp, tôi đang là luật sư thực tập, có bằng cử nhân luật, học lực nghiên cứu sinh Vương quốc Anh. Viên cảnh sát nói, học lực sau đại học, học lực sau đại học sao lại phát ngôn thiếu thận trọng thế? Tôi hỏi viên cảnh sát, anh đang nói về ý kiến nào của tôi? Anh ta nói, anh ta không đọc, đấy là cấp trên nói với anh ta. Tôi không đáp lời, nhưng gửi cho bạn bè tin nhắn, rằng tôi đang bị cảnh sát bắt đi. Là một công dân bình thường, công khai là cách duy nhất tôi có thể lưu giữ bằng chứng để tự bảo vệ mình. Vừa gửi tin xong, viên cảnh sát trẻ bên cạnh tôi nói, hãy cất điện thoại đi, không sử dụng lúc này. Tôi nói, sao hạn chế quyền tự do giao tiếp của tôi? Có phải có lệnh bắt tôi không? Viên cảnh sát nói, không có lệnh bắt, chỉ yêu cầu anh hợp tác với chúng tôi. Tôi nói, nhưng các anh làm việc phải đúng với pháp luật. Viên cảnh sát lớn tuổi nói, tôi là trưởng phòng, đích thân đến mời anh, anh còn muốn tôi hợp tác như thế nào? Đến sở cảnh sát, họ bảo tôi đợi người đến. Tôi bèn ngồi đợi ở sảnh. Quang cảnh rất giống với phòng bảo vệ trường đại học, nơi tôi từng thường được gọi đến, sàn đá Đại Lí màu màu vàng nhạt, tường sơn trắng, các khẩu hiệu mầu đỏ chói. Tôi gửi tin nhắn thứ hai cho nhóm bạn, nhờ một người bạn tin cậy, yêu cầu anh ta chụp ảnh màn hình và chuyển tiếp cho các bạn khác, phòng khi điện thoại của tôi bị kiểm tra và buộc phải xóa. Cũng may, trong cuộc "ước đàm", tôi không bị thu giữ điện thoại di động. Bố mẹ tôi lo lắng cho sự an toàn của tôi. Tôi đã gửi tin nhắn WeChat để nói với cha mẹ rằng họ đang làm bút lục. Bố tôi nhắn lại, có phải chính con trả lời không? Vì vậy, tôi đã quay số cuộc gọi video, đưa cho cảnh sát nói chuyện với bố tôi. Kể từ khi học đại học cho đến giờ, sau khi đã trải qua không dưới 03 con số số lần "ước đàm" của cảnh sát, tôi vẫn rất khó để mô tả với độc giả tâm trạng của mình trong cuộc đọ sức hết sức ngoắt ngoéo nguy hiểm. Tôi nghĩ, những trải nghiệm của tôi không thể đại diện cho trải nghiệm chung qua các cuộc "ước đàm" thông thường. Cuộc "ước đàm" dài 8 giờ, hai phần ba hoặc thậm chí ba phần tư thời gian là tôi nói. Tôi có một người bạn, cách đây ba năm, sau khi rời khỏi "ước đàm" đã trở thành người ngô nghê, không dám nói gì nữa. Tôi khá hơn anh ta, tôi dám nói chuyện pháp luật, dám cãi lí, nhưng cuộc chiến võ mồm này làm tôi tổn thương sâu sắc. Tôi thường tự lộn trái bản thân mình, tự giải mã bản than, tự chế giễu mình, để trang bị cho mình tự do chống lại sợ hãi. Một sĩ quan cảnh sát xuất hiện. Anh ta mặc áo khoác da màu nâu, quần âu và khẩu trang đã được cởi ra. Anh ta nói với tôi, lúc 5 giờ sáng hôm nay, khi tôi đang thức đọc sách, thì anh ta kiểm tra tình hình dịch bệnh ở ngã tư đường cao tốc. Hãy nghĩ về chuyện đó, việc cả hai thiếu ngủ và thực tế là tôi đã không ăn sáng, chúng tôi nói chuyện trong 8 giờ, điều đó không dễ dàng. Sau đó tôi than thở rằng, chúng ta đều là chiếc đinh vít, dù thân phận khác nhau, thì cả hai đang cùng phải đối mặt với dịch bệnh. Với cái cớ gọi là trật tự trị an, anh đi vặn vẹo tôi yêu nước hay không yêu nước, có cần thiết không? Viên sĩ quan cảnh sát lờ như không nghe thấy. Anh ta được trang bị những lí luận cơ bản, trong suốt cuộc nói chuyện, dù ở hai vị trí khác nhau, nhưng ít nhất cũng là nói chuyện. Nói chuyện một lúc lâu, thì có một cảnh sát đến nói với tôi, rằng đồng chí sĩ quan đây ở Đại đội Quốc Bảo, yêu cầu tôi không được làm những việc có hai đến quốc gia. Tôi nói rằng, tôi phê phán những việc hiện thời không có nghĩa là tôi chống đất nước. Viên cảnh sát nói, nhưng anh không ca ngợi đất nước. Tôi nói, anh hãy cho tôi xem trong số các bạn anh có ai ca ngợi đất nước không? Viên cảnh sát trừng mắt nhìn tôi, rồi bỏ đi. Chúng tôi bước vào một gian phòng. Viên cảnh sát không thu điện thoại di động của tôi. Điều đó cho phép tôi nghĩ rằng, hoàn cảnh của tôi chưa đến nỗi nào, tôi chưa phải đến phòng thẩm vấn. Tôi cảm thấy có chút nhẹ nhõm, nhưng cũng tự thấy thật đáng buồn. Tôi đã viết một bài về bác sĩ Lý Văn Lượng, "người thổi còi" báo động đại dịch coronavirus Vũ Hán. Tôi đã kêu gọi bảo vệ quyền tự do ngôn luận, nhưng chính vì bài viết đó mà tôi đang bị mắc kẹt. Viên sĩ quan cảnh sát cho tôi xem thẻ ngành, rồi khách khí mời tôi ngồi, rồi làm phiền một đồng nghiệp rót cho tôi cốc nước nóng. Quả thật tôi cần cốc nước này, từ khi thức dậy sau giấc ngủ trưa. Tôi rất cảm ơn. Câu đầu tiên viên sĩ quan cảnh sát hỏi tôi, anh có yêu nước không? Tôi đáp, tôi yêu nước. Viên sĩ quan hỏi hoàn cảnh gia đình bố mẹ tôi, hỏi liệu gia đình tôi có gì bất mãn với xã hội, với chính phủ không. Tôi tự hỏi sao lại thế này? Nếu tôi vi phạm pháp luật, phạm tội thì hãy nói trực tiếp về việc đó chứ? Tại sao lại phải biết tình hình của cha mẹ tôi? Tôi nói thẳng, tôi hành nghề luật sư thực tập. Tôi đã thấy rất nhiều những cuộc hỏi cung, thẩm vấn, bút lục, nhưng chưa hề thấy một cuộc điều tra xuất thân gia đình như 60 năm trước. Viên sĩ quan nói, tìm hiểu những điều này là để hiểu bối cảnh gia đình, để dễ hiểu tôi hơn. Tôi yêu cầu viên sĩ quan nói thẳng vấn đề, vì sao có cuộc này. Nhưng cũng giống như những cuộc "ước đàm" trước đây, viên cảnh sát bắt đầu nói về tình hình chung đất nước, vì vậy tôi biết, đây sẽ là một cuộc "ước đàm" lê thê mà tôi phải đối mặt. Vậy là viên cảnh sát nói về sự nghiệp chống tham nhũng, việc xây dựng sự trung thực liêm khiết. Tôi bèn nói về việc phải quản trị đất nước theo luật pháp. Viên cảnh sát nói về ý thức đại cục, tôi bèn nói về mặt chủ yếu của mâu thuẫn chủ yếu. Viên cảnh sát nói về ảnh hưởng không tốt của dư luận. Tôi nói về tác dụng của sự giám sát của nhân dân và tính hợp pháp của chính phủ bắt nguồn từ nhân dân. Viên cảnh sát nói về sự hài hòa và đoàn kết. Tôi nói về diễn tiến phát sinh những mâu thuẫn chủ yếu từ sau đại hội đảng CSTQ 19. Viên cảnh sát nói đến nguồn năng lượng chính thống cần hết sức thận trọng với những thông tin phản biện. Tôi ngay lập tức phủ nhận việc đồng nhất thông tin tiêu cực với năng lượng tiêu cực. Cù cưa, viên cảnh sát đưa ra những ví dụ, tôi cũng đưa ra những ví dụ. Không cãi nhau. Hai bên về cơ bản đã đạt được sự đồng thuận, và sự đồng thuận này sau đó đã được ghi lại trong tuyên bố cá nhân của tôi. Đối với các sự việc mà bài viết đề cập đến, viên cảnh sát cho rằng toàn một giọng phê phán, không thấy vai trò tích cực của chính phủ. Anh ta cho rằng, với một người như tôi, cần phải nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện. Tôi nói rằng, tuyên truyền vai trò tích cực của chính phủ đã có các cơ quan tuyên truyền của chính phủ làm. Là một công dân, tôi có thể chọn những gì tôi muốn nói cho xã hội này. Anh ta nói rằng lối nhìn ấy sẽ luôn luôn phiến diện. Tôi nói rằng ý thức toàn cục là đòi hỏi đối với quyền lực công, không phải đối với quyền của cá nhân. Tôi lựa chọn trở thành một công dân chỉ trích quyền lực công. Lúc đó, tôi nhớ tới những lời vẫn được truyền tai nhau, những lời chỉ trích sắc sảo bị cấm, những lời khen không đủ có thể là sai lầm. Viên cảnh sát sau khi biết tôi đã lưu học hai năm học ở Anh, bèn cố ý đưa ra rất nhiều câu hỏi. Thật đáng tiếc, tôi đã đọc lịch sử Trung Quốc từ khi còn nhỏ đến khi lớn, hai năm học ở Anh, tôi đã bỏ nhiều buổi lên lớp, nhưng lịch sử Trung Quốc tôi lại đọc nhiều hơn. Trong 8 giờ, chúng tôi đã nói rất nhiều về các vấn đề lịch sử và các vấn đề chính trị hiện tại. Thẳng thắn mà nói, cuộc nói chuyện không có tính ép buộc. Điều ép buộc chính là tôi bị đưa vào cuộc "ước đàm" này. Đây là một chuyện hết sức nực cười. Tôi đã học luật trong 5 năm, có 3 văn bằng luật, nhưng giờ đây tôi là một công dân bị "ước đàm" buộc phải viết cam kết rằng tôi sẽ tuân thủ luật pháp chỉ vì đã viết một số bài đưa công khai lên mạng. Nói chuyện đến khoảng 19 giờ, viên cảnh sát đưa tôi đến văn phòng để làm bút lục (biên bản). Tôi cảm thấy sự vô lý của cuộc phỏng vấn này, và nói thẳng rằng sẽ viết ra toàn bộ chi tiết. Viên cảnh sát nói, cuộc "ước đàm" này không có hiệu lực pháp lý, chỉ tìm tôi để hiểu tình hình, xem tôi có yêu nước, có ủng hộ chính phủ không, và không buộc tôi phải làm gì. Tôi nói, kể từ khi tôi bị cảnh sát đến nhà đưa tôi đến đây cho đến giờ này, suốt quá trình tôi đã không có quyền từ chối. Các anh đến tìm tôi, tôi buộc phải trình bầy với các anh rằng, tôi là người yêu nước. Đây có phải là nghĩa vụ của tôi với tư cách là một công dân không? Viên cảnh sát nói rằng, tôi có thể bày tỏ sự không hài lòng, nhưng không nên nhìn cảnh sát một cách phiến diện, cuộc nói chuyện cũng tốt đấy chứ? Tôi nói, đó là định kiến của cảnh sát đối với tôi. Tôi là một công dân bình thường bị đưa đến sở cảnh sát để hiểu tình hình, tôi bị "ước đàm". Việc đó vi phạm quyền nghỉ ngơi và thời gian cá nhân của tôi. Bác sĩ Lý Văn Lượng bị cảnh cáo cũng xuất phát từ thứ logic này chăng? Viên sĩ quan cảnh sát yêu cầu tôi xác nhận thông tin cá nhân của anh chị em tham gia "Bức tường quyền lợi" (thông tin về họ anh ta đã nắm trong tay). Nhưng tôi đã từ chối ngay lập tức. Trong biên bản, tôi xác nhận "Bức tường quyền lợi" là trang mạng cá nhân của tôi, mọi bài đăng là do tôi viết, biên tập, thẩm ra và đưa lên, cuối cùng tôi kí tên và điểm chỉ. Viên cảnh sát nói, tôi là người dám chịu trách nhiệm. Tôi nhìn thẳng anh ta, đáp tôi làm theo pháp luật. Những người bạn đại học của tôi tỏ ý lo ngại, hỏi chúng ta gặp rắc rối phải không? Tôi nghĩ, nếu những bài viết như thế của chúng tôi có vấn đề, thì đấy không phải là vấn đề của chúng tôi, mà là vấn đề của họ. Xin hãy các bạn lượng thứ, bây giờ đã là 4h 36 sáng ngày 7 tháng 2, và tôi đã không ngủ trong 40 giờ. Tôi không thể nghỉ ngơi. Có rất nhiều nội dung, rất nhiều nội dung tôi không kịp viết. Ở trên viết cũng rất lộn xộn, nhưng tôi luôn viết bằng tên thật, và những gì tôi nói là bằng chứng của tôi. Tại sao tôi lại vội vã thức khuya để viết những thông tin trên, bởi vì hôm nay có khả năng họ lại gọi cho tôi để "ước đàm" và sẽ có một người khác đến tìm. Nếu bây giờ tôi không viết nó ra, có thể sau ngày hôm nay tôi sẽ không có cách nào viết một bài công khai như thế này nữa. Nếu tôi vẫn có thể viết, tôi chắc chắn sẽ viết tốt hơn. Trên thực tế, tôi có ba bài viết về tình hình của bác sĩ Lý Văn Lượng. Một bài là bàn về bản chất pháp lý của tin đồn, về tính chất xã hội học và truyền thông. Một bài biểu dương bác sĩ Lý Văn Lượng, một bài về thư tố cáo Lý Văn Lượng dẫn đến việc bị cảnh sát xử lí. Cả ba bài đang ở dạng bản thảo và chưa được hoàn thiện. Hy vọng tôi vẫn có cơ hội để đăng bài. Bác sĩ Lý Văn Lượng đã qua đời. Vị bác sĩ đã nói rằng, trong một xã hội lành mạnh không nên chỉ có một tiếng nói. Tôi nghĩ rằng sự tôn vinh tốt nhất của tôi đối với bác sĩ, là tôi tiếp tục là một công dân và tiếp tục là một "Bức tường quyền lợi". | ||||
Posted: 10 Feb 2020 02:20 PM PST Nguyễn Chí Tuyến Bỗng nhiên người dân Trung Quốc nhận ra đất nước của họ không hùng mạnh như lời đảng cộng sản nói mà liêu xiêu, lao đao trước một con siêu vi khuẩn nhỏ bé có tên corona. Bỗng nhiên người dân Trung Quốc thấy mình trở thành tù nhân trong căn nhà của mình chứ không như đảng cộng sản nói 'hãy cứ lo làm ăn, mọi việc đã có đảng và nhà nước lo'. Bỗng nhiên người dân Trung Quốc thấy mình bị kỳ thị, bị ghẻ lạnh ngay chính trên mảnh đất của mình và cả bên ngoài thế giới chứ không như lời đảng cộng sản nói họ là 'mô hình phát triển cho các nước noi theo'. Bỗng nhiên người dân Trung Quốc thấy có tiền mà chịu đói mèm trong căn nhà của mình chứ không như đảng cộng sản nói cứ chăm chỉ làm ăn rồi ai cũng là 'tiểu khang'. Bỗng nhiên người dân Trung Quốc thấy những tiếng than khóc, kêu cứu từ trong các trung tâm cách ly nơi chứa hàng trăm người mà chẳng thấy được chăm sóc, chữa trị như đảng cộng sản nói. Bỗng nhiên người dân Trung Quốc thấy mình bị coi như những kẻ cùi hủi, bị đối xử như súc vật: "bước chân ra đường là bị đánh gãy chân, mở miệng nói là bị ghè gãy răng" như thông báo dán ngoài cửa chứ không như đảng nói 'xã hội hài hoà, con người đối xử văn minh". Bỗng nhiên người dân Trung Quốc thấy dù mạnh khoẻ nhưng muốn có cái ăn cho gia đình phải đăng ký để được đi ra ngoài với sự giám sát nghiêm ngặt nhất của lực lượng chấp pháp chứ không được tung tăng, tự do. Bỗng nhiên người dân Trung Quốc thấy từng tốp người vận đồ bảo hộ y tế tới từng căn hộ xung quanh mình khiêng xác của những người hàng xóm của mình đã chết rục tự bao giờ đem đi hoả thiêu mà chẳng có được một tiếng khóc than tiễn đưa lần cuối và tự hỏi liệu khi nào tới lượt của mình mà người đứng đầu đảng và nhà nước biệt vô âm tín cả tuần lễ. Bỗng nhiên Bỗng nhiên Bỗng nhiên ... Còn nhiều, rất nhiều những điều bỗng nhiên khác nữa mà người dân Trung Quốc đang nhận ra. Còn người dân Việt Nam liệu có bỗng nhiên nhận ra được gì hay không? Hà Nội, ngày 7 tháng Hai năm 2020 Nguyễn Chí Tuyến | ||||
BÀ NGUYỄN THÚY HẠNH LÀM VIỆC VỚI VIETCOMBANK - LẦN 2 Posted: 10 Feb 2020 02:20 PM PST NGUYỄN THÚY HẠNH Hôm nay tôi đã đến làm việc với Giám đốc ngân hàng VCB chi nhánh Ba Đình về việc tài khoản cá nhân của tôi bị phong toả. Đây là lần thứ hai tôi gặp gỡ họ về việc này. Nội dung làm việc của tôi hôm nay là: 1) Cơ quan có thẩm quyền nào đã yêu cầu phong toả tài khoản của tôi? 2) Yêu cầu phong toả đó nêu lý do gì và dựa trên cơ sở pháp lý nào theo luật định? 3) Tình trạng của số tiền hiện còn lưu giữ trong tài khoản nêu trên của tôi ra sao? 4) Hướng giải quyết của Ngân hàng Vietcombank như thế nào đối với tài khoản và số tiền nêu trên của tôi để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của khách hàng? Họ trả lời rằng cơ quan có thẩm quyền yêu cầu phong toả tài khoản của tôi là Bộ Công an. Nội dung (cơ sở pháp lý) nằm ở thông báo ở website của Bộ CA ngày 17/1/2020. Họ cũng trả lời tiền vẫn nằm nguyên trong tài khoản của tôi cho đến khi bộ CA kết thúc điều tra và cho phép giải toả. Tiền lãi trong tài khoản vẫn theo đúng quy định của ngân hàng. Họ từ chối lập biên bản buổi làm việc cũng như từ chối ra văn bản. Tôi sẽ tiếp tục làm việc với ngân hàng. | ||||
Trần Thị Nga nói với công an cộng sản Việt Nam Posted: 10 Feb 2020 02:19 PM PST | ||||
Câu chuyện lịch-sử ít ai biết ? Posted: 10 Feb 2020 02:19 PM PST Có đến 90% khả năng là bạn chưa biết gì về câu chuyện lịch sử này. Bởi vì...những bậc trí thức, học giả, những nhà nghiên cứu và giảng dạy lịch sử ở VN cũng không biết khi trả lời câu hỏi: "Trước thế kỷ 20, cuộc xâm lược cuối cùng của Trung Quốc vào Việt Nam là cuộc xâm lược nào? Trong sự kiện ấy, ai là tổng chỉ huy của quân đội Trung Quốc? Ai là người đánh bại đội quân xâm lược đó? Hầu hết người được hỏi đều trả lời: Đó là cuộc xâm lược của Mãn Thanh thời Hoàng đế Càn Long vào năm 1789, chỉ huy đội quân xâm lược là Tôn Sỹ Nghị, người đánh bại đội quân xâm lược đó là Hoàng đế Quang Trung. Chỉ có một học giả duy nhất trả lời đúng: Cuộc xâm lược cuối cùng là vào thế kỷ 19, thời Từ Hy thái hậu của Mãn Thanh, chỉ huy đội quân xâm lược là Phùng Tử Tài, còn người đánh bại cuộc xâm lược đó của Trung Quốc là… thực dân Pháp. Tại sao hầu hết những người am tường sách vở ở Việt Nam mà tôi có dịp được hỏi lại hoàn toàn không nhớ gì về cuộc xâm lược trong thế kỷ 19 này của Trung Quốc? Vì nó hoàn toàn bị xoá khỏi lịch sử. Nó không được dạy trong chương trình sử ở cả bậc đại học lẫn trung học. Cuối thế kỷ 19, Việt Nam đối diện với hai siêu cường, Pháp và Mãn Thanh, một bên đến từ phương Tây, mang theo nền văn minh của chủ nghĩa tư bản, một bên là thiên triều ngàn năm vẫn đang chìm đắm trong ảo giác mình là trung tâm của thế giới. Ngay sau khi Pháp lấy Nam Kỳ, Mãn Thanh cũng lập kế hoạch đánh chiếm miền Bắc. Mãn Thanh quyết tâm đánh chiếm Bắc Kỳ vì Việt Nam đã suy yếu, và nhằm bảo vệ mô hình thiên triều - chư hầu ngàn năm. Pháp thì quyết lấy nốt phần còn lại. Hai bên tất yếu bước vào một cuộc đụng đầu lịch sử, dần dần đi đến chỗ đánh nhau ác liệt ngay trên lãnh thổ Việt Nam, qua một loạt trận đánh như Sơn Tây, Bắc Ninh, Hưng Hóa, Tuyên Quang năm 1883. Mãn Thanh đã quyết tâm đến mức dốc tổng lực đánh bại Pháp trên đất liền, chiếm toàn bộ vùng trung du phía Bắc, áp sát khu vực đồng bằng sông Hồng. Thủ tướng Pháp phải từ chức. Nhưng quân Pháp lật ngược thế cờ bằng cách mở ra chiến trường trên biển, đánh chiếm đảo Đài Loan và huỷ diệt Bắc Dương hạm đội của Mãn Thanh ở Phúc Châu. Mãn Thanh ban đầu thấy chỉ khả thi khi đặt mục tiêu giữ lại vùng Bắc Kỳ, nhưng khi phải ký vào Hiệp ước Thiên Tân 1885, Mãn Thanh buộc chấp nhận mất toàn bộ chư hầu Việt Nam. Hiệp ước Thiên Tân 1885 giữa Pháp và Mãn Thanh đã tạo ra một bước ngoặt lịch sử cho cả Mãn Thanh và Việt Nam. Nếu như việc phải nhượng địa Hong Kong cho nước Anh chỉ khiến Mãn Thanh thức tỉnh về khả năng kỹ thuật của phương Tây nhưng vẫn giữ vững niềm tin vào hệ thống thiên triều - chư hầu, thì đến khi mất chư hầu Việt Nam vào tay Pháp, ý thức hệ và cấu trúc thiên triều - chư hầu của họ bị đánh tận gốc rễ. Việc Mãn Thanh không thể giữ Việt Nam trong cấu trúc thiên triều - chư hầu đã khiến Nhật Bản, lúc này đã trở thành một cường quốc, quyết định giành lấy một chư hầu khác của Mãn Thanh là Triều Tiên. Mãn Thanh tiếp tục mất Triều Tiên trong cuộc chiến Nhật Thanh 10 năm sau đó. Từ đó, việc cấu trúc và ý thức hệ thiên triều - chư hầu bị sụp đổ toàn diện trong thế kỷ 19 trở thành một trong những nội dung chủ yếu của ý niệm "thế kỷ ô nhục" trong chủ nghĩa dân tộc Trung Hoa hiện đại. Còn ở Việt Nam, do cuộc chiến Pháp - Thanh ảnh hưởng quá lớn đến số phận Việt Nam, nên dù xoá cuộc chiến này khỏi sách giáo khoa sử cho học sinh phổ thông, ngày nay, các sử gia ở Hà Nội vẫn phải dạy học sinh về một số điều liên quan đến cuộc chiến ấy: đội quân Cờ Đen của tướng Mãn Thanh là Lưu Vĩnh Phúc và Hiệp ước Thiên Tân 1885. Đó là sự kiện không thể không dạy. Quân đội Lưu Vĩnh Phúc của Mãn Thanh đã lập hai chiến công là giết hai chỉ huy của Pháp trong hai trận ở Cầu Giấy, còn Hiệp ước Pháp - Thanh 1885 thì mở ra trang sử mới của Việt Nam. Nhưng, nói về Lưu Vĩnh Phúc và Hiệp ước Pháp - Thanh mà lại không nói gì về cuộc chiến tranh quyết định quyền kiểm soát Việt Nam của hai nước Pháp - Thanh này, các sử gia của chúng ta đã cho học sinh phổ thông học một bức tranh lịch sử cận đại theo kiểu… Pháp xâm lược Việt Nam, rồi đột nhiên Mãn Thanh xuất hiện ký một hiệp ước quyết định số phận chúng ta. Lưu Vĩnh Phúc vốn là quân Thái Bình Thiên Quốc, bị triều đình Mãn Thanh đánh bại, chạy sang Việt Nam làm thổ phỉ, gây ra vô số tội ác cho dân chúng. Triều đình Huế không thể đánh dẹp, phải nhờ Mãn Thanh đánh giúp. Nhưng khi triều đình Mãn Thanh cử quân đội vào Việt Nam để đụng đầu với Pháp, quân đội triều đình Mãn Thanh đã thâu nạp luôn đội quân thổ phỉ Lưu Vĩnh Phúc, ban cho phẩm hàm triều đình, thay vì tiêu diệt nó. Sách giáo khoa sử lớp 7 hiện nay ở Việt Nam dùng khái niệm "quân ta" để gọi Lưu Vĩnh Phúc. Lối giáo dục này bắt đầu từ hơn 70 năm trước, khi sử gia Trần Văn Giàu và Trần Huy Liệu ở Hà Nội bắt đầu xây dựng bức tranh "lịch sử cận đại". Lưu Vĩnh Phúc có tờ Hịch kêu gọi binh lính của mình đánh Pháp, trong đó, đoạn đầu tiên, ông nói rõ mục đích của cuộc chiến: "Việt Nam là chư hầu của Mãn Thanh, nay Pháp sang chiếm mất chư hầu của ta, ta và Pháp là kẻ thù không đội trời chung". Sử gia Trần Văn Giàu làm gì khi trích dẫn bài Hịch này vào bộ sử "Bắc kỳ kháng Pháp"? Ông cắt bỏ đoạn mở đầu thể hiện rõ ý thức hệ và mục đích chiến tranh của họ Lưu đó đi. Nhờ thế, sử gia họ Trần dễ dàng gắn huân chương "tình hữu nghị chiến đấu của hai dân tộc Việt Trung" cho Lưu Vĩnh Phúc. Xoá bỏ cuộc xâm lược của Mãn Thanh và cuộc chiến Pháp-Thanh vào thế kỷ 19, các sử gia miền Bắc xây dựng thế kỷ 19 theo mô hình phân đôi: một bên là thực dân Pháp xâm lược, nhà Nguyễn hèn nhát hàng giặc, một bên là "dân tộc" anh hùng kháng chiến chống ngoại xâm. Trên cái nền bức tranh phân đôi con người làm hai tuyến, bên trái là "xâm lược phương Tây" và bên phải là "nhân dân anh hùng", người ta lần lượt điêu khắc các nhân vật lịch sử sao cho "ăn khớp" với bức tranh ấy: Alexandre de Rhodes dĩ nhiên thuộc bên trái bức tranh, phong trào văn thân (vốn không có ý niệm về lòng ái quốc mà chỉ chống người theo đạo Thiên chúa để bảo vệ hệ thống phong kiến nơi họ có thể tìm thấy vị trí xã hội của mình) được xếp vào bên phải. Vẽ bức tranh thế kỷ 19 theo cách ấy, các sử gia của Viện Sử học ở Hà Nội từ thập niên 1950 dễ dàng tiếp tục vẽ bức tranh của giai đoạn tiếp theo như cách chúng ta thấy trong các giáo trình "Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam" ngày nay: "nhân dân" tuy anh hùng nhưng không có đường lối đấu tranh đúng đắn, liên tục thất bại cho đến khi Đảng Cộng sản ra đời, mang về Việt Nam vũ khí tối tân là con đường cách mạng vô sản. Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân vật trung tâm của bức tranh. Lịch sử quốc gia thế kỷ 20 được đồng nhất với lịch sử Đảng. Cách học ấy bắt đầu từ giữa thập niên 1950, đến nay đã kéo dài khoảng 4 thế hệ. Trần Trọng Kim, người cha của sử học hiện đại Việt Nam, 1883-1953 Cuộc chiến Pháp -Thanh và sự thất bại của Việt Nam khi bị kẹt giữa hai siêu cường ấy đã được sử gia hiện đại đầu tiên của Việt Nam, Trần Trọng Kim, phân tích kỹ lưỡng trong "Việt Nam sử lược", bộ sách giáo khoa lịch sử đầu tiên của nước Việt Nam, xuất bản vào 1919-1920. Cuốn sách này đã bị cấm ở miền Bắc sau 1954 và toàn quốc sau 1975. Nếu chấp nhận phục hồi ký ức về cuộc xâm lược của Mãn Thanh và cuộc chiến Pháp-Thanh thế kỷ 19, chúng ta sẽ phải chấp nhận bức tranh thế kỷ ấy như người cha của nền sử học Việt Nam đã khắc họa một cách khách quan: Đó là thế kỷ mà Việt Nam bị mắc kẹt vào hai gọng kìm Pháp-Thanh, bị giằng xé giữa hai mô hình "chư hầu của thiên triều phương Bắc" và "thuộc địa của thực dân phương Tây", bị buộc phải lựa chọn giữa hai con đường "Tây phương hoá" hay "tiếp tục nằm trong vòng ảnh hưởng của vùng văn hoá chữ Hán". Điều đó có nghĩa là bức tranh lịch sử từ đầu thế kỷ 20 cũng cần được vẽ lại toàn bộ. Trong bức tranh này, vị trí của các lực lựợng chính trị, các phong trào xã hội, các vấn đề thuộc phạm vi tinh thần như lịch sử tư tưởng, văn hoá, văn học nghệ thuật… cũng sẽ được tái định vị một cách căn bản. Năm 1987, sử gia Nhật Bản Tsuboi Yoshiharu xuất bản "Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa", phân tích thế kỷ 19, trọng tâm là thời Tự Đức, như là thời đại Việt Nam mắc kẹt giữa hai siêu cường. Cuốn sách được các học giả Nguyễn Đình Đầu, Bùi Trân Phượng, Tăng Văn Hỷ, Vũ Văn Kính dịch ra tiếng Việt và Trần Văn Giàu là người viết lời giới thiệu. Trần Văn Giàu đã đánh giá cách tiếp cận của Tsuboi là "mới mẻ" mà "quên" mất rằng, cách hiểu ấy về thế kỷ 19 đã ra đời ngay từ đầu thế kỷ 20, trước sử gia Nhật Bản ấy đến bảy thập niên, trong "Việt Nam sử lược", cuốn sách mà chính các sử gia kiêm chính trị gia ở Hà Nội đã cấm đoán từ thập niên 1950 để độc quyền một cách kể chuyện lịch sử duy nhất. Nhận thức về lịch sử (trả lời câu hỏi "chúng ta đến đây từ đâu và như thế nào?") và lựa chọn chính trị (trả lời câu hỏi "chúng ta làm gì bây giờ?") chỉ là hai mặt của một tờ giấy. Hiểu theo cách đó, như ta thấy qua câu chuyện phản đối đặt tên đường cho Alexandre de Rhodes nói trên, những lựa chọn của người Việt Nam hôm nay vẫn chìm đắm trong một màn sương mù của tư duy được đình hình từ giữa thế kỷ trước bởi Ban nghiên cứu Văn Sử Địa. Lãng quên bài học thất bại khi đối diện yêu cầu lịch sử phải lựa chọn giữa Pháp - Thanh với tư cách là hai mô hình, hai thế giới, Việt Nam ngày nay tiếp tục đối diện câu hỏi ấy một lần nữa. | ||||
Phong trào Công dân Mới của Trung Quốc Posted: 10 Feb 2020 02:18 PM PST Hứa Chí Vĩnh (Xu Zhiyong 许志永) Lê Thanh Dũng dịch theo nguyên bản tiếng Hoa (Có thể tham khảo bản tiếng Anh ở đây)
Trung Quốc cần một phong trào Công dân Mới. Đây là một phong trào chính trị để một nhà nước cổ đại triệt để chia tay chế độ chuyên chế và thực hiện việc chuyển đổi nền văn minh hiến pháp. Đây là một phong trào xã hội xây dưng trật tự công bằng cho người giàu và người nghèo, đánh đổ hoàn toàn các đặc quyền tham nhũng, dùng quyền để tìm kiếm lợi ích cá nhân. Phong trào này là một phong trào hòa bình và tiến bộ, thúc đẩy toàn bộ quá trình văn minh của loài người, là phong trào văn hoá triệt để chia tay văn hoá thần dân xây dựng tinh thần dân tộc mới, là phong trào hoà bình tiến bộ, nâng cao tiến trình văn minh của toàn nhân loại. Trong thế kỷ 20, Trung Quốc đã trải qua nhiều phong trào. Cuộc cách mạng Tân Hợi, năm 1911, Phong trào văn hóa mới, Phong trào cuộc sống mới ...nhằm chia tay với chế độ chuyên chế và thay đổi lối sống và thế giới tinh thần của người dân Trung Quốc. Tuy nhiên, thời kỳ Dân Quốc đã sớm chấm hết với những rắc rối bên trong và bên ngoài. Phong trào xã hội đúng đắn này đã không thay đổi chế độ chính trị cho nên chỉ loé lên rồi tắt. Sau năm 1949, chế độ độc tài toàn trị của Trung Quốc đã trở lại như hồi quang phản chiếu. Cải cách ruộng đất, đàn áp phản cách mạng, chuyển đổi xã hội chủ nghĩa, phong trào chống cánh hữu, Đại nhảy vọt cho đến Cách mạng văn hóa, những phong trào trái chiều này đã kết thúc bi thảm tất yếu do đi ngược dòng lịch sử. Vào những năm 1980, Đảng Cộng sản đã khởi xướng "năm trọng, bốn đẹp và ba yêu",*nhưng khi một phong trào cải tạo xã hội được khởi xướng bởi những kẻ chuyên chế, pha tạp với quá nhiều tư lợi, không thể mang lại sự thay đổi thực sự trong xã hội. Ngày nay, Trung Quốc vẫn chưa ra khỏi chế độ chuyên chế, lũng đoạn độc quyền, tham nhũng, chênh lệch giàu nghèo, bạo lực cưỡng chế, mất cân bằng trong giáo dục, những hố đen trong an sinh xã hội ... Căn nguyên của một loạt các vấn đề xã hội lớn là chế độ chuyên chế, dân tộc Trung Hoa cần một phong trào công dân vĩ đại thuận dòng lịch sử. Phong trào công dân từ dưới lên, từ chính trị, xã hội đến văn hóa, từ sự thức tỉnh của từng công dân đến sự tái sinh của toàn bộ nền văn minh Trung Quốc. Mục tiêu của Phong trào Công dân Mới là một Trung quốc tự do với nền pháp trị dân chủ, với một xã hội dân sự công bằng và hạnh phúc, với tinh thần quốc gia mới "tự do, công bằng, yêu thương". Cốt lõi của Phong trào Công dân Mới là "công dân", đó là khái niệm cá nhân và khái niệm xã hội. Công dân không phải là thần dân. Công dân là những cá nhân độc lập và tự do. Họ tuân theo trật tự pháp trị được cộng đồng qui định, và không cần phải quỳ gối phục tùng bất cứ ai. Công dân không phải là thảo dân. Công dân là chủ nhân của đất nước. Quyền lực của người chấp chính có được là do toàn thể công dân chọn ra, vĩnh viễn vứt bỏ thứ logic man rợ "chính quyền ra đời từ nòng súng". Công dân không có thuần dân và nghịch dân, vâng lời và chống đối. Công dân là người chia sẻ hạnh phúc và là người gánh trách nhiệm trong một trật tự chính nghĩa, công bằng, ngay thẳng, trong sáng, ôn hoà và trọng lẽ phải. Cái "Mới" của Phong trào Công dân Mới là điều kiện lịch sử mới, cách thức hành xử mới và một trật tự tự do mới. Đối nghịch với khái niệm Công dân Mới không phải là công dân cũ, mà là thần dân cũ. Các điều kiện lịch sử mới bao gồm tiến bộ công nghệ, kinh tế thị trường, xu hướng tư tưởng đa nguyên và xu hướng dân chủ chung trong xã hội loài người. Mô hình hành vi mới là bảo vệ quyền công dân theo luật pháp, bất hợp tác bất bạo động của công dân, các phong trào dân chủ hòa bình theo khái niệm và hệ thống diễn ngôn mới. Trật tự tự do là một trật tự hiến pháp của dân chủ, pháp trị và cộng hòa. Phong trào Công dân Mới có một nền tảng xã hội mới, một mô hình hành vi mới và các mục tiêu mới, vì vậy nó nên được gọi là Phong trào Công dân Mới. Sự thay đổi lớn trong xã hội Trung Quốc đòi hỏi phải có phương hướng và linh hồn. Tinh thần Công dân Mới do Phong trào Công dân Mới đề xướng là phương hướng và linh hồn của sự thay đổi xã hội lớn. Phong trào Công dân Mới là một phong trào chính trị, và Trung Quốc chắc chắn sẽ hoàn thành việc chuyển đổi nền văn minh chính trị và thiết lập một Trung Quốc tự do với một nền dân chủ và pháp trị đúng đắn. Phong trào Công dân Mới là một phong trào xã hội. Giải pháp cho các vấn đề như cường quyền lũng đoạn, tham nhũng, chênh lệch giàu nghèo và mất cân bằng trong giáo dục không chỉ dựa vào hệ thống chính trị dân chủ, mà còn dựa vào phong trào cải cách xã hội diễn ra liên tục không ngừng. Người Trung Quốc phải từ bỏ xã hội thần dân, xã hội quan hệ để xây dưng một xã hội công dân công bằng, chính nghĩa, tự do và hạnh phúc. Phong trào Công dân Mới là một phong trào văn hóa làm thay đổi hoàn toàn văn hóa độc đoán của sự thối nát, suy đồi, tầm thường và thù địch, tạo ra một tinh thần dân tộc mới tự do, công bằng và yêu thương. Phải chấm dứt chuyên chế, nhưng Phong trào Công dân Mới còn vượt xa một cuộc cách mạng dân chủ. Hệ thống ngôn từ của Phong trào Công dân Mới không phải là lật đổ, mà là xây dựng, không phải là thay thế một giai cấp bằng một giai cấp khác, mà là công lý được thực hiện ở Trung Quốc, không có chống đối và thù hận. Đó là tình thương yêu rộng lớn. Phong trào Công dân Mới theo đuổi sự thật và công lý, nhưng không bao giờ buông bỏ sự nỗ lực và mong muốn hoà giải. Trong tiến trình thay đổi xã hội, từ cá nhân công dân đến toàn quốc, cần có một tinh thần mới để đoàn kết toàn bộ dân tộc Trung hoa. Tinh thần Công dân Mới có thể được tóm tắt là "tự do, công bằng, yêu thương". Tự do có nghĩa là độc lập theo đuổi tín ngưỡng, suy nghĩ, bày tỏ và tự chủ, tự tại trong cuộc sống, thực sự tự mình. Tự do của con người là mục tiêu cuối cùng của xã hội, đất nước và luật pháp. Công lý là sự công bằng và chính nghĩa thời nay, là trạng thái lý tưởng của đất nước và xã hội, mọi người có cơ hội như nhau, kiềm chế kẻ mạnh mẽ, bảo vệ kẻ yếu. Mỗi người đều phát huy thế mạnh của mình, dùng hết khả năng, làm tròn chức trách, hưởng những gì đáng được hưởng. Công lý có nghĩa là dân chủ và pháp quyền là nền tảng của hệ thống, có nghĩa là trách nhiệm cá nhân, bảo vệ và theo đuổi các quyền lợi, quan tâm lợi ích chung và tôn trọng ranh giới quyền lợi của người khác. Yêu thương là nguồn hạnh phúc của con người và là tầm cao nhất của tinh thần Công dân Mới. Nội hàm tinh thần của một quốc gia phải có tình yêu thương, xua tan mọi thù hận và đối địch, tạo ra một xã hội công dân tự do và hạnh phúc. Phong trào Công dân Mới bao gồm các phong trào dân quyền, phong trào bất hợp tác dân sự và phong trào dân chủ. Tinh thần Công dân Mới dẫn dắt phong trào chuyển đổi hòa bình tuyệt vời này của Trung Quốc. Phong trào dân quyền là mảnh đất của các phong trào dân chủ, bao gồm phong trào xã hội bảo vệ quyền cá nhân, bảo vệ quyền tháo dỡ di chuyển [quyền sở hữu], bảo vệ quyền phục viên [quyền, bảo vệ quyền môi trường, bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, phân biệt chống cách li hộ tịch và bảo vệ quyền lợi quần thể. Phong trào dân quyền chú trọng nhu cầu quyền của cá nhân hoặc của một nhóm. Tuy vậy, sự độc quyền, tham nhũng, khoảng cách giàu nghèo tràn lan, những hố đen an sinh xã hội và các vấn đề xã hội lớn khác đã đạt đến mức chúng phải được giải quyết về mặt chính trị. Phong trào quyền công dân phát triển đến một giai đoạn nhất định phải bước vào phong trào chính trị dân chủ. Phong trào bất hợp tác công dân xuyên suốt các phong trào dân quyền và dân chủ, bao gồm tấy chay tiêu cực với chuyên chế và bảo vệ tích cực quyền tự do. So với phong trào bất hợp tác dân sự, phong trào Công dân Mới chú trọng hơn đến xây dựng, huỷ bỏ chế độ chuyên chế trong khi xây dựng xã hội dân sự, không chỉ chấm dứt chế độ chuyên chế, mà còn xây dựng nền văn minh chính trị và tương lai của xã hội công dân. Theo nghĩa rộng hơn, Phong trào Công dân Mới cũng bao gồm cuộc vận động xuất hiện ở nhiều nước dân chủ gần đây để tìm kiếm sự công bằng và công lý. Vào thời điểm làn sóng liêm chính thứ tư của dân chủ hoá, dưới nền tảng công nghệ mới đang thay đổi cấu trúc xã hội loài người, Phong trào Công dân Mới của Trung Quốc đã tập hợp các phong trào dân quyền và các cuộc cách mạng dân chủ của thời kỳ dân chủ trước đây và các cuộc cách mạng xã hội của các nước dân chủ. Phong trào Công dân Mới của Trung Quốc đã có một nền tảng xã hội. Ba mươi năm cải cách và mở cửa đã đặt nền tảng kinh tế của tài sản tư nhân và trật tự thị trường, và cũng mang lại một xu hướng đa nguyên xã hội. Từ chế độ toàn trị đến chế độ độc tài cho đến chính thể đầu sỏ, chế độ độc tài đã suy yếu và phong trào dân sự có một không gian nhất định. Các công nghệ mới như Internet và viễn thông đã đẩy nhanh giác ngộ xã hội và hình thành mạng lưới liên kết cá nhân của công dân. Xu hướng quốc tế của dân chủ hóa biến đổi và hạn chế bạo lực độc đoán, và đưa tinh thần hòa bình và lý trí của công dân thế giới vào các phong trào chính trị của các nền dân chủ mới nổi. Không có Công dân Mới, sẽ không có xã hội dân sự và Trung Quốc pháp trị. Phong trào Công dân Mới nhấn mạnh rằng Công dân Mới nên bắt đầu từ chính họ, bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt, thực hiện trách nhiệm công dân, không tuân theo các quy tắc ngầm của chuyên quyền, tham nhũng với các đặc quyền khác nhau, tin vào pháp trị dân chủ, và theo đuổi tự do, công bằng, hành động công dân, Trung Quốc pháp trị. Phong trào Công dân Mới bao gồm nhiều phong trào chính trị xã hội đang diễn ra: phong trào ngựa cỏ bùn, phong trào chống phá dỡ hộ gia đình, phong trào chống phân biệt theo hộ khẩu, Phong trào Thiền định 64 (kỷ niệm sự kiện Thiên An Môn 4 tháng 6), phong trào tự do tín ngưỡng, phong trào bảo vệ khách, phong trào bảo vệ môi trường, phong trào an toàn thực phẩm, phong trào Bầu cử đại biểu Quốc hội Nhân dân Quốc gia, chiến dịch chống buôn người trên Weibo, chiến dịch chống độc quyền, chiến dịch chống tham nhũng, ... một phong trào xã hội và một phong trào chính trị thống nhất với tinh thần của một Công dân Mới. Phong trào Công dân Mới chủ trương thực hành quyền Công dân Mới và trách nhiệm xã hội của Công dân Mới trong các ngành nghề khác nhau: Thẩm phán Công dân Mới công bằng và trong sạch, trung thành với pháp luật và lương tâm, không làm sai luật vì quyền lực và tư lợi; cảnh sát Công dân Mới thi hành công lý một cách vô tư, trừ hại, bảo vệ người lương thiện, không tra tấn bức cung, không cấu kết với các thế lực đen tối xấu xa; các công tố viên Công dân Mới trung thành với luật pháp quốc gia, không tha thứ cho tham nhũng và không thờ ơ với tội phạm; các đại biểu quốc hội Công dân Mới đủ can đảm để thực hiện nhiệm vụ của mình theo luật pháp vì lợi ích công cộng, và không làm cái máy bỏ phiếu và trở thành con dấu cao su (ngoan ngoãn theo lệnh) của người khác; giáo viên Công dân Mới thương yêu học sinh, không phao tin đồn nhảm; bác sĩ Công dân Mới chăm sóc bệnh nhân, không nhận phong bì, không kê bậy đơn thuốc và không phân biệt đối xử với bệnh nhân; luật sư Công dân Mới trung thành với pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích của các bên, và không hối lộ thẩm phán; kế toán Công dân Mới trung thành với quy tắc kế toán, không làm giả hoá đơn; các biên tập viên và nhà báo Công dân Mới theo đuổi sự thật và không báo cáo dối trá; sinh viên đại học Công dân Mới học tập chăm chỉ, quan tâm đến xã hội, không gian lận trong thi cử, không sao chép luận văn; các học giả Công dân Mới tìm kiếm sự thật trong tinh thần chuyên nghiệp, không a dua nịnh hót, không sao chép công trình; nghệ sĩ Công dân Mới thể hiện chân thiện mỹ, từ chối các quy tắc ngầm; trọng tài thể thao Công dân Mới thể hiện tính độc lập và công bằng, không thổi còi đen; vận động viên Công dân Mới thi đấu sòng phẳng, không cá độ và chơi giả vờ; doanh nhân Công dân Mới kinh doanh một cách đứng đắn, không dính với quyền lực; công nhân công nghiệpCông dân Mới đảm bảo chất lượng sản phẩm, không làm ẩu cắt xén nguyên liệu, không làm ra hàng kém chất lượng, không pha trộn các chất độc hại; ... Thúc đẩy phong trào Công dân Mới, Công dân Mới có thể làm bằng cách: Truyền bá tinh thần Công dân Mới. Giải thích tinh thần "tự do, công bằng, tình thương yêu" của tinh thần Công dân Mới và truyền bá tinh thần Công dân Mới thông qua Internet, áp phích đường phố và khẩu hiệu in trên áo (áo văn hoá) và bất kể phương pháp khác nào để quảng bá tinh thần Công dân Mới. Hãy đưa tinh thần Công dân Mới trên Internet và trên các đường phố nhộn nhịp, và quan trọng nhất, thấm sâu hơn vào trái tim của mỗi chúng ta. Thực hành trách nhiệm công dân. Cam kết và thực hiện trách nhiệm công dân, tuân thủ các chuẩn mực ứng xử Công dân Mới, từ bỏ tham nhũng trong cuộc sống, cự tuyệt sử dụng công quyền vào lợi ích cá nhân, trung thành với lương tâm và không hành động xấu xa, tích cực phục vụ cộng đồng và cùng nhau giám sát và thực hiện các cam kết. Tinh thần Công dân Mới là tinh thần trách nhiệm, hy sinh lợi ích của chính mình để làm gương tốt về quyền công dân, giữ gìn lương tâm và công lý cho đến khi công lý lan rộng khắp Trung Quốc. Sử dụng các hình thức nhận dạng khác nhau, chẳng hạn như logo "công dân". Công dân tự thiết kế logo "công dân" của riêng họ, và nêu rõ danh hiệu của mình trong cuộc sống bằng cách đeo logo "công dân". Tham gia vào đời sống công dân. Thường xuyên "tụ bạ (tụ tập ăn, uống trà, cà phê và thảo luận cùng nhau)", thảo luận về các vấn đề thời sự, quan tâm đến đời sống của mọi người, quan tâm đến các dịch vụ công cộng và chính sách công, giúp đỡ người già yếu, phục vụ xã hội và thúc đẩy sự công bằng và chính trực. Nơi nào cũng có một nhóm công dân hiện đại. Mọi người cần đoàn kết để thúc đẩy tiến bộ xã hội. Đoàn kết bắt đầu từ việc quen biết nhau. Đoàn kết phân công và hợp tác, và thúc đẩy việc công khai tài sản, công khai thông tin, chống tham nhũng, chống cô lập hộ tịch và các phương pháp khác thông qua truyền đơn, tố giác, chụp ảnh nhanh, áo văn hóa (khẩu hiệu in trên áo), hội họp, bầu cử hoặc từ chối bầu cử, biểu tình, biểu diễn nghệ thuật, v.v. Phát động các phong trào dân quyền như tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận, và quyền bầu cử, cũng như các phong trào không hợp tác của công dân, thực hành tinh thần Công dân Mới bằng hành động, phát triển lực lượng công dân trong phong trào công dân. Công Dân, ngày 29 tháng 5 năm 2012 * 五讲四美三热爱: ngũ giảng (5 trọng: văn minh, lịch sự, vệ sinh, trật tự và đạo đức), tứ mỹ (4 đẹp: tâm hồn, ngôn ngữ, hành vi và môi trường), tam nhiệt ái (3 yêu: cộng hoà nhân dân Trung Hoa, chủ nghĩa xã hội và ĐCSTQ) là phong trào tuyên truyền giáo dục tư tưởng của ĐCSTQ. | ||||
TS Trịnh Định - Đường cao tốc Bắc Nam, sinh lộ của dân tộc Posted: 07 Feb 2020 02:56 PM PST Một bài viết thẳng thắn một cách đáng ngạc nhiên trên báo nhà nước Việt Nam! LTS: Hiện nay, dư luận đang rất quan tâm về việc lựa chọn nhà thầu xây dựng đường cao tốc Bắc Nam và tỏ ra rất băn khoăn, lo lắng về sự an nguy của đất nước nếu nhà thầu Trung Quốc trúng thầu thực thi con đường này. Văn hóa Nghệ An xin giới thiệu cùng bạn đọc chia sẻ của Tiến sĩ Trịnh Định, Đại học Quốc gia Hà Nội với nhà báo Phan Văn Thắng về vấn đề này. Phan Văn Thắng: Gần đây Việt Nam có chủ trương xây dựng đường cao tốc Bắc Nam, ông đánh giá như thế nào về tầm quan trọng của đường cao tốc này đối với sự phát triển của đất nước? Trịnh Định: Ở bất cứ quốc gia nào, hệ thống đường giao thông là tiền đề để công nghiệp hóa, đô thị hóa. Một quốc gia muốn phát triển, việc trước tiên là phải chú trọng phát triển giao thông. Về cơ bản, cho đến nay, hệ thống giao thông chúng ta đang thua rất xa so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Vì vậy, việc xây dựng đường cao tốc Bắc Nam, xét về chủ trương và ý tưởng là đúng đắn, tuy hơi muộn. Tuy nhiên, khi đề ra chủ trương xây dựng đường cao tốc Bắc Nam cần tính bài toán tổng thể của cơ sở hạ tầng quốc gia, đặc biệt là giải quyết cơ sở hạ tầng giao thông nội đô trong các đô thị lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Tôi không phải là người am hiểu về giao thông nên tôi chỉ có thể chia sẻ từ góc độ lịch sử và hệ quả an ninh, chính trị của nó mà thôi. Việc xây dựng đường Bắc Nam, hay đường cao tốc Bắc Nam hoàn toàn không giống với việc xây dựng các tuyến đường khác. Bởi nói đến chữ Bắc Nam và nói đến đường Bắc Nam, trong tâm thức người Việt, là nói đến câu chuyện con đường biểu tượng, thiêng liêng. Đường Bắc Nam hội tụ nhiều tầng ý nghĩa hơn trong tâm thức người Việt so với bất kỳ con đường nào khác. Đó là con đường lịch sử nhiều nghìn năm, là con đường biểu tượng của sự thống nhất, là con đường trí tuệ, là con đường chất đầy xương máu của rất nhiều thế hệ người Việt Nam trong hành trình mở mang bờ cõi và thống nhất đất nước. Nói về điều này tôi lại nhớ đến trường ca Con đường cái quan của nhạc sĩ Phạm Duy. Thật là thiêng liêng. Vì vậy, tôi nghĩ rằng, ở cấp chiến lược, khi đề xuất xây dựng con đường cái quan quốc gia này, cần tư duy và hình dung con đường này khác biệt với tất cả con đường khác, và tính đến tất cả các yếu tố trước khi quyết định phượng án xây dựng, đặc biệt là khâu lựa chọn nhà thầu xây dựng. Bởi suy cho cùng, đó là sinh lộ Việt. Sinh lộ này lại đến từ những nguyên nhân cắc cớ trong lịch sử mà căn nguyên sâu xa là áp lực từ phương Bắc. Lịch sử dân tộc, và lịch sử con đường cái quan Bắc Nam đã cảnh báo chúng ta về việc tư duy và lựa chọn nhà thầu xây dựng con đường này. Một điểm lưu ý rằng, từ trước tới nay trong tư duy bảo vệ đất nước, chúng ta thường nghĩ đến nguy cơ chia cắt đất nước theo chiều ngang, do miền Trung hẹp, đường bờ biển dài và trong thực tế chia cắt Bắc Nam đã từng xẩy ra. Tuy nhiên, cần nhìn nhận, nguy cơ mới, nguy cơ chia cắt đất nước theo chiều dọc của nó, mà theo tôi nghĩ, đang ngày càng hiện hữu. Từ góc nhìn lịch sử, ông nghĩ như thế nào về tính biểu tượng của tuyến đường Bắc Nam của Việt Nam? Như tôi đã nhắc đến ở trên, tuyến đường Bắc Nam của Việt Nam mang tính biểu tượng năng lực thống nhất quốc gia, biểu tượng cho sự độc lập, là lời tuyên bố của sự khác biệt về căn cước và trí tuệ Việt Nam, nó còn là xương máu của cha ông trong nhiều nghìn năm. Chúng ta nhớ lại lịch sử, để có được đất nước liền một dải, là công lao của biết bao anh hào trong lịch sử dân tộc. So với bất kỳ con đường nào khác, đường vô Nam, đường Bắc - Nam không phải là con đường cơ học như những con đường khác. Nó là con đường lịch sử, linh thiêng, là con đường tâm linh, sinh lộ Việt. Mất nó hoặc để nó vào tay giặc là đồng nghĩa với việc chúng ta đánh mất những gì thiêng liêng nhất, lại một lần nữa trao nỏ thần vào tay giặc. Một việc nữa không được phép quên là các nghĩa trang trải dài theo con đường này. Trong những nghĩa trang đó có rất nhiều người con vô tự, họ hi sinh khi còn rất trẻ, quá trẻ trên con đường cái quan này vì dân tộc. Những đoàn người vô tư của đất mẹ Việt chúng ta nằm dọc từ Bắc vào Nam để giữ sinh lộ này cho đất nước. Khi sống họ mở đường, giữ đường quốc thổ; khi ngã xuống họ là thần linh hộ mệnh cho những tuyến đường. Tuyệt đối không để quân thù làm tổn thương những giá trị thiêng liêng đó. Điều này cần phải đặc biệt ghi nhớ. Nếu lựa chọn nhà thầu thực hiện cao tốc Bắc Nam không cẩn thận thì không chỉ là rước về nguy cơ bất an mà còn là xúc phạm đến xương cốt và tinh thần của tiền nhân đã hy sinh! Người Việt Nam không cho phép bất cứ ai làm điều đó. Tôi nghĩ là nếu ai đó cố tình làm nhất định sẽ phải trả với giá đắt nhất. Thưa ông, ông có thấy có mối liên hệ nào giữa đường cao tốc Bắc Nam với Vành đai và Con đường Trung Quốc? Cần phải nói rõ thế này, Việt Nam có vị trí địa chính trị độc nhất vô nhị so với tất cả các quốc gia mà cả Vành đai và Con đường đi qua. Không một nước nào như Việt Nam, là nơi mà tất cả hệ thống trọng điểm cả Vành đai và Con đường đi xuống và tiền đề để tiến tiếp xuống Đông Nam Á, Biển Đông, Ấn Độ Dương. Việt Nam là điểm khởi đầu của con đường Biển - Đảo mà Vân Đồn là điểm đảo đầu tiên của Con đường trên biển. Quảng Ninh - Lào Cai là điểm đầu tiên của con đường tơ lụa trên bộ đổ xuống. Sông Mê Kông, điểm đến sau cùng cũng là Việt Nam. Và nay, cao tốc Bắc Nam là trọng tâm của Vành đai - Con đường của Trung Quốc. Không nghi ngờ gì nữa, cùng với chuỗi đảo ở vị trí cực kỳ then chốt của Tổ quốc được người ta định danh đơn giản từ góc độ kinh tế là đặc khu như Vân Đồn, Vân Phong, Phú Quốc, đại dự án cơ sở hạ tầng - chính trịcao tốc Bắc Nam Việt Nam sẽ là trọng tâm chiến lược của chiến lược Vành đai - Con đường của Trung Quốc ở Việt Nam. Điều này có nghĩa, dự án này sẽ được cả hệ thống chính trị Trung Quốc đứng đằng sau để bằng mọi giá thắng thầu. Nếu nhìn sâu hơn, Trung Quốc đã ém sau lưng chúng ta ở Lào và Campuchia cũng bằng dự án Vành đai - Con đường. Nếu họ thực hiện điều đó ở Việt Nam và chúng ta lại thông qua luật đặc khu thì có thể hình dung đất nước ta sẽ bị bao vây từ tất cả mọi hướng, mọi phía. Nếu vậy, tôi nghĩ, nhiều khả năng, Hoa Vi và các công ty công nghệ khác của Trung Quốc cũng sẽ theo sau chân các nhà thầu Trung Quốc để hiện diện một cách khéo léo, lồng vào hệ thống cao tốc của Việt Nam bằng các thiết bị điện tử để theo dõi, thu thập thông tin của chúng ta. Đến lúc đó các thông số kỹ thuật và các thông tin của tuyết đường sinh lộ sẽ không còn là bí mật nữa. Nên nhớ, độ an toàn thông tin của tuyến sinh lộ này có vai trò cực kỳ to lớn với an ninh của quốc gia. Trục Bắc - Nam, cao tốc Bắc Nam có ý nghĩa như thế nào trong quan hệ với Trung Quốc, trong quá khứ và hiện tại, cũng như tương lai? Nhìn lại lịch sử, ông sẽ thấy, trục Bắc Nam là trục sống của người dân Việt Nam. Có sự cộng hưởng, kết nối, gắn kết của cộng đồng các dân tộc, đặc biệt là có các dân tộc ở miền Trung và miền Nam, chúng ta mới đủ sức chống đỡ sức bành trướng Trung Quốc liên tiếp nhiều nghìn năm trong lịch sử. Vua Minh Mệnh nhà Nguyễn đã nói: Chúng ta lập quốc nền tảng ở phương Nam (Minh Mệnh chính yếu). Tức là căn cước văn hóa để xác lập và trường trụ trên nền tảng phương Nam, khác với phương Bắc. Và cũng vì có phương Nam, chúng ta mới đủ sức trụ vững cho đến ngày nay, mới đủ sức vượt qua vòng kim cô thế giới Hán hóa để đến với thế giới văn minh. Nếu để Trung Quốc thực hiện đường cao tốc Bắc - Nam, có nghĩa chúng ta phải đối mặt với nguy cơ trở lại với thế giới Hán hóa thêm một lần nữa. Như mọi người Việt đều biết, dù công khai hay không, một cái nhìn từ biển, Trung Quốc đang chiếm từng đảo của chúng ta đi dọc từ phía Bắc xuống Nam. Tham vọng điểm đến của họ sẽ là Trường Sa và nhiều đảo, cụm đảo khác và xa hơn nữa…. Với họ, không có điểm kết, lòng tham của họ là vô hạn. Điều này chắc không phải bàn cãi. Còn đi vào đất liền, họ đã phân khúc Việt Nam với những lát cắt theo kiểu chiếc cầu "Nam Hải đại kiều" (cầu lớn Nam Hải) nối Đảo Hải Nam với Hà Tĩnh và những phân khúc dọc miền Trung xuống miền Nam. Nếu như để nỏ thần trao tay giặc thì có phải là một phát nỏ sẽ chẻ dọc đất nước ta theo phương thẳng đứng từ đỉnh đầu (thủ đô Hà Nội liêng thiêng), dọc xuống miền Trung xương sống và đến tận cùng Nam Việt Nam. Như vậy, nếu nhìn thẳng, đất nước ta sẽ bị chia làm đôi. Từ trước đến nay, cái chúng ta lo sợ miền Trung hẹp và bờ biển dài nên nguy cơ chia cắt đất nước theo chiều ngang rất cao. Nhưng chia cắt đất nước theo chiều dọc, chia cắt đất nước làm hai mảng Tây và Đông thì là lần đầu tiên trong lịch sử có một nguy cơ như vậy. Thực ra trong câu chuyện, từ đầu chúng ta đã nói đến chuyện an nguy của đất nước nếu Trung Quốc thắng thầu xây dựng cao tốc Bắc Nam. Ở đây tôi muốn chúng ta trao đổi kỹ hơn mà thôi. Thưa ông, sau khi có quyết định xây dựng cao tốc Bắc Nam, như ông biết, có nhiều thông tin về việc triển khai xây dựng nhất là việc lựa chọn nhà thầu. Có thông tin lan truyền về khả năng các nhà thầu Trung Quốc sẽ tham gia và trúng thầu vì như một quan chức Bộ Giao thông Vận tải thì "chỉ có các nhà thầu Trung Quốc quan tâm"đến công trình quan trọng này. Ông bình luận gì về thông tin này? Nếu điều đó trở thành hiện thực thì lợi và hại sẽ như thế nào? Có chi tiết là, ngay sau khi Việt Nam có thông báo về xây dựng đường cao tốc Bắc Nam, nhà thầu Trung Quốc đã đến đặt vấn đề, tức là có khả năng họ biết trước thông tin và có sự chuẩn bị sẵn. Ý nghĩa của việc này là gì? Tại sao họ lại là người đầu tiên đến. Việc này dẫn đến nhiều suy tư? Như chúng ta đã biết, Trung Quốc sẽ trả thầu thấp nhất, như vậy rõ ràng các nhà thầu của các nước khác sẽ khó có cơ hội. Với sự nhạy cảm và kinh nghiệm của mình, các nhà thầu có tư cách họ sẽ rất cân nhắc hoặc thậm chí họ muốn tham gia nhưng sẽ không mặn mà hoặc không tham gia, bởi họ sẽ biết chắc rằng Trung Quốc sẽ thắng thầu. Vậy sự hiện diện sớm của nhà thầu Trung Quốc, mang rất nhiều ý nghĩa. Theo tôi, nó có nghĩa tuyên bố với các nhà thầu trên thế giới, miếng mồi này đã thuộc về Trung Quốc, nếu có tham gia vào cũng vô ích mà thôi. Bước đi này, thực sự có tính toán kỹ lưỡng từ không chỉ một bên, nếu bỏ thầu chỉ có một hồ sơ thì khi đó kết quả thế nào mọi người đều biết. Nếu điều đó trở thành hiện thực thì nguy cơ đất nước bị chia cắt theo chiều dọc không còn là nguy cơ, mà nó đang được, đúng hơn là bị, hiện thực hóa. Lúc đó, Sinh lộ biến thành tử lộ. Tôi cũng rất lo ngại về nguy cơ này nhưng không quá bi quan như ông. Vì tôi tin vào trí tuệ, bản lĩnh, kinh nghiệm của người Việt Nam mình không phải là dễ bị lừa. Vả lại, cha ông mình nói rồi, "cha nó lú có chú nó khôn". Cha con An Dương Vương bị lừa nhưng rồi người Việt vẫn lấy lại được nước đó thôi, dẫu là giá quá đắt. Trở lại, ông có tin là người Việt Nam hoàn toàn có thể tự lực xây cao tốc Bắc Nam, con đường huyết mạch của đất nước? Vì sao? Tôi không phải chuyên gia về xây dựng, tôi chỉ nhìn những nguy cơ của nó từ chiều lịch sử và ảnh hưởng và hệ quả chính trị nếu Trung Quốc tham gia xây dựng đường cao tốc. Về cá nhân, tôi tin và mong muốn người Việt chúng ta sẽ chủ động xây dựng sinh lộ cho mình, nếu cần tham vấn hoặc mời thầu thì nên lựa chọn những nhà thầu từ Nhật, Đức, châu Âu hoặc Mỹ... Tôi tin rằng người Việt hoàn toàn làm được. Tôi lại tin hơn, rằng người Việt Nam sẽ không những làm được mà còn làm tốt. Theo ông, cần như thế nào để chúng ta không nằm trong vòng kim cô thế giới Hán hóa mới, vẫn có thể quan hệ bình thường, bình đẳng và không bị phụ thuộc với Trung Quốc ? Thế giới Hán hóa mới có cái tên chính thức rất mỹ miều là: Vành đai kinh tế con đường tơ lụa và con đường tơ lụa thế kỷ XXI, tức nói tắt là Vành đai - Con đường. Trong đó, dự án cao tốc Bắc - Nam là có thể được coi là đại dự án trọng điểm cơ sở hạ tầng chính trị của Vành đai của Trung Quốc ở Việt Nam. Để quan hệ bình đẳng, bình thường và không phụ thuộc với tất cả các nước, đặc biệt là với Trung Quốc, đã có nhiều người nói rồi, tôi chỉ kể một chi tiết từ kinh nghiệm bản thân khi tôi đi ra nước ngoài thôi. Trong các chuyến đi đó, tôi ngộ ra một điều, khi nào mình tự tôn trọng mình, kiên quyết không quỳ gối thì họ sẽ tôn trọng mình. Theo tôi lý lẽ chỉ giản dị như vậy thôi. Nhưng làm được thì lại không dễ. Nên chỉ bằng cách giáo dục con người Việt Nam biết tự tôn trọng mình và không quỳ gối mới có thể làm được diều đó. Đến đây, tôi nhớ đến cụ Phan Chu Trinh và tinh thần vượt thời đại của cụ. Chỉ cần như vậy, đất nước mình, người Việt Nam mình sẽ được tôn trọng. Đây hoàn toàn là câu chuyện nhân cách không phải là câu chuyện tiền bạc. Trên quan điểm tổng thể, với tư cách là một người dân, tôi đề nghị đến người có quyền lực cao nhất và chỉ người đó mới thấu hiểu điều này. Cần quán triệt một nền tảng triết lý trên cơ sở thấu hiểu lịch sử, thấu hiểu tầm quan trọng của con đường, tính đặc biệt, độc đáo và vai trò của con đường Bắc Nam trong tiến trình hình thành quốc gia dân tộc để có một nhận thức sâu sắc và toàn diện về cao tốc Bắc Nam. Nó phải là tuyến đường đi tiếp của truyền thống cha ông, nó là sinh lộ chứ không phải tử lộ, không nên để lực lượng trấn yểm bên ngoài vào phá vỡ long mạch, huyết mạch, sinh lộ truyền thừa từ cha ông để lại. Tóm lại, chủ trương và ý tưởng của Quốc hội và Chính phủ là đúng đắn. Nhưng cách làm là phải cân nhắc thật thấu đáo, kỹ càng. Phải luôn nhớ đây là con đường biểu tượng cho năng lực thống nhất Tổ quốc, nên bắt buộc phải loại bỏ mọi nguy cơ tiềm ẩn từ chính nó. Cảm ơn ông về cuộc trao đổi này. Hy vọng vấn đề này sẽ được nhiều người quan tâm và trao đổi. | ||||
Posted: 07 Feb 2020 02:45 PM PST 1. Ngày xuân Canh Tý dần qua. Nỗi đau Dân Việt đâu nhòa nhạt phai ! Đồng Tâm thầm lặng bi ai. Văn Giang Dương Nội lệ dài thấm khăn. Cụ Kình về cõi vĩnh hằng. Tràng An tiếc nuối, thành Thăng Long buồn. Người từng bảo vệ quê hương. Cựu binh đánh giặc, chống phường hại dân. Vì Non vì Nước xả thân. Giữ từng tấc đất cố nhân tạo thành. Giờ đây, lang sói tung hoành, cắn Dân hút máu, cạp tranh Đất màu. "Chủ nô, bầy thú đàn sâu" nhe nanh rình rập đêm thâu giết người. Hả hê một lũ đười ươi, ăn mừng mở tiệc đỏ tươi máu đào. 2. Trong lòng dân chúng đồng bào, Cụ Kình vẫn một Anh hào Đồng Tâm. Thủ Thiêm, 2020 Đoàn Thuận. | ||||
Quả báo: 90 năm qua, chúng bịt miệng dân Posted: 07 Feb 2020 02:41 PM PST | ||||
Trung Quốc cảm ơn các nước đã viện trợ, trừ Việt Nam? Posted: 07 Feb 2020 02:29 PM PST | ||||
Virus corona : Chính quyền trung ương Trung Quốc tìm cách chạy tội Posted: 07 Feb 2020 02:21 PM PST Thu Hằng
Bị quá tải vì dịch virus corona lan rộng, chính quyền Trung Quốc đang phải đối mặt với làn sóng phẫn nộ của người dân sau khi bác sĩ Lý Văn Lượng (Li Wenliang), một trong tám bác sĩ cảnh báo về một loại virus gây viêm phổi cấp giống như SARS, qua đời vì nhiễm virus corona mới sáng 07/02/2020. Bị kiểm duyệt, bị trấn áp, người dân Trung Quốc không có cơ hội công khai chỉ trích chính quyền. Tuy nhiên, bất mãn vì cách xử lý khủng hoảng của chính quyền, từ địa phương đến trung ương, bưng bít thông tin về quy mô của dịch virus corona, người dân liên tục trút phẫn nộ trên các mạng xã hội từ vài ngày gần đây. Đây là một dấu hiệu rõ ràng về khủng hoảng niềm tin của người dân vào hệ thống cầm quyền. Dù trước đó, theo yêu cầu của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, toàn bộ quan chức cán bộ đảng phải lên tuyến đầu chống dịch. Thực vậy, nếu như đảng và Nhà nước không có khả năng giúp đỡ người dân, tổ chức chuỗi cung ứng cứu trợ các nạn nhân, thì chính quyền sẽ mất tính chính đáng và sau cùng là mất tính hợp pháp. Tuy nhiên, theo chuyên gia Antoine Bondaz, trường Khoa học Chính trị Paris (Sciences Po), khi trả lời phỏng vấn trang The Conversation (03/02/2020), cả một dây chuyền chính trị đã được triển khai để bảo vệ giới quan chức cao cấp và tránh để người đứng đầu nhà nước là ông Tập Cận Bình, phải hứng trách nhiệm. Thứ nhất, thủ tướng Lý Khắc Cường được bổ nhiệm đứng đầu cơ quan đặc nhiệm của chính phủ để đối phó với dịch bệnh do virus corona gây ra, như vậy, tránh đẩy trách nhiệm cho người đứng đầu Trung Quốc là ông Tập Cận Bình. Tiếp theo, hàng loạt quan chức địa phương đã và đang trở thành vật tế thần trong việc chậm trễ xử lý khủng hoảng, mà theo nhà nghiên cứu Pháp, có thể là thị trưởng Vũ Hán, mà không cần đến cấp bộ như năm 2003 khi bộ trưởng Y Tế phải từ chức vì dịch SARS. Ngay sau khi bác sĩ Lý Văn Lượng qua đời, trái với thông lệ, chính quyền Trung Quốc đã vội thông báo mở điều tra về trường hợp tử vong của vị bác sĩ trẻ, được người dân coi là « anh hùng dân tộc ». Nhanh chóng tìm ra một người hoặc nhiều người phải chịu trách nhiệm có lẽ là cách hiệu quả nhất để làm dịu phần nào làn sóng phẫn nộ trong dân và như vậy, để bảo vệ bộ máy cầm quyền. Chiến lược thứ hai của chính quyền trung ương ở Bắc Kinh là tập trung mọi sự chú ý vào Vũ Hán, truyền thông Nhà nước chỉ đưa tin về tình hình tại ổ dịch Vũ Hán. Rất nhiều cụm từ có chủ đích được sử dụng tại Trung Quốc, như người ta không nói đến 2019-nCoV mà nói đến « viêm phổi Vũ Hán », trong khi năm 2003, khi nói dịch SARS hoành hành, người ta không hề nói đến « virus Foshan» (Phật Sơn). Chiến lược truyền thông « hy sinh Vũ Hán » để cứu phần còn lại của đất nước thường xuyên xuất hiện trên xã luận của truyền thông Nhà nước kể từ ngày 23/01. Chuyên gia Antoine Bondaz đánh giá chiến lược này mang ý nghĩa quan trọng đối với chính quyền trung ương, biến nạn dịch thành một bệnh truyền nhiễm cục bộ, tại Vũ Hán và do người Vũ Hán, để trấn an toàn quốc. Tuy nhiên, chính chiến lược truyền thông này lại khiến người dân nghi ngờ lẫn nhau, dẫn đến nhiều trường hợp cực đoan kỳ thị dân Vũ Hán, hoặc người từ Vũ Hán trở về. Trên mạng xã hội, một số người dân Vũ Hán, không giấu mặt, phẫn nộ và cho rằng họ « cũng chỉ là nạn nhân của virus corona » và công khai chỉ trích chính phủ gây ra tình trạng kỳ thị đó. Sau hai lần xuất hiện để trực tiếp chỉ đạo phòng chống dịch virus corona mới và thừa nhận « bất cập » trong xử lý khủng hoảng, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ít xuất hiện trên truyền thông, đặc biệt trên trang nhất Nhân Dân Nhật Báo như trước đây. Giới chuyên gia nhận định đây là điều bất thường, còn dư luận Trung Quốc cũng thắc mắc. Một số người cho rằng đây là hành động có chủ đích muốn truyền đi thông điệp là ông Tập đang miệt mài chỉ đạo chống dịch từ hậu trường. Nhưng phải chăng, trong bối cảnh « dầu sôi lửa bỏng », sự xuất hiện thường xuyên của chủ tịch Trung Quốc lại khiến người dân thêm bức xúc ? Đăng ngày: 07/02/2020 - 16:06 Nguồn: RFI | ||||
Virus corona: Dân Trung Quốc phẫn nộ về cái chết của bác sĩ đã cảnh báo dịch bệnh Posted: 07 Feb 2020 02:14 PM PST Thùy Dương
Trong khi số người chết vì bệnh viêm phổi cấp do virus corona không ngừng gia tăng, tại Trung Quốc, một làn sóng tiếc thương và phẫn nộ đang bùng lên trên các mạng xã hội sau khi bác sĩ Lý Văn Lượng (Li Wenliang), 34 tuổi, qua đời hôm 07/02/2020 vì bị lây nhiễm virus từ một bệnh nhân. Bác sĩ Lý Văn Lượng là một trong những bác sĩ đầu tiên tiết lộ thông tin dịch bệnh viêm phổi cấp do virus xuất phát từ chợ hải sản Vũ Hán hồi cuối tháng 12. Vị bác sĩ trẻ đã từng bị bắt vì tội phát tán thông tin sai lệch rồi sau đó được phục hồi danh dự. Từ Bắc Kinh, thông tín viên RFI cho tường thuật : Chúng ta không bao giờ được lãng quên bác sĩ Lý, vị bác sĩ đã nói tới một căn bệnh bị gọi là tin đồn. Chúng tôi muốn tự do ngôn luận. Dường như chưa bao giờ các mạng xã hội lại hòa đồng như vậy, hay đúng hơn là chưa bao giờ được phối hợp hài hòa với nhau đến thế tại Trung Quốc. Các nhân viên kiểm duyệt đã không thể kiểm soát được nỗi giận dữ của cư dân mạng. Thông tin về cái chết của vị bác sĩ trẻ chuyên khoa mắt, người cảnh báo về dịch bệnh, đã được lan truyền từ trước nửa đêm, sau đó chính thức được bệnh viện trung tâm Vũ Hán thông báo vào 02 giờ 58 phút sáng hôm 07/02/2020. Trên tài khoản chính của trang mạng xã hội Weibo, các đồng nghiệp của bác sĩ Lý trên tuyến đầu chống dịch viết : Bác sĩ Lý Văn Lượng đã bị lây nhiễm trong cuộc chiến mới chống dịch bệnh viêm phổi cấp do virus corona gây ra (…) Chúng tôi xin chia sẻ nỗi tiếc thương sâu sắc và xin chia buồn. Sau đó, trên mạng internet xuất hiện rất nhiều hình ảnh những ngọn nến được thắp sáng và những lời vĩnh biệt bác sĩ Lý được viết cỡ lớn trên nền tuyết trắng. Đối với một số cư dân mạng, không được phép quên và không thể tha thứ cho việc này. Họ còn đăng lại bình luận của đài truyền hình trung ương Trung Quốc thông báo việc bắt các bác sĩ bị cáo buộc phát tán thông tin sai lệch hồi cuối tháng 12/2019 trong đó có vị bác sĩ trẻ mới qua đời hôm nay. Nhà chức trách địa phương đã có lời chia buồn đến gia đình người quá cố. Bác sĩ Lý đang chuẩn bị có đứa con thứ hai và đã muốn trở lại làm việc nếu ông vượt qua được thử thách dịch bệnh. Cách nay vài ngày, khi các nhà báo đến phỏng vấn, bác sĩ Lý phát biểu: Tôi nghĩ rằng một xã hội khỏe mạnh không thể chỉ có một tiếng nói duy nhất. Bắc Kinh mở điều tra Trên các mạng xã hội, còn có một hashtag, cho dù bị kiểm duyệt, nhưng vẫn lan truyền mạnh mẽ : "Chúng tôi muốn những lời xin lỗi công khai của chính phủ và cảnh sát Vũ Hán". Trong khi đó, theo AFP, chính quyền Bắc Kinh hôm nay thông báo mở một cuộc điều tra xoay quanh việc bác sĩ Lý từng bị bắt vì cố gắng cảnh báo dịch bệnh. WHO vẫn "tin tưởng" Bắc Kinh Tin bác sĩ Lý Văn Lượng qua đời khiến Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO "xúc động" nhưng định chế đa quốc gia này một lần nữa quả quyết là Bắc Kinh không hề che giấu thông tin về dịch viêm phổi virus corona. Trong cuộc họp báo hôm 06/02/2020, một quan chức của Tổ Chức Y Tế Thế Giới một lần nữa nhấn mạnh rằng chính quyền Trung Quốc đã hoàn toàn "minh bạch" trong hồ sơ này. Trong khi đó tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Rights Watch khẳng định "Trung Quốc đã không nói tất cả sự thật về virus corona" và đã "che giấu nhiều báo cáo về dịch bệnh này khi sự thật đã được phơi bày tại Vũ Hán". Đăng ngày: 07/02/2020 | ||||
CÚM VŨ HÁN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM Posted: 07 Feb 2020 02:06 PM PST Một trong những nạn nhân của chính sách bưng bít thông tin trong vụ khủng hoảng cúm Vũ Hán - bác sĩ Lý Văn Lượng (Li Wenliang) - đã chết. Cái chết bác sĩ Lý có đánh thức được lương tri giới lãnh đạo Bắc Kinh? Với người dân Trung Quốc, bây giờ, khi giáp mặt tử thần với sự đe dọa an nguy cá nhân lẫn người thân, liệu họ có thể bắt đầu thấy được khiếm khuyết sự vận hành của đường lối "trật tự kỷ cương" và "ổn định chính trị" dưới sự lãnh đạo từ "Đảng sáng suốt quang vinh"? Tất cả hệ quả của chế độ toàn trị mà hệ thống cầm quyền Trung Quốc từ hàng chục năm qua luôn cố chấp không thừa nhận, hoặc chưa bao giờ giải quyết đến tận cùng vì chạm đến gốc rễ thay đổi thể chế, bây giờ lộ ra mồn một: từ quán tính đùn đẩy; đổ lỗi lên nhau; thói quen bào chữa "rút kinh nghiệm"; tình trạng xây dựng bộ máy cầm quyền "con ông cháu cha" và hệ thống "cán bộ" vừa "hồng" vừa "chuyên" (dù yếu tố trung thành tuyệt đối với Đảng luôn quan trọng hơn khả năng chuyên môn); nguyên tắc điều hành và chỉ thị "theo quy trình"; đến chủ thuyết "giữ vững ổn định chính trị" bằng mọi giá… Gần như bất cứ vấn đề nghiêm trọng nào, từ chính trị đến xã hội, hệ thống cầm quyền cũng đều "giải thích" bằng những "nguyên nhân khách quan" hoặc gây ra bởi "đối tượng phản động" hay "thế lực thù địch nước ngoài". Nhà cầm quyền luôn bác bỏ mọi lời khuyên và luôn thù ghét mọi chỉ trích. Những hệ quả tất yếu của bộ máy lãnh đạo toàn trị, từ mua bằng cấp học vị (kể cả trong ngành y) để tiến thân, đến "chủ nghĩa tư bản thân hữu", đều được cho là "sai lầm cá nhân" chứ không phải "lỗi hệ thống". Người dân luôn được "dạy" rằng, cứ yên tâm làm giàu và sống "theo Hiến pháp và pháp luật", mọi việc khác đã có "Đảng" lo và tuyệt đối không nghe theo tuyên truyền chống phá Nhà nước. Bác sĩ Lý Văn Lượng (Li Wenliang), một trong những người đầu tiên cảnh báo coronavirus, từng bị quy kết là một trong những "kẻ xấu" như vậy. Với thế hệ trẻ trưởng thành trong một đất nước có nền kinh tế thứ hai thế giới, nơi giới lãnh đạo không ngừng nhồi nhét vào đầu họ hình ảnh sức mạnh vũ bão của "giấc mơ Trung Quốc", về năng lực nghiên cứu trí tuệ nhân tạo nhất nhì thế giới, về uy lực một quân đội đang làm khiếp vía khu vực…, họ mặc nhiên tin tuyệt đối vào nhà cầm quyền. Có thể thấy sự hân hoan đến mức ngây thơ của họ trong chương trình kỷ niệm 70 năm Quốc khánh vào tháng 10-2019. Họ dường như chẳng thấy có gì sai khi được yêu cầu phải hiểu là "yêu chế độ" đồng nghĩa với "yêu nước". Hệ thống tuyên truyền trên không gian mạng, với đội ngũ dư luận viên "ngũ mao đảng", ra rả điều đó hàng ngày và luôn ào ạt xuất quân đè bẹp bất kỳ thông tin "tiêu cực" nào trong những sự kiện gây chấn động dư luận. Trong vụ coronavirus, lực lượng này đã "ra trận" dữ dội trong suốt những tuần đầu tiên khi có tin về trận dịch cúm nguy hiểm và bất trị bắt đầu bùng nổ ở Vũ Hán. Thậm chí Vương Quảng Phát (Wang Guangfa), một trong những cố vấn y tế quốc gia hàng đầu Trung Quốc, trưởng khoa hô hấp Bệnh viện Đệ nhất thuộc Đại học Bắc Kinh (Bắc Kinh Đại học Đệ nhất Y viện chủ nhâm), còn trấn an dân chúng rằng cơn dịch hoàn toàn trong vòng kiểm soát, cho đến khi chính ông ta sau đó cũng bị lây nhiễm (New York Times 4-2-2020). Cho đến nay, khi thế giới, chứ không chỉ Trung Quốc, đang bị ảnh hưởng một phần của sự bưng bít liên quan dịch cúm Vũ Hán, Bắc Kinh tiếp tục siết chặt kiểm soát thông tin. Cách đây một tuần, ChinaDigitalTimes (29-1-2020) cho biết, bài báo mang tựa "Kinh tế Trung Quốc ảnh hưởng như thế nào nếu WHO được báo cáo đầy đủ về dịch cúm coronavirus?", trên tờ Tam Liên Sinh Hoạt chu san (Sanlian Life Week-三联生活周刊), đã bị rút xuống khỏi tất cả website đăng nó. Ngày 31-1-2020, tổ chức Những người bảo vệ nhân quyền Trung Quốc (Trung Quốc nhân quyền hản vệ giả) thuật thêm, ngày 14-1-2020, cảnh sát Vũ Hán đã tạm giữ các phóng viên Hong Kong thuộc RTHK, Commercial Radio, TVB và NOW TV, khi họ đến bệnh viện Phương Thương (theo link dẫn từ công cụ tìm kiếm Google, tôi thử vào website bệnh viện này, http://whjy.com.cn/ nhưng website đã đóng, với hàng thông báo "Hệ thống thăng cấp duy hộ trung, thỉnh sảo hậu tái thí"– MK). Việc siết chặt thông tin ở thời điểm hiện tại thậm chí gay gắt hơn. Trên New York Times (5-2-2020), phóng viên Raymond Zhong thuật rằng, báo chí Trung Quốc đã được lệnh tập trung vào các đề tài "tích cực", chẳng hạn nỗ lực của đội ngũ bác sĩ lẫn chính quyền. Vài ngày được "xả giận" của cộng đồng sau khi trận cúm bùng phát giờ lại bị chặn đứng, đặc biệt sau khi Tập Cận Bình và giới lãnh đạo chóp bu tuyên bố trong cuộc họp ngày 3-2-2020 rằng Bắc Kinh sẽ "thắt chặt kiểm soát thông tin trên mạng" như một trong những biện pháp duy trì ổn định xã hội. Tân Hoa Xã bắt đầu nói đến "sự cần thiết thể hiện đoàn kết và nương tựa nhau giữa thời khắc khó khăn". Một tài khoản Weibo kêu gào: "Năng lượng tích cực cuối cùng cũng xuất hiện". Thông điệp ngắn này nhận được hơn 27.000 lượt thích nhưng tất cả bình luận bên dưới đều bị xóa và sau đó không ai được vào bày tỏ ý kiến. Theo một chỉ thị nội bộ mà New York Times tiếp cận được, phóng viên Tân Hoa Xã đã bị yêu cầu không nhắc đến việc Tổ chức Y tế Thế giới tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu liên quan cúm Vũ Hán và không được viết về các khu vực lây nhiễm ở nước ngoài. "Chỉ viết những gì cần viết" - chỉ thị nêu. Hàng loạt bài báo "tiêu cực" bắt đầu bị chặn hoặc bị xóa gần đây, trong đó có bài viết trên tờ Tài Kinh (Caijing) ngày 2-2-2020 liên quan con số thống kê tử vong tại Vũ Hán; hoặc thậm chí bài phỏng vấn một chủ dây chuyền nhà hàng nổi tiếng nói rằng ông có thể phá sản trong vài tháng tới nếu dịch bệnh không được khống chế… Câu chuyện Vũ Hán từ giờ trở đi, tại Trung Quốc, sẽ là bức tranh xám xịt được trét màu hồng. Với chủ trương cai trị gần như y hệt Trung Quốc, không thể không liên tưởng sự kiện khủng hoảng cúm Vũ Hán với Việt Nam, nơi mà Bộ Công an đang "phối hợp" với Bộ Y tế kiểm soát tình hình lây nhiễm coronavirus, nơi một phó Ban tuyên giáo trung ương vừa được điều về giữ chức thứ trưởng Bộ Y tế. Nếu một tỉnh thành nào đó ở Việt Nam xảy ra trận dịch kinh khủng tương tự Vũ Hán, chính quyền địa phương đó sẽ làm gì khác với chính quyền thành phố Vũ Hán? Họ có dám công bố nguy cơ dịch bệnh với truyền thông trước khi nhận được chỉ thị từ trung ương? Một bác sĩ có lương tri, như Lý Văn Lượng ở Trung Quốc, có bị bắt vì tội "tuyên truyền gây hoang mang bất ổn xã hội"? Nếu một trận dịch tương tự Vũ Hán xảy ra ở Việt Nam, người dân có thể tin vào những gì báo chí chính quyền nói, và tin vào hành động trấn an theo cách như giới chức Đà Nẵng từng đi tắm biển và rủ nhau ăn mực hồi vụ khủng hoảng Formosa? Lực lượng dư luận viên vẫn ra sức "chiến đấu" bảo vệ chế độ, kể cả khi sự an toàn sức khỏe và thậm chí sinh mạng mình lẫn người thân đặt may rủi vào "niềm tin" "mọi việc đã có Đảng lo"? Một trận đại dịch nếu xảy ra ở Việt Nam, chắc chắn không có phép lạ nào giúp Việt Nam dựng được những trạm xá dã chiến trong vài ngày. Bộ máy y tế Việt Nam không đủ mạnh để giải quyết nổi cuộc khủng hoảng y tế nghiêm trọng tương tự, nếu không có sự giúp đỡ nước ngoài. Để được nước ngoài giúp và để cứu đất nước thoát khỏi một trận dịch tương tự nếu có, nhà cầm quyền cần "cứu" chính họ, bằng cách duy nhất là minh bạch, và bằng cách không đặt vấn đề "xử lý khủng hoảng thông tin" cũng như "giữ gìn ổn định xã hội" quan trọng hơn sinh mạng người dân. Thay vì yêu cầu báo chí "gỡ bài", như hồi sự kiện Formosa, báo chí cần được cung cấp và tường thuật chính xác những gì thật sự xảy ra. Chính quyền toàn trị Việt Nam dĩ nhiên thừa kinh nghiệm đối phó các vụ khủng hoảng chính trị-xã hội nhưng nhà cầm quyền, dù bắt chước mô hình cai trị hệt Trung Quốc, vẫn còn kém Trung Quốc xa về "nội lực chuyên môn" lẫn kỹ thuật và tài chính để có thể thoát ra được một cuộc khủng hoảng y tế đe dọa sinh mạng hàng triệu người. Chẳng có sự ổn định nào còn tồn tại, một khi con người, kể cả những người trong hệ thống đảng trị, đối mặt rất gần với cái chết và đứng rất sát trước một sự thật hiện ra sờ sờ: họ là nạn nhân của một chính sách bưng bít và dối trá. ….. - Có lẽ chưa bao giờ bằng lúc này người dân Trung Quốc tự vấn rằng liệu Đảng có đủ "tài" để lãnh đạo đất nước vượt qua tất cả thử thách không (ảnh: Kevin Frayer/Getty Images) - Cái chết của bác sĩ Lý Văn Lượng (Li Wenliang) đang gây chấn động dư luận Trung Quốc | ||||
KHÔNG CÓ TỰ DO ĐỂ NÓI LÊN SỰ THẬT - KHÔNG CÓ CẢ TỰ DO ĐỂ CHẾT Posted: 07 Feb 2020 02:07 PM PST "Đột nhiên, bệnh viên trung ương Vũ Hán thông báo bác sỹ Lý vẫn chưa chết và đang được cứu chữa bằng kỹ thuật Oxy hóa máu qua màng ngoài cơ thể (ECMO), hay là chạy tim phổi nhân tạo. Những bản tin buồn lần lượt biến mất, hàng triệu người ngây thơ cầu nguyện và thầm mong vào một phép lạ. Nhưng cũng hàng triệu người khác biết thừa nhà cầm quyền đang mua thời gian để có thể ứng phó trước cơn giận dữ chưa từng thấy trong xã hội, khi mà bộ máy kiểm duyệt khổng lồ gần như bất lực." Trái tim của bác sỹ Lý Văn Lượng, một trong 8 bác sĩ đầu tiên cảnh báo về bệnh viêm phổi do virus corona gây ra ở Vũ Hán và bị cảnh cáo về việc này, đã ngừng đập vào lúc 21 giờ 30 phút ngày 6.2. (Không phải vào lúc 2 giờ 58 phút ngày 7.6 như chính quyền thông tin) Những nỗ lực cấp cứu đều vô ích. Các bác sỹ đồng nghiệp của anh đã thông báo tin buồn này cho nhiều phóng viên tụ tập ở bệnh viên trung ương Vũ Hán đưa tin về việc điều trị dịch corona. Từ những cơ quan truyền thông quốc doanh thập thành như Nhân Dân nhật báo, Hoàn Cầu thời báo cho đến những tờ báo chuyên nghiệp bậc nhất ở Trung Quốc như Tài Tân đều đã phát đi tin tức xáo động nhân tâm này. Như một con đập khổng lồ vỡ tung sau một sự dồn nén cảm xúc cực độ kéo dài vài tuần lễ qua, vô số dòng trạng thái phản ứng ùa ra như thác lũ trên mạng xã hội ở Trung Quốc. Hàng triệu người trong số đó đang sống trong cảnh như bị giam lỏng trong chính ngôi nhà của mình vì lệnh phong tỏa để phòng chống bệnh dịch mà bác sỹ Lý đã lần đầu tiên cảnh báo cho những đồng nghiệp của mình vào ngày 30.12.2019. Cơn đau buồn mau chóng trở thành phẫn nộ, trong lúc vinh danh và tưởng nhớ người anh hùng của những người bình thường này, hàng triệu người cũng tự hỏi về những hậu quả từ việc nhà cầm quyền bịt miệng bác sỹ Lý và 7 đồng nghiệp của ông. Trong một sự đoàn kết hiếm thấy nhiều thập niên qua, gần như mọi thành phần trong xã hội Trung Quốc hòa nhịp thống thiết kêu gào về một thứ: Tự do ngôn luận, điều lẽ ra có thể đã cứu mạng bác sỹ Lý và cứu cho Trung Quốc khỏi những điêu tàn hiển hiện của cơn dịch đang hoành hành. Trend liên tục xuất hiện như sóng Trường Giang, lớp này bị kiểm duyệt thì lớp khác xuất hiện. Hashtag "chúng tôi muốn tự do ngôn luận" vừa mất tăm thì hashtag "chúng tôi ĐÒI HỎI tự do ngôn luận" lập tức được hàng triệu người chia sẻ. Người ta chưa từng chứng kiến một phản ứng tập thể nào ở mức độ như thế, ít nhất từ năm 1989. Đột nhiên, bệnh viên trung ương Vũ Hán thông báo bác sỹ Lý vẫn chưa chết và đang được cứu chữa bằng kỹ thuật Oxy hóa máu qua màng ngoài cơ thể (ECMO), hay là chạy tim phổi nhân tạo. Những bản tin buồn lần lượt biến mất, hàng triệu người ngây thơ cầu nguyện và thầm mong vào một phép lạ. Nhưng cũng hàng triệu người khác biết thừa nhà cầm quyền đang mua thời gian để có thể ứng phó trước cơn giận dữ chưa từng thấy trong xã hội, khi mà bộ máy kiểm duyệt khổng lồ gần như bất lực. Giới nhà báo và bác sỹ tại bệnh viện Vũ Hán choáng váng và phẫn nộ. Các phóng viên biết chắc họ đã đưa những bản tin chính xác. Các bác sỹ biết chắc đồng nghiệp của họ đã ra đi. Sử dụng ECMO VÀI TIẾNG sau khi tim đã ngừng đập? Bác sỹ Lý đang được cải tử hoàn sinh không phải bằng một liệu pháp y tế mà bằng một quyết định chính trị. Vị bác sỹ đáng kính chưa được phép chết khi mà Trung Nam Hải vẫn chưa suy nghĩ ra cách đối phó với cơn cuồng phong bạo vũ từ cái chết của anh. Đó là một cuộc cấp cứu không phải cho sinh mệnh của bác sỹ Lý mà là cho uy tín của Đảng Cộng sản Trung Quốc và những nhà lãnh đạo độc đoán của nó - một cuộc cấp cứu chính trị, một sự hành hạ kinh tởm xác thân của vị bác sỹ anh hùng. Trần Khánh Khánh, cô phóng viên yêu đảng thuần thành của tờ Hoàn Cầu thời báo trong tâm trạng gần như nổi loạn giận dữ viết trên mạng: "Bác sỹ Lý không có tự do để nói lên sự thật. Không có cả tự do để chết". "Cách đây vài tuần người ta không cho anh tự do để nói sự thật. Nay họ cũng khước từ quyền tự do chết đi của anh", một phóng viên khác viết. Hình các bác sỹ cúi đầu chào tiễn biệt người đồng nghiệp ngay trước cửa phòng ECMO mà người ta nói là đang nỗ lực cứu chữa bác sỹ Lý bên trong xuất hiện trên mạng như một cái tát vào sự dối trá kinh tởm. "Các người tưởng chúng tôi sẽ đi ngủ, nhưng chưa đâu, chúng tôi còn thức!", dòng trạng thái tưởng không liên quan lại được hàng triệu lượt chia sẻ. Nó hàm ý họ biết nhà cầm quyền cố gắng sử dụng bài vở kéo dài việc thông báo cái chết khi trời đã sang ngày, khi nhiều người say ngủ để giảm nhẹ phản ứng. "Anh có thể làm việc này không? Anh có hiểu không?" là một hashtag trending khác. Đó là hai câu hỏi mà bác sỹ Lý phải trả lời và điểm chỉ trong biên bản khiển trách trước đó. "Việc này" chính là im lặng và "hiểu" chính là hiểu anh sẽ bị trừng phạt nặng nề hơn nếu "tái phạm". Bác sỹ Lý không phải là một người hùng tạo thời thế, đội đất vá trời. Anh chỉ là người bình thường, anh không đăng tải thông tin công khai trên mạng hay là whistleblower đúng nghĩa, anh chỉ cảnh báo cho những người đồng nghiệp và anh cũng cam chịu khi bị trả đũa như đại đa số những người thấp cổ bé họng bình thường khác. Nhưng chính sự bình thường đó khiến anh trở thành một nhân vật gây chấn động nhân tâm. Bởi người dân Trung Quốc nhìn thấy chính họ trong khổ nạn của anh, bất kỳ người bình thường có lương tri nào cũng có thể trở thành như bác sỹ Lý, cũng có nỗi phẫn uất như anh. Và họ cảm thấy "đã đủ rồi". Hậu quả kinh hoàng đã nhãn tiền và tình trạng này không thể kéo dài hơn được nữa. "Chúng tao không hiểu. Mẹ kiếp!", cũng là một hashtag trending khác, trả lời cho câu hỏi "Anh có hiểu không?" khi mà người ta vẫn đang dối trá rằng bác sỹ Lý đang được cứu chữa. Một bức hình xúc động khác cũng trở nên viral trên mạng. Đó là hình ảnh một thiên thần đeo khẩu trang đang dìu bác sỹ Lý bay lên trời, giữa không trung một chiếc kéo thò ra cắt phăng đôi cánh thiên thần. Chiếc kéo kiểm duyệt, chiếc kéo của nhà cầm quyền chưa cho bác sỹ Lý ra đi, buộc anh phải lưu lại trần thế vài tiếng nữa, để cứu chữa cho sinh mệnh chính trị của họ. Nhưng như một hệ thống không thể sửa chữa luôn phạm hết sai lầm này đến sai lầm khác mỗi khi có khủng hoảng, những nỗ lực lấy giấy gói lửa trên chỉ càng khiến dư luận Trung Quốc giận dữ hơn. Điều gì đến cũng phải đến, rạng sáng ngày, Bệnh viện trung ương Vũ Hán thông báo bác sỹ Lý qua đời vào lúc 2 giờ 58 phút ngày 7.6, sau những nỗ lực cứu chữa. Một chỉ thị tuyên giáo cũng được ban hành, yêu cầu các tổ chức truyền thông tuân thủ nghiêm ngặt tiêu chuẩn dẫn nguồn, cấm mở bình luận, từ từ hạ nhiệt những tìm kiếm về bác sỹ Lý… Nhưng, như một phóng viên đã viết: "Là một nhà báo, tôi sẽ không viết bác sỹ Lý chết vào rạng sáng nay như họ thông báo. Bác sỹ Lý đã chết lúc 21 giờ 30 đêm 6.2". Đối với nhiều thế hệ, từ những người trưởng thành sau năm 1989 cho đến lớp lớn lên giữa sự bùng nổ về kinh tế và công nghệ của Trung Quốc trong thập niên 2000, những gì xảy ra đêm qua đã mở mắt cho họ. Họ đã biết có một thứ cần đòi hỏi: "Tự do ngôn luận". "Vô số người trẻ sẽ trưởng thành qua đêm nay: Thế giới không đẹp như chúng ta từng tưởng tượng. Các bạn có giận dữ không? Nếu bất kỳ ai trong số chúng ta ở đây có vinh dự lên tiếng vì công chúng trong tương lai, làm ơn hãy nhớ đến nỗi giận dữ của các bạn đêm nay!". Giới cầm quyền Trung Quốc đang trải qua cuộc khủng hoảng lớn nhất trong vài thập niên qua. Có thể họ sẽ không mất ngay vai trò lãnh đạo ở Trung Quốc trong tương lai gần, nhưng có một thứ họ đã mất đi rất nhiều trong đêm qua: sự chính danh. | ||||
Posted: 07 Feb 2020 01:46 PM PST Trở mặt và lưu manh như chính quyền cộng sản Trung Quốc thì chỉ có một, ngay cả Triều Tiên cũng không ăn nói trước sau bất nhất ngay lập tức kiểu này. Dịch bệnh xuất hiện ở Trung Quốc ít nhất vào đầu tháng 12/2019, nhưng vì chính quyền này họ nghĩ họ kiểm soát được vi rút như con người, và trong bối cảnh kinh tế bết bát vì chiến tranh thương mại, ĐCS Trung Quốc đã lựa chọn bưng bít thông tin để cố gắng nhanh nhất dọn dẹp cho xong vấn đề con vi rút với tên 2019-nCoV (vì xuất hiện năm 2019 nên nó có năm đứng trước tên là như vậy). Nhưng thực không may là nó lại trở nên mất kiểm soát, đến nay đã nhiễm toàn lãnh thổ Trung Quốc và còn lan rộng ra hơn hai chục nước trên thế giới, bao gồm cả châu Âu và Mỹ, Úc. Nó trở thành thảm hoạ toàn cầu chỉ trong ít ngày, khi thế giới còn chưa hết sửng sốt và bàng hoàng. Mỹ đã đề nghị được cử chuyên gia đến hỗ trợ và xử lý dịch bệnh Vũ Hán, nhưng TQ từ chối. Nay tình hình ngày càng trở nên tồi tệ khi theo thống kê, con số kiểm đếm được mỗi ngày tăng lên chóng mặt cả về số ca nhiễm mới và số người tử vong cộng thêm. Và bây giờ họ lại trách Mỹ không giúp đỡ. Đúng như cung cách vừa ăn cướp vừa la làng ở Biển Đông đối với Việt Nam. Vừa phát biểu với quan điểm hoà bình, hợp tác và không đề cập tới vấn đề Biển Đông khi phát biểu trước Quốc hội Việt Nam, nhưng ngay sau đó, khi bước chân ra diễn đàn châu Á (tại Shangrila), Tập lại tuyên bố chủ quyền đường lưỡi bò chín đoạn không tranh cãi. Sự lưu manh, ngay cả trong cách hành xử với dân chúng lẫn với quan hệ quốc tế, thể hiện phẩm chất một chính quyền không thể định nghĩa khác hơn là tội phạm. Mặc dù vậy, với thảm hoạ, cần chia sẻ với những khổ nạn của người dân xứ này. Họ cũng khốn khổ đủ bề trong một nhà tù khổng lồ với hơn 1.4 tỷ dân mà không được giao du với thế giới bên ngoài (chỉ có mạng nội bộ do ĐCS thiết lập để kiểm soát mọi thông tin và giao dịch, đời sống của người dân trong lòng của nó). ĐCS Trung Quốc đã gây ra quá nhiều tai hoạ cho nhân dân của mình, lịch sử có Mao đã làm chết và giết tới từ 60 - 80 triệu dân trong thời kỳ hắn cai trị. Sau đó là Đặng Tiểu Bình với Thiên An Môn và Giang Trạch Dân với Pháp Luân Công và Tập với người Duy Ngô Nhĩ (Tân Cương) và Tây Tạng. Thế giới vẫn luôn hướng về thảm hoạ và sẵn sàng chia sẻ, nhưng ngay từ đầu, với một phẩm chất không vì nhân dân, họ bưng bít thông tin và làm cho mọi thứ ngày càng trở nên khủng khiếp hơn. Nên nhớ, vi rút không như con người và nó không biết sợ hãi, cũng không cần họp chi bộ mới quyết định lây lan. Đừng biến nhân dân của mình thành một phương tiện nữa, tội ác của một chính quyền như thế, nhân loại vẫn chứng kiến và lịch sử vẫn ghi lại từng ngày. Ls Lê Luân. | ||||
Tâm tư sau cuối của bác sĩ Lý Văn Lượng: Nếu được chọn lại, tôi vẫn sẽ lên tiếng! Posted: 07 Feb 2020 01:36 PM PST
Cuộc phỏng vấn cuối cùng của bác sĩ Lý Văn Lượng với Báo Thanh niên Trung Quốc diễn ra vào ngày 31/1, khi anh đã ở trong bệnh viện 19 ngày. Rạng sáng ngày 7/2, Bệnh viện Trung tâm thành phố Vũ Hán (Hồ Bắc, Trung Quốc) thông báo,, bác sĩ Lý Văn Lượng, thuộc chuyên khoa mắt của bệnh viện đã qua đời vào lúc 2h58 cùng ngày, sau thời gian chiến đấu với dịch bệnh viêm phổi do chủng mới virus corona(nCoV) gây ra. Trước đó, vào ngày 2/2, cập nhật về tình hình sức khỏe bản thân trên tài khoản wechat cá nhân, bác sĩ Lý cho biết, anh có kết quả dương tính với nCoV, trong khi bố mẹ - những người bị lây nhiễm chủng virus này đã ra viện. "Cảm ơn sự quan tâm của tất cả mọi người", anh viết. Đáng chú ý, ở phần chữ ký của tài khoản wechat, bác sĩ Lý đã lưu lại câu nói nổi tiếng: "Mọi lý thuyết chỉ là màu xám, chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi". Được biết, cuộc phỏng vấn cuối cùng của bác sĩ Lý với Báo Thanh niên Trung Quốc diễn ra vào ngày 31/1, khi anh đã ở trong bệnh viện 19 ngày. Dưới đây là toàn bộ nội dung cuộc phỏng vấn: Phóng viên Báo Thanh niên Trung Quốc (PV): Sức khỏe của anh bây giờ thế nào? Bác sĩ Lý Văn Lượng (Bác sĩ Lý): Tinh thần và cảm giác thèm ăn tốt hơn rất nhiều nhưng tôi vẫn khó thở, không thể di chuyển, tuyệt đối phải nằm nghỉ ngơi trên giường. Chức năng phổi phục hồi chậm, mọi thứ khác vẫn ổn. PV: Anh khi đó phát hiện ra thông tin về virus SARS như thế nào? Cơ sở phán đoán là gì? Có phản ánh lên cấp trên chứ? Lãnh đạo quyết định như thế nào? Bác sĩ Lý: Vào thời điểm đó, một đồng nghiệp đã gửi cho tôi báo cáo xét nghiệm của một bệnh nhân. Kết quả sàng lọc mầm bệnh cho thấy rằng, trong chỉ số dương tính (độ tin cậy cao), đứng đầu là chủng virus corona gây bệnh SARS. Bởi vì đó không phải là bệnh nhân của tôi nên tôi không tiện báo cáo lên cấp trên. PV: Từ khi nào anh có phán đoán rằng bệnh viêm phổi này sẽ truyền từ người này sang người? Khi đó anh có thấy sợ hãi không? Bác sĩ Lý: Vào ngày 9/1, tôi tiếp nhận một bệnh nhân, sau đó biết được bệnh nhân này bị lây nhiễm từ người nhà và tôi chắc chắn rằng căn bệnh này đã được truyền từ người sang người. Rất nhanh, tôi có triệu chứng ho vào ngày 10/1 và bắt đầu bị sốt vào ngày 11/1. Khi đó tôi đã cảm thấy rất sợ hãi. PV: Vì sao lại sợ hãi? Thời điểm đó, anh nghĩ thế nào về khả năng gây bệnh của chủng virus này? Bác sĩ Lý: Tôi sợ tôi không thể phục hồi. Tôi đã xin tư vấn các đồng nghiệp khoa hô hấp vào thời điểm đó. Họ cho rằng, khả năng gây bệnh của virus này có thể không bằng SARS, sau đó còn an ủi rằng, tôi còn trẻ, không có thuốc đặc trị nên cần thời gian. Phóng viên: Anh đã biết được thông tin về virus vào ngày 30/12. Tại sao anh vẫn bị nhiễm bệnh? Bác sĩ Lý: Bởi vì tôi ở khoa mắt, không ngờ lại tiếp xúc với người bệnh (viêm phổi do virus corona mới) nhanh đến thế, tôi đã quá sơ suất. Bây giờ nghĩ lại, mọi thứ đến quá nhanh, quá nhanh rồi. PV: Anh đã làm xét nghiệm axit nucleic sau khi nhập viện? Tại sao mãi không có kết quả xét nghiệm? Bác sĩ Lý: Tôi cũng không biết tại sao tôi mãi không có kết quả chẩn đoán, nhưng gần đây tôi đã xét nghiệm lại và kết quả là âm tính. PV: Anh đã xem CT của mình chưa? Nó như thế nào? Bác sĩ Lý: Trong lần kiểm tra thứ hai, kết quả hình ảnh đã rất xấu nhưng tất cả đều trong dự liệu. Tôi biết căn bệnh này có một quá trình phát triển. Vào thời điểm đó, tôi không thể tách khỏi ống thở oxy nồng độ cao, chỉ chuyển mình thôi đã rất mất sức, rất đau đớn. (Hình ảnh CT do bác sĩ Lý cung cấp cho thấy vào thời điểm kiểm tra lần thứ hai, khoảng 80% phổi đã chuyển sang màu trắng.) PV: Anh có nghĩ rằng những điều anh nói trong nhóm Wechat là tin đồn không? Tại sao anh lại ký (biên bản làm việc tại đồn cảnh sát)? Bác sĩ Lý: Tôi nghĩ những điều tôi nói đều không phải là tin đồn. Tôi là bác sĩ. Tôi tin kết quả xét nghiệm. Hơn nữa, sau đó tôi cũng nhấn mạnh rằng, đó là virus corona và nó đang phân chia. Tôi đã ký vì tôi muốn việc này nhanh chóng qua đi. Sau khi ra khỏi đồn cảnh sát, tôi cảm thấy nhẹ nhàng hơn. Rốt cuộc, tôi đã không bị giam giữ. Tôi không ngờ rằng có quá nhiều chuyện xảy ra sau đó. PV: Các chuyên gia từ Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh quốc gia nói rằng anh rất đáng kính trọng, anh nghĩ sao về đều này? Bác sĩ Lý: Tôi chỉ là một người bình thường, không phải là anh hùng. Nhưng nếu mọi người đều biết sớm về dịch bệnh, sớm bảo vệ sức khỏe bản thân thì tình hình chắc chắn sẽ tốt hơn hiện nay. PV: Vào ngày 30/2, sau khi anh gửi thông tin dịch bệnh cho bạn bè, họ có chuẩn bị gì không? Bác sĩ Lý: Nhiều người trong số họ đã mua khẩu trang và nhắc nhở người thân. Sau khi ảnh chụp màn hình bị lan truyền ra ngoài, mọi người đều lo lắng cho tôi và lên tiếng bảo vệ tôi. PV: Khi nào bệnh viện bắt đầu thông báo bảo vệ sức khỏe? Hình thức thông báo là gì? Bác sĩ Lý: Đó là vào khoảng ngày 10/1. Sau cuộc họp của bệnh viện, khoa đã thông báo chúng tôi nên chú ý đến việc bảo vệ sức khỏe và dự phòng cấp III. Nhưng tại thời điểm đó, tôi sợ rằng không đạt được sự bảo vệ cấp III hoàn toàn. PV: Anh sẽ làm gì nếu toàn bộ sự việc có thể quay trở lại từ đầu? Bác sĩ Lý: Tôi vẫn sẽ nhắc nhở bạn bè chú ý. PV: Sau khi hồi phục, anh vẫn sẽ là bác sĩ chứ? Anh có để con mình chọn nghề này không? Bác sĩ Lý: Tôi vẫn sẽ làm bác sĩ, tôi không có kỹ năng nào khác. Nhưng tôi sẽ không khuyên con tôi làm bác sĩ, nguy cơ quá cao. PV: Điều gì khiến anh lo lắng nhất bây giờ? Bác sĩ Lý: Tôi lo lắng nhất là người thân, bố mẹ tôi vẫn đang nằm viện, vợ tôi đang mang thai. Giờ đây điều gì cũng không còn quan trọng nữa. Tôi hy vọng rằng dịch bệnh sẽ được kiểm soát nhanh nhất có thể và mọi người đều mạnh khỏe. | ||||
Bác sĩ cảnh báo sớm về virus Corona được xác nhận đã qua đời Posted: 07 Feb 2020 01:26 PM PST Minh Khôi | 07/02/2020 06:38
Bệnh viện Trung ương Vũ Hán xác nhận, bác sĩ Lý Văn Lượng một trong những người cảnh báo sớm về virus Corona đã qua đời vào sáng sớm thứ Sáu. Vài giờ sau khi phủ nhận thông tin về cái chết của bác sĩ Lý Văn Lượng, tài khoảng Weibo của bệnh viện Vũ Hán thông báo: "Trong cuộc chiến chống lại bệnh viêm đường hô hấp cấp do nhiễm virus corona chủng mới, bác sĩ nhãn khoa của bệnh viện chúng tôi, Lý Văn Lượng, đã không may bị nhiễm bệnh. Anh ấy đã qua đời sau tất cả những nỗ lực của chúng tôi. Chúng tôi vô cùng thương tiếc". Bác sĩ Lý, 34 tuổi, qua đời lúc 2 giờ 58 phút sáng thứ Sáu, bệnh viện cho biết thêm. Bác sĩ Lý Văn Lượng là một trong những bác sĩ đầu tiên cố gắng cảnh báo về sự bùng phát của virus Corona. Anh cũng từng bị cảnh sát địa phương khiển trách vì phát tán thông tin không chính xác. Trước đó, truyền thông Trung Quốc đưa tin về cái chết của bác sĩ Lý, nhưng bệnh viện Vũ Hán phủ nhận thông tin này và cho biết, bác sĩ Lý còn sống nhưng đang trong tình trạng nguy kịch. . Ngày 30/12 năm ngoái, bác sĩ Lý gửi tin nhắn cho nhóm hơn 100 các bác sĩ đồng nghiệp, cho rằng 7 ca nhiễm virus lạ có thể có nguy cơ bùng phát dịch giống SARS. Sau đó, cảnh sát đã triệu tập Lý Văn Lượng vì thông tin này. Ngày 8/1, bác sĩ Lý điều trị mắt cho một bệnh nhân nhưng không mặc đồ bảo hộ. Bệnh nhân sau đó sốt và có các triệu chứng do virus corona gây ra. Ngày 10/1, bác sĩ Lý bắt đầu có các triệu chứng tương tự. Ngày 11/1, bác sĩ bị sốt cao và được xét nghiệm nhưng có kết quả âm tính với nCoV . Ngày 12/1, bác sĩ Lý được đưa vào viện. Ngày 1/2, bác sĩ xác nhận trên mạng xã hội rằng mình nhiễm virus corona sau những lần xét nghiệm sau đó. Vợ anh hiện đang mang thai cũng nhiễm virus corona Thông tin về việc bác sĩ Lý qua đời được nhiều tờ báo Trung Quốc đăng tải bao gồm cả Tin tức Bắc Kinh và Thời báo Hoàn cầu, đã gây ra một làn sóng thương tiếc trên truyền thông xã hội Trung Quốc. |
You are subscribed to email updates from Dân quyền. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét