“Những học sinh đầu tiên trở lại trường sau đợt nghỉ covid-19” plus 14 more |
- Những học sinh đầu tiên trở lại trường sau đợt nghỉ covid-19
- Tin tức Virus Corona ngày 2/3: Số ca nhiễm tăng vọt ở Italia
- Hạn nứt đất, nước mặn như muối, khắp miền Tây ngồi trên đống lửa
- Hình ảnh ám ảnh ở nơi kẹt giữa 'bão lửa' Thổ Nhĩ Kỳ và Syria
- Kinh tế nền tảng số: Khi người Việt đang thua trên chính sân nhà
- Dịch Covid-19 lan rộng, cơ hội vàng cho gạo Việt Nam xuất khẩu
- Tuyển Việt Nam: HLV Park Hang Seo chưa kịp mừng đã phải lo
- Đà Nẵng bác tin cách ly chung cư Azura vì nhiều người Hàn Quốc bị sốt
- Chuyển cơ quan cảnh sát điều tra đơn tố cáo khẩn cấp của khách hàng Cocobay
- Đụng độ dữ dội ở biên giới Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp
- Sai phạm tại phố nhà giàu Lạng Sơn, biến cây xanh thành đất ở
- 19 lần mở bán vẫn ế, dự án ẵm giải ‘nhà ở đại chúng tốt nhất’
- Bé 3 tuổi ở Hà Nội nuốt nguyên chiếc còi, thở ra tiếng kêu
- Nông dân kể chuyện mỗi vụ cà rốt chia nhau 100 tỷ đồng
- Bắt nhóm quái xế đua xe trên QL 1 ở Tiền Giang có thủ sẵn mã tấu
Những học sinh đầu tiên trở lại trường sau đợt nghỉ covid-19 Posted: 01 Mar 2020 05:07 PM PST Sáng nay, học sinh bậc THPT ở 59 tỉnh thành đã quay trở lại trường sau thời gian dài nghỉ học phòng tránh Covid-19. Toàn quốc có 59/63 tỉnh thành đã cho học sinh THPT đi học trở lại; riêng tỉnh Bến Tre quyết định cho cả học sinh lớp 9 đến trường luôn từ tuần này. Trong khi đó, Tiền Giang, Hà Nội, Thái Bình, TP.HCM thì vẫn chốt cho toàn bộ học sinh chưa tới lớp. Tại Vĩnh Long, học sinh khối lớp 12 sẽ đi học lại từ ngày 2/3; còn học sinh khối lớp 10, 11 đi học lại kể từ ngày 9/3. Chào cờ sáng Thứ Hai trong lớp học Tại Hải Phòng, sáng nay, các học sinh, giáo viên đã quay trở lại trường để ổn định việc dạy học. Trao đổi với VietNamNet, bà Cao Tố Nga, Hiệu trưởng Trường THPT Ngô Quyền cho biết, nhà trường đã tổ chức nghi lễ chào cờ đầu tuần ngay tại các lớp, thay vì tập trung tại sân trường chung như thường lệ.
"Hầu hết các học sinh khi được hỏi đều có tâm lý thoải mái, vui vẻ khi đến trường và sẵn sàng tinh thần học tập". Bà Nga cho biết, nhà trường cũng tiến hành phát các câu hỏi khảo sát để nắm bắt, biết nhận thức của học sinh về dịch bệnh và cách phòng tránh.
Tại tỉnh Vĩnh Phúc, ghi nhận tại Trường THPT Trần Phú và THPT Bến Tre, các học sinh cũng trở lại trường đi học bình thường. Trước khi vào trường, các học sinh đều được giáo viên kiểm tra thân nhiệt, vệ sinh bằng dung dịch rửa tay khô khử trùng.
Thay giờ chào cờ bằng tiết học phổ biến kiến thức về Covid-19 Tại Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An), nhóm giáo viên và học sinh chuyên môn Hoá học đã nghiên cứu và cho ra sản phẩm xịt khô kháng khuẩn theo chuẩn WHO (an toàn cho người) vào đúng ngày học sinh trở lại trường học sáng 2/3. Trước mắt, những sản phẩm này sẽ được dùng miễn phí nội bộ cho học sinh của trường. Sau thời gian dài nghỉ học để phòng chống dịch Covid-19, sáng nay học sinh khối 12 các trường THPT trên địa bàn Đà Nẵng quay trở lại học tập. Theo quan sát, ngay ở cổng các trường đã bố trí bình nước rửa tay sát khuẩn, khẩu trang y tế cùng tờ rơi thông tin về phòng chống dịch Covid – 19. Các giáo viên cùng nhân viên y tế túc trực tại đây để đo thân nhiệt, hướng dẫn cho các em rửa tay, đeo khẩu trang theo đúng quy trình trước khi vào trường. Những em không có khẩu trang sẽ được nhà trường phát miễn phí.
Chị Phan Thị Hương, một phụ huynh nỗi thấp thỏm khi con đi học lại: "Lo thì không tránh khỏi nhưng nếu các em nghỉ quá lâu thì sẽ ảnh hưởng đến kiến thức, nhất là kỳ thi cuối năm. Khi đưa con đến lớp thấy nhà trường chuẩn bị đầu đủ các biện pháp phòng dịch tôi yên tâm hơn". Thầy Nguyễn Quang Hưng, Hiệu trưởng Trường THPT Phan Châu Trinh cho biết khối 12 của trường có 1.165 em chia thành hai ca học (buổi sáng 603 em, chiều 562 em). Trong sáng nay, 25 học sinh vắng mặt có phép. "Tiết đầu tiên của buổi sáng, nhà trường không tổ chức chào cờ như mọi khi mà sẽ để các em về lớp. Giáo viên chủ nhiệm sẽ tiến hành phổ biến kiến thức phòng chống dịch Covid-19 cho các em". Nhà trường bố trí 1 phòng riêng để cho các em nghỉ nếu có biểu hiện sốt, ho, đau đầu... Đồng thời, cũng liên hệ trước với cơ sở y tế để có thể xử lý ngay khi phát hiện các trường hợp có biểu hiện bệnh. Phát khẩu trang, nước rửa tay cho học sinh Ông Nguyễn Minh Luân, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Cà Mau cho hay học sinh cấp THPT trở lại trường học đạt tỷ lệ 97,43%. Những em vắng lý do bị bệnh thông thường hoặc do hoàn cảnh gia đình. Hầu hết học sinh đều đeo khẩu trang và thực hiện 6 bước rửa tay bắt buộc trước khi vào lớp học. 32 trường THPT đều không tổ chức chào cờ, không tụ tập đông người ở sân trường. Trong ngày đầu đi học trở lại, học sinh và sinh viên toàn tỉnh Quảng Ninh được nhà trường phát khẩu trang miễn phí và sát trùng tay trước khi vào lớp học. Để đảm bảo môi trường học đường an toàn, vệ sinh, trước ngày học sinh đi học trở lại, các nhà trường đã phối hợp với phụ huynh, học sinh đến trường tiến hành tiêu độc khử trùng, vệ sinh phòng học, phòng chức năng. Ngoài các thao tác kiểm tra sức khỏe và vệ sinh cần thiết, các trường cũng xây dựng khu vực cách li cho giáo viên, nhân viên và học sinh nếu có biểu hiện sốt, ho để kịp thời xử lý khi cần thiết. Các trường học ngoài thực hiện nghiêm biện pháp vệ sinh phòng chống dịch sẽ không tổ chức chào cờ, các hoạt động trải nghiệm, tập trung đông người; kiểm soát chặt người ra vào, mọi hoạt động đưa đón học sinh thực hiện từ ngoài cổng trường. Qũy thời gian hoàn thành chương trình và ôn thi: Tương đương năm 2019 PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Bộ GD-ĐT cho biết, hiện thời gian kết thúc năm học là 30/6, lùi 4 tuần so với mốc thời gian trước đây. Ngoài ra, trong khung kế hoạch thời gian năm học trước đây đã có 1 tuần dự phòng/ học kỳ. Các trường cũng thường kết thúc chương trình vào khoảng 25/5, còn dư gần 1 tuần để hoàn tất các công việc khác.
"Như vậy, thời điểm này học sinh và nhà trường có tổng quỹ thời gian 6 tuần để sử dụng vào việc dạy học bù cho thời gian nghỉ. Vì thế không cần lo bố trí dạy tăng ca hay dạy vào ngày nghỉ", ông Thành cho biết. Đối với học sinh cuối cấp, theo ông Thành, từ thời điểm kết thúc năm học là 30/6 đến kỳ thi THPT quốc gia còn hơn 3 tuần nên quỹ thời gian để học sinh hoàn thành chương trình và ôn thi là tương đương năm 2019. "Học sinh và phụ huynh phải bình tĩnh, không nên sốt ruột, hoang mang. Các em học sinh nên hoàn thành chương trình học theo quy định để nắm đủ và chắc kiến thức, kỹ năng cơ bản cần đạt của chương trình". Sinh viên háo hức quay trở lại trường sau kỳ nghỉ Tết dài kỷ lục Sáng nay, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cũng đón 34.000 sinh viên, học viên quay trở lại học tập sau đợt nghỉ kéo dài. Từ 6 giờ sáng, nhà trường đã tiến hành cấp phát khẩu trang vải và dung dịch sát khuẩn miễn phí tới từng lớp học. Em Nguyễn Thành Long, sinh viên năm 2, khoa Cơ điện tử hào hứng: "Việc nghỉ ở nhà quá nhiều khiến em cảm thấy rất chán và mong muốn được quay trở lại học tập". Sáng nay, Long đến trường sớm hơn mọi ngày để nhận khẩu trang vải và dung dịch sát khuẩn về phát cho lớp theo chương trình của nhà trường. Là sinh viên đến từ Vĩnh Phúc, bản thân Long cũng cảm thấy có phần hơi lo lắng khi tiếp xúc với mọi người. "Một số bạn học của em nói rằng em nên nghỉ thêm 1 tuần trước khi quay trở lại trường. Nhưng vì em đã lên Hà Nội từ mùng 5 Tết nên không phải cách ly. Em cảm thấy khá yên tâm khi đi học vì nhà trường cũng đã đưa ra nhiều biện pháp cụ thể tới chúng em để phòng chống dịch hiệu quả". Trong ngày đầu tiên quay trở lại trường, các sinh viên Bách khoa được kiểm tra thân nhiệt tại các điểm kiểm tra trước cổng trường hoặc các toà nhà, giảng đường. Các khuyến cáo, hướng dẫn của Bộ y tế về giải pháp nhằm ngăn ngừa nhiễm bệnh và lây nhiễm dịch cũng được nhà trường thông tin liên tục qua các kênh. GS. TS Đinh Văn Phong, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết, nhà trường đã chuẩn bị rất kỹ càng các phương án để đón sinh viên quay trở lại. "Đến thời điểm này, toàn bộ dung dịch và khẩu trang miễn phí đã được chuyển đến tay sinh viên. Trước đó, nhà trường đã tiến hành sản xuất lượng lớn dung dịch khử trùng đủ phục vụ cho hơn 35.000 người. Hiện nay, dung dịch sát khuẩn đã xuất hiện nhiều nơi trong khuôn viên trường đảm bảo đầy đủ cho người sử dụng. Bên cạnh đó, khẩu trang làm từ vải do nhà trường sản xuất cũng giao đến tay sinh viên. Loại khẩu trang này có khả năng kháng khuẩn, có thể giặt và sử dụng tới 30 lần". Thanh Hùng - Hồ Giáp - Thúy Nga - Phạm Công Hà Nội bàn cách cho học sinh trở lại trường an toàn- Giám đốc Sở GD-ĐT cho biết nếu không có gì thay đổi, học sinh sẽ đi học trở lại từ ngày 2/3 tới. TP.HCM vẫn băn khoăn về thời gian đi học lạiCho rằng diễn biến dịch Covid-19 khó lường, trường học là môi trường lây lan nguy hiểm nếu có mầm bệnh..., ông Huỳnh Thành Đạt, Giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM đề xuất cho sinh viên và cả học sinh hết tháng ba mới đi học lại. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||
Tin tức Virus Corona ngày 2/3: Số ca nhiễm tăng vọt ở Italia Posted: 01 Mar 2020 06:52 PM PST Số ca nhiễm virus corona chủng mới ở Italia tăng 50% trong một ngày giữa lúc dịch bệnh khiến nỗi sợ dâng cao khắp khu vực tây Âu. Hiện, số các quốc gia bị dịch Covid-19 tấn công đã vượt quá 60 và con số tử vong trên toàn cầu vì virus corona chủng mới đã lên tới ít nhất 3.000 người. Pháp ngày 1/3 đã đóng cửa bảo tàng nổi tiếng thế giới Louvre vì Covid-19, theo AP. Cuối tuần qua, có nhiều khu vực mới bị Covid-19 tấn công, làm rõ nét thêm cuộc khủng hoảng đã khiến các thị trường tài chính tụt dốc, làm đường phố tại các đô thị lớn bị bỏ hoang và lộ trình của hàng triệu người phải thay đổi. Tính tới giờ, hơn 88.000 người trên toàn cầu nhiễm virus corona chủng mới, khi mà virus xuất hiện ở khắp các lục địa, ngoại trừ Nam Cực. Australia và Thái Lan ngày 1/3 thông báo những trường hợp tử vong đầu tiên vì Covid-19. Cùng lúc đó, Cộng hoà Dominica và Cộng hoà Czech báo cáo những ca lây nhiễm đầu tiên. Giới chức Italia thông báo, số người nhiễm Covid-19 ở nước này tăng thêm 50%, lên 1.694 người chỉ trong vòng 24h. Ngoài ra, ở nước này có thêm 5 người thiệt mạng, nâng tổng số người tử vong vì Covid-19 lên 34. Pháp cũng nâng tổng số ca nhiễm virus corona chủng mới lên 130, tăng 30 ca so với một ngày trước đó và có hai trường hợp tử vong. Chính phủ Mỹ khuyến cáo người dân không tới hai khu vực ở bắc Italia, nơi dịch Covid-19 đang hoành hành. Các hãng hàng không lớn của Mỹ bắt đầu dừng chuyến bay tới Milan. Những giới hạn đi lại chống Italia và báo động tăng cao ở Pháp có thể giáng một đòn mạnh vào ngành du lịch của hai nước này vì mùa xuân vốn là thời điểm rất được ưa chuộng để đưa học sinh thăm Pháp và Italia. Iran, Iraq và Hàn Quốc cùng nhiều nước khác cũng chứng kiến số ca nhiễm Covid-19 tăng cao. Số trường hợp nhiễm virus corona ở Mỹ tăng lên ít nhất 74 và đã có một người thiệt mạng. Nạn nhân là một nam giới trong độ tuổi 50, sống ở bang Washington, có bệnh lý nền song chưa từng tới bất kỳ nơi nào bị dịch Covid-19 tấn công. Việc mua sắm hối hả những vật dụng cần thiết hàng ngày bắt đầu diễn ra ở Nhật. Các điểm hút khách du lịch trên khắp châu Á, châu Âu và Trung Đông đều hoang vắng. Các điểm linh thiêng của đạo Hồi cũng đóng cửa với người hành hương ngoại quốc. Nhiều chính phủ quyết định đóng cửa trường học, cấm tụ tập đông người. Liên Hợp Quốc ngày 1/3 tuyên bố, sẽ sử dụng 15 triệu USD từ quỹ khẩn cấp để giúp những nước có hệ thống y tế còn yếu kiểm soát dịch bệnh. Hoài Linh | ||||||||||||||||||||||||||||||||||
Hạn nứt đất, nước mặn như muối, khắp miền Tây ngồi trên đống lửa Posted: 01 Mar 2020 03:03 PM PST Kênh rạch cạn trơ đáy, đồng ruộng nứt nẻ, vườn trái cây thiếu nước ngọt... khiến nông dân miền Tây như "ngồi trên đống lửa" khi nguy cơ mất mùa tăng cao. Trưa cuối tháng 2 nắng như đổ lửa, kênh Tham Thu (huyện Gò Công Tây, Tiền Giang) đang cạn đáy nhưng ông Nguyễn Văn Đở (61 tuổi), vẫn lội xuống cố bơm vét số nước còn sót lại lên để cứu 2 công lúa đang làm đòng.
"Lúa đang làm đòng, sắp trổ bông mà không có nước. Thấy dưới đáy kênh còn ít nước đọng, tôi bơm lên xem như cứu được lúc nào hay lúc đó. Trời không mưa, kênh trơ đáy kiểu này thì nguy cơ mất trắng vụ lúa này", ông Đở buồn xo. Theo ông, những năm trước, vụ đông xuân này làm 2 công lúa sau khi trừ hết chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật…, ông cũng còn lãi vài triệu.
"Hặn, mặn năm nay đến sớm hơn 1 tháng. Hồi năm 2016, hạn mặn vào thì lúa đã chín, còn năm nay lúa mới làm đồng, trổ bông đã bị thiếu nước. Làm lúa, nông dân chỉ chờ vụ đông xuân, mà kiểu này thì thua rồi", ông Đở mếu máo nói. Dọc theo đường ở các xã Đồng Thạnh, Đồng Sơn, Bình Phú, Thạnh Trị, Bình Nhì của huyện Gò Công Tây, nước trên các kênh đã khô cạn, nứt nẻ. Ruộng lúa đang trong giai đoạn làm đòng, trổ bông nhưng có nguy cơ chết khô vì thiếu nước. "Kênh nội đồng xung quanh cạn hết nước, mặt ruộng bắt đầu nứt toác ra thì lúa nào sống nổi", ông Nguyễn Thành Được (52 tuổi), đứng tại cống kênh N7 (huyện Gò Công Tây) than.
Ông Được cho biết, mấy hôm trước, chính quyền đầu tư những trạm bơm dã chiến để bơm chuyền nước lên các kênh nội đồng cứu lúa cho bà con. "Chính quyền đặt máy bơm dưới kênh Tham Thu để bơm nước lên cứu cánh đồng lúa Đồng Thạnh, Đồng Sơn. Dù bơm hết công suất nhưng tạm thời chỉ cứu những ruộng đầu nguồn, còn những cánh đồng xa thì vẫn thiếu nước", anh nói và cho biết, việc bơm chỉ diễn ra trong ít ngày vì nước dưới kênh đã khô cạn.
"Thời gian nghỉ nhiều hơn bơm. Nước dưới kênh giờ khô cạn, 5 công lúa của tôi giờ chỉ trông chờ vào mưa thôi. Hôm rồi, nghe đâu mưa lớn ở Cái Bè, Cai Lậy, nhưng ở đây thì nắng như thiêu đốt", anh Được thở dài nói và hi vọng, vụ lúa này chỉ cần lấy vốn lại đã mừng. Anh Phan Hồng Tín góp chuyện: "Tiền vốn đầu tư từ đầu vụ tới giờ hơn chục triệu rồi. Thấy lúa đang sắp trổ nên cố gắng canh nước để bơm, hi vọng có lúa để ăn. Chỉ cần có nước bơm một hai đợt nữa là yên tâm. Nhưng giờ nước dưới kênh cạn kiệt thế này thì rất khó cứu được". Anh Tín buồn rầu, nếu tình trạng thiếu nước kéo dài, lúa chết thì chắc chắn nông dân sẽ không có tiền trả nợ cửa hàng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. "Ai mà mướn đất để làm lúa gặp cảnh này thì 'gãy cổ', chỉ ôm nợ mà bỏ xứ đi Bình Dương", anh Tín bày tỏ.
Dẫn chúng tôi ra thăm ruộng lúa trên cánh đồng ở xã Đồng Thạnh, ông Dương Văn Cái (59 tuổi) chua chát nói: "4 công lúa đó chú. Lúa trổ lẹt xẹt, mà thiếu nước thế này thì làm sao vô gạo được. Làm lúa mấy chục năm nhưng lần đầu tôi mới thấy hạn, mặn ác liệt như năm nay. Năm 2016, nói hạn mặn lịch sử nhưng hồi đó lúa có thể gặt được, chứ không phải đến nỗi như này. Giờ chỉ còn cầu trời mưa 1 vài đám mới cứu được thôi".
Bỏ tiền triệu mua nước ngọt tưới cây Không chỉ lúa, nhiều vườn cây ăn trái ở các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long… cũng đang gồng mình trong cơn khát hạn, mặn 2020 này. Các nhà vườn những ngày này đang thuê sà lan chở nước ngọt về cứu cây. Tất cả những người chúng tôi tiếp xúc đều cho rằng, đây là đợt xâm nhập mặn nghiêm trọng nhất mà họ từng thấy. Ông Võ Văn Hiệp, ở xã Ngũ Hiệp, Cai Lậy cho biết, ông có 9 công sầu riêng đang cho trái nhưng do nước sông đã nhiễm mặn nên không thể bơm lên tưới. "Tôi mua bạt trải dưới mương rồi thuê sà lan chở khoảng 80m3 nước ngọt để tưới cho vườn sầu riêng. Mỗi m3 nước có giá 60.000 đồng", ông Hiệp nói.
Ở huyện Chợ Lách (Bến Tre) người dân ươm cây giống cũng đang "ngồi trên đống lửa". "Nước giờ quý hơn vàng", là câu nói cửa miệng của người dân mỗi khi có ai nhắc về hạn, mặn. Cũng giống ở Tiền Giang, để có nước ngọt, người dân phải bỏ ra tiền triệu mua. Những ghe, sà lan trước đây chở cát, giờ chuyển sang chở nước ngọt. Ông Đặng Văn Oanh (50 tuổi), có hơn chục năm làm nghề trồng cây giống buồn rầu nói: "Đó giờ ở xứ Chợ Lách này nước ngọt có quanh năm. Người trồng cây ăn trái, hoa kiểng... đều không lo chuyện thiếu nước để tưới. Vậy mà năm nay hạn mặn khủng khiếp, nước ngọt khan hiếm".
Ông Oanh có hơn 20.000 cây giống cho biết, nước dưới sông giờ mặn như muối, bơm lên tưới cây là chết hết. Do vậy, ông phải thuê sà lan đi lấy nước ngọt từ vùng khác, rồi vận chuyển về để trữ tưới tiêu, sinh hoạt. Để có chỗ trữ nước, ông thuê người đào ao rồi mua tấm bạt chải phía dưới để trữ nước, tất cả chi phí khoảng 3 triệu đồng. Song, đắt nhất là chi phí vận chuyển nước. Mỗi m3 nước ngọt được đưa về tới tận ao có giá từ 60 - 100 ngàn đồng. "Ước tính qua đợt hạn mặn này, tôi sẽ mất hơn 200 triệu tiền mua nước ngọt. Mình phải chấp nhận thôi. Giá trị vườn cây giống hơn 2 tỷ, nên thà hi sinh cái nhỏ để cứu cái lớn hơn", ông Oanh nói. "Tôi thuê sà lan đi theo dòng chảy của nước ngọt. Nó tới đâu, mình đi theo lấy tới đó. Cứ đo độ mặn, nếu nước đủ tiêu chuẩn sẽ lấy đầy khoang rồi chở về. Chỗ lấy nước gần nhất cũng cách nhà 8km. Có khi phải đi đến khu vực cầu Mỹ Thuận (Vĩnh Long) cách đến 50km thì mới có nước ngọt", ông Oanh nói thêm.
Tương tự, ông Trịnh Văn Hoàng than: "Bây giờ mượn tiền thì bà con, hàng xóm cho mượn; còn mượn 1 khối nước ngọt thì không ai cho đâu. Lý do nước ngọt giờ đi xa dữ lắm mới lấy được. Nước ngọt giờ quý như vàng vậy đó". Hút nước giữa khô mặn: Chưa hết khát, lo sụt đấtDịch vụ cung cấp nước ngọt tại miền Tây chưa bao giờ "ăn nên làm ra" khi hạn, mặn vây bủa như bây giờ. Hoài Thanh - Thanh Tùng | ||||||||||||||||||||||||||||||||||
Hình ảnh ám ảnh ở nơi kẹt giữa 'bão lửa' Thổ Nhĩ Kỳ và Syria Posted: 01 Mar 2020 08:29 PM PST Một thảm họa nhân đạo tồi tệ nhất trong cuộc nội chiến kéo dài 9 năm ở Syria hiện đang diễn ra ở Idlib, tỉnh duy nhất còn nằm trong quyền kiểm soát của quân đối lập, được hậu thuẫn bởi Thổ Nhĩ Kỳ. Trong vài tuần qua, căng thẳng leo thang đến mức đỉnh điểm khi chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad và phe đối lập liên tục thực hiện các cuộc tấn công đẫm máu, khiến cuộc sống của người dân bị ảnh hưởng vô cùng nặng nề. Hàng trăm ngàn người đã phải sơ tán một lần nữa, trong đó nhiều gia đình đã phải di dời chỗ ở lần thứ 3, thứ 4 hay thậm chí là lần thứ 10 vì hậu quả của cuộc nội chiến. Liên Hợp Quốc ước tính xung đột ở Idlib đã buộc ít nhất 900.000 người phải sơ tán kể từ ngày 1/12/2019. Giữa mùa đông khắc nghiệt khi nhiệt độ xuống dưới mức đóng băng trong một vài ngày gần đây, những người dân này, hầu hết là phụ nữ và trẻ em, đang phải dồn vào những khu vực ngày càng chật hẹp ở gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Trong khi đó, biên giới đã đóng cửa. Thổ Nhĩ Kỳ đã tiếp nhận gần 4 triệu người tị nạn từ Syria, và sẽ không nhận thêm người nào nữa. Những người có ý định vượt qua biên giới có thể sẽ bị bắn. Dưới đây là một số hình ảnh đầy ám ảnh về cuộc khủng hoảng nhân đạo được cho là lớn nhất trong lịch sử cuộc nội chiến kéo dài 9 năm ở Syria:
Anh Thư | ||||||||||||||||||||||||||||||||||
Kinh tế nền tảng số: Khi người Việt đang thua trên chính sân nhà Posted: 01 Mar 2020 03:52 PM PST Phát triển nền tảng số nội là con đường mà các doanh nghiệp trong nước phải đi, nếu không, Việt Nam sẽ bị lệ thuộc hoàn toàn vào các nền tảng số sẵn có của nước ngoài. Kinh tế nền tảng Việt nằm trong tay các doanh nghiệp ngoại Cùng với sự nổi lên của nhiều loại hình công nghệ mới, các nền tảng số đang thay đổi mọi mặt của nền kinh tế xã hội. Điều này cũng diễn ra ở Việt Nam khi kinh tế nền tảng đang dần trở thành một bộ phận quan trọng của nền kinh tế quốc gia. Kinh tế nền tảng (Platform Economy) là các hoạt động kinh tế xã hội dựa trên một hạ tầng nhất định. Những nền tảng này thường được hiểu là các hạ tầng kỹ thuật số. Từ một nền tảng lớn, nó có thể kéo theo sự phát triển của nhiều nền tảng con như một hệ sinh thái để từ đó "bao vây" khách hàng và tạo ra giá trị.
Có thể nhận thấy kinh tế nền tảng đã len lỏi vào mọi mặt của đời sống. Ví dụ nhãn tiền nhất là sự phổ biến của các nền tảng xuyên biên giới như Goolge, Facebook, cùng với đó là các ứng dụng gọi xe công nghệ như Grab, Go-Viet... Thậm chí, sự xuất hiện của các nền tảng số ngoại đã làm thay đổi hoàn toàn thị trường trong nước. Với thị trường quảng cáo trực tuyến, số liệu của Statista cho thấy, tổng mức chi tiêu cho quảng cáo trực tuyến tại nước ta năm 2019 đạt khoảng 316 triệu USD.
Khoảng gần 200 triệu USD trong tổng số tiền này được đổ vào quảng cáo tìm kiếm, quảng cáo video và quảng cáo mạng xã hội. Đây đều là những mảng thị trường bị thống trị bởi Facebook và Google. Trong khi đó, các công ty quảng cáo trực tuyến trong nước chỉ có thể chia nhau miếng bánh thị phần bé nhỏ còn lại. Ở mảng gọi xe công nghệ, Grab đang là doanh nghiệp thống lĩnh thị trường. Hãng gọi xe đến từ Malaysia hiện chiếm tới 73% thị phần gọi xe trên di động tại Việt Nam, bỏ xa các đối thủ khác như Be, FastGo, Go-Viet,...
Với mảng dịch vụ tài chính, ví điện tử MoMo của Việt Nam là cái tên hiện đang dẫn đầu. Tuy vậy, hãng này cũng chịu sức ép không nhỏ từ sự cạnh tranh của các nền tảng có yếu tố nước ngoài như Moca của Grab hay AirPay của Sea Group. Nhìn một cách sơ bộ, có thể thấy tầm ảnh hưởng khá lớn của các doanh nghiệp ngoại tới kinh tế nền tảng tại Việt Nam. Điều này vừa có mặt tích cực, lại vừa có mặt tiêu cực khi mà các doanh nghiệp nền tảng số Việt chỉ vừa mới manh nha thành hình. Trong trường hợp các nền tảng ngoại trở thành doanh nghiệp thống lĩnh thị trường, sẽ rất khó để các doanh nghiệp nội có thể bắt kịp, nhất là khi, cuộc chiến cạnh tranh đó phải trả giá bằng rất nhiều tiền. Đâu là cơ hội của các nền tảng số Việt Nam? Chia sẻ với Pv. VietNamNet, PGS.TS Nguyễn Đức Thành - Viện trưởng Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách cho biết, các doanh nghiệp nền tảng Việt Nam hiện chưa có đủ sức cạnh tranh với các nền tảng nước ngoài. Lý do được ông Thành đưa ra bởi các doanh nghiệp Việt thường đi sau, không phải là người nắm giữ công nghệ, cũng không có nhiều vốn, kể cả về nguồn tiền lẫn vốn xã hội (bao gồm thể chế, các mối quan hệ xã hội,...). Theo ông Thành, đây chính là những điểm bất lợi mang tính cố hữu của Việt Nam trong cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0. Đó là điều mà Việt Nam phải thừa nhận chứ không thể ảo tưởng.
Ông Thành cũng cho rằng, đối với những bất lợi này, việc nhận thức được đúng vấn đề là điều kiện đầu tiên để sửa chữa những điểm yếu đó. Nếu sửa được và vươn lên, các nền tảng số Việt Nam vẫn có cơ hội. Dù không nhiều, Việt Nam vẫn có một số ít các điểm sáng trong cuộc chiến giữa các nền tảng. Đó là Zalo trong cuộc chiến cạnh tranh với Viber, WhatsApp và Facebook Messenger, là MoMo đang thống lĩnh thị trường ví điện tử, và còn có cả Be bên cạnh Grab, Go-Viet. Nói vậy để thấy, không phải Việt Nam đã đi chệch hoàn toàn khỏi làn sóng phát triển nền tảng số trên toàn cầu, dù các doanh nghiệp của chúng ta là những người đến muộn. Những hạn chế kể trên không có nghĩa là Việt Nam không còn cơ hội nào trong cuộc chơi nền tảng. Theo ông Thành, việc phát triển các nền tảng số nội là con đường mà các doanh nghiệp trong nước phải đi, nếu không, Việt Nam sẽ bị lệ thuộc hoàn toàn vào các nền tảng số sẵn có của nước ngoài. Tuy nhiên nếu biết cách, biết hướng làm thì chúng ta vẫn sẽ đi được. Nếu Việt Nam có những chính sách phù hợp, đây sẽ là thời điểm thích hợp cho các nền tảng nội địa trong nước phát triển. Để làm được điều đó, rất cần có sự đóng góp, các phát kiến mới của những bên liên quan để gây dựng các nền tảng số cho Việt Nam, dù điều này là không dễ dàng. Trọng Đạt | ||||||||||||||||||||||||||||||||||
Dịch Covid-19 lan rộng, cơ hội vàng cho gạo Việt Nam xuất khẩu Posted: 01 Mar 2020 12:00 PM PST Trong khi hầu hết các mặt hàng nông sản xuất khẩu gặp khó trong những tháng đầu 2020 thì xuất khẩu gạo lại bất ngờ tăng mạnh. Thế mạnh tỷ USD của Việt Nam dự báo vượt cả Thái Lan. Toàn cầu tăng dự trữ, gạo Việt lập kỷ lục về giá Theo báo cáo Tổng quan ngành hàng Lúa gạo tháng 1/2020 của Bộ Nông nghiệp Mỹ, sản lượng gạo niên vụ 2019-2020 tại nhiều quốc gia sẽ giảm mạnh. Đặc biệt, Trung Quốc và Ấn Độ dự kiến sẽ sụt giảm sản lượng gạo lớn, dự kiến giảm 1,8 triệu tấn xuống còn 146,7 triệu tấn (Trung Quốc) và giảm 1,4 triệu tấn, xuống 115 triệu tấn (Ấn Độ) do diện tích giảm. Đây là hai quốc gia sản xuất gạo lớn nhất thế giới, chiếm hơn một nửa sản lượng gạo toàn cầu. Tương tự, lượng gạo của Mỹ dự báo sẽ giảm gần 1,2 triệu tấn, chủ yếu do khu vực trồng lúa phía Nam có diện tích khai thác thấp . Tiêu thụ gạo toàn cầu dự báo đạt kỷ lục 493,8 triệu tấn, chỉ giảm 0,2 triệu tấn so với dự báo tháng 11 nhưng cao hơn 1% so với một năm trước đó. Các kho dự trữ toàn cầu sẽ ở mức kỷ lục 177,8 triệu tấn, tăng 4,6 triệu tấn so với một năm trước trong niên vụ 2019-2020. Đáng chú ý, Việt Nam là một trong số ít những nước có thế mạnh sản xuất và xuất khẩu gạo sản lượng dự báo tăng mạnh khi bước vào vụ thu hoạch lớn. Ngành gạo Việt Nam có thể tăng khối lượng xuất khẩu với giá cả cạnh tranh.
Thống kê mới nhất từ Bộ NN-PTNT cho thấy, xuất khẩu gạo hai tháng đầu năm 2020 đạt 890.000 tấn (tăng 27% so với cùng kỳ năm 2019), giá trị xuất khẩu đạt 410 triệu USD (tăng 32,6%). Đáng nói, giá gạo 5% tấm tại Việt Nam tăng vọt lên 380 USD/tấn, mức cao kỷ lục kể từ tháng 12/2018. Gạo IR 50404 loại 5% tấm tăng từ 30-40 USD/tấn, nhưng không có gạo để bán. Tại thị trường trong nước, giá lúa gạo cũng có chiều hướng tăng. Hiện các doanh nghiệp trong vùng ĐBSCL mua lúa ướt tại ruộng với giá dao động 4.400-5.400 đồng/kg, cao hơn đầu vụ 300-500 đồng/kg; chỉ có giống lúa IR50404 tiêu thụ thị trường nội địa là giá thấp, khoảng 4.400 đồng/kg. Trong đó, giá lúa hạt dài cao hơn lúa thường 300-800 đồng/kg. Giá lúa thu mua tại kho của doanh nghiệp 5.400-6.400 đồng/kg, cao hơn mức bán lúa tươi tại ruộng của nông dân bình quân 1.000 đồng/kg. Nhiều thương lái, doanh nghiệp đã đến tận ruộng của nông dân đặt cọc và ký hợp đồng bao tiêu lúa dài với giá 5.000-5.200 đồng/kg. Cơ hội vàng cho gạo Việt xuất khẩu Trao đổi với PV. VietNamNet về triển vọng xuất khẩu gạo của Việt Nam trong năm nay, GS.TS Võ Tòng Xuân, chuyên gia trong ngành lúa gạo, nhận định, bức tranh xuất khẩu gạo của nước ta năm nay dự báo sẽ tốt, tăng cả lượng và giá. Theo GS. Võ Tòng Xuân, ngành nông nghiệp nói chung và gạo nói riêng phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Thời tiết thuận lợi sản lượng sẽ tăng và ngược lại. Theo đó, Thái Lan - nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới - đang chịu thiệt hại lớn do hạn mặn. Sản lượng gạo của nước này giảm gần 2 triệu tấn. Philippines, Indonesia đang thiếu gạo và phải nhập khẩu khối lượng rất lớn từ Việt Nam. Trong khi Việt Nam cũng đang bị hạn mặn, song chỉ diện tích nhỏ khoảng 28.000 ha lúa bị ảnh hưởng. Thế nên, nguồn cung gạo của Việt Nam rất dồi dào, chưa kể hai vụ lúa trước đó của nước ta đều trúng mùa, sản lượng tăng mạnh.
Đặc biệt, Việt Nam đang có lợi thế là sở hữu những giống lúa ngắn ngày, trồng cho thu hoạch nhanh, chất lượng gạo tốt. Thế nên, chúng ta có thể sản xuất 2-3 vụ/năm. "Dù có 10 triệu ha diện tích trồng lúa nhưng Thái Lan lại rất sợ lợi thế này của Việt Nam. Bởi giống lúa của họ là giống dài ngày, chỉ canh tác được 1 vụ, trong khi nước ta canh tác được 2-3 vụ", ông Xuân chia sẻ. Cũng theo ông Xuân, tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, lây lan nhanh trên thế giới, nhu cầu dự trữ gạo tại các nước, đặc biệt là Trung Quốc sẽ tăng lên. Do đó, gạo Việt Nam có cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu. Chưa kể, so với Thái Lan và Ấn Độ - hai đối thủ của gạo Việt, giá gạo xuất khẩu của chúng ta thấp hơn nên có lợi thế cạnh tranh, giành lại thị phần ở những thị trường lớn. Mới đây, Chủ tịch Hiệp hội Xuất khẩu gạo Thái Lan Charoen Laothamatat cũng nhận định, năm nay, Việt Nam có thể soán ngôi Thái Lan về xuất khẩu gạo trong bối cảnh thị trường đang cạnh tranh vô cùng gay gắt, chi phí sản xuất gạo của Thái Lan ngày càng cao, tỷ giá đồng bath biến động và hạn hán đang đe dọa. Vì thế, năm 2020, Hiệp hội Xuất khẩu gạo Thái Lan chỉ đặt mục tiêu xuất khẩu 7 triệu tấn, mức thấp nhất trong vòng 7 năm qua. Trên thực tế, việc Việt Nam soán ngôi xuất khẩu gạo thứ hai thế giới của Thái Lan là hoàn toàn có cơ sở. Hiệp hội Lương thực Việt Nam nhận định, năm 2020 xuất khẩu gạo của Việt Nam có nhiều triển vọng do tác động tích cực của các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, cũng như yếu tố cung cầu của thị trường thế giới có sự thay đổi. Chia sẻ về vấn đề này, ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), cho biết, theo Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), bên cạnh thuế nhập khẩu, Việt Nam và EU sẽ áp dụng hạn ngạch thuế quan đối với một số ít mặt hàng có xuất xứ từ bên kia, trong đó có nhiều hàng hóa là thế mạnh của Việt Nam. Điển hình, một số loại gạo được áp hạn ngạch 40.000 tấn, sẽ được miễn thuế nhập khẩu. Rõ ràng đây là cơ hội vàng cho xuất khẩu gạo Việt, bởi xưa nay nhiều mặt hàng gạo xuất sang thị trường EU phải chịu thuế nhập khẩu từ 5-45%, thậm chí một số nước trong khối áp mức thuế lên tới 100%, ông Hải cho hay. Tâm An | ||||||||||||||||||||||||||||||||||
Tuyển Việt Nam: HLV Park Hang Seo chưa kịp mừng đã phải lo Posted: 01 Mar 2020 03:03 PM PST - HLV Park Hang Seo đã có thể được vui trọn vẹn khi theo dõi Siêu Cúp QG, TPHCM 1-2 Hà Nội, nếu như Duy Mạnh không bị chấn thương từ sớm, làm tăng mối lo hàng thủ tuyển Việt Nam. 1. Rõ ràng, việc diễn ra trên sân bóng vắng khán giả vì dịch cúm Covid-19, trận Siêu Cúp quốc gia không hay như mong đợi, dù cả CLB TPHCM lẫn Hà Nội FC đều tung ra sân đội hình tốt nhất của mình. Việc lâu không thi đấu thực sự khiến Hà Nội FC nhập cuộc kém xa so với đội bóng của HLV Chung Hae Seong. Nhưng, đẳng cấp vẫn là đẳng cấp khi các nhà vô địch V-League dù bị dẫn bàn nhưng tiếp tục khẳng định sức mạnh để lật ngược thế cờ và thắng 2-1 chung cuộc.
Nhìn diễn biến trên sân, số cơ hội tạo ra... rõ ràng chiến thắng thuộc về Hà Nội FC là hoàn toàn xứng đáng, kể cả khi Bùi Tiến Dũng không mắc sai lầm trong bàn thua đầu bên phía đội chủ sân Thống Nhất. 2. Chuyên môn của trận đấu không có gì đặc biệt, nhưng rõ ràng màn trình diễn của từng cá nhân thuộc 'biên chế' tuyển Việt Nam bên phía cả hai đội bóng đủ làm ông Park Hang Seo thở phào. Điều này khá hiển nhiên, bởi trước khi trận đấu diễn ra phong độ của những Quang Hải, Thành Chung, Đức Huy, Hùng Dũng... bên phía Hà Nội FC là dấu hỏi rất lớn của HLV Park Hang Seo khi số cầu thủ được coi như góp 1/2 sức mạnh ở tuyển Việt Nam đến từ đội bóng Thủ đô khá lâu không thi đấu. Tuy nhiên, sau 90 phút ở sân Thống Nhất chiến lược gia người Hàn Quốc đã có câu trả lời một cách chính xác, hài lòng nhất khi tất cả đều chơi tốt, cộng với màn thể hiện chói sáng từ Công Phượng, hay ổn định của Phi Sơn càng khiến ông Park thêm tự tin chuẩn bị cho trận đấu với Malaysia vào cuối tháng 3 này. 3. Mọi thứ lẽ ra là hoàn hảo đối với HLV Park Hang Seo trong giai đoạn tiền chuẩn bị cho trận đấu quan trọng bậc nhất vòng loại World Cup 2022 với Malaysia vào cuối tháng 3 tới đây khi phong độ của các trụ cột ổn.
Thế nhưng, chấn thương Duy Mạnh gặp phải làm hỏng buổi chiều tưởng chừng như vui vẻ của chiến lược gia người Hàn Quốc. Trung vệ đang khoác áo Hà Nội FC chỉ có 5 phút trên sân trước khi bị thay ra bằng đàn em Bùi Hoàng Việt Anh, sau đó không thể tự di chuyển lên nhận giải. Nếu Duy Mạnh không kịp bình phục cho trận đấu gặp Malaysia vào cuối tháng thì đây rõ ràng là tin khó vui đối với chiến lược gia người Hàn Quốc, bởi tuyển Việt Nam đang đối mặt với vấn đề rất lớn ở hàng thủ khi nhiều trụ cột nhận án treo giò. Càng nguy hiểm hơn, bởi vị trí trung vệ ở tuyển Việt Nam lúc này những người đáng tin, kinh nghiệm như Duy Mạnh lại không quá nhiều khi chỉ còn Bùi Tiến Dũng, Quế Ngọc Hải, Văn Hậu đáng tin nhất. Vắng Duy Mạnh, cùng lúc Đình Trọng treo giò chắc chắn là bài toán rất khó của ông Park trong cuộc đối đầu với Malaysia vào cuối tháng 3 này. Bởi thế mới nói rất đáng lo sau khi chiến lược gia người Hàn Quốc đã thở phào với phong độ của nhiều học trò sau trận Siêu cúp. Video trận tranh Siêu Cup Hà Nội FC 2-1 CLB TPHCM: Mai Anh | ||||||||||||||||||||||||||||||||||
Đà Nẵng bác tin cách ly chung cư Azura vì nhiều người Hàn Quốc bị sốt Posted: 01 Mar 2020 07:33 PM PST Thông tin đang lan truyền về việc cách ly tòa nhà Azura (Đà Nẵng) vì một số người Hàn Quốc sống tại đây bị sốt nghị nhiễm Covid-19 là không chính xác. Chiều 1/3, Trung tâm Y tế quận Sơn Trà (Đà Nẵng) có báo cáo nhanh về việc phòng chống dịch Covid-19 tại tòa nhà Azura ở phường An Hải Bắc. Theo đó, ngày 27/2, tổ giám sát chống dịch Covid-19 của trung tâm Y tế quận Sơn Trà phối hợp với đơn vị liên quan đến căn hộ ở tòa nhà Azura (phường A Hải Bắc) để xác minh, tư vấn cho một công dân đến từ Daegu (Hàn Quốc) nhập cảnh vào Việt Nam ngày 21/2.
Cùng sinh sống tại căn hộ này còn có 4 công dân Hàn Quốc, nhập cảnh vào Việt Nam trong thời gian từ 14/1 đến 8/2. Thời điểm trên, tất cả đều có sức khỏe bình thường, không sốt, không ho, không khó thở. Sau khi được tư vấn và giải thích về chính sách của Việt Nam, họ đã đồng ý đến cách ly tập trung 14 ngày tại BV Phổi Đà Nẵng. Hiện sức khỏe của những người này đều bình thường. Trung tâm Y tế quận Sơn Trà đã hướng dẫn cho chủ căn hộ các biện pháp vệ sinh phòng bệnh tại chỗ và không có chủ trương xử lý hóa chất trong trường hợp này. Trước thông tin, lan truyền trên mạng xã hội về việc có một số người Hàn Quốc sống tại tòa nhà Azura bị sốt, nghi lây nhiễm đang khử trùng và cách ly tòa nhà Trung tâm y tế quận khẳng định thông tin này không chính xác. Theo Sở Y tế Đà Nẵng, đến thời điểm hiện nay, TP đang theo dõi 20 trường hợp nghi nhiễm Covid-19, trong đó có 3 người nước ngoài, sức khỏe đều tạm ổn. Cách ly 14 công an Đà Nẵng do tiếp xúc gián tiếp với khách Hàn Quốc14 chiến sĩ thuộc các lực lượng của Công an TP Đà Nẵng đang được cách ly tại BV 199 vì tiếp xúc gián tiếp với du khách Hàn Quốc đến từ vùng dịch. Hồ Giáp | ||||||||||||||||||||||||||||||||||
Chuyển cơ quan cảnh sát điều tra đơn tố cáo khẩn cấp của khách hàng Cocobay Posted: 01 Mar 2020 07:54 PM PST - Tòa án nhân dân TP Đà Nẵng đã chuyển đơn kêu cứu và tố cáo khẩn cấp của khách hàng tại dự án Cocobay sang cơ quan cảnh sát điều tra. Toà án nhân dân TP Đà Nẵng cho biết, đơn vị này nhận được đơn kêu cứu và tố cáo khẩn cấp của một số người dân về sai phạm tại Tổ hợp dự án Cocobay Đà Nẵng do Công ty CP Đầu tư Phát triển và Xây dựng Thành Đô (viết tắt là Công ty Thành Đô) có địa chỉ tại đường Lạc Long Quân, quận Tây Hồ, TP.Hà Nội làm chủ đầu tư. Cũng theo Toà án nhân dân TP Đà Nẵng, nội dung đơn của người dân không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nhân dân TP Đà Nẵng. Do vậy, Toà án nhân dân TP Đà Nẵng chuyển đơn của các ông, bà đến Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Đà Nẵng để xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.
Trước đó, đại diện hơn 450 chủ sở hữu căn hộ khách sạn (condotel) dự án Cocobay Đà Nẵng đã làm đơn kêu cứu và tố cáo những dấu hiệu lừa dối khách hàng về tính chất các sản phẩm bất động sản, chào bán và vi phạm luật kinh doanh bất động sản, thuế… của Công ty Thành Đô trong quá trình thực hiện dự án Cocobay Đà Nẵng dẫn tới tình trạng hàng ngàn chủ sở hữu không có khả năng vay trả tiền mua condotel. Theo nội dung đơn tố cáo trên, các chủ sở hữu nêu ra 6 sai phạm của chủ đầu tư. Trong đó, đáng chú ý là các sai phạm như: Công ty Thành Đô có dấu hiệu lừa dối khách hàng bằng việc vi phạm điều khoản ký kết tại Hợp đồng; Vi phạm về thu tiền vượt quá quy định, sử dụng tiền ứng trước không đúng mục đích đã cam kết và vi phạm không phát hành chứng thư bảo lãnh bàn giao nhà ở hình thành trong tương lai theo quy định Luật Kinh doanh bất động sản; Chiến dụng vốn của khách hàng, bán sản phẩm không có thực… Chủ đầu tư đơn phương chấm dứt hợp đồng Ngày 18/2, Công ty Thành Đô đã gửi Thông báo việc chấm dứt hợp đồng mua bán đến một số khách hàng mua căn hộ tại dự án Cocobay Đà Nẵng. Văn bản được ký bởi ông Trần Văn Long, Trợ lý Chủ tịch HĐQT Thành Đô Nguyễn Đức Thành. Nội dung các thông báo cho hay, Công ty Thành Đô đã gửi đến Quý khách hàng các văn bản số 223/CV-TĐ ngày 23/11/2019, văn bản số 252/CV-TĐ ngày 1/12/2019, văn bản số 289/TĐ-PC ngày 19/12/2019 về việc thay đổi mức thu nhập cam kết kể từ ngày 1/1/2020 và các nhóm giải pháp nhằm đảm bảo lợi ích của quý khách hàng, đồng thời đề nghị quý khách hàng phối hợp thực hiện các thủ tục có liên quan. Tuy nhiên cho đến nay, quý khách hàng vẫn không hợp tác để các bên có thể thống nhất phương án giải quyết.
Vì vậy, căn cứ theo quy định của pháp luật và thỏa thuận tại Hợp đồng mua bán, Công ty Thành Đô thông báo: Chấn dứt hợp đồng mua bán căn hộ về việc mua bán căn hộ Tòa nhà Căn hộ Khách sạn Cổ Cò 1 – Coco Ocean Resort, Dự án Khu nghỉ dưỡng và Nhà ở cao cấp The Empire (Cocobay Đà Nẵng) kể từ ngày 18/2/2019. Công ty Thành Đô cũng yêu cầu khách hàng liên hệ với công ty để giải quyết quyền lợi hợp pháp sau khi hợp đồng mua bán chấm dứt, chậm nhất vào ngày 25/2. Trong trường hợp đến thời hạn trên, khách hàng không đến làm việc và không có phản hồi, Thành Đô cho biết sẽ không chịu trách nhiệm về các vấn đề phát sinh liên quan đến hợp đồng mua bán, quyền lợi của khách hàng. Thay vào đó, "khách hàng tự chịu trách nhiệm và có quyền liên hệ với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để giải quyết quyền lợi của mình theo đúng pháp luật", nội dung văn bản thông báo chấm dứt hợp đồng của công ty Thành Đô. Về vấn đề này, luật sư cho rằng, việc chủ đầu tư thông báo thanh lý, hủy bỏ hợp đồng mua bán như trên là hành động đơn phương của doanh nghiệp. Còn nếu khách hàng không chấp nhận có thể đưa ra quyết định khởi kiện. Hồng Khanh Đà Nẵng cho chuyển hơn 1.500 condotel Cocobay sang căn hộ chung cư- Theo quy hoạch chi tiết đã được điều chỉnh, hơn 1.500 căn hộ khách sạn (condotel) đã và chưa xây dựng tại Tổ hợp Cocobay Đà Nẵng đã được cho phép chuyển đổi sang căn hộ chung cư. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||
Đụng độ dữ dội ở biên giới Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp Posted: 01 Mar 2020 05:24 PM PST Xung đột dữ dội đã nổ ra giữa cảnh sát Hy Lạp và hàng trăm người di cư tại biên giới Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp sau khi Ankara mở cửa biên giới. Theo Reuters, cảnh sát Hy Lạp ngày 1/3 đã bắn hơi cay nhằm đẩy lùi đám đông người di cư từ Thổ Nhĩ Kỳ đang cố vượt biên vào nước này. Chính phủ Hy Lạp gọi các vụ chạm trán như trên là mối đe doạ với an ninh quốc gia. "Đừng cố vào Hy Lạp bất hợp pháp, các bạn sẽ bị trả về", Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis viết trên mạng xã hội Twitter sau một cuộc họp an ninh về tình hình tại biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ. Hai ngày vừa qua, các cuộc đụng độ đã diễn ra liên tiếp tại cửa khẩu gần thị trấn Kastanies, phía đông bắc Hy Lạp. Video do một nguồn tin của chính phủ Hy Lạp cung cấp cho thấy, hơi cay cũng được bắn từ phía Thổ Nhĩ Kỳ về phía cảnh sát chống bạo động của Hy Lạp tại khu vực biên giới. "Tình hình hiện thời rất nghiêm trọng và đe doạ tới an ninh quốc gia của Hy Lạp", phát ngôn viên chính phủ nước này là Stelios Petsas cho hay. "Những người này được Thổ Nhĩ Kỳ dùng như quân tốt để gây sức ép ngoại giao". Thổ Nhĩ Kỳ ngày 27/2 tuyên bố, sẽ cho phép người di cư băng qua biên giới nước này để vào châu Âu, bất chấp cam kết sẽ kìm chân họ ở lãnh thổ của mình theo thoả thuận năm 2016 với Liên minh châu Âu (EU). Ankara quyết định như trên sau khi 33 binh sĩ nước này thiệt mạng ở Syria trong một cuộc không kích. Động thái này cũng dường như là nỗ lực nhằm ép EU ủng hộ Thổ Nhĩ Kỳ hơn nữa trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng người tị nạn, phát sinh từ nội chiến Syria. Theo cảnh sát Hy Lạp, ít nhất 600 người di cư đã tới đảo Lesos, Chios và Samos của nước này bằng đường biển vào sáng 1/3. Các đảo trên đều nằm gần bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ. Trong khi đó, dọc cửa khẩu trên bộ phía đông bắc Hy Lạp, người di cư đã lội qua đoạn cạn nước của sông Evro và tiến về phía bờ Hy Lạp. Các cuộc đụng độ nổ ra vào cuối ngày tại cửa khẩu Kastanies sau khi cảnh sát chống bạo động Hy Lạp củng cố an ninh tại đây. Nguồn tin chính phủ Hy Lạp cho hay, số người di cư tập trung ở biên giới Thổ Nhĩ Kỳ trong ngày 1/3 là khoảng 3.000. Tuy nhiên, Tổ chức về người di cư quốc tế (IOM) ước tính, con số này là 13.000 người. Hoài Linh | ||||||||||||||||||||||||||||||||||
Sai phạm tại phố nhà giàu Lạng Sơn, biến cây xanh thành đất ở Posted: 01 Mar 2020 07:20 PM PST Thanh tra Chính phủ kiến nghị xem xét trách nhiệm của Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn về sai phạm giảm bớt diện tích cây xanh tại khu "phố nhà giàu" - dự án khu đô thị mới Phú Lộc. TTCP vừa công bố kết luận thanh tra về thanh tra trách nhiệm của UBND tỉnh Lạng Sơn trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng và quản lý đất đai (giai đoạn 1/1/2010 - 31/12/2017). Kết luận thanh tra đã được Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình chỉ đạo tại văn bản số 846 ngày 6/2. Tại kết luận, TTCP kiến nghị xem xét trách nhiệm của Chủ tịch, các Phó chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành chịu trách nhiệm trực tiếp trong qua trình triển khai thực hiện dự án khu đô thị mới Phú Lộc (TP Lạng Sơn) để xảy ra nhiều sai phạm.
Cụ thể, dự án khu đô thị mới Phú Lộc có kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2001-2005) của tỉnh Lạng Sơn. Quá trình thực hiện được Thủ tướng đồng ý chủ trương thực hiện theo hình thức sử dụng quỹ đất đế tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng. UBND tỉnh Lạng Son làm thủ tục thu hồi, giao đất để thực hiện dự án và thực hiện cơ chế tài chính trong việc thu tiền sử dụng đất theo quy định của luật Đất đai. Tuy nhiên, UBND tỉnh đã không thực hiện nghiêm túc theo chỉ đạo của Thủ tướng, không chấp hành các quy định của pháp luật đế triển khai nên việc tố chức thực hiện có sai phạm. UBND tỉnh không lập báo cáo xin phép đầu tư để lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ quản lý ngành, Bộ KH-ĐT, Bộ Xây dựng (đối với các dự án đầu tư xây dựng), Bộ Tài chính và các bộ, ngành, địa phương có liên quan. Mặc dù chưa được Thủ tướng cho phép đầu tư, UBND tỉnh Lạng Sơn vẫn chỉ đạo các cơ quan chức năng căn cứ vào đồ án quy hoạch khu đô thị mới Phú Lộc để chia tách thành các dự án thành phần gồm khu đô thị Phú Lộc 1, 2, 3, 4 để lập báo cáo nghiên cứu khả thi như một dự án đầu tư độc lập. Sau khi chia tách các dự án thành phần, UBND tỉnh Lạng Sơn không tổ chức đấu thầu công trình, đấu giá đất để lựa chọn nhà thầu, áp dụng cơ chế tài chính theo hình thức thực hiện dự án thu 12% quỹ đất ở sau khi thực hiện xong dự án, vi phạm quy định của pháp luật. TTCP kết luận, trách nhiệm của các sai phạm thuộc Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn, Phó chủ tịch phụ trách lĩnh vực, Giám đốc Sở Xây dựng đối với vấn đề xây dựng, Giám đốc Sở TN&MT liên quan đến đất đai, Giám đốc Sở Tài chính đối với vấn đề cơ chế tài chính (thời kỳ 2001-2005). Sau khi UBND tỉnh Lạng Sơn phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi (kèm hồ sơ bản vẽ quy hoạch chi tiết các khu đô thị Phú Lộc 1, 2, 3, 4) năm 2004 và giao 4 nhà đầu tư thực hiện, theo đề nghị của các nhà đầu tư, UBND tỉnh đã thẩm định, phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu đô thị Phú Lộc 1 + 2 là 11 lần, khu đô thị Phú Lộc 3 là 5 lần, khu đô thị Phú Lộc 4 là 17 lần. Sau điều chỉnh, diện tích đất ở tại các khu đô thị Phú Lộc 1, 2, 3, 4 tăng hơn 7,7ha, diện tích đất cây xanh (bao gồm đất thể dục thể thao, vui chơi giải trí) giảm gần 7,5ha so với quy hoạch chi tiết đã được UBND tỉnh phê duyệt, vi phạm điều 29, nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 về quy hoạch xây dựng. Khu đô thị Phú Lộc được người dân xứ Lạng gọi là "phố nhà giàu". Tại đây, có hàng loạt căn biệt thự giá trị hàng chục tỷ đồng. Kiến nghị kiểm điểm cựu Chủ tịch tỉnh Quảng Trị Nguyễn Đức ChínhThanh tra Chính phủ kiến nghị kiểm điểm các cá nhân liên quan đến sai phạm trong công tác quản lý, sử dụng đất đai, môi trường, đầu tư xây dựng... ở Quảng Trị giai đoạn 2013-2018. Thái Bình | ||||||||||||||||||||||||||||||||||
19 lần mở bán vẫn ế, dự án ẵm giải ‘nhà ở đại chúng tốt nhất’ Posted: 01 Mar 2020 08:41 PM PST - Dự án nhà ở xã hội Bamboo Garden (Quốc Oai, Hà Nội) của CEO Group mở bán đến lần thứ 19 ròng rã trong gần 5 năm vẫn chưa hết vừa được vinh danh "Dự án nhà ở đại chúng tốt nhất năm 2019"… Đây là hạng mục giải thưởng nằm trong Chương trình bình chọn, xếp hạng các Thương hiệu, Sản phẩm, Dịch vụ tiêu biểu do Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam - Reatimes tổ chức. Theo giới thiệu chương trình được thực hiện bởi sự giới thiệu từ Hội đồng 20 chuyên gia của Reatimes; bình chọn sơ khảo bởi 300.000 độc giả trên hệ thống bình chọn và bình chọn chung khảo bảo 150 nhà báo theo dõi lĩnh vực kinh tế - xây dựng – bất động sản.
Tại hạng mục "Nhà ở đại chúng tốt nhất năm 2019" có 10 dự án được vinh danh với tiêu chí chủ đầu tư uy tín, giá bán hợp lý, thiết kế cảnh quan, hạ tầng đồng bộ, dịch vụ tốt và có được sự hài lòng của cư dân. Được vinh danh top 10 dự án "Nhà ở đại chúng tốt nhất năm 2019" dự án Bamboo Garden do Công ty CP Tập đoàn CEO (CEO Group) làm chủ đầu tư thuộc khu đô thị Sunny Garden City ở Quốc Oai (Hà Nội) gồm 2 toà chung cư cao 9 tầng. Theo thông tin cụ thể về giải thưởng dự án, Bamboo Garden được giới thiệu là một trong những dự án nhà ở xã hội có vị trí thuận tiện, dễ dàng kết nối giao thông với các khu vực trọng điểm. Được biết, khu nhà ở xã hội (NƠXH) Bamboo Garden vốn là dự án thương mại nhưng được Tập đoàn CEO xin chuyển đổi thành NƠXH vào năm 2014. Được hưởng những ưu đãi của nhà nước dành cho chủ đầu tư, dự án Bamboo Garden được bán trong thời điểm còn gói tín dụng cho vay ưu đãi 30.000 tỷ đồng nhưng trái ngược với nhiều dự án NƠXH phải tranh nhau xếp hàng mua dự án lại không nhận được sự quan tâm của người dân. Dù có nhu cầu mua nhà nhưng nhiều người không mấy mặn mà với dự án này là do quá xa trung tâm khi nằm cách đại lộ Thăng Long 1km, cách xa trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 20km. Trong khi đó, giá đất thổ cư trong ngõ xung quanh dự án thuộc các thôn Đa Phúc, Thụy Khuê, Khánh Tân, Sài Khê, Phúc Đức và Năm Trại khá rẻ chỉ ở mức trên dưới 10 triệu đồng/m2 chính vì thế nhiều người thay vì mua chung cư giá rẻ chuyển sang mua nhà đất "ăn chắc mặc bền". Thực tế, dù chỉ bán với giá dưới 10 triệu đồng/ m2, dự án nhà ở xã hội Bamboo Garden (Quốc Oai, Hà Nội) mở bán đến lần thứ 19 trong gần 5 năm vẫn chưa hết. Mới đây nhất, tháng 1/2020, Sở Xây dựng Hà Nội ra Thông báo tiếp nhận hồ sơ bán và cho thuê nhà ở xã hội đợt 20 dự án Khu NƠXH Bamboo Garden. Theo thông báo này, Khu NƠXH Bamboo Garden có 432 căn hộ nhà ở xã hội. Trong đó, số căn để bán là 322 và số căn cho thuê là 86. Trong đợt mở bán lần thứ 20 này, số căn hộ NƠXH Bamboo Garden bán là 24 căn, giá căn hộ bán đã bao gồm VAT+ 2% phí bảo trì tạm tính là 9.960.000 đồng/m2. Riêng số căn hộ cho thuê trong dự án là 86 căn vẫn còn nguyên với giá cho thuê là 48.000 đồng/m2/tháng. Với việc mở bán đến lần thứ 20 nhiều người cho rằng, dự án Bamboo Garden của CEO Group xác lập mức kỷ lục trở thành "vua" bán nhà với số lần nhận hồ sơ mua nhà lớn nhất từ trước đến nay. Đánh giá về thực trạng này, nhiều chuyên gia bất động sản cho rằng, người dân mua nhà để ở và nơi đó còn phải có những công trình đáp ứng nhu cầu tối thiểu trong cuộc sống của họ như các tiện ích, trường học, bệnh viện, hạ tầng giao thông… Trong khi đó, các khu vực xa trung tâm thường thiếu nhiều điều kiện về kết nối giao thông với các khu vực khác, chất lượng hạ tầng xã hội và dịch vụ thấp. Còn những nơi có nhiều cơ quan, doanh nghiệp, các tổ chức phát sinh nhiều lao động làm việc lại rất ít dự án nhà giá rẻ, bình dân. Điều này gây ra nghịch lý thực tế nhu cầu về nhà ở của người dân vẫn rất lớn đặc biệt với những đối tượng có mức thu nhập thấp, trung bình nhưng vẫn nhan nhản những dự án như Bamboo Garden mở bán hết năm này qua năm khác vẫn cứ ế. Thái Linh 'Vua' bán nhà: Hơn 300 căn hộ ròng rã 5 năm 19 lần mở bán vẫn ế- Dù chỉ bán với giá dưới 10 triệu đồng/ m2, dự án nhà ở xã hội Bamboo Garden (Quốc Oai, Hà Nội) mở bán đến lần thứ 19 trong gần 5 năm vẫn chưa hết gần như xác lập kỷ lục mở bán nhận hồ sơ nhiều nhất Việt Nam. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||
Bé 3 tuổi ở Hà Nội nuốt nguyên chiếc còi, thở ra tiếng kêu Posted: 01 Mar 2020 07:48 PM PST - Bé trai không may nuốt phải chiếc còi đồ chơi, ngay sau đó người tím tái, khí thở có tiếng kèn kêu, được chuyển đến bệnh viện cấp cứu. Khoa Hô hấp, BV Nhi Trung ương vừa nội soi phế quản gắp thành công phần còi của chiếc kèn đồ chơi trong phế quản bé trai Nguyễn M. Q., 3 tuổi ở Sóc Sơn, Hà Nội. Bố mẹ bé cho biết, sự cố xảy ra tối ngày 26/2, trong lúc bé Q. lấy chiếc kèn nhựa đồ chơi ngậm thổi thì bị ho sặc sụa, nên phần còi của chiếc kèn tụt vào trong. Sau tai nạn, bé thở rít, tím tái, kèm theo khí thở có tiếng kèn kêu. Ngay lập tức, bé được đưa đến BV Bắc Thăng Long, Hà Nội kiểm tra. Tại đây, qua chụp CT phổi, các bác sĩ nghi ngờ dị vật nằm ở phế quản gốc trái của bé Q., bé được chuyển tới BV Nhi Trung ương để theo dõi và điều trị. Chiếc còi được bác sĩ lấy ra khỏi phế quản bệnh nhi Sau hội chẩn, chiều 28/2, các bác sĩ quyết định nội soi phế quản để gắp dị vật cho bé. Sau khoảng 30 phút làm thủ thuật, BS Phùng Đăng Việt cùng ekip nội soi đã lấy được dị vật là phần còi của chiếc kèn đồ chơi dài 1,5 cm nằm trong phế quản gốc trái của bé Q. Rất may, phần còi của chiếc kèn nhựa được lấy ra kịp thời nên không nguy hại đến tính mạng của bé. Hiện sức khỏe bệnh nhi đã ổn định và sẽ được xuất viện trong một vài ngày tới. BS Lê Thanh Chương, Trưởng Khoa Hồi sức hô hấp, Trung tâm hô hấp, BV Nhi Trung ương cho biết, trẻ em hiếu động nên thường xuyên nuốt phải các dị vật xung quanh. Mỗi năm, tại BV Nhi Trung ương tiếp nhận và xử trí khoảng 50 trường hợp trẻ mắc dị vật đường thở thường là hạt thực vật (lạc, na, hướng dương, ngô…), đồ chơi (hạt vòng, đèn nhỏ, còi nhỏ, lò xo…) hay dị vật là răng, kim diệt tủy do sơ suất trong lúc nhổ răng. Đặc biệt một số trường hợp trẻ nuốt phải các vật sắc nhọn như đinh vít, đinh ghim, kim băng… đe dọa thủng đường thở gây nguy hiểm đến tính mạng. Cũng theo BS Chương, trẻ mọi lứa tuổi đều có thể bị hóc dị vật nhưng hay gặp nhất là trẻ dưới 3 tuổi. Sặc dị vật có thể gây tử vọng ngay do bít tắc đường thở hoặc để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng như suy hô hấp, ho máu, tràn khí, viêm phổi tái diễn… Khi bị sặc dị vật, trẻ cần được sơ cứu kịp thời, đúng cách và được đưa ngay đến cơ sở y tế để được theo dõi và điều trị. Nội soi phế quản là chỉ định bắt buộc để chẩn đoán và lấy dị vật. Thúy Hạnh Bé trai 2 tuổi tử vong do hóc hạt nhãnTrong lúc mẹ nấu cơm, bé trai 2 tuổi bóc nhãn ăn, không may bị hóc dẫn đến tử vong. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||
Nông dân kể chuyện mỗi vụ cà rốt chia nhau 100 tỷ đồng Posted: 01 Mar 2020 02:00 PM PST Được coi là vựa cà rốt nổi tiếng với sản lượng 12.000-18.000 tấn củ cung cấp cho thị trường nội địa và xuất khẩu, mỗi vụ người nông dân xã Đức Chính có thể thu về hơn 100 tỷ đồng, giúp cuộc sống của họ ngày một khấm khá. Cả xã trồng cà rốt Về xã Đức Chính (Cẩm Giàng, Hải Dương) những ngày này sẽ thấy cánh đồng trồng rau màu bạt ngàn. Trên những thửa ruộng là tiếng cười nói rôm rả của người nông dân đang thu hoạch cà rốt, xe công nông chất đầy cà rốt đỏ rực chạy tấp nập đường làng... tạo nên một khung cảnh nhộn nhịp. Ai nấy đều hào hứng, phấn khởi trước một vụ cà rốt bội thu. Anh Nguyễn Văn Phương ở thôn Yển Vũ (xã Đức Chính) phấn khởi khoe, vợ chồng anh trồng hơn 1 mẫu cà rốt. Trước Tết Nguyên đán, gia đình anh đã thu hoạch gần hết, giờ chỉ còn 3 sào cà rốt gieo muộn, sản lượng ước khoảng 7 tấn, độ vài ngày tới sẽ cho thu hoạch. Chỉ vào ruộng cà rốt ngay trước mặt mình, anh tiết lộ, cà rốt gieo hạt từ tháng 8-9 năm ngoái. Khoảng 3-4 tháng sau bắt đầu cho thu hoạch, thời gian thu hoạch kéo dài trong 1-2 tháng. Sản lượng cà rốt trung bình đạt 1,7-1,8 tấn/sào. Với giá bán như hiện nay, một sào cà rốt bán được 80 triệu đồng, trừ đi chi phí gia đình anh lãi khoảng 50 triệu đồng.
Anh Phương kể, trước đây gia đình anh chủ yếu trồng rau màu, trồng lúa. Thu nhập gọi là đủ để trang trải cuộc sống, hiệu quả kinh tế không được bao nhiêu. Từ khi chuyển sang chuyên canh trồng cà rốt, cuộc sống dần trở nên sung túc, ổn định hơn. "Từ tháng 11, thu hoạch chính vụ cà rốt kéo dài đến tháng 3, tháng 4 năm sau. Doanh nghiệp, các xưởng nườm nượp về tận nơi thu mua, đưa đi chế biến để xuất khẩu khiến cả vùng rộn ràng như mở hội. Tôi phải thuê thêm người nhổ cà rốt, cân đóng túi mới kịp giao cho thương lái", anh Phương nói. Đầu mùa, giá cà rốt dao động 3.000-4.000 đồng/kg, nhưng năm nay do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Trung Quốc đóng biên nên dịp này cà rốt được giá, tăng lên mức 6.000-7.000 đồng/kg, cho thu khoảng 12 triệu/sào, thậm chí tới 13-15 triệu/sào. Trồng cà rốt quan trọng nhất là khâu làm đất, thời gian đầu chú ý phòng ngừa sâu bệnh, nhện đỏ để cây sinh trưởng đều cho củ đẹp, đạt năng suất cao. Nhiều hộ làm trang trại, diện tích lớn, nhất là cà rốt đang được giá, nhà nào để cuối mùa thì lãi lớn, anh Phương chia sẻ. Cách đó không xa là ruộng cà rốt của anh Nguyễn Văn Hải (thôn Yển Vũ) đang chờ đến lứa để thu hoạch. Anh Hải hào hứng nói: "Lâu lắm mới có vụ cà rốt được mùa được cả giá. Hiện giá cà rốt tại ruộng lên tới 6.000-7.000 đồng/kg mà thu hoạch được bao nhiêu thương lái mua hết bấy nhiêu". Gia đình anh Hải có 3 mẫu trồng cà rốt, trong đó hơn 1 mẫu chuẩn bị cho thu hoạch. Năm nay cuối vụ cà rốt được giá nên khoản thu nhập cũng tăng đáng kể.
Trước kia vùng này cũng trồng cà rốt nhưng trồng theo kiểu tự phát, giá cả bấp bênh, có năm giá cà rốt giảm chỉ còn 1.000 đồng/kg vẫn khó tiêu thụ. Từ ngày cả vùng chuyển sang trồng cà rốt liên kết với doanh nghiệp để làm hàng xuất khẩu, cuộc sống gia đình anh Hải và người dân dân nơi đây khấm khá hẳn. Anh Hải cho hay, trồng cà rốt xuất khẩu phải đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn VietGap. Khi thu hoạch, cà rốt được doanh nghiệp, cơ sở chế biến thu mua với giá cao gấp 2-3 lần so với thời điểm trước khi có các mô hình liên kết. Do thấy được tính hiệu quả từ mô hình liên kết nên hầu như hộ dân nào trong xã cũng trồng loại củ này. Hộ nào trồng ít thì vài sào, hộ nào trồng nhiều lên tới vài mẫu. Có người còn đi thuê thêm đất để trồng cà rốt. "Từ ra Tết đến giờ, bình quân tôi thu 12 triệu đồng/sào cà rốt sau thu hoạch. Doanh nghiệp mua đến đâu là có tiền tươi trong tay luôn đến đó. Những vụ trước được mùa, được giá cho thu đến 400-500 triệu/vụ, trừ đi chi phí lãi được 2/3", anh chia sẻ. Năm chia nhau 100 tỷ, nông dân vươn lên làm giàu Trao đổi với PV. VietNamNet, ông Hoàng Văn Chư - Chủ tịch UBND xã Đức Chính - cho biết, tổng diện tích trồng cà rốt của xã là 360ha. Sản lượng cà rốt bình quân dao động từ 12.000-18.000 tấn/vụ, cho thu hoạch 250-350 triệu/ha. "Hiện xã Đức Chính có 2.100 hộ dân trồng cà rốt, chiếm 80% số hộ trong toàn xã. Như vụ này ước tính doanh thu từ cả rốt đạt khoảng 100 tỷ đồng", ông Chư phấn khởi chia sẻ.
Ban đầu bình quân mỗi hộ chỉ trồng 4-5 sào, sau tăng lên 2-3 mẫu. Thậm chí, có gần 300 hộ thuê thêm đất ở các tỉnh Thái Bình, Hưng Yên, Bắc Ninh làm trang trại, trồng cà rốt giúp cuộc sống người dân thay đổi, dựng nhà dựng cửa, khá giả hơn trước rất nhiều. Do đó, nếu tính cả diện tích cà rốt do người dân Đức Chính đi thuê đất các địa phương khác trồng và thu hoạch, vận chuyển về địa phương sơ chế và tiêu thụ, sản lượng cà rốt của Đức Chính ước khoảng 50.000 tấn/năm. Ông Chư tiết lộ, mấu chốt khiến cây cà rốt tại đây đứng vững trên thị trường là bởi người dân đã áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất theo quy trình nông sản sạch, đồng thời tăng cường quảng bá, xúc tiến thương mại để khẳng định thương hiệu sản phẩm cà rốt của địa phương. Theo ông, người dân Đức Chính rất tự tin về trình độ thâm canh cà rốt. Tuy vậy, chính quyền xã và người dân nơi đây vẫn rất mong muốn được hỗ trợ áp dụng khoa học kỹ thuật, như việc mở rộng hệ thống tưới tiết kiệm, kết nối với các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm và đặc biệt là được quan tâm đầu tư công nghệ bảo quản, chế biến sau thu hoạch. Có như vậy, cây cà rốt mới yên tâm đứng vững trên thị trường. Phương Thanh | ||||||||||||||||||||||||||||||||||
Bắt nhóm quái xế đua xe trên QL 1 ở Tiền Giang có thủ sẵn mã tấu Posted: 01 Mar 2020 08:27 PM PST Cảnh sát Tiền Giang mật phục bắt nhóm thanh niên tụ tập đua xe trên QL 1. Nhóm này đến từ nhiều tỉnh thành và có thủ sẵn mã tấu. Phòng CSGT (PC08) Công an tỉnh Tiền Giang hôm nay, cho biết đơn vị này vừa bắt giữ 16 đối tượng đang tụ tập, chuẩn bị tổ chức đua xe trái phép trên QL1.
Theo PC08, người dân báo có nhiều "quái xế" ở Sóc Trăng, Trà Vinh, Vĩnh Long, Tiền Giang… sẽ tụ tập đi trên QL1, đoạn gần cầu Mỹ Thuận (xã Hoà Hưng, huyện Cái Bè) để tổ chức đua xe. Lực lượng CSGT, Cảnh sát hình sự Công an tỉnh và công an huyện Cái Bè tổ chức mật phục, đến khoảng 3h30 sáng nay, lực lượng phát hiện nhóm thanh thiếu niên khoảng 30 người đang tụ tập, nẹt pô inh ỏi... để chuẩn bị đua xe. Khi thấy lực lượng chức năng các "quái xế' bỏ chạy tán loạn.
Tổ công tác đã vây bắt được 16 xe máy, 16 đối tượng cùng một số hung khí như mã tấu. Trước đó, trên trang mạng xã hội nhiều tài xế phản ánh vào đêm khuya, nhiều nhóm thanh, thiếu niên chặn xe trên QL 1, đoạn qua huyện Cái Bè để đua. Hiện PC08 đã bàn giao các đối tường cùng tang vật cho công an huyện Cái Bè để tiếp tục xử lý hành vi theo thẩm quyền. Cô gái Cần Thơ và 60 thanh niên đua xe bị công an đưa về đồnCông an Cần Thơ vây bắt 61 thanh niên, trong đó có 1 nữ có hành vi đua xe và cổ vũ đua đưa về trụ sở làm việc. Thiện Chí |
You are subscribed to email updates from Tin mới nóng - Tin tức mới nhất, hot nhất | Báo VietNamNet. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét