“Đồng bằng Sông Cửu long khóc GS Nguyễn Duy Xuân” plus 24 more |
- Đồng bằng Sông Cửu long khóc GS Nguyễn Duy Xuân
- Chuyên gia Mỹ: 'Trung Quốc có thể giữ 50% nước Mekong vào mùa khô'
- NHÂN TAI HỌA COVID-19 TỪ VŨ HÁN TRUNG CỘNG
- Nhưng họ không ngăn cản được tôi tiếp tục tố cáo tội ác của chính quyền
- Cập nhật dịch COVID-19 ngày 1.3: Gần 2.000 ca mắc mới, 55 ca tử vong
- Tóm Tắt Lại Sự Kiện Vũ Hán
- Về từ vùng dịch Hàn Quốc, một phụ nữ Cà Mau "quyết tâm" trốn cách ly
- Việt Nam có âm thầm giấu dịch Covid hay không?
- Covid-19 - Việt Nam: Số ca bị nghi nhiễm virus tiếp tục tăng
- Cùng với thời hậu đại dịch COVID-19 sẽ còn là thời hậu sự thật của nó
- Vì sao Việt Nam bỏ lỡ nhiều thời cơ
- Chủ tịch Đà Nẵng lý giải về nơi cách ly 20 du khách Hàn Quốc
- Ông Vương Đình Huệ: 'Sớm đưa đường sắt Cát Linh vào hoạt động'
- BỘ MÁY TUYÊN TRUYỀN TRUNG QUỐC ĐẠI BẠI TRƯỚC CORONAVIRUS
- CON COVID LÀ TỬ THÙ CỦA “BƯNG BÍT”?
- TÔI BỊ KHUYÊN KHÔNG VIẾT FACEBOOK NỮA
- CẦN THẤY NỖI NHỤC CẢ NƯỚC ĐI LÀM THUÊ KHẮP THẾ GIỚI ĐỂ CHÚNG TA BIẾT MÌNH PHẢI LÀM GÌ CHO TỔ QUỐC
- Nỗi đau đớn uất hận tột cùng
- Số người chết vì COVID-19 tăng lên 34, Iran đóng cửa tất cả trường học
- Phó Tổng thống Iran nhiễm virus corona
- Hàn Quốc: Thêm 169 người nhiễm virus Covid-19, tổng cộng 1.146 ca
- Virus gây COVID-19 đột biến giống HIV, xâm nhập mạnh gấp 1.000 lần SARS
- Tháng Hai có 30 ngày: Khí tượng Cộng sản đội đá vá trời !
- LÊ THUỘC VÀO TẦU ĐÃ THẤM CHƯA ?
- Pháp tung bằng chứng khẳng định Hoàng Sa là chủ quyền của Việt Nam
Đồng bằng Sông Cửu long khóc GS Nguyễn Duy Xuân Posted: 01 Mar 2020 04:25 PM PST Nguyễn Đình Cống
Đồng bằng sông Cửu long đang hấp hối. Nước sông bị chặn bởi nhiều đập thủy điện và bị nhiễm mặn bởi triều dâng. Trên mười triệu nông dân đang lao đao. Nếu có người thấy trước được việc này, cảnh báo sớm, chính quyền, cùng các nhà khoa học và nhân dân hợp sức tìm giải pháp thì đã có thể tránh được tai họa, phát triển bền vững. Phải chăng không có ai thấy trước và dự báo tình hình. Có đấy, nhưng nhà khoa học lỗi lạc và rất yêu nước ấy đã bị hắt hủi cho đến chết năm 1986 tại nhà tù Ba Sao năm 1986. Đó là GS Nguyễn Duy Xuân, sinh năm 1925 tại Ô Môn, tỉnh Cần Thơ. Ông đã du học, nghiên cứu về nông nghiệp, thủy lợi, kinh tế tại Pháp, Anh và Mỹ trong nhiều năm. Ông về nước năm 1963 (lúc 38 tuổi), nghiên cứu và phụ trách nhiều công việc quan trọng về Nông nghiệp, làm Viện trưởng Viện Đại học Cần Thơ Tháng 4 năm 1975, sau khi thu xếp cho vợ con sang Guam, rồi sang Pháp tạm lánh, ông trở lại VN. Ngày 30 tháng 4, mặc dầu có trực thăng sẵn sàng chở ông đi di tản nhưng ông ở lại với mong ước được đem kiến thức phục vụ cho nền nông nghiệp của đất nước, mà trước hết là phát triển đồng bằng sông Cửu long. Ông sẵn sàng hợp tác với chính quyền mới để được làm khoa học phục vụ đất nước. Ngày 13 tháng 5 ông trình diện chính quyền giải phóng, được tập trung đi học tập cải tao tư tưởng trong vài ngày, nhưng rồi bị giam giữ không xét xử tại nhà tù loại khắc nghiệt nhất. Năm 1983, ông Võ Tòng Xuân, khi làm đại biểu quốc hội có tìm đến thăm tù nhân Duy Xuân, có ý định cứu người thủ trưởng cũ của mình, nhưng rồi không kịp. Nhà khoa học lỗi lạc và yêu nước Nguyễn Duy Xuân bị bệnh cũng bình thường, nếu được chữa trị sẽ qua khỏi, nhưng nhà tù đã tạo điều kiện thuận lợi để ông từ giã cõi đời, mang kiến thức khoa học sang thế giới khác. Nếu GS Nguyễn Duy Xuân không chết trong nhà tù, được sử dụng như kiểu ông Lương Định Của thì rồi đồng bằng sông Cửu Long có thoát khỏi tai họa như hiện nay hay không. Không biết được, không dám chắc, vì ý kiến của nhà khoa học có hay, có đúng đến đâu mà không trung thành với Mác Lê, không nghe theo chỉ đạo của Trung cộng thì chính quyền CSVN dứt khoát bác bỏ, kiên quyết từ chối. Chỉ còn lại đồng bằng sông Cửu long khóc than cho đứa con yểu mệnh của mình, đứa con phải bỏ đất mẹ ra đi mang theo bao oan khổ, tủi nhục. Tro cốt của GS Duy Xuân được con gái từ Pháp về đem gửi tại chùa Thiên Hưng, Bình Thạnh. | ||||||||||
Chuyên gia Mỹ: 'Trung Quốc có thể giữ 50% nước Mekong vào mùa khô' Posted: 01 Mar 2020 04:24 PM PST Chuyên gia Mỹ cho rằng các đập thủy điện của Trung Quốc trên thượng nguồn Mekong có thể giữ đến 50% lượng nước, khiến hạn hán ở hạ lưu thêm tồi tệ. "Vào mùa khô, khi hạn hán ở mức rất nghiêm trọng, Trung Quốc có thể giữ đến 50% lượng nước sông Mekong. Vì thế tác động của các đập thủy điện của Trung Quốc ở thượng nguồn đến hạn hán ở hạ nguồn là điều không thể phủ nhận", Brian Eyler, Giám đốc Chương trình Đông Nam Á, Trung tâm nghiên cứu Stimson, Mỹ, nói với VnExpress. Eyler là chuyên gia về các vấn đề xuyên biên giới ở khu vực Mekong, tác giả cuốn sách "Last Days of the Mighty Mekong" (Những ngày cuối của dòng Mekong vĩ đại). Eyler cho biết mức 50% này là dựa trên tính toán logic của tình hình, khi Trung Quốc đang vận hành 11 đập thủy điện trên dòng chính sông Mekong. Hồi 2014, khi Trung Quốc có 7 đập thủy điện hoạt động, Tổ chức Các dòng sông quốc tế (International Rivers - IR) công bố báo cáo cho thấy phần sông Mekong ở Trung Quốc (được gọi là Lan Thương) chiếm đến 45% lượng nước chảy xuống hạ lưu vào mùa khô. IR, tổ chức có trụ sở tại California, Mỹ, chuyên nghiên cứu ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh nhằm ngăn chặn các dự án gây hại cho sông và thúc đẩy các lựa chọn khả dĩ hơn. Theo Eyler, vào mùa mưa, khu vực tập trung nhiều nước nhất ở sông Mekong là ở Lào và Tây Nguyên của Việt Nam.Vì thế Trung Quốc chỉ chiếm khoảng 7% lượng nước sông Mekong vào mùa mưa. Vào mùa khô, khi không có mưa ở hạ nguồn sông Mekong, phần lớn lượng nước đến từ sông băng ở dãy Himalaya, chảy qua Trung Quốc. Vì thế Trung Quốc chiếm đến 40% lượng nước sông Mekong chảy xuống hạ nguồn vào mùa khô thông thường. Trên thượng nguồn, Trung Quốc có 11 đập thủy điện, trữ 47 tỷ m3 nước. Giữa tháng 2/2020, miền Tây Việt Nam xuất hiện tình trạng hạn mặn nghiêm trọng. Riêng tỉnh Cà Mau ghi nhận hơn 16.000 ha lúa bị thiệt hại 30-70%, 340 ha hoa màu có nguy cơ bị ảnh hưởng.
Nguyên nhân chính của hạn hán năm nay ở Việt Nam, theo Eyler, là do hiện tượng El Nino, gây nên thiếu mưa. Lượng nước không đủ để dòng sông vận hành như bình thường như trong hàng triệu năm qua. Biến đổi khí hậu đang làm thay đổi mô hình thời tiết. Nông dân không có đủ nước để gieo vụ lúa mới và thực hiện các hoạt động nông nghiệp khác. Eyler cho rằng các đập thủy điện càng lớn và càng gần nguồn nước thì càng gây tác động lớn đến hạ nguồn. Bên cạnh 11 đập thủy điện của Trung Quốc trên thượng nguồn, Lào có hai đập trên dòng chính sông Mekong là Xayaburi và Don Sahong. "Các đập thủy điện trên sông Mekong đang khiến hạn hán nghiêm trọng hơn", Eyler nói. Ông cho rằng hạn hán ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) của Việt Nam xuất hiện thường xuyên hơn và gây tác động mạnh hơn. Năm 2016, hạn hán ở mức tồi tệ nhất, nhưng tình trạng của 2020 còn xấu hơn. Trung Quốc từng xả nước xuống hạ lưu theo yêu cầu của Việt Nam và Thái Lan. Tuy nhiên năm nay lượng nước đến ĐBSCL chưa xuất hiện, dù Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết đã xả nước từ ngày 24/1. Đồng tình về nguyên nhân chính gây hạn hán ở miền Tây năm nay, Tiến sĩ Tô Văn Trường, cựu viện trưởng Viện Quy hoạch thủy lợi Miền Nam, cho rằng lượng mưa trong mùa mưa năm 2019 thấp hơn bình thường, do đó hạn mặn năm 2020 đến sớm và trầm trọng hơn những năm khác. Năm 2019, khi có hiện tượng El Nino, khu vực Đông Nam Á có ít mưa hơn so với bình thường, do ổ đối lưu gây mưa bị dịch về phía Đông. Hạn hán lịch sử xuất hiện ở hầu hết các nước Đông Nam Á. Tại Việt Nam, khu vực bị ảnh hưởng nặng là miền nam và miền trung. Trong mùa khô, tổng lượng mưa trên các trạm khác nhau trên lưu vực sông Mekong thấp hơn 55% so với mức trung bình nhiều năm. Mùa mưa đến muộn (vào tháng 7 thay vì tháng 5 hàng năm), khiến lượng mưa thấp hơn 65% so với các năm, gồm cả thượng nguồn ở phía Trung Quốc. Lượng mưa trung bình chỉ đạt 20% so với nhiều năm. Trong mùa mưa, ĐBSCL đối diện với mùa lũ ở mức rất thấp. Theo ông Đào Trọng Tứ, cựu phó tổng thư ký Uỷ ban sông Mekong Việt Nam, hiện các nước hạ nguồn chưa đánh giá được tác động của các đập thủy điện của Trung Quốc đến hạn hán ở hạ lưu, do Trung Quốc không cung cấp quy trình vận hành của các đập thủy điện. "Vấn đề chính là Trung Quốc rất hạn chế hợp tác, không trao đổi số liệu thực tế của các đập thủy điện", ông Tứ nói. Nhiều nghiên cứu của Ủy hội sông Mekong (MRC) cho thấy tác động rõ nhất của các đập thủy điện Trung Quốc đến hạ lưu là "giữ lại phù sa". Mekong chiếm đến 60% lượng phù sa của ĐBSCL của Việt Nam. Đến 2040, lượng phù sa ở khu vực này ước tính chỉ còn 4-5%. Nếu 11 đập thủy điện ở Lào và Campuchia đi vào hoạt động, tác động về phù sa sẽ còn lớn hơn nữa, theo ông Tứ.
Eyler dự báo hạn hán ở hạ lưu sông Mekong sẽ tái diễn thường xuyên hơn trong tương lai. Tuy nhiên, có thể dự báo được El Nino và tác động của nó trước 6 tháng. Hạn hán tính đến tháng 4/2020 có thể được dự báo từ đầu tháng 6/2019. Vì vậy, Việt Nam có thể chuẩn bị năng lực để hạn chế tác hại. Có chung nhận định, ông Tứ cho rằng Việt Nam cần phải "thừa nhận" thực tế hạn hán sẽ trở nên thường xuyên hơn và cần có phương án ứng phó. Việt Nam không nên "trông chờ nhiều" vào nước ở thượng nguồn mà nên chủ động "tự cứu mình". Trong chiến lược lâu dài, Việt Nam đang hướng đến việc chuyển đổi sản xuất, phân vùng sản xuất. Theo ông Tô Văn Trường, giải pháp trước mắt của Việt Nam là tập trung tiết kiệm nước cho sinh hoạt và sản xuất một cách hợp lý. Việt Nam nên tích lũy nước ngọt tối đa, trong đó có nước ngầm, cải tạo hệ thống thủy lợi nội đồng để chủ động tưới tiêu. Về dài hạn, Việt Nam cần có hệ thống công trình điều khiển mặn từ phía các cửa mặn, hệ thống bẩy triều, giúp đẩy ngọt từ các cửa ngọt trong từng con triều trong mùa khô. Chính quyền cần biến hệ thống kênh rạch ở đồng bằng sông Cửu Long thành "các hồ nước ngọt di động", vận hành theo nhịp điệu của triều trong mùa khô. Việt Nam cũng phải tìm giải pháp phi công trình như thay đổi cơ cấu mùa vụ, cây trồng, vật nuôi.. theo hướng thích nghi với thời tiết, tiết kiệm nước. Eyler đánh giá cao Nghị quyết 120 về phát triển bền vững ở ĐBSCL mà Việt Nam ban hành năm 2017. Các chính sách trong khuôn khổ này sẽ giúp khôi phục lại các quy trình dựa trên thiên nhiên, liên quan đến chu kỳ lũ tự nhiên của dòng Mekong, giúp người dân chuyển đổi các sinh kế hiệu quả hơn. Nông dân ở ĐBSCL cũng có thể thích ứng với mực nước biển dâng và tình trạng xâm mặn. Việt Nam có các đối tác hỗ trợ thực hiện kế hoạch như Hà Lan, Israel và Mỹ. "Nếu chính sách được thực hiện đúng đắn, nó sẽ rất hiệu quả", Eyler nói. Trên phạm vi khu vực, ông Trường cho rằng Việt Nam cần hợp tác chặt chẽ với các nước ven sông Mekong để có kế hoạch tổng hợp gần tối ưu, mang lại lợi ích lâu dài của mỗi nước. MRC đã có nhiều nghiên cứu đánh giá tác động của 11 đập thủy điện ở hạ lưu. "Tôi cho rằng hiện nay ai cũng hiểu rõ được - mất của mỗi quốc gia", ông Trường nói. Với Trung Quốc, MRC có thể sử dụng Hiệp định Mekong năm 1995 làm cơ sở pháp lý để đề nghị Bắc Kinh hợp tác, cân bằng lợi ích của các bên. MRC cũng có hệ thống tài liệu khí tượng thủy văn và các tài liệu cơ bản khác, có thể dùng để đối chiếu với dữ liệu của Trung Quốc. Theo ông Tứ, Việt Nam nên tận dụng cơ chế hợp tác Mekong - Lan Thương giữa MRC và Trung Quốc để thảo luận về vấn đề nước sông Mekong. Trong cơ chế này, nước là một vấn đề trụ cột trong hợp tác, bên cạnh kinh tế và an ninh. Với ASEAN, Eyler cho rằng Việt Nam nên ưu tiên đưa vấn đề sông Mekong ra bàn luận trong năm làm Chủ tịch của Hiệp hội trong 2020. Hệ sinh thái và nền tảng tài nguyên của Mekong đang bị đe dọa, trong khi ĐBSCL là nơi cung cấp nguồn lương thực cho cả 10 nước Đông Nam Á. "Việt Nam nên nêu vấn đề sông Mekong trên khía cạnh an ninh, vì khủng hoảng ở đây có thể gây bất ổn ở khu vực. Hy vọng Việt Nam có thể thay đổi cách ASEAN nhìn nhận về Mekong", Eyler nói. Theo Eyler, Ban Thư ký MRC chưa từng tiếp cận được dữ liệu của Trung Quốc về các đập thủy điện trên thượng nguồn. Ông hy vọng MRC sẽ có cơ hội này khi tiến hành nghiên cứu chung sắp tới với Trung Quốc để tìm nguyên nhân hạn hán. Eyler cảnh báo MRC không nên để Trung Quốc dùng ảnh hưởng trong khu vực để áp đảo các nước và các bên liên quan. "MRC không nên để Trung Quốc cung cấp dữ liệu không chính xác về tác động của các đập thủy điện đến hạ lưu", Eyler nói. Việt Anh | ||||||||||
NHÂN TAI HỌA COVID-19 TỪ VŨ HÁN TRUNG CỘNG Posted: 01 Mar 2020 04:23 PM PST TRUNG CỘNG –TỪ RẤT LÂU TÔI ĐÃ BIẾT Lê Phú Khải Sau hoà bình 1954, hiệu trưởng trường Hoa văn Việt Bắc Lê Phú Hào (chú ruột của tôi) được cử sang Bắc Kinh làm phóng viên thường trú cho Việt Nam Thông tấn xã. Ông Hào đã học Hoa văn qua tiếng Anh từ một giáo sĩ Trung Quốc không biết tiếng Việt. Biết 4 ngoại ngữ thành thạo (Pháp, Anh, Hoa, Tây Ban Nha), dưới vỏ bọc "phóng viên thường trú", ông là một điệp viên chiến lược của Việt Nam tại Trung Quốc. Trong hồi ký Đèn Cù của Trần Đĩnh viết: "Phóng viên Việt Nam Thông tấn xã kiêm tình báo Lê Phú Hào đi tham quan đồng lúa kiêm "sân chơi trẻ con"…" [Đèn Cù, trang 140, NXB Người Việt Books 2014]. Hằng năm, mỗi lần về nước báo cáo công tác, ông thường rủ tôi đi chơi, khi thì đi Hồ Tây ăn bánh tôm, bơi thuyền trên hồ, khi thì đi Bắc Ninh mua tranh dân gian Đông Hồ để mang sang Bắc Kinh làm quà cho bạn bè quốc tế. Cứ mỗi lần đi chơi như thế, ông thường kể cho tôi những chuyện về Trung Quốc cộng sản. Vì thế, tôi là một trong những người Việt Nam biết rất sớm về bộ mặt thật của cộng sản Trung Quốc từ lúc "tình hữu nghị Việt – Trung" còn nồng ấm, từ lúc bình minh của hai chế độ cộng sản! Ông kể, Trung Quốc mời các nhà báo phương Tây ở Bắc Kinh đi thăm một cánh đồng lúa bội thu. Lúa tốt đến mức trẻ con chạy nhảy trên ngọn lúa mà không bị lún! Các phóng viên quốc tế đứng trên bờ chụp ảnh lia lịa. Ông vén quần lội xuống ruộng, thì lập tức nhân viên an ninh mặc thường phục ngăn lại. Tưởng ông là nhà báo Trung Quốc, vì nói tiếng Hoa rất thạo, họ bảo: Ấy, đồng chí đừng lội xuống ruộng, đây là cảnh dàn dựng, ở dưới ấy có lót ván gỗ để trẻ con nô đùa trên… ngọn lúa, để đánh lừa bọn nhà báo quốc tế! Ông kể, Trung Quốc phát động một phong trào trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng "để khuyến khích văn nghệ sĩ trí thức phát biểu những suy nghĩ thực của mình, góp phần phê phán, xây dựng đường lối lãnh đạo của đảng". Thế là "trăm nhà đua tiếng"! Nhưng đó là cái bẫy của Mao Trạch Đông! Sau đó là một chiến dịch đàn áp các văn nghệ sĩ trí thức dám "trăm hoa đua nở"! Ông kể, thấy chú ở Bắc Kinh đã lâu mà không thấy có vợ, cũng không thấy có bồ bịch trai gái gì, chỉ lo làm việc, thế là bọn nhà báo phương Tây lánh xa, không đứa nào dám chơi với chú nữa! Chúng nó bảo nhau: Thằng Việt Nam này là giống dã man, không phải giống người, không thể gần nó được!!! Chú báo cáo về nhà! Thế là ở nhà tức tốc cho vợ con sang ngay! Thím cháu là người Chiêm Hoá, Tuyên Quang, ít tiếp xúc với ai, nên đưa đi dạ tiệc, Tây đến bắt tay, bà ấy không bắt! Chú dặn, hễ ai bắt tay thì phải vui vẻ bắt tay người ta. Một lần Quốc khánh Trung Quốc, nước chủ nhà thết tiệc khách quốc tế ở Bắc Kinh, bà ấy "sửa sai" bằng cách đi bắt tay mọi người. Nhìn đi nhìn lại không thấy vợ mình đâu, hoá ra bà ấy lên tận bàn trên cùng, đang bắt tay… Mao chủ tịch! Chú hoảng quá, suýt ngất xỉu! Ông kể, Đảng cộng sản Trung Quốc thâm độc và đểu lắm! Nghị quyết của Quân uỷ trung ương Trung Quốc ghi rõ: "Phải duy trì một nước Việt Nam không mạnh, không yếu, đủ để làm phên dậu cho Trung Quốc". Như vậy là tất cả những gì Trung Quốc "giúp đỡ" Việt Nam chỉ là để Việt Nam làm phên dậu cho Trung Quốc, để Mỹ không thể áp sát Trung Quốc từ phía Nam. Vậy mà sau này, nhiều người Việt Nam không đủ thông tin lại cho rằng, Việt Nam mắc nợ sự "giúp đỡ" của Trung Quốc trong nhiều năm chống Mỹ. Đến nay, còn có quan chức phát biểu một cách thành thật đến đáng thương rằng, Việt Nam mang ơn Trung Quốc thì sẽ trả ơn, nhưng không vì thế mà Trung Quốc cứ lấn chiếm biển đảo của Việt Nam! Những người còn tư duy như thế phải thay đổi 180 độ! Trung Quốc phải mang ơn Việt Nam, vì nhân dân Việt Nam đã lấy xương máu của mình làm phên dậu cho Trung Quốc trong nhiều năm. Chỉ đến khi Mao Trạch Đông bắt tay được với Nixon năm 1972 thì Trung Quốc quay ngoắt lại chiếm Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974, còn Mỹ thì quay lưng với chính quyền Việt Nam Cộng Hoà! Trung Quốc xảo trá, lừa bịp từ ngàn năm nay với Việt Nam. Chẳng có ý thức hệ vô sản, Mac-Lenin nào với Trung Quốc cả. Trung Quốc bao giờ cũng là và vĩnh viễn là anh Tào Tháo trong truyện Tam quốc với phương châm "thà ta phụ người chứ không để người phụ ta"! Không phải nhân dân Trung Quốc, mà là bọn cầm quyền ở Trung Quốc từ xưa đến nay, nhất là bọn độc tài toàn trị cộng sản hôm nay luôn là kẻ thù của dân tộc Việt Nam. May mắn là tôi đã hiểu Trung Quốc từ rất, rất sớm như thế. Khi Trung Quốc mở cửa, nhiều người sang du lịch Trung Quốc đã loá mắt về những thành phố tráng lệ, những đường cao tốc, những nhà cao tầng mọc lên… Hay là…? Hay là…? Tôi kiểm chứng lại tư duy của mình và quyết định đi Trung Quốc vào đầu năm 1996 trước khi Hồng Kông được trao trả về Trung Quốc. Tôi vẫn thấy mình đúng ngay từ khi đặt chân xuống sân bay Bạch Vân tỉnh Quảng Đông Trung Quốc. Vật chất có, nhưng con người của bộ máy công quyền cộng sản Trung Quốc thì xấu xa và đểu cáng đến mức tôi không thể hiểu nổi. Các nhân viên an ninh và hải quan Trung Quốc nhìn khách du lịch như kẻ thù, họ nói cười ầm ĩ, thô bỉ và vừa nói chuyện với nhau vừa làm việc, xét hộ chiếu, đóng dấu… Qua được một cửa, đến cửa thứ hai thì, đoàn có 12 người mà tôi là trưởng đoàn, có danh sách hẳn hoi, nhưng tôi bị giữ lại (!). Lý do vì họ đóng dấu nhầm! Thế là tôi, cô hướng dẫn viên người Trung Quốc và cậu nhân viên của công ty du lịch Travel Company V.Y.C. thành phố HCM phải quay lại cửa thứ nhất để đóng dấu lại. Cái dấu đóng lại ấy lại có một con dấu áp lai đóng đè lên, và, họ không xin lỗi gì cả! Từ đó trong suốt chuyến đi (Quảng Châu – Hồng Kông – Ma Cao rồi trở về Quảng Châu để về nước) hễ xem hộ chiếu của tôi là an ninh và hải quan lại hoạnh hoẹ. Khi vào tham quan một địa điểm nào đó, nếu muốn tìm nhà vệ sinh thì rất… trần ai! Vì tất cả các biển đề ngoài cửa đều là chữ Trung! Tôi hỏi cô hướng dẫn viên người Hoa thì được giải thích: Trung Quốc chủ trương thế giới sẽ nói tiếng Hoa, ai muốn đi lại giao thương với Trung Quốc thì phải học tiếng Trung, vì vậy, có lệnh là đến nhà vệ sinh cũng phải để chữ Trung, không được có một tín hiệu nào khác! Họ chủ quan và ngạo mạn một cách rất vô lối và lố bịch! Nhưng khốn nạn nhất với tôi là lúc từ sân bay Bạch Vân trở về thành phố Hồ Chí Minh, đến lượt tôi thì bị gạt lại, lý do vì từ Ma Cao về lại Quảng Châu, hộ chiếu của tôi không có dấu thị thực vào lại Trung Quốc từ Ma Cao, lúc đó thuộc Bồ Đào Nha. Cô nhân viên hướng dẫn du lịch người Hoa giải thích rã bọt mép họ chỉ cười hô hố! Cô đưa cả danh sách đoàn 12 người mà tôi là trưởng đoàn… họ cũng chỉ cười hô hố. Lúc đó, chỉ một cú "phôn" về cửa khẩu Chu Đậu tiếp giáp với Ma Cao là có thể giải quyết cho tôi về cùng đoàn. Nhưng các nhân viên an ninh và hải quan còn mãi cười đùa nên không ai giải quyết gì cả. Thế là tôi và anh hướng dẫn viên của V.Y.C. thành phố HCM phải ở lại Quảng Châu, thuê khách sạn ở trong 3 ngày để thuê ô tô và chở cả cô hướng dẫn viên người Hoa đi lại cửa khẩu Chu Đậu để đóng dấu nhập lại từ Ma Cao về Quảng Châu. Đến nơi, họ bật vi tính lên, thấy có tên tôi trong đoàn, nhưng vì họ "quên", không đóng dấu nhập! Họ cộp một cái dấu rồi quẳng lại hộ chiếu cho tôi! Không một lời xin lỗi! Chúng tôi tốn kém 3 ngày ăn ở và đi lại cả 300 cây số rồi mới "thoát" về nước được! Con người của bộ máy công quyền Trung Quốc vô cảm, vô liêm sỉ và đểu cáng đến mức tôi không thể ngờ tới! Đó là kết quả bao nhiêu năm nhào nặn, dạy dỗ, đào luyện của Đảng cộng sản Trung Quốc. Tôi càng tin rằng một đất nước với lãnh đạo như thế và con người như thế thì dù có đóng được tàu sân bay cũng sẽ sụp đổ tan tành bất cứ lúc nào. Và điều tôi nghĩ đã thành sự thật, với sự xuất hiện của con Covid-19! Trên tất cả, trước tất cả là sự bóp chết tự do thông tin ngôn luận, và lạm dụng quyền lực để đàn áp nhân dân của bộ máy toàn trị, công an trị. Nếu bác sỹ Lý Văn Lượng không bị công an đến bắt và bịt miệng thì Vũ Hán, Trung Quốc và thế giới không điêu đứng như hôm nay! Nhân dân Trung Quốc đã bừng tỉnh và căm thù đảng cộng sản Trung Quốc. Cả thế giới ghê tởm sự cai trị tàn độc của đảng cộng sản Trung Quốc. Không có lý do gì để chế độ toàn trị ở Trung Quốc không sụp đổ. Cho dù nó đang tập đóng tàu sân bay!
| ||||||||||
Nhưng họ không ngăn cản được tôi tiếp tục tố cáo tội ác của chính quyền Posted: 01 Mar 2020 04:22 PM PST Tôi vừa đi bán hàng về thì vợ tôi nói rằng ông tổ trưởng ném cái giấy mời này qua cửa. Giấy mời làm việc liên quan đến tài khoản Facebook của tôi. Thành phần tham gia có hầu hết các ban bệ của phường Dương Nội. Tôi biết chính quyền cũng chẳng rảnh rỗi để huy động các ban bệ làm cái việc không có mục đích. Nếu là mục đích để đe doạ thì họ cũng thừa biết không có tác dụng, bởi trước đây năm 2016 cơ quan CSĐT CA TP Hà Nội đã từng 2 lần đưa giấy triệu tập tôi về việc liên quan đến Fb cá nhân. Nhưng họ không ngăn cản được tôi tiếp tục tố cáo tội ác của chính quyền. Có thể ngày mai chính quyền có ý đồ dở trò, giăng cạm bẫy đối với tôi. Vì vậy chiều mai tại ổ phục kích có thể các máy quay phim được bố trí khắp phòng, vở kịch đấu tố đã soạn sẵn, rồi cho mấy thằng lao vào tôi như thằng Nguyễn Văn Bính hôm 9.1, rồi vu khống cho tôi là gây rối, chống người thi hành công vụ... Sau đó để dọn đường dư luận cho việc bắt tôi, clip lại sẽ được cắt ghép đưa lên VTV với kịch bản là: chính quyền địa phương đã nhiều lần vận động, tuyên truyền nhưng đối tượng Trịnh Bá Phương vẫn gan lỳ chống phá chủ trương của đảng. Những ngày trước từ bộ công an đến đài truyền hình VTV, báo công an nhân dân,... đều vu khống cho tôi đưa tin sai sự thật tại Đồng Tâm, thì nay họ lại vu khống cho tôi là đưa tin sai sự thật tại địa phương Dương Nội. Tôi nói rõ rằng, từ trước nay tôi đều đưa tin đúng sự thực về tội ác của nhà cầm quyền cộng sản, từ vụ đàn áp, giết người cướp của tại Đồng Tâm và vụ ủi phá mồ mả tại Dương Nội, mang những m2 đó lên mạng giao bán, khủng bố, đánh đập nhiều người dân DN và bỏ tù 7 người dân Dương Nội, trong đó có bố mẹ tôi, mẹ tôi hai lần bị kết án, cướp đất đền bù 201.600 đồng/1m2, rồi bán đấu giá với giá khởi điểm 31.500.000 đồng, đánh đập tàn phế anh Trần Văn Sang,... tóm lại tôi dùng mạng xã hội để lên tiếng vạch trần chế độ cộng sản phản dân hại nước này. Bạn bè kết bạn Fb của tôi gồm nhiều tầng lớp trong xã hội, từ những người nông dân cùng cảnh ngộ, những người công nhân, sinh viên, văn nghệ sỹ, trí thức, những người từng giữ chức cao trong chính quyền, trong công an, quân đội, những bạn bè quốc tế, phóng viên báo chí quốc tế như DPA thông tấn xã Đức, Reuters, BBC, VOA, RFA, SBS, AFP... viên chức các Đại Sứ Quán, Cao Uỷ Liên Hiệp Quốc...tôi không thấy ai nói với tôi là tôi đưa tin sai sự thật, kích động, chống phá chính quyền, mà hầu hết họ ủng hộ tôi, nhiều người theo dõi Fb của tôi đã nói với tôi rằng nhờ có Fb, nhờ có tin tức tôi đăng mà họ nhận ra chính quyền này thực sự là tổ chức Mafia , một băng đảng cai trị dân bằng dối trá, bằng bạo lực, một tổ chức ngày đêm hút máu dân để lấy tiền gửi đi nước ngoài, đưa vợ con gia đình đi khỏi chốn thiên đường cộng sản, bỏ lại người dân sống với môi trường ô nhiễm, y tế, giáo dục xuống cấp. Lời cuối cùng, chiều mai tôi tiếp tục công việc bán cua của mình, tôi sẽ không gặp những kẻ tội phạm mang danh chính quyền, cũng có thể chúng bắt cóc tôi như những lần trước theo cách của Mafia, mọi người theo dõi, tôi sẽ cập nhật tin tức ngày mai. | ||||||||||
Cập nhật dịch COVID-19 ngày 1.3: Gần 2.000 ca mắc mới, 55 ca tử vong Posted: 01 Mar 2020 04:21 PM PST LĐO 01/03/2020 Theo báo cáo của hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm Bộ Y tế, đến 19h00 ngày 1.3, tình hình dịch COVID-19 trên thế giới cụ thể như sau: - Tổng số trường hợp mắc: 86.980 (tăng 1.768 ca so với ngày 29.2), trong đó Trung Quốc đại lục: 79.824. - Tổng số trường hợp tử vong: 2.979 (tăng 55 ca so với ngày 29.2), trong đó: Lục địa Trung Quốc: 2.870 + Hồng Kông (TQ): 2 + Đài Loan (TQ): 1 + Phillippines: 1 + Nhật Bản: 6 + Pháp: 2 + Iran: 43 + Tàu Diamond Princess: 6 + Hàn Quốc: 17 + Ý: 29 + Mỹ: 1 + Úc: 1 Các quốc gia và vùng lãnh thổ bên ngoài Trung Quốc ghi nhận ca mắc: 1. Tàu Diamond Princess: 705 2. Ý: 1.128 3. Iran: 593 4. Nhật Bản: 241 5. Singapore: 102 6. Hồng Kông (TQ): 93 7. Mỹ: 68 8. Pháp: 100 9. Đức: 79 10. Kuwait: 45 11. Thái Lan: 42 12. Bahrain: 41 13. Đài Loan: 39 14. Tây Ban Nha: 58 15. Malaysia: 25 16. Úc: 25 17. Anh: 23 18. Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất: 19 19. Việt Nam: 16 20. Canada: 20 21. Thụy Điển: 13 22. Ma Cao (TQ): 10 23. Thuỵ sĩ: 18 24. Iraq: 13 25. Israel: 7 26. Oman: 6 27. Áo: 9 28. Na uy: 15 29. Croatia: 6 30. Li Băng: 4 31. Hy Lạp: 7 32. Philippines: 3 33. Ấn Độ: 3 34. Romania: 3 35. Nga: 2 36. Phần Lan: 3 37. Pakistan: 4 38. Hà Lan: 7 39. Mexico: 4 40. Đan Mạch: 3 41. Nepal: 1 42. Campuchia: 1 43. Sri Lanka: 1 44. Bỉ: 1 45. Ai Cập: 1 46. Afghanistan: 1 47. Algeria: 1 48. Brazil: 1 49. Bắc Macedonia: 1 50. Georgia: 3 51. Estonia: 1 52. San Marino: 1 53. Nigeria: 1 54. Lithuania: 1 55. New Zealand: 1 56. Belarus: 1 57. Azerbaijan: 1 58. Iceland: 1 59. Monaco: 1 60. Hàn Quốc: 3.526 61. Luxembourg: 1 62. Qatar: 1 63. Ecuador: 1 64. Ireland: 1 Tại Việt Nam, 16/16 trường hợp nhiễm COVID-19 đã được điều trị khỏi. Kể từ ngày 13.2 tới thời điểm hiện tại, Việt Nam không ghi nhận trường hợp nào mắc mới. Bộ Y tế đã có công văn gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố có hoạt động kiểm dịch y tế về việc thực hiện áp dụng tờ khai y tế phòng chống bệnh COVID-19 đối với khách nhập cảnh đến từ hoặc đi qua Iran và Ý, thời gian áp dụng kể từ 0 giờ ngày 29.2.2020. Bộ Y tế cũng yêu cầu sàng lọc nghiêm người đến khám chữa bệnh. Các cơ sở khám, chữa bệnh đề cao cảnh giác đối với tất cả người bệnh tới khám, chữa bệnh, đặc biệt lưu ý những người trở về từ những nước có số người mắc COVID- 19. Hải Phòng: Cách ly ngay 181 hành khách trên chuyến bay từ Hàn Quốc về Hải Phòng 181 hành khách từ Hàn Quốc về Việt Nam hạ cánh tại Cảng hàng không quốc tế Cát Bi sẽ được phân loại, cách ly phòng dịch COVID-19. Vào 10h20 sáng 1.3, chuyến bay chở 181 hành khách từ Hàn Quốc về Việt Nam hạ cánh tại Cảng Hàng không quốc tế Cát Bi, trong đó có 25 hành khách là người Hàn Quốc, 156 hành khách là người Việt Nam. Trên chuyến bay chưa ghi nhận hành khách đến từ vùng dịch. Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến rất phức tạp tại một số địa phương của Hàn Quốc, để chủ động phòng, chống dịch có nguy cơ xâm nhập qua chuyến bay này, Sở Y tế Hải Phòng báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND thành phố, thống nhất với Bộ Chỉ huy quân sự thành phố và Cảng Hàng không quốc tế Cát Bi thực hiện công tác phân loại, cách ly ngay các hành khách trên chuyến bay này. Cụ thể, Sở Y tế Hải Phòng sẽ đón 25 hành khách là người Hàn Quốc và 120 hành khách Việt Nam; Bộ Chỉ huy quân sự thành phố sẽ đón hành khách thuộc các tỉnh/thành phố ngoài Hải Phòng và một số hành khách là người Việt Nam của Hải Phòng. Giám đốc Sở Y tế giao Trung tâm Y tế dự phòng thành phố, Kiểm dịch Y tế quốc tế, Bệnh viện Hữu nghị Việt –Tiệp, Trung tâm Y tế quận Hải An tiếp tục tiến hành sàng lọc tại sân bay. Trong đó nếu có ca nghi nhiễm sẽ chuyển Khoa Bệnh nhiệt đới Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp, còn lại đưa về cách ly tập trung tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp cơ sở 2. Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp chuẩn bị xe ca, buồng phòng đảm bảo tiếp nhận và bố trí hậu cần, chuyên môn theo quy định; huy động 4 xe của Trung tâm Cấp cứu 115 và xe của các Trung tâm Y tế quận Hải An, Ngô Quyền, Kiến An, Đồ Sơn, Dương Kinh, An Dương. Để hạn chế nguy cơ lây chéo dịch bệnh trong quá trình di chuyển, Sở Y tế bố trí hành khách người Hàn Quốc, khách nghi ngờ có khả năng nhiễm dịch di chuyển bằng các xe riêng của Trung tâm Cấp cứu 115. Ninh Bình: Gần 35.000 học sinh THPT đi học trở lại từ ngày 2.3 Sở GD-ĐT tỉnh Ninh Bình vừa có văn bản thông báo về việc thời gian nghỉ và đi học đối với học sinh các cấp học trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Theo đó, gần 35.000 học sinh THPT và học viên tại các Trung tâm GDTX sẽ đi học trở lại vào ngày 2.3 và tiếp tục cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học và THCS nghỉ học đến hết ngày 8.3.2020 để phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Theo báo cáo của Sở Y tế tỉnh Ninh Bình, tính đến ngày 29.2, trên địa bàn toàn tỉnh hiện có 131 trường hợp đang được cách ly, theo dõi hoặc giám sát tại các tuyến. Hiện đã có 24 trường hợp sau khi đưa vào cách ly đã được lấy mẫu gửi đi xét nghiệm, trong đó có 21 trường hợp có kết quả xét nghiệm âm tính; 01 trường hợp đã lấy mẫu xét nghiệm nhưng không đủ tiêu chuẩn để xét nghiệm mẫu và đã ra viện và 02 trường hợp lấy mẫu xét nghiệm đang chờ kết quả. Cà Mau: 3 người xin được cách ly tại khu cách ly tập trung Cả ba người này đều từ về từ Incheon - Cheonan - Hàn Quốc. Do lo sợ bị bệnh COVID-19 nên cả 3 người đều xin được vào khu cách ly tập trung của tỉnh để…cách ly. Tin từ Ban chỉ đạo Phòng chống dịch bệnh COVID-19 ngày 1.3 cho biết, tỉnh chính thức tiếp nhận 3 trường hợp xin được vào khu cách ly tập trung của tỉnh dù sức khỏe của họ bình thường. Theo đó, cả ba trường hợp cùng về từ Incheon - Cheonan - Hàn Quốc, gồm N. K. N., 20 tuổi từ, địa chỉ ấp Kinh Lớn, xã Đông Thới, huyện Cái Nước; L. H. T., 20 tuổi, địa chỉ xã Quảng Tân, huyện Quảng Xương (tỉnh Thanh Hóa); L. M. T., 20 tuổi, địa chỉ xã Tân Trung, huyện Đầm Dơi. Cả 3 trường hợp trên đều là sinh viên du học tại Hàn Quốc, thường chơi với bạn có mẹ dương tính COVID-19. Cà 3 trường hợp này về sân bay Tân Sơn Nhất lúc 13h ngày 28.2, rồi tự về đến Cà Mau lúc 5h sáng 29.2, ở nhà trọ tại Phường 5 (TP. Cà Mau), sau đó xin vào khu cách ly tập trung của Trường Quân sự tỉnh. Như vậy, từ ngày 26 – 29.2, có 6 người được cách ly tại cơ sở cách ly tập trung (ngày 26.2 có 2 người, ngày 28.2 có 1 người, ngày 29.2 có 3 người). Hiện tại, sức khỏe cả 6 người đều ổn định. Khánh Hòa: Cách ly tập trung 58 công dân Việt Nam về từ Hàn Quốc Sáng 1.3, bác sĩ Nguyễn Hoa Hội, giám đốc trung tâm Kiểm dịch Y tế quốc tế tỉnh Khánh Hòa cho biết, đến tối 29.2,đơn vị đã hoàn thành công tác kiểm soát y tế 147 hành khách từ Hàn Quốc nhập cảnh Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh. Ngay sau khi các chuyến bay từ Hàn Quốc đáp xuống sân bay quốc tế Cam Ranh lực lượng y tế đã tiến hành các biện pháp kiểm tra, rà soát có 3 người nước ngoài. Trong đó, 2 du khách Hàn Quốc đến từ thành phố Daegu (Hàn Quốc) đã xin trở về nước ngay trong ngày, một du khách Nga từ Busan đã được kiểm tra y tế và yêu cầu theo dõi cách ly tại nhà. 144 công dân Việt Nam đa số là du học sinh và lao động làm việc tại Hàn Quốc đã được kiểm tra thân nhiệt, yếu tố dịch tễ và đối chiếu với thân nhân. Trung tâm kiểm dịch Y tế quốc tế đã chuyển 58 trường hợp có yếu tố dịch tễ về khu cách ly tập trung. Tất cả các trường hợp này sức khỏe đều bình thường, không có dấu hiệu nhiễm bệnh COVID-19 nhưng sẽ cách ly, theo dõi 14 ngày theo quy định. Số còn lại sau khi kiểm tra sức khỏe bình thường, đối chiếu với thân nhân đầy đủ thông tin Trung tâm kiểm dịch y tế quốc tế yêu cầu các công dân tự cách ly tại nhà. Thông tin của công dân sẽ được thông báo đến Sở Y tế địa phương để theo dõi. Sáng cùng ngày Đại tá Trịnh Viết Thành, Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Khánh Hòa thông tin, "đến thời điểm này chúng tôi đã tiếp nhận 44 công dân trở về từ Hàn Quốc trong ngày 29.2 chuyển vào khu cách ly, theo dõi tại Trung tâm Huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng – an ninh, thuộc Trung đoàn Bộ binh 974. Các công dân đều có sức khỏe bình thường, ổn định. Mọi công tác kiểm tra y tế, hậu cần phục vụ sinh hoạt đảm bảo cho các công dân trong thời gian cách ly đều được trang bị đầy đủ, an toàn, tất cả đều được kiểm soát tốt". Nhóm phóng viên https://laodong.vn/suc-khoe/cap-nhat-dich-covid-19-ngay-13-gan-2000-ca-mac-moi-55-ca-tu-vong-787795.ldo | ||||||||||
Posted: 01 Mar 2020 04:20 PM PST 2009 – Quách Đức Ngân phát hiện ra một điểm chí mạng của virus SARS có tên là nsp14. 2012 – Charles Lieber, giáo sư công nghệ nano, kỳ tài từ Hoa Kỳ bắt đầu giúp Vũ Hán xây dựng phòng nghiên cứu cấp cao về virus ở Vũ Hán 2014 -- Xiangguo Qiu – khoa học gia Trung Quốc bắt đầu gửi các mẫu nghiên cứu của mình từ Phòng Thí Nghiệm Vi Sinh Quốc Gia Canada NML về China - nghiên cứu của Xiangguo về HIV. 2015 – Thạch Chính Lệ cùng sự hỗ trợ từ đại học North Carolina, nghiên cứu thành công việc lai ghép corona virus dựa trên bộ khung của Sars (virus này của Thạch Chính Lệ không thể dùng các vaccine hiện thời trị được) 2019 – Tháng 3, giới chức Canada điều tra Xiangguo về các kiện hàng gửi về China 2019 – Tháng 7, Xiangguo bị áp giải ra khỏi phòng thì nghiệm NML. 2019 – Tháng 9, Vũ Hán tập trận chống chiến tranh sinh học. 2019 – Tháng 11, phe Giang Trạch Dân và Vương Kỳ Sơn bán khống lượng lớn cổ phiếu 2019 – Tháng 12, râm ran trong giới bác sĩ một dịch bệnh tương tự như SARS đang bùng phát, Lý Văn Lượng bị bắt vì "tung tin đồn nhảm" 2020 – Tháng 1, dịch bệnh bùng phát ở Vũ Hán. Giới chức khẳng định virus này không thành vấn đề gì, rất khó lây nhiễm. - 20/1 Một nhóm các nhà Khoa Học ở ba nơi, Thượng Hải, Bắc Kinh, và Kỹ Thuật Quân Đội phát hiện ra virus này chủ yếu lây lan mạnh ở nhóm người Đông Á. - 28/01 Charles Lieber bị bắt tại Hoa Kỳ. - 30/1 Trong suốt tuần, các nhà nghiên cứu từ Ấn Độ, Hy Lạp,… liên tục cho rằng Virus này không thể có nguồn gốc tự nhiên, và có các phần chèn từ virus HIV. 2020 – Tháng 2, 1/2 - Nhóm Expose Revolution của Tỷ Phú tỵ nạn Cộng Sản Quách Văn Quý gặp Trump cùng các chuyên gia ở dinh thự Mar-a-Largo. 4/2 - Nhóm Expose Revolution tuyên bố (solemnly) rằng virus do Quách Đức Nhân tổ chức chế tạo. 5/2 - Liên tục trên trang Xilu.com, trang mạng của quân giải phóng nhân dân Trung Hoa, đăng bài khẳng định đây là một vụ tấn công sinh học của Mỹ. Hoa Kỳ bắn tên lửa minuteman có khả năng tải đầu đạn hạt nhân về một mục tiêu giữa biển Thái Bình Dương từ căn cứ California, tầm xa tối đa của tên lửa này là 8 ngàn dặm, có thể vươn tới đập Tam Hiệp trong nội địa Hoa Lục. 7/2 - Xuất hiện bài viết của Wu Xiaohua chứng minh ở góc độ kỹ thuật rằng Thạch Chính Lệ dối trá đổ thừa cho dơi. Và chỉ đích danh Thạch Chính Lệ là thủ phạm. Đồng thời bóng gió rằng có thế lực đứng sau Thạch Chính Lệ làm chuyện tày đình. 9/2 - Khoa học gia trưởng, đứng đầu tổ điều tra nghi vấn virus Vũ Hán được tạo ra từ phòng Thí Nghiệm bị đột tử. Nghi vấn bị ám sát ở Kenya. 11/2 -Epochtimes (không liên can gì tới Đại Kỷ Nguyên Tiếng Việt), một tờ báo uy tín những năm gần đây phỏng vấn một chuyên gia thượng thặng về vũ khí sinh học người Mỹ, ông khẳng định virus Vũ Hán 100% là nhân tạo. Sau đó ba bài phỏng vấn chuyên sâu này bị xóa. Epochtimes cũng không giải thích hay đính chính ?! Nghi vấn là có Pentagon (Lầu Năm Góc) can thiệp vì lí do an ninh quốc gia. 12/2 -Virus Vũ Hán có thời gian ủ bệnh là 24 ngày, chứ không phải 14 ngày. 13/2 - Virus được tổ chức Y tế thế giới WHO đặt tên là Covid-19 (Co là Corona, Vi là virus, D là Disease, 19 là năm 2019 phát xuất bệnh). | ||||||||||
Về từ vùng dịch Hàn Quốc, một phụ nữ Cà Mau "quyết tâm" trốn cách ly Posted: 29 Feb 2020 11:20 AM PST Ngày 29/2, tin từ Văn phòng UBND tỉnh Cà Mau cho biết, một phụ nữ về từ vùng dịch Covid-19 ở Hàn Quốc nhưng không chịu đi cách ly tập trung và nay được cho là đã quay trở lại Hàn Quốc. Một phụ nữ còn trốn đi được thì việc kiểm soát dịch quá lỏng lẻo ! Thành phố Đà Nẵng phải cách ly 20 người Hàn Quốc mà không tìm ra nơi, phải đưa vào bệnh viện Phổi để rồi sau đó lại quen trò giải thích! Chính quyền làm ăn như thế là quá bết bát. Người dân buộc phải tin là "Việt Nam đang âm thầm giấu dịch". Dân Quyền Theo báo cáo từ UBND xã Phong Lạc (huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau), ngày 25/2, bà V.T.H. (SN 1988) từ sân bay Inchoeon (Hàn Quốc) về sân bay TP Cần Thơ, sau đó thuê xe về ấp Tân Thành (xã Phong Lạc). Sau khi nhận được tin báo về trường hợp của bà H., UBND xã Phong Lạc đã chỉ đạo tổ công tác gồm nhiều lực lượng nắm thông tin và thăm khám sức khỏe ban đầu cho bà H. Qua kiểm tra, bà H. khai từ Deagu (Hàn Quốc) trở về, tình trạng sức khỏe bình thường. Tổ công tác yêu cầu bà H. cách ly tại gia đình trong thời gian 14 ngày theo quy định. Đến ngày 27/2, thực hiện chỉ đạo về việc đưa người Việt Nam trở về từ vùng dịch ở Hàn Quốc đi cách ly tập trung, tổ công tác của xã Phong Lạc đã vận động bà H. đi cách ly tập trung tại Trường Quân sự tỉnh Cà Mau. Qua trao đổi, bà H. đồng ý đi cách ly. Tuy nhiên, theo báo cáo, sau khi tổ công tác đến nhà thì một số người đang nhậu tại nhà bà N.T.U. (mẹ bà H.) đã kích động cho rằng bà H. không có lý do gì phải đi theo tổ công tác. Nhóm người này có nhiều lời nói xúc phạm, thách thức đối với thành viên tổ công tác. Đồng thời, dưới sự tác động của bà U. nên bà H. đã đổi ý không chấp nhận đi theo tổ công tác đến nơi cách ly tập trung, chỉ đồng ý đi khám sức khỏe rồi trở về. Tổ công tác đã lập biên bản vụ việc và báo cơ quan chuyên môn cấp trên để xin ý kiến xử lý, phân công bố trí lực lượng trực tiếp giám sát nhà bà U., không để bà H. đi khỏi địa phương. Khoảng 9h15 ngày 28/2, khi tổ công tác của xã Phong Lạc đến nhà bà U. thì bà này cho hay khoảng 5h sáng cùng ngày, bà H. đã được bạn đón đi bằng ô tô. Bà H. chỉ nói con gái đi Kiên Giang nhưng không rõ địa điểm. Tối cùng ngày, tổ công tác đến nhà bà U. thì bà này cho biết khoảng 16h, bà H. có gọi điện nói đã gặp chồng và con tại Hàn Quốc. Con gái bà đi bằng đường hàng không, xuất phát từ sân bay Cần Thơ. Đến thời điểm hiện tại, theo Văn phòng UBND tỉnh Cà Mau, bà V.T.H. đã xuất cảnh sang Hàn Quốc. Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã có ý kiến chỉ đạo đình chỉ công tác một số cán bộ, công chức chính quyền cơ sở để làm rõ trách nhiệm trong việc này. Huỳnh Hải Nguồn: Theo Dân Trí | ||||||||||
Việt Nam có âm thầm giấu dịch Covid hay không? Posted: 29 Feb 2020 11:19 AM PST Tại sao dư luận không tin các con số về Covid-19 được đưa ra từ những nước như Trung Quốc, Bắc Hàn, IRAN và Việt Nam? Câu trả lời rất dễ: Những nước này nói dối quá nhiều, làm sao tin được. Tại sao phải nói dối? Xin thưa: Nói dối là bản chất của độc tài. Dân Quyền Nhiều người không tin Việt Nam đã khống chế được dịch Covid-19 mà đang âm thầm giấu dịch. Đây là thực tế đang gây tâm lý hoang mang, bất an trong cộng đồng Xu hướng người dân tiếp cận những thông tin không chính thống, thông tin thiếu kiểm chứng, không có cơ sở khoa học về dịch Covid-19 trên mạng xã hội đang ngày càng lan rộng. Trong cuộc họp cung cấp thông tin đến báo chí do Bộ Y tế tổ chức ngày 25/2, tại TPHCM ông Vũ Mạnh Cường, Vụ phó Vụ truyền thông Thi đua Khen thưởng (Bộ Y tế) đã đề cập đến vấn đề trên và khẳng định Việt Nam đang nỗ lực đi trước một bước trong cuộc chiến chống dịch Covid-19, không có việc giấu dịch. Việt Nam đã chủ động các phương án phòng chống dịch ngay từ khi Covid-19 bùng phát ở Trung Quốc Không giấu dịch là nguyên tắc cơ bản nhất của Việt Nam trong việc phòng chống Covid. Chúng ta đang tồn tại trong một thế giới mở, được liên kết chặt chẽ với nhau, việc công khai, minh bạch, không giấu dịch là điều kiện tiên quyết để đẩy lùi dịch bệnh bằng sức mạnh của cả cộng đồng. Nguyên tắc này trên thực tế có được thực hiện hay không là câu hỏi đang được nhiều người đặt ra. Ông Mạnh Cường cho biết: Cùng với 2 trung tâm tại Viện Pasteur, TPHCM và Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, khoảng 1 năm trước, 2 văn phòng đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng được mở thêm tại Viện Pasteur Nha Trang và tại Viện Vệ sinh dịch Dịch tễ Tây Nguyên. Các trung tâm trên được Bộ Y tế Việt Nam phối hợp với Cơ quan Kiểm soát Bệnh tật (CDC) của Hoa Kỳ để vận hành. Theo đó, tất cả các thông tin về dịch bệnh đều được cập nhật, công khai với toàn cầu. Tất cả các chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam đều hợp tác chặt chẽ, chia sẻ thông tin và tham dự tất cả các cuộc họp liên quan đến dịch bệnh của các văn phòng đáp ứng sự kiện y tế công cộng (EOC). Dịch bệnh tại Việt Nam nhưng sẽ được toàn cầu giám sát, việc dấu dịch nếu muốn cũng không thể làm được. Bên cạnh đó, Việt Nam đã áp dụng các nguyên tắc chống dịch Covid -19 cao hơn một bước so với quốc tế. Hồi cuối năm khi dịch bệnh bùng phát ở Trung Quốc, biên giới phía Bắc của chúng ta giáp nước bạn, nguy cơ dịch bệnh có thể xâm nhập bất kỳ lúc nào, Việt Nam đã chủ động áp dụng các biện pháp chống dịch cao hơn 1 bước so với khuyến cáo của WHO. Các chuyên gia y tế khẳng định, không thể giấu được dịch Cụ thể là việc áp dụng các tờ khai y tế tại các sân bay; khoanh vùng theo dõi dịch; phát đi những cảnh báo về nguy cơ lây lan của Covid-19… Việt Nam đều thực hiện trước các khuyến cáo của WHO. Nhờ đó, Việt Nam đã chủ động kiểm soát được dịch, điều trị thành công các ca bị nhiễm, không để dịch lây lan trong cộng đồng, không để y bác sĩ nhiễm bệnh. Ở góc độ của người làm công tác chuyên môn, BS Trương Hữu Khanh, điều hành khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi Đồng 1, TPHCM cho biết: "Tôi bị rất nhiều người, trong đó có cả những đồng nghiệp hỏi về việc Covid-19, liệu ngành y tế hay cơ quan lớn hơn y tế có giấu giếm, che đậy thông tin hay không. Tôi khẳng định, không thể có chuyện giấu dịch được, khi có ca bệnh cần cách ly chỉ cần nhìn là biết bởi những người có liên quan đều phải mặc đồ phòng hộ". Việt Nam đang tiên phong trong việc điều trị thành công cho các ca nhiễm Covid-19 Nhiều người cho rằng không thể theo dõi được bệnh nhân ở ngoài bệnh viện điều này là không đúng. Nếu ngoài cộng đồng có người nhiễm bệnh thì sẽ bị các triệu chứng về hô hấp, trong 100 người bệnh hô hấp sẽ phải có một số người bị nặng, một số người phải đến bệnh viện kiểm tra. Tuy nhiên, trên thực tế tình hình bệnh hô hấp ở các bệnh viện đang ở mức rất thấp, giảm khoảng 50% việc giảm này có thể là nhờ các phương pháp phòng bệnh, rửa tay được thực hiện phổ biến trong cộng đồng hoặc chưa tới mùa bệnh hô hấp. Trong bệnh viện không có ca bệnh, nếu nói rằng ngoài cộng đồng người mắc bệnh thì họ đã đi đâu? Chẳng lẽ người bệnh ở nhà tự chữa? Tôi đã cố gắng để giải thích cho mọi người rằng không ai đi giấu dịch và không thể giấu được, nhưng ngày càng nhiều người hỏi về việc chính quyền có giấu dịch hay không, ngành y tế có giấu hay không. Đại diện Vụ truyền thông Thi đua khen thưởng Bộ Y tế khuyến cáo cộng đồng, để tránh tâm lý hoang mang từ những thông tin thiếu kiểm chứng, thiếu cơ sở khoa học hoặc tin giả, người dân cần tiếp cận những thông tin chính thống về dịch Covid-19 từ Việt Nam và quốc tế. Vân Sơn https://dantri.com.vn/suc-khoe/viet-nam-co-am-tham-giau-dich-covid-hay-khong-20200225171439082.htm | ||||||||||
Covid-19 - Việt Nam: Số ca bị nghi nhiễm virus tiếp tục tăng Posted: 29 Feb 2020 11:18 AM PST Trọng Thành
Việt Nam căng thẳng đối phó với nguy cơ dịch Covid-19. Số lượng ca nghi nhiễm virus tính đến chiều hôm nay, 29/02/2020, tăng lên mức cao nhất kể từ đầu mùa dịch. Trừ cấp phổ thông trung học và đại học, các trường mẫu giáo, tiểu học và trung học cơ sở sẽ đóng cửa thêm từ một đến hai tuần nữa để phòng dịch. Theo thông tin của bộ Y Tế Việt Nam, số lượng người nghi nhiễm virus, được đặt dưới chế độ theo dõi nghiêm ngặt tính đến 15g30 ngày 29/02, là 105 người. Số trường hợp nghi ngờ nhiễm bệnh dịch Covid-19 là những người có dấu hiệu sốt, ho... đến từ vùng dịch. Con số cao nhất trước đó là 97 người bị tình nghi, ghi nhận ngày 11/02. Cùng với việc kiểm dịch chặt chẽ khách đến từ Hàn Quốc, ngừng chế độ miễn thị thực nhập cảnh với du khách Hàn Quốc, bắt đầu từ 0 giờ ngày 29/02, bộ Y Tế yêu cầu các chính quyền địa phương áp dụng khai báo y tế đối với khách nhập cảnh đến từ hoặc đi qua Iran và Ý, hai tâm dịch chủ yếu khác hiện nay, ngoài lãnh thổ Trung Quốc. Hiện tại, ở Việt Nam, có hơn 6.200 người nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe. Hôm qua, theo thông báo chính thức từ các địa phương, học sinh trung học phổ thông và sinh viên đại học tại 59 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, sẽ đi học trở lại kể từ tuần tới (không kể thành phố Hồ Chí Minh, Ninh Bình, Tiền Giang và Thái Bình). Thời gian trở lại trường của học sinh mẫu giáo, tiểu học và trung học cơ sở sẽ lui lại từ một đến hai tuần lễ (tức từ ngày 09/03 hoặc 16/03). Hôm qua, truyền thông trong nước đăng tải rộng rãi thông tin về việc cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) đã đưa Việt Nam ra khỏi nhóm các nước ''có nguy cơ lây lan dịch bệnh Covid-19 trong cộng đồng'' (hiện còn có Singapore, Thái Lan, Đài Loan). ''Có nguy cơ dịch bệnh Covid-19 trong cộng đồng'' là khuyến cáo đề phòng ở mức thấp nhất. Ba mức cao hơn là ''Cấp 3 - Cảnh báo'' (cao nhất), ''Cấp 2 - Cảnh giác'' và ''Cấp 1 - Theo dõi''. Ý, Iran và Hàn Quốc thuộc nhóm ''Cấp 3 - Cảnh báo''. Một số nhà quan sát cho rằng việc cơ quan y tế Hoa Kỳ đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các điểm đến ''có nguy cơ lây lan dịch bệnh Covid-19 trong cộng đồng'' có thể đã không phản ánh đúng mức độ nguy cơ dịch bệnh tại Việt Nam. Nếu căn cứ vào số lượng chính thức 16 người nhiễm virus, và toàn bộ đã khỏi bệnh, thì kết luận như vậy là đúng. Nhưng nhiều người cũng tỏ ra hoài nghi là chính quyền đã không tiến hành xét nghiệm đủ. Cho đến hôm nay, có tổng cộng hơn 1.500 người được xét nghiệm Covid-19 tại Việt Nam. Có khả năng trên thực tế, đã có nhiều người nhiễm virus nhưng không được xét nghiệm. Cho đến những ngày gần đây, nhiều chuyên gia dịch tễ học quốc tế cũng đặt câu hỏi dịch Covid-19 không thấy xuất hiện tại Nam Mỹ là khu vực có nhiều quan hệ với Trung Quốc. Phải chăng hệ thống y tế tại các nước liên quan đã không có đủ phương tiện để nhận diện dịch bệnh ? | ||||||||||
Cùng với thời hậu đại dịch COVID-19 sẽ còn là thời hậu sự thật của nó Posted: 29 Feb 2020 11:17 AM PST Nguyễn Trung Hiện nay hãy còn quá sớm để nói đến thời hậu đại dịch COVID-19, bởi lẽ SARS COVID-19 hiện còn đang ngấp nghé có thể trở thành đại dịch toàn cầu (pandemic) hay không? Và nếu con người bất lực để cho pandemic này xảy ra, chưa ai nói được thế giới chúng ta đang sống hôm nay sẽ là gì. Song tư duy để chuẩn bị cho phía trước thì không được phép chờ đợi. Chức năng của tư duy cũng có nhiệm vụ như vậy. Dựa vào những bài viết, những ý kiến của giới nghiên cứu và giới báo chí nước ngoài cũng như trong nước tôi tiếp cận được, tôi đi đến kết luận: Cùng với thời hậu đại dịch COVID-19, sẽ là thời hậu sự thật của đại dịch này – hiểu theo tinh thần của Yuval Harari. Trong cuốn "21 bài học cho thế kỉ 21", xuất bản 08-2018, Harari đã nêu ra đòi hỏi những vấn đề toàn cầu hôm nay phải có câu trả lời mới, và cho rằng chúng ta đang sống trong thời kỳ hậu sự thật – hàm ý: Mọi sự lừa dối và tin giả dù gian ác hay xảo quyệt đến mức nào, do bất kể quyền lực hay tham vọng nào thực thi, cuối cùng – như kinh nghiệm trong lịch sử của con người (ở đây Harari muốn nói đến lịch sử của Homo Sapiens) đã chỉ ra – hệ quả của mọi tội ác và lừa dối sớm muộn sẽ tự chính nó sẽ phơi bầy ra sự thật. Trong thời đại của tiến bộ khoa học kỹ thuật ngày nay, lừa dối và tin giả mang những độ lớn với những tốc độ và chiều kích chưa từng có, gây ra những tội ác mới tương ứng chưa từng có, và chính hệ lụy của những tội ác này – cũng với tốc độ và chiều kích chưa từng có – sẽ vạch ra sự thật phũ phàng… [Trong phần này, Harari có một lưu ý đầy trào phúng: Nếu người nào còn nghi ngờ thực tế này, có lẽ anh ta chỉ có may mắn nếu sống chung với những người vượn tinh tinh!]. Đại dịch COVID-19 đang thừa nhận cách suy nghĩ của Harari. Trước hết xin điểm qua thế giới suy nghĩ gì về đại dịch COVID-19. Nhiều báo chí và các nhà nghiên cứu các nước phương Tây cho rằng: Từ những hệ quả chưa lường hết được của dịch bệnh SARS COVID-19 hiện nay, các quốc gia của họ phải tỉnh ngộ và xem lại toàn bộ mối quan hệ mọi mặt với Trung Quốc, nhất là (a)tình trạng các nước phương Tây phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc, và (b)tình trạng Trung Quốc chẳng những không công khai minh bạch mà còn mang nặng sự mù quáng toàn trị (authoritarian blindness) trong đối nội cũng như đối ngoại, qua đó (c)Trung Quốc đang gây ra nhiều tác động rất nghiêm trọng cho toàn thế giới, chứ không phải chỉ riêng cho Trung Quốc!.. Họ cho rằng sự bùng phát của dịch COVID-19 với nguy cơ trở thành đại dịch toàn cầu mà thế giới hôm nay đang phải hứng chịu, cách ứng xử bưng bít thông tin và thao túng thông tin của Trung Quốc với mọi hệ lụy cho bản thân Trung Quốc và cho toàn thế giới, 60 ngày đầu tiên của nạn dịch đã làm cho tăng trưởng kinh tế thế giới giảm khoảng 1%, và sẽ còn tệ hại hơn nữa nếu COVID-19 trở thành pandemic.., vân vân... Đấy là những minh chứng rõ ràng không thể trối cãi. Chưa nói đến chính sách đối ngoại bá quyền Trung Quốc triển khai từ mấy thập kỷ nay. Mặt khác ngày càng lộ ra nhiều thông tin Trung Quốc đã ăn cắp bí mật công nghệ trong các trung tâm y tế nghiên cứu sinh học của Mỹ và Canada, sau đó mang về Trung Quốc, đã tạo ra, và đã để xổng vi khuẩn covid-19 làm ra được tại phòng thí nghiệm vũ khí sinh học P400 ở Vũ Hán, dẫn tới nạn dịch hiện nay!.. Nhiều nhà nghiên cứu của những nước này cho rằng những hệ lụy của hậu dịch SARS COVID-19 rất lớn không tiền khoáng hậu, sẽ tạo ra trên thế giới một địa chính trị và địa kinh tế toàn cầu khác hẳn với hôm nay mà chưa ai có thể đoán định được… – Tất cả còn tùy thuộc Trung Quốc sẽ ra khỏi đại dịch này như thế nào: sống sót hay suy sụp, thậm chí tan rã..?! Sẽ có nhiều kịch bản cho Trung Quốc hậu dịch bệnh COVID-19, bởi vì đối với Trung Quốc thời kỳ hậu dịch bệnh COVID-19 đồng thời cũng là thời kỳ hậu sự thật đối Trung Quốc bá quyền: Cơn giận dữ COVID-19 của nhân dân Trung Quốc khiến cho chính họ sẽ có thể vượt lên được mọi sợ hãi để xét lại tất cả!.. Còn trước thế giới: Chưa bao giờ gót chân Ashine của Trung Quốc bá quyền lộ rõ như hôm nay, nội bộ Trung Quốc rối ren hơn bao giờ hết với không biết bao nhiêu đồn đoán theo thuyết âm mưu, Trung Quốc hậu đại dịch COVID-19 sẽ không còn là Trung Quốc hôm nay nữa, thế giới sẽ không khoanh tay ngồi yên trước một Trung Quốc như thế... Nạn dịch COVID-19 đã lan ra 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, lan tỏa theo tâm lý bài Trung chưa từng có… Nếu COVID-19 trở thành đại dịch toàn cầu (pandemic) sẽ có thể là trận đại hồng thủy[1]trong thế giới đương đại!!!.. Cũng chưa ai đoán định được cái quán tính của dạ dầy và ma lực của lợi nhuận vốn có như bản năng của loài người sẽ góp phần tích cực hay tiêu cực của nó như thế nào vào cái hỗn loạn chung này… Các nước phương Tây suy nghĩ như vậy. Còn chúng ta nghĩ gì? Để trả lời câu hỏi "Còn chúng ta nghĩ gì? – xin điểm qua vài nét về nước ta. Ví dụ trong chống dịch: Chính phủ chủ trương phải chống dịch như đánh giặc. Cả nước đã và đang thực hiện quyết tâm này trước hết bằng thông tin minh bạch và thông suốt chứ không giấu diếm tình hình dịch bệnh. Thứ đến là chúng ta chống dịch quyết liệt trong những điều kiện và khả năng còn rất hạn hẹp của đất nước, và chống theo cách của chúng ta. Hai đòi hỏi này khiến chúng ta đã phải độc lập tự chủ trong suy nghĩ, tìm ra được những biện pháp thích hợp tối ưu có thể, với mục đích ứng xử kịp thời và chống dịch ngay tại chỗ từng nơi dịch phát sinh. Kết quả bước đầu đạt được như đến nay có thể đánh giá là khả quan – tuy không bao giờ được phép chủ quan. Giả thử chúng ta cũng rập khuôn theo Trung Quốc, ém nhẹm thông tin dịch bệnh vì đủ mọi thứ lý do này nọ, và chống dịch theo kiểu của Trung Quốc, hầu như chắc chắn dịch bệnh đã có thể làm sụp đổ đất nước chúng ta chỉ trong vài tuần lễ đầu tiên – vì nước ta không có lực và sức chịu đựng đối với dịch như Trung Quốc… Bài học độc lập tự chủ trong tư duy một lần nữa khẳng định như đinh đóng cột tính đúng đắn của nó. Xin đừng lúc nào quên: Toàn bộ thách thức của dịch COVID-19 đối với nước ta còn nguyên vẹn phía trước. Trong kinh tế, qua chống dịch lần này, chúng ta ngộ ra hai điều vô cùng quan trọng. Trước hết là sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia là điều tất yếu. Song thực tế hai tháng chống dịch vừa qua cho thấy ngay từ Đổi Mới 1986, lẽ ra nước ta phải tính đến đa dạng hóa sự phụ thuộc này, và phải có những kịch bản đối phó khác nhau. Hai tháng chống dịch COVID-19 dậy nước ta không thể kéo dài mãi tình trạng 80% toàn bộ sản xuất cho xuất khẩu của kinh tế nước ta phụ thuộc vào nhập khẩu từ Trung Quốc, phần lớn nông phẩm chính có thế mạnh của nước ta đều xuất đi Trung Quốc, toàn bộ xuất siêu nước ta có được trong làm ăn với mọi đối tác trên thế giới không đủ bù cho nhập siêu của nước ta riêng từ Trung Quốc! Vân vân… Kéo dài tình trạng này, kinh tế nước ta không lớn lên được, sớm muộn sẽ đi vào ngõ cụt! Bài học thứ nhất này trong kinh tế quan trọng lắm. Thứ đến là bài học thứ hai: Muốn đa dạng hóa sự phụ thuộc lẫn nhau và luôn luôn tìm ra được thị trường thay thế, thị trường mới, kịch bản mới… đòi hỏi sống còn là đất nước ta phải làm chủ được công nghệ cao, phải có đường lối chính sách và chế độ chính trị nào giải phóng được mọi tiềm năng kinh tế của đất nước… Tất cả sao cho từng người lao động, từng doanh nghiệp, từng đơn vị công tác luôn luôn giữ vai trò hạt nhân và đi tiên phong trên mặt trận kinh tế của quốc gia. Đòi hỏi này cao lắm, phải có một nền giáo dục tiên tiến làm căn bản. Đạt được đòi hỏi này, ở nước ta mỗi công dân, thể chế chính trị nhà nước và quốc gia sẽ gắn quyện vào nhau để trở thành là một. Đạt được là một như thế, chủ nghĩa yêu nước và ý chí quật khởi dân tộc sẽ đạt đỉnh cao mới, nước ta sẽ phát triển năng động và có thể trụ vững trong mọi sóng gió. Về nội trị, trong gần nửa thế kỷ nay xây dựng và bảo vệ đất nước kể từ khi độc lập thống nhất, không lúc nào ĐCSVN không nhấn mạnh phải có con người tốt thì mới có thể chế chính trị tốt và bộ máy chính quyền vững mạnh. Câu hỏi lớn là: Tại sao quan điểm đúng này không trở thành hiện thực? Mấy thập kỷ nay tham nhũng tiêu cực làm siêu vẹo đất nước mọi mặt, đạo đức và văn hóa xã hội xuống cấp chưa từng thấy, sự phát triển của đất nước bị kìm hãm, nhưng chủ nghĩa tư bản thân hữu nở rộ. Câu trả lời ai cũng mắt thấy tai nghe được là: Nước ta chưa thành công trong việc xây dựng con người tốt và chưa có được chế độ chính trị đảm đương nổi vai trò phải thực hiện của nó. Trả lời như vậy, thực ra là câu hỏi vẫn chưa được giải đáp! Bởi vì yếu tố cốt lõi để phát triển được con người cũng như để xây dựng được thể chế chính trị mạnh là dân chủ! Sự thật là mối nguy trầm trọng nhất đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc suốt mấy thập kỷ vừa qua là tình trạng mất dân chủ – ngay từ trong Đảng và trong toàn bộ hệ thống chính trị! Riêng về xây dựng con người, còn phải nhấn mạnh: Không có tự do và dân chủ, không thể phát triển được con người – nghĩa là con người vẫn chưa được giải phóng! Nếu phải khái quát trong một câu về mọi khó khăn của đất nước, đấy sẽ là: Nhiều vấn đề nghiêm trọng của đất nước trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc cho đến hôm nay có gốc gác là căn bệnh mất dân chủ. Nếu nhận định này được chấp nhận, sẽ có hướng trả lời nước ta phải thay đổi gì, và sẽ tìm ra cách thực hiện. Cũng xin lưu ý, ngay trong nước ta, một số nhà nghiên cứu cho rằng thực tiễn đa dạng của tình hình toàn cầu hiện nay trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 vừa thúc ép, vừa là cơ hội Việt Nam phải tự thay đổi quyết liệt để thoát khỏi thân phận chư hầu, mở ra cho đất nước con đường phát triển mới!.. Có ý kiến còn nói thực tiễn toàn cầu hiện nay đang là cơ hội để thoát Trung!.. Xin được bàn sau những ý kiến như vậy. Nhưng hôm nay tại đây, trước hết xin hãy cùng nhau làm rõ: Trong thế giới này, có phải đất nước ta đang đứng trước đòi hỏi quyết liệt phải thay đổi để mở ra con đường phát triển mới hay không? Thống nhất được với nhau câu trả lời chính xác cho câu hỏi này, đất nước sẽ có hướng trả lời cho câu hỏi tổng quát: Phải thay đổi cái gì? Thay đổi như thế nào? Xin mạn phép thử hỏi: Trong tình huống này, nước ta có thể cứ bình chân như vại, và cứ tiếp tục ngựa quen đường cũ được không? Chưa biết Đảng và Nhà nước sẽ có quyết định gì trước thực tiễn mới này, nhất là tại Đại hội XIII sắp tới. Song hôm nay có thể suy đoán trước, nói cho đúng hơn là khẳng định: Nhắm mắt trước thực tiễn mới này của hậu dịch COVID-19, hay bất lực đối với nó – cả hai đều dẫn đến thảm bại lớn cho đất nước. Thực tiễn chống dịch như đánh giặc hai tháng qua và những kết quả khả quan đạt được vừa đòi hỏi, vừa cổ vũ nước ta phải thay đổi quyết liệt để mở ra con đường phát triển mới, để chiếm lĩnh cho nước ta vị thế quốc gia phải có tại vị trí đầu sóng ngọn gió trong khu vực nước ta đang sống! Việc của quốc gia cũng là nghĩa vụ và trách nhiệm cao nhất của từng công dân! | ||||||||||
Vì sao Việt Nam bỏ lỡ nhiều thời cơ Posted: 28 Feb 2020 03:57 PM PST Nguyễn Đình Cống Điều kiện để thành công lớn là có đủ Thiên thời, Địa lợi, Nhân hòa. Thời cơ thuộc Thiên thời. Có thời cơ cho cá nhân và thời cơ cho dân tộc. Có nhiều nhận xét rằng trong thời gian trên dưới trăm năm gần đây Việt Nam chúng ta đã bỏ lỡ nhiều thời cơ quý giá để dân chủ hóa và phát triển đất nước. Nhiều người đã kể ra các thời cơ đó, nhưng chưa thấy ai phân tích nguyên nhân. Tôi cố gắng làm việc này, mong có thể gợi ý cho những ai quan tâm và mong nhận được phản biện của các bậc thức giả. Thời cơ bắt đầu bằng một tình huống mới lạ, chứa vài điều kiện đặc biệt.Tình huống đó là thời cơ đối với người này, nhưng có thể là nguy cơ với người khác. Khi có một tình huống mới, người phát hiện ra nó, tùy nhận thức và quan điểm mà xem là thời cơ hay nguy cơ.hoặc không xem là gì cả. Khi có nhận định và hành động đúng sẽ thành công. Nếu nhận định sai và theo đó mà hành động thì sẽ thất bại. Với cá nhân, thời cơ đến cho nhiều người, nhưng chỉ có một số rất ít phát hiện được và lợi dụng có kết quả..Những người này được cho là gặp may mắn. Thực ra đa số trong họ đã có chuẩn bị để đón nhận thời cơ hoặc có tham gia tạo ra nó. Một số tương đối ít biết được tình huống, nhưng không lợi dụng được hoặc chống lại. Biết là thời cơ nhưng không lợi dung được vì không có điều kiện và thiếu quyết tâm. Chống lại vì cho đó là nguy cơ. Với số khác, đông hơn, thời cơ đến rồi qua đi, khi nó đã qua rồi, đã thấy người khác gặp may rồi thì mới tiếc là không biết được sớm hơn. Đa số người không hề hay biết thời cơ đã đến và đã qua đi như thế nào. Người biết được tình huống là do tự phát hiện hoặc ai đó mách bảo. Ngày xưa người mách bảo thuộc loại thuyết khách, nay gọi là cố vấn. Người biết được tình huống rồi, có lợi dụng được không lại tùy thuộc vào nhận thức. Khi người ta đã có sẵn, đã kiên trì một định kiến thì chỉ chấp nhận những tình huống phù hợp với định kiến đó, xem nó là thời cơ và chống lại những điều khác với định kiến. Người như vậy là loại có trí tuệ khá thấp. Để nhận ra một tình huống có phải là thời cơ hay không cần loại bỏ các định kiến. Thời xa xưa đã từng có câu khuyên "Để lòng không mà nhận lời lời can ngăn hoặc lời mách bảo". Trong "Thuyết nan" Hàn Phi viết rằng "Cái khó nhất của thuyết khách là đoán đúng, nói đùng với lòng mong ước của vua chúa" Thời cơ có các mức từ bình thường, cao, đặc biệt. Thời cơ quý giá viết ở trên là thời cơ đặc biệt đối với quốc gia. Chúng ta đã bỏ lỡ nhiều thời cơ để dân chủ hóa và phát triển đất nước. Chúng ta là ai ?. Không phải là toàn dân, càng không phải là liên minh công nông hoặc đội tiền phong của họ. Đại đa số người dân không hề hay biết thời cơ nào cho dân tộc đã đến và đã đi qua. Người bỏ lỡ thời cơ ở đây là một số ít hoặc chỉ một hai người lãnh đạo cao cấp. Tại vì chỉ họ mới có điều kiện biến tình huống thành thời cơ. Những người khác, thường là trong tầng lớp trí thức có thể phát hiện thời cơ của dân tộc, nhưng chủ yếu chỉ để mách bảo, góp ý. Sự mách bảo này chỉ được chấp nhận khi trùng hợp với mong ước của lãnh đạo. Khi không có sự trùng hợp ấy thì lời mách bảo dù có hay, có đúng đến bao nhiêu cũng bị bỏ ngoài tai và nhiều khi người mách bảo còn bị kết tội.Thí dụ rõ ràng và sinh động nhất là LS Nguyễn Mạnh Tường, tháng 10 năm 1956.là Trần Xuân Bách năm 1990, Hà Sĩ Phu năm 1995 v.v.. Cho đến nay trong đầu nhiều vị lãnh đạo cao cấp của VN đã đặc sệt Chủ nghĩa Mác Lê (CNML),đã chứa đầy mưu mô và tham vọng toàn trị của ĐCS. Cái thứ đó làm cho đầu óc tăm tối, hủ lậu. Cái thứ đó ngăn cản mọi nhận thức về thời cơ cho dân tộc khi nó có gì trái với CNML, ngược lại với lòng mong muốn củng cố sự toàn trị . Việc phát triển kinh tế từ năm 1986 mà người ta gọi là đổi mới, là vận dụng sáng tạo CNMLthực chất là sửa sai, là làm ngược với nó, nhưng bắt buộc phải làm, không thì sụp đổ. Việt Nam bỏ lỡ nhiều thời cơ, đó là thời cơ cho dân tộc, cho đất nước, nhưng lại là nguy cơ cho một số khá đông lãnh đạo ĐCS. Thế thì làm sao mà họ chấp nhận. Hỡi các vị tự cho là trí thức, xin đừng nói chúng ta bỏ lỡ thời cơ mà phải nói là lãnh đạo đất nước đã bỏ lỡ nó vì thiếu trí tuệ, kiêu ngạo. và tham lam. Thiếu trí tuệ thể hiện rõ nhất ở đường lối cán bộ của ĐCS có những điều phản dân chủ, phản khoa học, phản tiến bộ. Ngay như QĐ 214 vừa mới ban hành cũng mắc phải những sai lầm như thế. Với đường lối như vậy không thể nào dùng được người thực sự có tài năng mà chỉ thu nhận vào hàng ngũ lãnh đạo chủ yếu là bọn cơ hội, lắm mưu ma chước quỷ mà kém trí tuệ, thiếu trung thực, để lập nên một hệ thống rất cồng kềnh, rất kém hiệu quả vói Đảng lãnh đạo, Chính quyền quản lý, Mặt trân thay dân làm chủ. Kiêu ngạo vì đã lợi dụng được lòng yêu nước của nhân dân mà đạt được thắng lợi trong đấu tranh vũ trang, mà cướp được quyền của nhân dân để thiết lập nền thống trị. Tham lam nên chỉ thấy lợi ích trước mắt cho cá nhân và phe nhóm mà không thấy những tác hại to lớn cho đất nước. Cướp lấy vai trò lãnh đạo và quản trị đất nước mà vì quyền lợi của cá nhân và phe nhóm, bỏ lỡ thời cơ của dân tộc, sẽ bị lịch sử kết tội phản bội Tổ quốc. Hỡi các vị có quyền thế, hãy suy nghĩ để tỉnh ngộ ra. Nếu tự mình không tỉnh ngộ ra được thì hãy tổ chức mời một số trí thức phản biện đến đối thoại hoặc thuyết trình, để may ra có thể nhờ họ phá bỏ vòng kim cô CNML, nhờ họ gột rửa những u mê tăm tối. Thời cơ để dân chủ hóa và phát triển đất nước, để thóat cộng thoát Trung sẽ vẫn còn, nhưng nếu không thay đổi được đầu óc của lãnh đạo thì rồi họ sẽ tiếp tục bỏ lỡ, đất nước vẫn bị "Ma đưa lối, quỷ dẫn đường, Lại tìm những chốn đoạn trường mà đi" (Truyện Kiều-Nguyễn Du).. | ||||||||||
Chủ tịch Đà Nẵng lý giải về nơi cách ly 20 du khách Hàn Quốc Posted: 28 Feb 2020 03:56 PM PST "Trong tình huống bị động về nơi cách ly đối với du khách đến từ vùng dịch ở Hàn Quốc hôm 24/2, Đà Nẵng chúng tôi thực sự không còn phương án nào tốt hơn là đưa đoàn đi cách ly tại Bệnh viện Phổi" Nguy to Nguy to ! Thành phố Đà Nẵng phát triển nhiều nhờ tài nguyên du lịch, ấy thế mà phải "lý giải về nơi cách ly 20 du khách Hàn Quốc." Các khách sạn từ chối nhận du khách đến từ vùng dịch chứng tỏ người dân không tin chính quyền trong cách điều hành dịch coronavirus. Họ tự bảo vệ mình chứ không gửi thân vào chính quyền. Điều đáng nói là chỉ với 20 du khách phải cách ly nhưng Chủ tịch Đà Nẵng đã lúng ta lúng túng không biết đem đi đâu đành cho vào bệnh viện! Nó cũng chứng tỏ khả năng chính quyền ứng phó với dịch bệnh là rất kém. Người ta nghi ngờ con số thống kê của chính quyền trung ương trong dịch bệnh này. Trở lại vấn đề cơ bản hơn, Thủ tướng Phúc đã từng tuyên bố không vì lợi ích kinh tế mà xem thường sức khỏe người dân. Ấy vậy mà khi Quảng Ninh từ chối du thuyền Aidavita cập bến thì Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã lên tiếng "yêu cầu UBND tỉnh Quảng Ninh chấn chỉnh, rút kinh nghiệm về sự việc không cho tàu du lịch Italy chở hơn 1.116 khách châu Âu xuất phát từ Bali, Indonesia, cập cảng Hạ Long". Nếu có sự cố lây lan khi tiếp cận con tàu thì Chủ tịch tỉnh Quảng Ninh hay Vũ Đức Đam chịu trách nhiệm? Thủ tướng nói thế này, Phó thủ tướng nói thế kia, chẳng ai chịu trách nhiệm. Việt Nam chưa bị lây lan nhiều coronavirus mới là chuyện lạ bốn phương. Ông Nguyễn Phú Trọng chắc nhoẻn miệng cười: nhờ "4 tốt và 16 chử vàng" đấy! Dân Quyền Ông Huỳnh Đức Thơ - Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng đã trao đổi như trên với ngài Anh Min Sil - tân Tổng lãnh sự Hàn Quốc tại Đà Nẵng vào chiều 27/2, về việc đón tiếp và thực hiện cách ly đối với đoàn 20 du khách Hàn Quốc đáp chuyến bay từ TP Daegu đến Đà Nẵng hôm 24/2.
Cụ thể, tại buổi tiếp ngài Anh Min Sil - tân Tổng lãnh sự Hàn Quốc tại Đà Nẵng, ông Thơ cho biết, theo quy định, du khách đến từ vùng dịch (ở đây là TP Daegu, Hàn Quốc) được cách ly. Ngay khi tiếp nhận thông tin có chuyến bay từ TP Daegu đến, Thành phố đã liên hệ với các khách sạn đã đăng ký từ trước chuẩn bị tiếp nhận và thực hiện cách ly tại chỗ đối với đoàn du khách đến từ TP Daegu. Tuy nhiên, do tâm lý e ngại, thậm chí là hoảng loạn của nhân viên khách sạn 4 sao này, nên khách sạn không nhận đoàn khách lưu trú. Ngay cả hãng hàng không vận chuyển đoàn khách từ TP Daegu đến một khách sạn 5 sao ở Đà Nẵng, nhưng cũng không bố trí được nơi cách ly đoàn khách tại khách sạn này. Trong tình huống "bất ngờ và bị động" như thế, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng mong ngài Tổng lãnh sự Hàn Quốc tại Đà Nẵng thông cảm là "Đà Nẵng chúng tôi thực sự không còn phương án nào tốt hơn là đưa đoàn đi cách ly tại Bệnh viện Phổi (địa điểm TP bố trí thực hiện cách ly để phòng chống, dịch Covid - 19 từ ban đầu)". "Chúng tôi biết tất nhiên điều kiện lưu trú tại bệnh viện không thể bằng khách sạn 4 - 5 sao. Song tại Bệnh viện Phổi, tôi đã chỉ đạo sự chăm sóc cũng như bữa ăn tốt nhất cho đoàn du khách đến từ Hàn Quốc. Vào tối 25/2, theo nguyện vọng của đoàn du khách, chúng tôi đã tổ chức chuyến bay đưa du khách trở lại Hàn Quốc. Tôi đã có bức thư bày tỏ "thành thật xin lỗi vì sự bất tiện" gửi đến đoàn khách. Đến 2h sáng hôm sau (26/2), khi mọi việc đã chu toàn, nhận đầy đủ báo cáo từ các đơn vị, lực lượng thực hiện nhiệm vụ đâu vào đó, tôi mới ngủ được" - ông Thơ chia sẻ đến ngài Anh Min Sil - tân Tổng lãnh sự Hàn Quốc tại Đà Nẵng
Ông Thơ cũng chia sẻ thêm, ngay từ những ngày đầu dịch Covid - 19 bùng phát ở Trung Quốc, ngay từ khi có những ca nghi nhiễm được thực hiện cách ly, theo dõi sức khoẻ tại Bệnh viện theo quy định, đích thân ông đã đến thăm, động viên mọi người ở đây; đồng thời, tuyên truyền cho người dân thành phố hiểu rằng cần phòng, chống dịch bệnh nghiêm túc nhưng không hoang mang, sợ hãi. Thế nhưng vẫn không tránh khỏi việc vẫn có một số người dân, cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú có tâm lý e ngại đối với du khách đến từ vùng dịch như thế. Hiện tại, Đà Nẵng đang làm việc với các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú để có sự chủ động hơn về nơi cách ly đối với các trường hợp khách từ vùng dịch đến thành phố trong thời gian tới. Như Dân trí đã đưa tin, trưa 24/2, sân bay quốc tế Đà Nẵng đón chuyến bay vận chuyển 80 khách đến từ TP Daegu, Hàn Quốc, trong đó có 58 khách là người Việt Nam, 20 du khách quốc tịch Hàn Quốc và 2 khách quốc tịch Thái Lan. Xác định chuyến bay đến từ tâm dịch Covid-19 ở Hàn Quốc, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật đã tiến hành cách ly toàn bộ đoàn khách. Trong đó, đoàn 20 du khách quốc tịch Hàn Quốc được cách ly tại Bệnh viện Phổi. Theo nguyện vọng của du khách, tối 25/2, Đà Nẵng đã tổ chức chuyến bay có 18/20 khách Hàn Quốc trong đoàn trở về nước; 2 người còn lại thực hiện cách ly 14 ngày theo quy định. Trước khi đoàn khách bay trở về Hàn Quốc, ông Huỳnh Đức Thơ - Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cũng đã có bức thư gửi đến du khách. Trong thư có nội dung lãnh đạo TP Đà Nẵng thành thật xin lỗi vì sự bất tiện khi Thành phố bắt buộc phải thực hiện các biện pháp khẩn cấp nhằm đảm bảo an toàn cho du khách cũng như cho cộng đồng. Tâm An | ||||||||||
Ông Vương Đình Huệ: 'Sớm đưa đường sắt Cát Linh vào hoạt động' Posted: 28 Feb 2020 03:52 PM PST Tân Bí thư Thành ủy Hà Nội tuyên bố: "Thông qua Mặt trận, tôi muốn lắng nghe ý kiến của đại diện các giai tầng trong xã hội, để thấu hiểu hơn tâm tư, nguyện vọng của người dân". Lẽ ra người đứng đầu thành phố phải có trước chương trình hành động để dân tin, dân chấp thuận và dân bầu như tại các thành phố của các nước tiền tiến. Nhưng ở Việt Nam thì ngược lại: "sinh con rồi mới sinh cha, sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông", ông Vương Đình Huệ thượng trên đầu dân rồi mới hỏi dân muốn cái gì! Ở Việt Nam ta, Đảng đi bằng đầu và lãnh đạo bằng chân. Nếu không có súng ống, nhà tù, công an thì Đảng ngày nay chắc không còn. Dân Quyền Tân Bí thư Thành ủy Hà Nội cho hay sẽ phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải để "quyết tâm sớm đưa dự án Cát Linh - Hà Đông vào hoạt động". Sáng 26/2, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ làm việc với Mặt trận tổ quốc thành phố. Đây là đơn vị đầu tiên ở thủ đô ông Huệ đến làm việc sau khi nhận nhiệm vụ mới. "Thông qua Mặt trận, tôi muốn lắng nghe ý kiến của đại diện các giai tầng trong xã hội, để thấu hiểu hơn tâm tư, nguyện vọng của người dân và có những chỉ đạo tạo sự đồng thuận, góp phần vào phát triển chung của thành phố", ông nói. Đề cập tới đường sắt Cát Linh - Hà Đông, dự án nhiều người dân thủ đô quan tâm, tân Bí thư Hà Nội cho hay, sắp tới Thường trực Thành ủy sẽ có cuộc làm việc chuyên đề với Bộ Giao thông Vận tải và ban chỉ đạo công trình giao thông trọng điểm thành phố để tìm giải pháp đưa dự án vận hành thương mại. "Tuyến đường sắt này thuộc trách nhiệm chính của Bộ Giao thông Vận tải, nhưng xây dựng trên địa bàn thủ đô nên thành phố và Bộ sẽ họp bàn, kiến nghị các giải pháp theo thẩm quyền", ông nói.
Ngoài ra, ông Huệ đề nghị MTTQ thành phố và các cơ quan chức năng tăng cường nắm bắt dư luận để tìm hiểu những vấn đề dân sinh bức xúc, đơn cử như tình trạng ùn tắc, tai nạn giao thông. "Tôi thấy một số thành phố, như TP HCM, ít có trường hợp xe máy trèo lên vỉa hè khi tắc đường như Hà Nội. Phải chăng ý thức của một bộ phận người tham gia giao thông chưa tốt, chúng ta khắc phục chuyện này như thế nào?", ông nói. Bí thư Thành ủy Hà Nội cũng cho biết sẽ làm việc với Bộ Tài nguyên Môi trường để có giải pháp trước mắt và lâu dài giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường ở thủ đô. "Nước sạch, cải cách hành chính, quản lý trật tự xây dựng, quản lý đất đai... là những vấn đề luôn được sự quan tâm giải quyết của Thường trực Thành uỷ và cá nhân tôi", ông Huệ cho hay. Trước đó, ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó chủ tịch thường trực Ủy ban MTTQ Hà Nội, đề nghị lãnh đạo thành phố cần quan tâm, rà soát đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đường sắt đô thị, trong đó có tuyến Cát Linh - Hà Đông; xử lý triệt để các vi phạm về đất đai, xây dựng... Thành phố cũng cần có lộ trình triển khai các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí, ô nhiễm các con sông và nguồn nước. Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho hay, hiện nước thải của thành phố đã xử lý được 25% tổng khối lượng. Dự kiến đến năm 2022, Hà Nội sẽ nâng tỷ lệ xử lý nước thải lên 85% và phấn đấu đến năm 2025, 100% nước thải đô thị được xử lý. "Thành phố coi việc giải quyết các vấn đề môi trường là một trong những trọng tâm để nâng cao chất lượng đời sống người dân", ông Chung nói. Đường sắt Cát Linh - Hà Đông dài hơn 13 km, đi trên cao với 12 nhà ga. Dự án đã hoàn thành khối lượng xây lắp và được chạy thử liên động toàn tuyến từ cuối năm 2018. Dự án cần vận hành thử toàn bộ hệ thống với sự góp mặt của toàn bộ nhân viên vận hành trên tuyến, sau đó sẽ được đánh giá an toàn, nghiệm thu trước khi khai thác thương mại. Võ Hải | ||||||||||
BỘ MÁY TUYÊN TRUYỀN TRUNG QUỐC ĐẠI BẠI TRƯỚC CORONAVIRUS Posted: 28 Feb 2020 03:50 PM PST "Quan trạng bệnh độc bất khả phạ, chỉ yếu đại gia thính đảng thoại" (Coronavirus không đáng sợ, chỉ cần nghe lời Đảng) – đó là một trong những băngrôn giăng nhiều nơi ở Trung Quốc. Bất chấp việc bộ máy tuyên truyền Trung Quốc hoạt động hết công suất vài tháng qua, cùng với nỗ lực của lực lượng "âm binh" dư luận viên; tất cả đều bất lực trước cơn bão bất bình và làn sóng bất tín bùng nổ. Dư luận càng phẫn nộ khi họ nhanh chóng lật tẩy những màn diễn vụng về. "Chỉ cần nghe lời Đảng" không còn là lá bùa toàn năng. Ngày 17-2-2020, Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc mở một tài khoản Weibo với hai nhân vật ảo: Jiangshan Jiao (Giang Sơn Kiều) và Hongqi Man (Hồng Kỳ Mạn). Giang Sơn Kiều được rút ra từ bài thơ Sấm Viên Xuân Tuyết của Mao Trạch Đông, trong đó có câu "Giang Sơn như thử đa kiều" (Đất nước này đẹp xiết bao). "Nhân vật" Hồng Kỳ Mạn cũng được rút ra từ một bài thơ khác của Mao. Mục đích tung ra hai "ái đậu" (thần tượng) này là nhằm truyền tải thông điệp tuyên truyền trong cuộc chiến chống coronavirus. Không đầy năm tiếng sau, hơn 100.000 công dân mạng đã nhào vào tấn công kịch liệt; đến mức, cặp Kiều-Mạn yểu mệnh phải bị khai tử. Trung Quốc luôn tự hào khả năng ổn định chính trị-xã hội bằng bộ máy tuyên truyền. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên bộ máy tuyên truyền ngốn một ngân sách khổng lồ chưa bao giờ công bố đã nếm chuỗi thất bại chua chát nhất lịch sử cộng sản Trung Quốc kể từ thời Mao. Làn sóng chỉ trích chính phủ trên mạng ào ạt như bão. New York Times (26-2-2020) thuật, một công dân Bắc Kinh, tên Daisy Zhao 23 tuổi, nói rằng mình từng tin vào truyền thông nhà nước. Bây giờ, Zhao phẫn nộ trước những bài báo viết rằng các bác sĩ cảnh báo về mối đe dọa coronavirus chỉ là bọn xấu mồm đồn bậy. Bắc Kinh đã chỉ thị đưa hàng trăm nhà báo đến Vũ Hán cũng như nhiều điểm nóng dịch bệnh để tường thuật theo "công thức" "tích cực hóa sự kiện", nhấn mạnh nỗ lực chính quyền, sự hiệu quả bộ máy y tế và sự xả thân của y bác sĩ. Tuy nhiên, càng xuất hiện nhiều bài báo như thế, dân càng không tin. Họ đã và đang thấy quá nhiều câu chuyện mà báo chí không nói. Họ đã xem bức ảnh một cô gái gào khóc kêu "Mẹ ơi, mẹ ơi" khi thi thể bà được mang đi. Họ đã thấy một phụ nữ tuyệt vọng ngồi ở ban công chung cư gõ vào cái xoong khóc thảm đòi được đưa đến bệnh viện. Họ đã thấy một y tá kiệt sức gục ngã và hét lên tiếng kêu dài. Và tất cả họ đã thấy gương mặt bác sĩ Lý Văn Lượng, người đã cố cảnh báo sự nguy hiểm một loại virus trước khi nó giết chết mình. Bộ máy tuyên truyền gồng hết mức để đưa những tin "tích cực". Dù vậy, dân tình không "phấn khởi" nổi, bất kể câu chuyện mùi mẫn "gây xúc động" hay "lắng đọng tình người" như thế nào, chẳng hạn có những người "vô danh" đến các cơ quan chính quyền góp tiền ủng hộ rồi "vội vã rời đi"; chẳng hạn chuyện những bác sĩ xông ra tuyến đầu ngay sau khi "mẹ mình vừa rời cõi trần" hay một y tá nào đó vẫn quyết lên đường dù "vừa hạ sinh một bé kháu khỉnh". Vấn đề ở chỗ kịch bản na ná nhau. Vấn đề ở chỗ kịch bản được dựng quá vội thành ra lộ ra đầy sơ hở. Một tờ báo ở Tây An phải xin lỗi sau khi đăng bài viết rằng hai đứa sinh đôi vừa chào đời của một y tá đã hỏi bố chúng rằng "mẹ giờ đang ở đâu vậy?". Một bài báo khác kể rằng sau khi cô vợ y tá xông ra tuyến đầu thì anh chồng, trong tình trạng sống thực vật kể từ năm 2014, bỗng mỉm cười rạng rỡ bất cứ khi nào nghe tên vợ mình được nhắc, "như thể anh ấy biết người vợ của anh đang thực hiện một nhiệm vụ lớn lao" – bài báo có đoạn. Sau khi độc giả không thể "cười" bất cứ khi nào bài báo này được nhắc đến, tòa soạn buộc phải "gỡ bài". Deng Xueping (Đặng Học Bình) – người viết một bài gây chấn động trên blog cá nhân, với tựa "Đừng đưa ra những bài báo "tang sự biến thành hỉ sự" nữa" – thuật lại một câu chuyện mà truyền thông nhà nước tô đậm. Chuyện rằng, một bệnh nhân, khi được xuất viện ở Vũ Hán, đã cảm ơn bệnh viện và bày tỏ rằng bà quyến luyến không muốn rời đi. "Trong khi nhiều bệnh nhân ở Vũ Hán đang vật lộn với tử thần thì ống kính truyền hình chúng ta nhắm đến một bệnh nhân hạnh phúc khi xuất viện. Bằng cách phóng đại niềm vui một cá nhân trong khi giấu đi nỗi khổ của hầu hết bệnh nhân ở đó, thật khó lòng mà nói đó là cách tường thuật mang lại sự thật" - Đặng viết. Cách tuyên truyền bằng thủ thuật lấy cảm xúc ngày càng phản tác dụng. Người dân rất giận dữ khi truyền thông nhà nước quay cảnh nhiều y tá phải cạo trọc đầu để tiện trùm thiết bị bảo hộ phòng dịch. Thay vì xúc động, người ta phẫn nộ, đặt câu hỏi rằng tại sao chỉ nữ y sĩ mới bị cạo, trong khi nam thì không. Dư luận thậm chí cho rằng phụ nữ đang bị mang ra làm công cụ cho tuyên truyền. Trong một phóng sự khác, Đài truyền hình trung ương CCTV tôn vinh nữ y tá Zhao Yu (Triệu Du) như một anh thư, vì dù ôm bụng bầu chín tháng nhưng y tá Triệu vẫn có mặt "nơi dầu sôi lửa bỏng". Dân tình không mủi lòng. Họ nói tại sao bệnh viện có thể tàn nhẫn đến mức để một y tá như vậy làm việc. "Chúng ta có thể ngưng tất cả kiểu tuyên truyền thế này ngay không?" – một ý kiến nói. "Cái này là cái gì? Một sự trình diễn cho mục đích tuyên truyền?" – một người khác lên tiếng (BBC 21-2-2020). "Tôi chẳng xúc động chút nào. Trái lại, tôi giận dữ" – một bày tỏ trên Weibo (South China Morning Post 21-2-2020)… Nguyên nhân lớn nhất nào khiến bộ máy tuyên truyền trở nên bất lực? Đó là sự bưng bít và kiểm duyệt. Suốt từ ngày 6-2-2020 đến nay, không ai biết chính quyền đã giam Chen Qiushi (Trần Thu Thực) ở đâu. Trần còn sống hay chết rồi? Luật sư-nhà báo tự do Trần là một trong những người đầu tiên đến Vũ Hán (từ Bắc Kinh) để tường thuật những gì thật sự diễn ra. Ngày 10-2-2020, bí thư Đảng ủy Vũ Hán, Ma Guoqiang (Mã Quốc Cường), cho biết, 98,6% hộ dân và 99% dân số thành phố (10,59 triệu người) đã được kiểm tra sức khỏe, rằng mọi tin tức liên quan kiểm soát dịch bệnh đều minh bạch. Cùng ngày hôm đó, một ông già 70 tuổi, tên Liang Shutao (Lương Thư Đào), sống tại quận Kiều Khẩu, đã tự tử bằng cách nhảy lầu. Bệnh nhân Lương, nhiễm coronavirus, đã nhiều lần yêu cầu cho mình vào bệnh viện nhưng không được đáp ứng. Đoạn video 13 giây lan truyền trên mạng xã hội cho thấy vợ ông Lương vật vã kêu khóc đã lập tức bị xóa bởi bộ máy kiểm duyệt. Mới đây, tài khoản trên Weibo của tạp chí Dajia (Đại Giáp) thuộc tập đoàn kỹ thuật Tencent cũng bị khóa, sau khi Đại Giáp đăng một bình luận chỉ trích kiểm duyệt (South China Morning Post 20-2-2020). Toàn bộ bức tranh thông tin và tuyên truyền liên quan cuộc khủng hoảng dịch bệnh coronavirus đã làm bục ra bức tường kiểm duyệt Trung Quốc. Không chỉ vậy. Coronavirus trong khi tàn phá Trung Quốc cũng cùng lúc ít nhiều đang "giải độc" cho xã hội nước này. Giới báo chí phải tự vấn. Những người trẻ phải nhìn lại. Người dân có bằng chứng về những dối trá. Thậm chí lực lượng dư luận viên hẳn phải ngẫm lại "ý nghĩa" về sự "phụng sự" lâu nay được khoác lớp áo vì đất nước và nhân dân. Tiếp tục dối trá và tiếp tay cho dối trá không phải là cách giúp họ thoát nổi sự nguy hiểm đe dọa sinh mạng của chính họ. Chẳng có sự "ổn định quốc gia" nào nữa cả. Mọi suy nghĩ bây giờ là khi nào cơn dịch chấm dứt, khi nào cá nhân mình có thể nhiễm bệnh, và khi nào những trò bưng bít mới chấm dứt. Cuộc khủng hoảng càng kéo dài, người dân càng cố tìm hiểu điều gì thật sự xảy ra, và niềm tin dành cho chính quyền càng biến mất. Coronavirus không chỉ mang đến một trận dịch. Nó cho thấy rõ hơn một mầm độc mà chưa bao giờ người dân có cơ hội nhìn rõ bằng lúc này. | ||||||||||
CON COVID LÀ TỬ THÙ CỦA “BƯNG BÍT”? Posted: 28 Feb 2020 03:50 PM PST Tổng giám đốc WHO vừa chính thức bày tỏ lo ngại về tình hình CoviD 19 lan nhanh ở Iran, một nơi mà điều kiện phòng chống dịch là yếu (điều ông nói là đáng lo nhất, ngay từ những phát biểu đầu tiên). Tuy dữ liệu chính thức về số người bị nhiễm COVID-19 ở Iran đang thua xa Nam Hàn và Nhật, Ý nhưng các chuyên gia y tế thế giới đang xem Iran như ổ dịch nguy hiểm nhất ngoài TQ. Các nguyên nhân, theo NYT (24/2) là: Iran là nơi có nhiều thánh tích Hồi giáo đón tín đồ Hồi giáo khắp thế giới đổ đến. Những người hành hương đã lây nhiễm và mang COVID-19 vào các quốc gia Trung Đông. Khu vực này có lượng người tụ tập, qua lại lớn mà các biện pháp kiểm soát – cách ly để phòng ngừa kém, dịch vụ y tế yếu, và tình hình minh bạch thông tin thấp và không chính xác! BƯNG BÍT KHÔNG XONG... Cũng ngày 24 tháng 2, Ahmad Amiri Farahani – một dân biểu đối lập, đại diện của thành phố Qom trong Quốc hội Iran, khẳng định tại Diễn đàn Quốc hội Iran rằng: từ ngày 10/2, chính quyền đã phát giác sự hiện diện của COVID-19 và ở Qom, ít nhất đã có 50 người nhiễm bệnh mà mỗi ngày không dưới mười người thiệt mạng. Chính quyền Iran phủ nhận. Ông Ahmad Amiri Farahani bị cáo buộc là tung tin đồn nhảm. Cũng lúc này, Tiến sĩ Mohamad Reza Ghadir – lãnh đạo một đại học y khoa ở Qom cũng là công chức chuyên trách nhiệm phòng chống dịch ở Qom, xác nhận với đài truyền hình quốc gia rằng "Tình hình dịch bệnh ở Qom rất nghiêm trọng nhưng Bộ Y tế Iran cấm tiết lộ bất kỳ số liệu nào liên quan đến COVID-19. Kết quả là ông Ghadir bị cách ly. Trước 19/2, chính quyền Iran vẫn khẳng định nước này không có ai nhiễm virus corona nào. Và đúng ngày này, Iran phải công nhận có 2 ca lây nhiễm đầu tiên, và cũng tử vong luôn, ở thành phố Qom, cách Teheran 145 km về phía nam. Sau đó là dồn dập thông tin chính thức... Đến ngày 25/2, nhà nước đưa tin, số người nhiễm bệnh đã là 95 mà số tử vong là 15 người. Ngay từ khi TQ mới bùng phát dịch, Iran sớm tuyên bố hết sức hỗ trợ TQ với nhiều triệu khẩu trang gửi tặng. Ngày 2 tháng 2, Fealu Mardasi - cố vấn Hiệp hội các nhà sản xuất vật tư y tế của Iran – cảnh báo, Trung Quốc đang ứng tiền mua hết số khẩu trang mà Iran sẽ sản xuất và ông kịch liệt chống vì lo là dân chúng Iran sẽ thiếu khẩu trang. Trước áp lực của dư luận, ngày 4 tháng 2, Bộ Y tế và Cơ quan Quản lý thị trường của Iran mới "nhất trí" cấm xuất cảng khẩu trang. Biểu tình đòi minh bạch thông tin bùng phát khắp nơi ở Iran, sau những cuộc biểu tình ở Tehran, ở Talesh, ở Rasht,… đòi giải thích tại sao đóng cửa các trường học, cách ly các khu dân cư? NYT kể rằng, dân chúng Iran phớt lờ tất cả các khuyến cáo chính thức, tiếp tục đổ đến bệnh viện yêu cầu xét nghiệm COVID – 19. Do sức ép, cuối tuần qua, Bệnh viện Imam Khomeini ở Tehran phải dựng một khu xét nghiệm dã chiến trong khuôn viên... VÌ SAO TỈ LỆ TỬ VONG CỦA IRAN CAO NHẤT THẾ GIỚI? Như vậy, tính số người chết hiện nay, Iran đứng hàng thứ hai thế giới, sau Trung Quốc. Nhưng tính theo tỉ lệ (tử vong/nhiễm bệnh) thì Iran đang vọt lên đứng đầu thế giới. Kênh truyền hình Mỹ CNBC ngày 25/02 cho rằng tỷ lệ cao này có thể do số liệu người nhiễm bệnh được loan báo bị thấp nhiều so với thực tế. Còn theo một giáo sư tại Đại Học Mỹ Seton Hall, chuyên gia cao cấp về y tế toàn cầu tại trung tâm tham vấn Hội Đồng Quan Hệ Đối Ngoại của Mỹ thì lại có thể do cách thông kê. Giáo sư William Schaffner, chuyên về y tế dự phòng và bệnh truyền nhiễm tại Trung Tâm Y Tế Đại Học Vanderbilt thì thiên về giả thuyết chính quyền Iran thiếu khả năng phát hiện đầy đủ ca nhiễm bệnh. Chính quyền rất cố gắng nhưng chỉ dựa vào số người đến bệnh viện khi triệu chứng đã nghiêm trọng. Theo ông, Iran không có truyền thống điều tra trong hệ thống y tế công cộng. GS Schaffner cũng giả định có thể virus từ đầu đã tấn công vào một nhóm dân số cao tuổi có sẵn nhiều bệnh tiềm tàng? Và theo tiến sĩ Torres, chuyên gia y tế của NBC News, tỉ lệ tử vong cao tại Iran tùy thuộc cách chính quyền theo dõi các trường hợp nhiễm bệnh. Thứ trưởng y tế của nước này, Iraj Harirchi, lãnh đạo lực lượng đặc nhiệm chống virus, đã bị nhiễm virus corona. Một đại biểu quốc hội, Mamoud Sadeghi cũng nhiễm bệnh.. Tin ông Thứ trưởng nhiễm bệnh đến ngay sau cuộc họp báo mà ông lớn tiếng đã kích một chính khách Iran loan báo số ca nhiễm ở Qom cao hơn nhiều so số liệu Bộ Y Tế. | ||||||||||
TÔI BỊ KHUYÊN KHÔNG VIẾT FACEBOOK NỮA Posted: 28 Feb 2020 03:49 PM PST "Mặc mẹ chúng nó, viết làm gì cho mệt người ra, đi chơi cho sướng!" – một vài người bạn khuyên tôi. "Thôi không viết nữa! Viết thế người ta ghét cho à!" – người nhà tôi khuyên. Thú thực, tôi đúng là một người bị ảnh hưởng quá sâu sắc bởi nền giáo dục xã hội chủ nghĩa trước kia, xa lắm rồi. Trong mái trường xã hội chủ nghĩa, người ta dạy tôi phải yêu nước, thương nòi: "Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn"; người ta dạy tôi chủ nghĩa anh hùng cách mạng, xả thân vì sự nghiệp cách mạng; người ta dạy tôi sống là phải đấu tranh: "Đấu tranh là lẽ sống" hay "sống là đấu tranh"; người ta dạy tôi phải biết thương yêu, quí trọng những người lao khổ; người ta dạy tôi mỹ học với những phạm trù "cái đẹp", "cái cao thượng"; người ta dạy tôi thật thà, dũng cảm… Tôi vốn không thích facebook từ trước, nhưng nay tôi ý thức được nó là một phương tiện quan trọng giúp cho người dân nói lên được tiếng nói của mình, đấu tranh với những thói hư tật xấu trong xã hội, kể cả thói hư tật xấu của chính mình. Thử hỏi nếu không có facebook, mạng xã hội khác, thì người dân thực hiện "quyền làm chủ tập thể", "quyền dân chủ xã hội chủ nghĩa", quyền giám sát đối với bộ máy nhà nước và cán bộ công chức như thế nào? Tôi đã được Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc mời tham gia phản biện xã hội đối với Dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự năm 2015; Dự thảo Luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi)… Tôi viết bài và phát biểu rất hăng hái không vụ lợi. Thế nhưng những ý kiến của tôi đi đến đâu, có phản hồi lại không, được tiếp thu hay không và tiếp thu như thế nào không ai được biết. Kỳ lạ thay, phản biện tại Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc là phản biện xã hội chính thức nhưng Ban soạn thảo, cũng như Quốc hội thường cử những người chẳng có vai trò gì đáng kể tới tham dự, thiếu tranh luận. Trong nhiều hội thảo do các cơ quan của Quốc hội tổ chức, tôi có ý kiến rất rõ ràng, nghe có vẻ được tiếp thu. Song đâu vẫn vào đấy. Tôi viết rất nhiều trên Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp góp ý về hoạt lập pháp nói chung, cũng như về các dự luật, đạo luật nói riêng. Tôi hoàn toàn tin tưởng các ý kiến của tôi rất đáng tham khảo (mời mọi người xem), song chẳng đi đến đâu. Trong khi đó luật lệ làm ra ngày càng sai nghiêm trọng ngay cả những vấn đề cơ bản nhất. Tôi xin gặp các đại biểu Quốc hội có trách nhiệm (Phó Chủ tịch Quốc hội; Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật Quốc hội) để trình bày cực nhiều ý kiến đóng góp, nhưng họ không cho gặp và cũng chẳng hồi âm. Tôi nghĩ tôi là người đã từng làm việc cho Văn phòng Quốc hội và rất nhiều người ở đó biết tôi mà tôi còn khó gặp họ như vậy thì không biết liệu người dân chân lấm tay bùn có gặp được không? Tôi luôn luôn tâm niệm đó là những người đại biểu của dân chứ không phải là "quan Quốc hội". Vậy tôi phải dùng phương thức nào để đóng góp cho đất nước, để thực hiện những gì mình đã được dạy dưới mái trường xã hội chủ nghĩa? Có người nói rất lý thuyết rằng mỗi người cứ làm tốt công việc của mình là đóng góp cho đất nước rồi. Tôi luôn luôn giảng dạy pháp luật tốt. Nhưng tôi không thể dạy khoa học pháp lý một đằng trong khi các đạo luật lại làm sai một nẻo. Nếu cứ dạy như vậy thì học viên sẽ nghĩ gì về pháp luật, về đất nước hay về giáo dục? Tôi mong chờ được gặp những vị Đại biểu Quốc hội có trách nhiệm để góp ý. Nếu được tôi sẽ dùng facebook để ca ngợi sự thành tâm đối với đất nước, đối với nhân dân của các vị! | ||||||||||
CẦN THẤY NỖI NHỤC CẢ NƯỚC ĐI LÀM THUÊ KHẮP THẾ GIỚI ĐỂ CHÚNG TA BIẾT MÌNH PHẢI LÀM GÌ CHO TỔ QUỐC Posted: 28 Feb 2020 03:49 PM PST Trần Đình Thu Vụ hai chục người Hàn quốc bỏ về làm bùng lên cơn giận dữ của mạng xã hội Hàn và họ xả giận lên người Việt bằng những ngôn từ khiến một số người mất bình tĩnh lồng lộn lên chửi lại người ta, tôi cho là các bạn thiếu suy xét. Tôi hỏi các bạn họ nói đúng không? Việt Nam có phải là một đất nước đi làm thuê khắp thế giới không? Hoàn toàn đúng. Việt Nam có phải là một nước nghèo nhất thế giới không? Quá đúng. Họ nói Việt Nam như là nô lệ của người Hàn có đúng không? Quá đúng. Vậy thì cớ gì các bạn lồng lộn lên tức giận? Các bạn phải biết đau khi người ta chửi phải biết thấm khi người ta nói mình nghèo mình nhục, các bạn đừng tự sướng rằng thì là ta đây thế này thế này sao tụi mầy chửi rồi moi móc những câu chuyện phi lý chửi lại người ta. 200 ngàn người Việt qua Hàn làm thuê, nửa triệu phụ nữ Việt qua Hàn trong cuộc di dân vỹ đại và tủi nhục tìm kiếm những đồng tiền đưa về quê nghèo xót xa. Người Hàn nhìn người Việt bằng nửa con mắt là điều không có gì bức xúc. Vấn đề là sau sự tủi nhục đó phải thấy vì sao người Việt tủi nhục. Năm mươi năm trước người Hàn qua làm thuê tại miền Nam Việt Nam, năm mươi năm sau người Việt qua làm thuê ở xứ Hàn là vì sao? Hãy hỏi nguyên nhân tại sao? Hay vẫn chỉ là do chiến tranh, do các thế lực thù địch, mặc dù chiến tranh đã qua hơn 30 năm rồi, Mỹ cũng bình thường hoá quan hệ ngoại giao với VN gần 30 năm rồi Đừng lồng lộn lên một cách thiếu hiểu biết. Chúng ta cần phải học Việt Vương Câu Tiễn khi xưa. Khi cần vì đất nước, vì dân tộc, vì chấn hưng đất nước kể cả phải chui qua háng kẻ khác cũng chấp nhận hy sinh. Hy sinh để cho cả dân tộc có ngày được ngẩng cao đầu, Sánh vai các cường Quốc năm châu. Như mong ước của Chủ Tịch Hồ Chí Minh. | ||||||||||
Posted: 28 Feb 2020 03:48 PM PST Mạc Văn Trang 28/02/2020 Chiều nay cụ Nguyễn Khắc Mai, nghệ sĩ Nguyễn Kim Chi, nhà văn Nguyên Bình và tôi rủ nhau về viếng cụ Lê Đình Kình. Bà Dư Thị Thành ôm lấy từng người chúng tôi, nghẹn ngào nức nở. Bà là vợ kế, trẻ hơn cụ Kình gần hai mươi tuổi, vốn là một phụ nữ nông dân khỏe mạnh, chất phác, nhưng nay trông bà xơ xác, héo hon… Ôm lấy vai bà, ai cũng rưng rưng nước mắt… Bà dẫn chúng tôi lên thắp hương viếng cụ Kình trên bàn thờ đặt ở tầng 2, sau 49 ngày, ảnh Cụ đặt thờ chung trên bàn thờ gia tiên. Thấy mọi người thắp hương khấn cụ Kình, bà lại nghẹn ngào nức nở: Khổ lắm các bác ơi, lúc nào ông ấy cũng tin tưởng cụ Hồ, đặt ảnh cụ Hồ trên bàn thờ đây; ông ấy cứ nghe theo ông Trọng chống bọn tham nhũng… thế mà khổ thế này đây! Thật cay đắng, mỉa mai, thấy cổng làng Hoành ngay gần nhà cụ Kình vẫn treo khẩu hiệu đỏ tươi "Đảng cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm", trên bàn thờ gia tiên có ảnh cụ Hồ và quanh tấm bảng treo đầy huân, huy chương của cụ Kình đầy vết đạn trên tường, do CSCĐ tấn công rạng sáng ngày 9/1/2020 còn lỗ chỗ… Tôi chợt thấy cái gì đó thật bi hài: cụ Kình một đảng viên 58 tuổi đảng, thuộc loại "đảng viên nhưng mà tốt". Hôm nay trực tiếp hỏi mấy người dân mới tin, đám tang Cụ công an kiểm soát rất chặt, ai ghi hình là bị bắt, nhưng mấy nghìn người quấn khăn trắng đưa tiễn Cụ. Cũng vì "đảng viên nhưng mà tốt" mới thành thủ lĩnh có uy tín tập hợp nhân dân chống nhóm lợi ích tham tàn, nên Cụ phải chết. Chết một cách man rợ nhất, kinh hoàng nhất để các đảng viên và mọi người dân đều phải khiếp đảm, không ai còn dám trái ý đảng nữa! Chả thế mà bà Lan cựu Bí thư Đảng ủy xã, ngày xưa hăng hái đấu tranh lắm, nay hoàn toàn im lặng, không dám nói gì, làm gì liên quan đến "vụ Đồng Tâm" 9/1/2020… Ai đến đây cũng tò mò muốn xem chỗ cụ Kình Nằm và bị giết như thế nào? Căn phòng hai vợ chồng Cụ nằm chưa được 6m2, kê một cái giường đôi, cái tủ sắt đựng tài liệu, mấy cái ghế nhựa và đồ lặt vặt. Bà con hình dung, căn phòng chưa được 6m2 mà ném lựu đạn thì chỉ có tự sát. Bà Thành chỉ cho xem CS bắn vỡ kính trên cửa số phòng và ném lưu đạn cay vào phòng… Rồi bà bị bắt, bị lôi đi, còn chồng bị hành quyết trên giường… Quan sát các vết đạn trên tường, thấy rất kỳ lạ, sao họ lại bắn loạn xạ từ các hướng vào trong nhà; rồi sau khi vào trong phòng cụ Kình lại thấy vết đạn bắn từ trong xuyên cửa sắt ra phía sau, vì vết thủng lồi ra phía bên ngoài… Thế này thì đêm tối, các CS dễ bắn vào nhau lắm! Tò mò xem cái "giếng" 3 CS té xuống chết, lại càng lạ lùng. Cái "giếng" một chiều chừng 80cm, một chiều chừng 1m2, ở trên sân thượng của nhà hàng xóm liền nhà anh Chức, cách với nhà cụ Kình. Sao họ lại phải tấn công trên mái nhà, trong khi đã phá cửa vào thẳng phòng cụ Kình? Bà Thành đau đớn kể lại chuyện, cứ nấc lên từng hồi… Cụ Kình bị giết chết, anh Lê Đình Công, Lê Đình Chức hai con trai bị bắt đi cùng hai đứa cháu nội Lê Đình Doanh, Lê Đình Uy… bây giờ không biếtsống chết ra sao. Nhìn vợ anh Chức còn trẻ, gầy yếu, một nách ba con nhỏ, đứa mới sinh còn ẵm ngửa, càng xót xa… Chia tay bà Thành và các cháu, chúng tôi đến thăm ông bà Nguyễn Đức Thắng. Ông nói, bố tôi là đảng viên, bị bắt, bị tù đày… Ba anh em tôi đều đi bộ đội, đều là thương binh… Nhà tôi bây giờ hai vợ chống thằng Tiến, con Kim bị bắt đi bỏ lại 3 cháu bé; thằng Quân sinh đôi với Tiến cũng bị bắt đi để lại 3 con nhỏ, vợ nó ly hôn không ở đây, Vợ chồng tôi giờ phải nuôi 6 cháu nội thơ dại… Nhà cửa chúng nó bị tấn công, đập phá hoang tàn, bây giờ đóng cửa bỏ đấy… Ông Thắng thẫn thờ, có ngờ đâu, mình mấy đời đi chiến đấu để bây giờ thế này đây! Chúng tôi gặp bà Chóe, một bà nông dân bé nhỏ, gày còm… Con trai và con dâu bà là anh Tiến và chị Phương đều bị bắt, để lại 3 đứa con thơ cho bà nuôi. Bà bảo chả biết tin tức gì, nhìn lũ trẻ đau lòng lắm. Họ không cho biết tin, không cho ai gặp; họ chỉ bảo gửi cho mỗi người 1 triệu rưỡi và 2 bộ quần áo, đưa cho họ đem đi, không biết có đến nơi không?! Chiều đã muộn, không thể gặp gỡ, chuyện trò thêm được nữa, 27 người bị bắt đều gặp những hoàn cảnh vô cùng khốn khổ. Nghe những câu chuyện, nhìn gương mặt những người thân của họ, hiện lên nỗi đau xót và uất hận tột cùng. 27/2/2020 M.V.T. | ||||||||||
Số người chết vì COVID-19 tăng lên 34, Iran đóng cửa tất cả trường học Posted: 28 Feb 2020 03:47 PM PST 28/02/2020 Chính phủ Iran tuyên bốđóng cửa tất cả trường học trong 3 ngày kể từ29.2 vì lo ngại sựlây lan của dịch COVID-19 đã làm chết 34 người.
Chính phủ nước Cộng hòa Hồi giáo Iran cũng đã hủy những buổi lễ cầu nguyện ngày 28.2 tại các thủ phủ của 23 tỉnh trong tổng số 31 tỉnh, theo Reuters. "Dựa trên các đánh giá, chúng ta phải đóng cửa tất cả trường học trên toàn quốc trong 3 ngày kể từngày 29.2", Bộ trưởng Bộ Y tếIran Saeed Namaki tuyên bố vào ngày 28.2. Cùng ngày, người phát ngôn Bộ Y tếIran, Kianush Jahanpur, thông báo số người chết vì COVID-19 tăng lên 34 và số ca nhiễm virus Coronachủng mới (SARS-CoV-2) tăng lên 388, trong số ca nhiễm có Thứ trưởng Bộ Y tếIraj Harirchi và Phó Tổng thống Masoumeh Ebtekar. Đa số ca nhiễm bệnh tập trung tại thủ đô Tehran, thành phốQom và Gilan, theo Bộ Y tếIran. Bahrain, Kuwait, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và Oman cũng đã ghi nhận một số ca nhiễm là những người đã từng đến Iran. Ả Rập Xê Út không có ca nhiễm, nhưng đã yêu cầu người dân hạn chế đi lại và kiểm soát biên giới. Tuy nhiên, quân đội Mỹ vẫn khuyến cáo lực lượng đồn trú ở Ả Rập Xê Út tránh nơi đông người, bao gồm trung tâm thương mại và rạp chiếu phim. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngày 28.2 tuyên bố Mỹ đã đềnghị hỗ trợIran dập dịch COVID-19, nhưng hoài nghi liệu Tehran có sẵn sàng chia sẻ thông tin hay không. Trước đó, ông Pompeo hôm 25.2 cáo buộc chính phủIran che đậy mức độnghiêm trọng thực sự của dịch COVID-19, theo AFP. Tuy nhiên, Tổng thống Iran Hassan Rouhani tốcáo Mỹ lợi dụng dịch COVID-19 đểgieo rắc nỗi sợhãi ở Iran. Một nguồn tin chính phủ Mỹcho Reuters biết công tác ứng phó dịch COVID-19 của Iran được cho là không hiệu quả vì chính phủ "có khả năng hạn chế". Các cơ quan tình báo Mỹ đang theo dõi sự lây lan của SARS-CoV-2 trên toàn cầu và khả năng ứng phó dịch COVID-19 của chính phủ các nước như Iran và Ấn Độ. | ||||||||||
Phó Tổng thống Iran nhiễm virus corona Posted: 28 Feb 2020 03:46 PM PST Truyền thông nhà nước Iran đưa tin, Phó Tổng thống Iran Masoumeh Ebtekar dương tính với virus corona chủng mới (Covid-19).
Hãng tin AP ngày 27/2 dẫn thông tin từ một tờ báo nhà nước Iran cho hay, Phó Tổng thống Iran Masoumeh Ebtekar đã nhiễm virus corona chủng mới (Covid-19). Bà Ebtekar phụ trách mảng phụ nữ và gia đình. Theo trang tin Alarabiya,bà Ebtekar là thành viên đầu tiên trong nội các Tổng thống Iran Hassan Rouhani nhiễm Covid-19. Vào cùng ngày, người đứng đầu ủy ban an ninh quốc gia và đối ngoại quốc hội Iran Mujtaba ZulNour ngày hôm nay cũng xác nhận trên mạng xã hội Twitter rằng ông đã dương tính với virus corona. Trước đó, Thứ trưởng Y tế Iran Iraj Harirchi và nghị sĩ Mouhmoud Sadeghi cũng bị xác nhận nhiễm virus Covid-19. Reuters dẫn thông báo ngày 27/2 của phát ngôn viên Bộ Y tế Iran Kianush Jahanpour xác nhận số người chết vì virus corona tại quốc gia Trung Đông hiện là 26, tăng 7 ca so với ngày hôm qua. Số ca nhiễm mầm bệnh tăng 106. Tổng cộng, quốc gia Trung Đông ghi nhận 245 trường hợp mang virus Covid-19 cho đến thời điểm này. Theo Reuters, Iran hiện là nơi có số người chết vì virus Covid-19 nhiều nhất bên ngoài Trung Quốc đại lục. Điều này làm dấy lên lo ngại rằng khu vực Trung Đông có thể sẽ là nơi bùng phát dịch corona trong thời gian tới. Giới chức Iran bắt đầu thông báo về trường hợp tử vong và lây nhiễm virus Covid-19 đầu tiên tại nước này vào tuần trước. Chỉ trong khoảng thời gian ngắn, số ca tử vong và lây nhiễm tại Iran liên tục tăng lên. Một số nước láng giềng đã đóng cửa biên giới và cấm các chuyến bay từ Iran do lo ngại nguy cơ lây lan dịch bệnh. Đức Hoàng Theo ABC News | ||||||||||
Hàn Quốc: Thêm 169 người nhiễm virus Covid-19, tổng cộng 1.146 ca Posted: 28 Feb 2020 03:46 PM PST Hàn Quốc hôm nay 26/2 ghi nhận thêm 169 trường hợp nhiễm virus corona chủng mới, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 1.146 người. Theo hãng tin Yonhap, trong số 169 ca nhiễm mới, có 153 người ở thành phố Daegu, nơi cách thủ đô Seoul 300 km về phía đông nam và giáp tỉnh Bắc Gyeongsang. Ngoài 1.146 trường hợp nhiễm virus corona chủng mới (Covid-19), Hàn Quốc cho đến nay đã xác nhận ít nhất 11 người thiệt mạng vì virus Covid-19 tại nước này. Trường hợp mới nhất là một người Mông Cổ, 36 tuổi, nhập viện ở tỉnh Gyeonggi hôm 24/2 vì xuất huyết thực quản, trước khi bị phát hiện dương tính với virus corona. Số ca nhiễm virus Covid-19 tại Hàn Quốc tăng mạnh kể từ tuần trước, biến nước này trở thành "điểm nóng" bùng phát dịch lớn nhất bên ngoài Trung Quốc đại lục. Gần như toàn bộ các tỉnh và thành phố lớn tại Hàn Quốc đều có các ca nhiễm virus Covid-19. Chính phủ Hàn Quốc tuần trước đã đưa thành phố Daegu và thành phố Cheongdo, tỉnh Bắc Gyeongsang vào diện "quản lý đặc biệt" để ngăn dịch lây lan. Gần 70% trong số các ca nhiễm Covid-19 ở Hàn Quốc liên quan đến giáo phái Tân Thiên Địa. Giới chức y tế Hàn Quốc ngày 25/2 cho biết dự kiến xét nghiệm nhanh với khoảng 200.000 tín đồ của giáo phái này. Giáo phái Tân Thiên Địa đã đồng ý cung cấp danh sách thông tin liên lạc với toàn bộ tín đồ của giáo phái cho giới chức y tế, đặc biệt là thông tin các thành viên ở cả các khu vực khác từng tới nhà thờ ở Daegu trong tháng 1 và tháng 2. Các buổi lễ nhà thờ với hàng nghìn người tham gia của giáo phái này làm dấy lên nghi ngờ đó có thể là "sự kiện siêu lây nhiễm", khi hiện tại hàng trăm tín đồ của giáo phái có các triệu chứng của nhiễm bệnh. Tổng thống Moon Jae-in dự kiến sẽ tổ chức cuộc họp với các nhà lãnh đạo của cả đảng cầm quyền và đảng đối lập trong tuần này để bàn cách ứng phó với dịch corona. Thủ tướng Chung Sye-kyun ngày 25/2 cho biết Hàn Quốc sẽ huy động tất cả nguồn lực để ứng phó với tốc độ lây lan nhanh chóng của virus Covid-19. Ông Chung khẳng định chính phủ Hàn Quốc sẽ tăng cường các biện pháp cách ly tại thành phố Daegu và tỉnh Bắc Gyeongsang. Thủ tướng Chung đã tới Daegu, nơi cách thủ đô Seoul 3 giờ lái xe, hôm 25/2 để giám sát công tác ứng phó dịch corona. Thành Đạt Theo Yonhap | ||||||||||
Virus gây COVID-19 đột biến giống HIV, xâm nhập mạnh gấp 1.000 lần SARS Posted: 28 Feb 2020 03:45 PM PST Virus Corona mới gây dịch COVID-19 có đột biến giống HIV, có nghĩa là virus khả năng liên kết với các tế bào trong cơ thể người có thể mạnh tới 1.000 lần so với virus SARS. Nghiên cứu này được cho là một bước tiến trong việc tìm ra thuốc chữa trị COVID-19. Đây là kết quả nghiên cứu mới của các nhà khoa học Trung Quốc và Châu Âu, theo tờ Hoa Nam buổi sáng (SCMP). Phát hiện này có thể giúp giải thích không chỉ về sự lây lan mà còn cả nguồn gốc và cách thức tốt nhất để ngăn chặn dịch COVID-19. Các nhà khoa học chỉ ra SARS xâm nhập cơ thể người bằng cách bám vào một protein thụ thể gọi là ACE2 trên màng tế bào. Và một số nghiên cứu ban đầu cho thấy virus Corona mới có khoảng 80% cấu trúc di truyền tương tự SARS nên có thể theo cách thức xâm nhập tương tự. Tuy nhiên, protein ACE2 không tồn tại với số lượng lớn ở người khỏe mạnh và điều này phần nào giúp hạn chế quy mô của dịch SARS năm 2002-2003 vốn ảnh hưởng tới khoảng 8.000 người khắp thế giới. Những loại virus dễ lây lan khác, trong đó có HIV và Ebola, nhắm tới một loại enzyme gọi là furin. Furin hoạt động như một chất hoạt hóa protein trong cơ thể người. Khi phân tích trình tự bộ gene của virus Corona mới, Giáo sư Ruan Jishou và các cộng sự trong nhóm nghiên cứu của ông ở Đại học Nam Khai, Thiên Tân, Trung Quốc đã tìm thấy một phần các gene đột biến không có trong SARS nhưng lại tương đồng với gene được tìm thấy ở HIV và Ebola. "Phát hiện này cho thấy 2019-nCoV (virus Corona mới hay tên chính thức là SARS-CoV-2) có thể khác biệt đáng kể về con đường lây truyền so với virus Corona SARS. Virus này có thể sử dụng các cơ chế kết hợp của các virus khác như HIV" - các nhà khoa học lý giải trong bài viết xuất bản tháng này trên Chinaxiv.org, một nền tảng Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc sử dụng để công bố các tài liệu nghiên cứu khoa học. Theo nghiên cứu, đột biến có thể tạo ra một cấu trúc được gọi là vị trí phân cắt trong protein sợi của virus Corona mới. Virus sử dụng protein sợi để với xa hơn bám vào các tế bào chủ, nhưng thông thường protein này không hoạt động. Nhiệm vụ của cấu trúc vị trí phân cắt là đánh lừa protein furin của cơ thể người để từ đó cắt và kích hoạt protein sợi dẫn tới phản ứng tổng hợp trực tiếp của virus và các màng tế bào. Theo nghiên cứu, so với đường xâm nhập của SARS, phương pháp liên kết này có hiệu quả "100 đến 1.000 lần". Chỉ hai tuần sau khi nghiên cứu được công bố, tài liệu này đã trở thành tài liệu được xem nhiều nhất từ trước tới nay trên Chinarxiv. Trong nghiên cứu tiếp sau, nhóm nghiên cứu do Giáo sư Li Hua, Đại học Khoa học và Công nghệ Hoa Trung ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc công nhận kết quả nghiên cứu của Giáo sư Ruan Jishou. Đột biến không được phát hiện ở SARS, MERS hoặc Bat-CoVRaTG13, một loại virus Corona dơi được xem là nguồn gốc của virus Corona mới với sự tương đồng tới 96% về gene, nghiên cứu cho biết. Điều này có thể "là nguyên nhân vì sao SARS-CoV-2 dễ lây nhiễm hơn các virus Corona khác" - Giáo sư Li Hua nêu trong tài liệu công bố trên Chinarxiv hồi cuối tuần qua. Trong khi đó, một nghiên cứu do nhà khoa học Pháp Etienne Decroly tại Đại học Aix-Marseille công bố trên tạp chí khoa học Antiviral Research hôm 10.2 cũng phát hiện "vị trí phân tách giống furin" không có trong các loại virus Corona tương tự. Một nhà nghiên cứu thuộc Viện Vi sinh học Bắc Kinh, Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc tại Bắc Kinh nói rằng, các nghiên cứu này đều dựa trên trình tự gene. "Cho dù virus hoạt động như dự đoán thì cũng cần thêm các bằng chứng khác, trong đó có có thực nghiệm. Câu trả lời sẽ cho chúng ta biết virus gây bệnh thế nào" - nhà nghiên cứu giấu tên nói. Hiểu biết về virus Corona mới đã thay đổi đáng kể trong vài tháng qua. Lúc đầu, virus không được xem là mối đe dọa lớn, với Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc nói rằng không có bằng chứng lây truyền từ người sang người. Tuy nhiên, giả thuyết này đã sớm không còn giá trị khi tính tới ngày 26.2, virus đã lây nhiễm hơn 81.000 người khắp thế giới. Các nhà nghiên cứu Trung Quốc cho biết, các loại thuốc kháng enzyme furin có thể có khả năng ngăn cản sự nhân lên của virus trong cơ thể người. Những loại thuốc này gồm "một loạt các loại thuốc điều trị HIV-1 (HIV tuýp 1 - PV) như Indinavir, Tenofovir Alafenamide, Tenofovir Disoproxil và Dolutegravir cùng các loại thuốc điều trị viêm gan C bao gồm Boceprevir và Telaprevir" - nghiên cứu của Giáo sư Li Hua chỉ ra. Gợi ý này phù hợp với một số báo cáo của một số bác sĩ Trung Quốc dùng thuốc trị HIV sau khi xét nghiệm dương tính với virus Corana mới nhưng chưa có bằng chứng lâm sàng chứng thực cho thuyết này. Cũng có hy vọng rằng sự liên quan tới enzyme furin có thể làm sáng tỏ lịch sử tiến hóa của virus trước khi virus lây lan sang người. Đột biến mà nhóm nghiên cứu của Giáo sư Ruan Jishou xem là "sự xen vào bất ngờ" có thể đến từ nhiều nguồn tiềm năng như virus Corona tìm thấy ở chuột hoặc thậm chí là một loại cúm gia cầm. Thanh Hà | ||||||||||
Tháng Hai có 30 ngày: Khí tượng Cộng sản đội đá vá trời ! Posted: 27 Feb 2020 12:31 PM PST | ||||||||||
LÊ THUỘC VÀO TẦU ĐÃ THẤM CHƯA ? Posted: 27 Feb 2020 12:30 PM PST Phạm Trần
Trước hết, Việt Nam không dám đóng cửa biên giới để ngăn người Tầu, có thể nhiễm Coronoa tràn qua Việt Nam. Lý do, theo Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, :"Giữa Việt Nam và Trung Quốc có hiệp định biên giới, chỉ đóng cửa khi xuất hiện vấn đề an ninh, dịch bệnh, nhưng phải có thoả thuận giữa Chính phủ hai nước và báo trước 5 ngày nên một bên không thể đơn phương áp dụng." (theo VNEXPRESS, ngày 30/1/2020) Nhưng Việt Nam và Trung Cộng chưa tổ chức bất cứ cuộc họp song phương nào về vấn đế này, sau khi xẩy ra dịch Vũ Hán từ trung tuần tháng 12/2019. Ngược lại, Ngoại trưởng Trung Cộng, Vương Nghị đã đơn phương yêu cầu Việt Nam "khôi phục việc đi lại của công dân Trung Quốc sang Việt Nam", vì công nhân Tầu về nước nghỉ Tết cần trở lại Việt Nam làm việc tại các dự án kinh tế của Trung Cộng ở Việt Nam. Nhưng tại sao tại Trung Quốc, Chính phủ đã ra lệnh hạn chế di chuyển để ngăn chận lay lan đã được thi hành tại 29/31 Tỉnh, Thành phố. Riêng 50 triệu người dân Tỉnh Hồ Bắc, có trung tâm dịch lây nhiễm là Thủ đô Vũ Hàn với 10 triệu dân, đã bị cô lập với thế giới bên ngoài. Họ Vương đã đưa ra đề nghị với Phó Thủ tướng, Bộ trường Ngoại giao Phạm Bình Minh tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Mekong - Lan Thương lần thứ 5, và Hội nghị đặc biệt Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN - Trung Quốc về hợp tác ứng phó COVID-19 tổ chức tại Vientiane, Lào. (báo Quốc tế.VN, ngày 19/02/2020) Như vậy, Trung Cộng một mặt tăng cường kiểm soát trong nước để bảo đảm sức khỏe cho dân, nhưng lại muốn Việt Nam mở cửa để đón công nhân Tầu trong tình trạng "nếu có bệnh chữa sau" thì có phải là một áp lực ngoại giao dành cho Việt Nam Cộng sản không ? Bằng chứng như đã diễn ra trong cuộc họp báo ngày 20/02/2020 của Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Đoàn Khắc Việt. Nguyện văn: (Báo Tuổi trẻ) H: Liên quan đến đề nghị của ông Vương Nghị về đề nghị sớm khôi phục đi lại giữa Trung Quốc và Việt Nam, phía Việt Nam trả lời thế nào? Có thông tin cập nhật gì thêm không? (Đoàn Khắc Việt) Đ: "Để phòng chống dịch bệnh COVID-19 lan rộng và có ảnh hưởng đến sức khỏe của công dân Việt Nam, Chính phủ Việt Nam và Trung Quốc trong thời gian qua đã và đang phối hợp rất chặt chẽ trong việc quản lý các hoạt động giao thương, giao thông vận tải giữa hai nước. Trên tinh thần phòng chống dịch nhưng không "đóng cửa", không để ảnh hưởng đến các hoạt động hợp tác kinh tế - thương mại, thời gian vừa qua, trao đổi thương mại qua các cửa khẩu biên giới Việt Nam – Trung Quốc đã từng bước được khôi phục, song vẫn đảm bảo tuân thủ nghiêm quy trình kiểm soát dịch bệnh, đảm bảo nguyên tắc an toàn nhất." Cho đến nay, sau hơn 2 tháng từ khi dịch Vũ Hán được xác nhận lây nhiễm nhanh từ người sang người, Việt Nam đã áp dụng nhiều biện pháp kiểm soát gắt gao nạn dịch, trong đó có việc ngưng gửi lao động qua Trung Cộng; ngưng các chuyến bay đến các vùng miền có dịch ở Trung Quốc và Nam Hàn; kiểm soát và khám y tế bệnh dịch những người Tầu qua Việt Nam và người Việt từ Tầu về nước. Theo báo cáo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, hiện có 33.700 lao động người Tầu có phép làm việc ở Việt Nam, trong đó có 26.400 người về Tầu ăn Tết. Tuy nhiên, mới có 7.600 công nhân Tầu quay lại Việt Nam. Trong số này, có 5.112 người đang được cách ly tại 41 tỉnh, thành trên cả nước (theo báo Thanh Niên và Zing.VN) Trong tương lai, khi những công nhân Tầu còn lại trở qua Việt Nam làm việc thì liệu dịch Vũ Hán đã kết thúc chưa, hay Thế giới đã có thuốc diệt nó chưa ? Không ai biết chắc, nhưng trong khi Việt Nam khoe thành công chữa lành người thứ 16 nhiễm Covid-19 thì đã chuẩn bị đối phó với hàng ngàn công nhân Tầu như thế nào ? HIỆP ĐỊNH NÓI GÌ ? Nên biết, hai nước Việt-Trung đã ký Hiệp định "về cửa khẩu và Quy chế quản lý cửa khẩu biện giới trên đất liền" ngày 18/11/2009 tại Bắc Kinh, có giá trị 10 năm, nhưng đã được tự động gia hạn kể từ năm 2020. Tuy Hiệp định chỉ có 12 Điều, nhưng nội dung trong Điều 5 cho thấy, trong bối cảnh dịch Vũ Hán (Covid-19) và hoàn cảnh bị lệ thuộc vào Trung Cộng, nước Việt Nam Cộng sản đã bị lép vế và phải làm theo những gì Trung Cộng muốn. Nguyên văn Điều 5 như sau: 1. Các cửa khẩu biên giới đã mở chính thức làm việc tất cả các ngày trong tuần, kể cả trong các ngày nghỉ lễ theo luật định của hai Bên, trừ khi hai Bên có thỏa thuận khác. Thời gian làm việc của các cửa khẩu đường sắt thực hiện theo giờ tàu chạy do hai Bên thỏa thuận. 2. Trong trường hợp đặc biệt phải đóng cửa khẩu hoặc tạm thời mở cửa ngoài thời gian làm việc, hai Bên cần phải thông báo và trao đổi thống nhất với nhau qua đường ngoại giao trước ít nhất 5 ngày. Việc mở lại cửa khẩu cần phải thông báo cho phía Bên kia qua đường ngoại giao và phải được phía Bên kia xác nhận. 3. Để bảo vệ lợi ích xã hội, an ninh quốc gia hoặc vì lý do thiên tai nghiêm trọng, dịch bệnh truyền nhiễm lớn, dịch bệnh động thực vật và các trường hợp bất khả kháng khác, một Bên có thể tạm thời đóng hoặc hạn chế việc qua lại cửa khẩu. Tuy nhiên, cần phải thông báo cho phía Bên kia trước 5 ngày, trong trường hợp khẩn cấp không được ít hơn 24 giờ. 4. Việc thay đổi vị trí, loại hình, thời gian mở và thời gian làm việc ở các cửa khẩu biên giới đã được mở cần thông qua chính quyền cấp tỉnh (khu tự trị) ở vùng biên giới hai nước hiệp thương thống nhất và phải được sự đồng ý của Chính phủ hai Bên; đồng thời, thông qua đường ngoại giao để xác định. Văn bản thỏa thuận liên quan sẽ trở thành văn bản bổ sung của Hiệp định này. 5. Trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, không Bên nào được quyền đơn phương đóng cửa khẩu nếu chưa được Bên kia đồng ý; nếu một Bên đơn phương đóng cửa khẩu gây thiệt hại cho phía Bên kia, hai Bên sẽ thông qua đường ngoại giao hiệp thương giải quyết các vấn đề liên quan. ÁP LỰC KÉP Qua việc thi hành Hiệp định Cửa khẩu từ khi xẩy ra dịch Vũ Hán (COVID-19), Việt Nam đã phải nhượng bộ Trung Cộng trong đòi hỏi phải mở cửa biên giới cho lưu thông đường bộ của các loại xe, tầu lửa và người giữa hai nước. Lý do thứ hai buộc Việt Nam phải mở cửa biên giới vì Việt Nam hầu như hoàn toàn phải lệ thuộc vào kinh tế Trung Cộng để sống còn. Các ngành dệt may, giầy dép, thời trang và điện tử, đóng vai quan trọng hơn 1/3 lợi tức của kinh tế Việt Nam đều phải nhập nguyên liệu từ Trung Cộng. Trong khi nông sản, xuất khẩu chính sang Trung Cộng sẽ bị tồn đọng, nếu dịch Vũ Hán tiếp tục hoành hàng ở Trung Hoa khiến công nhân Tầu không thể đi làm và nhiều nhà máy sản xuất phải đình trệ. Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghệ Việt Nam nói:" Sự đứt gẫy của các chuỗi giá trị, sự suy giảm sức khỏe của doanh nghiệp và nền kinh tế dưới tác động của dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, khó lường và sẽ còn kéo dài. Những tác động từ dịch cúm có thể kể đến như tình trạng ứ đọng sản phẩm hàng hóa, nhất là hàng nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc, thiếu nguyên liệu, vật tư nhập khẩu từ Trung Quốc; thị trường vận tải, dịch vụ bị thu hẹp, du lịch thưa thớt, sản xuất kinh doanh đình đốn, người lao động phải nghỉ việc do thiếu việc làm; số doanh nghiệp thành lập mới giảm, doanh nghiệp ngừng sản xuất, đóng cửa giải thể tăng lên…" "Nguyên nhân của căn bệnh kinh tế này mang tên "phụ thuộc" - tình trạng phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc và các nền kinh tế ở Đông Bắc Á ở cả đầu ra lẫn đầu vào của nhiều ngành kinh tế và các chuỗi giá trị toàn cầu" (theo Một Thế Giới, ngày 25/02/2020) VẪN CHƯA NHÚC NHÍCH Ông Lộc đưa ra viễn ảnh không sáng cho kinh tế Việt Nam vào lúc nhiều chuyên gia của Chính phủ Việt Nam vẫn chưa muốn "điều chỉnh" các mục tiêu phát triển kinh tế. Ngược lại họ muốn nhà nước phải "quyết liệt trong chống dịch cần tiếp tục được phát huy, bởi khó khăn hiện nay chính là do Covid-19 gây nên." (theo tin TTXVN (Thông tấn xã Việt Nam) Ý kiến này được đưa ra tại phiên họp của Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia ngày 25/02 (2020), do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ tọa. Đối với thị trường nhập khẩu, các chuyên viên yêu cầu :" Cần tích cực xuất khẩu sang Liên minh châu Âu (EU) sau Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA), thay vì tập trung vào một số thị trường. Việc đa dạng hóa thị trường cần thực hiện với cả hàng hóa nhập khẩu, bởi hiện nay tỷ lệ nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc của các doanh nghiệp khá lớn." Trong cương vị Chủ tịch Hội đồng, VNTTX viết:"Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến các tổ chức, như: Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế đánh giá kinh tế nhiều nước sụt giảm, trong đó nhiều nước có quan hệ kinh tế, thương mại chặt chẽ với Việt Nam, khiến không ít chuỗi sản xuất, thương mại bị đứt gãy. Trước bối cảnh đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đặt vấn đề: Cần có loại vaccine chữa trị căn bệnh sụt giảm tăng trưởng kinh tế Việt Nam để đạt được mục tiêu kép, đó là ưu tiên ngăn ngừa Covid-19 lây lan, để không ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của nhân dân, đồng thời giữ được nhịp độ phát triển của kinh tế Việt Nam." Vaccine gì trong bối cảnh Việt Nam đang lưỡng đầu thọ địch với Trung Cộng cả về sức ép chính trị và hàng hóa nhập và xuất khẩu ? Trước mắt, Việt Nam đang mất nhiều du khách, nhiều khách sạn, khu tham quan, nhà hàng vắng như chùa bà đanh. Công nhân trong nước mất việc. Nhiều dịch vụ như kỹ nghệ Taxi, xem ôm, xe du khách, xe bus, tầu bay, tầu thủy, xe lửa, du thuyền v.v… bị đình trệ, vắng khách, ế ẩm. Rồi từ những thứ xuống dốc không phanh này, đời sống của các hàng quán, sản phẩm tiêu dùng, phục dịch khác sẽ ra sao mà ông Thủ tướng Phúc còn "lăng ba vi bộ" kế "Vaccine kép" ? Tiến sỹ Vũ Tiến Lộc nói tiếp:" Trong thế giới này, chẳng có doanh nghiệp nào, quốc gia nào có thể tự mình làm từ A đến Z. Nhưng riêng khách du lịch Trung Quốc chiếm tới 30% tổng lượng khách nước ngoài tới Việt Nam, xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm tới 35% kim ngạch suất khẩu nông sản của Việt Nam, linh kiện phụ tùng cho các ngành dệt may, da giày, túi xách, điện tử… nhập từ Trung Quốc chiếm tới 50-60% tổng giá trị đầu vào cho sản xuất thì khó có thể yên ổn được. "Chuỗi giá trị toàn cầu mà Việt Nam là một mắt khâu đang trở nên mong manh và dễ bị tổn thương. Với tình trạng này thì khi doanh nghiệp Trung Quốc "hắt hơi", doanh nghiệp Việt Nam không "sổ mũi" thì mới là chuyện lạ và tác động của COVID-19 chỉ là một ví dụ". Đã rõ như ban ngày chưa ? Hãy đọc nhận định ngắn của hai Tác giả Nguyễn Quang Thái và Bùi Trinh trên Thới báo Kinh tế Sàigon (TBKTSG) ngày 27/11/2019 :"Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và có chung đường biên giới dài 1.281km với Việt Nam. Quan hệ thương mại giữa hai nước như một sự tất yếu và nếu có chính sách đúng thì có lợi cho sự phát triển của cả hai nước. Tuy nhiên, trong quan hệ này phía Việt Nam luôn bị thâm hụt thương mại và tình trạng ngày càng trầm trọng, do Việt Nam hầu như không chịu thay đổi gì trong nhiều năm qua, sản xuất luôn phụ thuộc vào nhập khẩu đầu vào." Trong khi đó Tác giả Hùng Lê, cũng của TBKTSG đã cho biết một tin không vui :"Chiều ngày 25-2, Cục Đầu tư nước ngoài (FIA—Foreign Invesment Agency) công bố báo cáo về tình hình đầu tư nước ngoài 2 tháng đầu năm 2020, trong đó điểm đáng chú ý trong báo cáo này là số tiền rót để triển khai thực hiện các dự án của doanh nghiệp trong khu vực này có dấu hiệu bị sụt giảm. Cụ thể trong 2 tháng đầu năm nay, vốn thực hiện dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 2,45 tỉ đô la Mỹ, giảm 5% so với cùng kỳ năm ngoái. Tức trong tháng qua, thời điểm bùng nổ thông tin phát dịch do Covid-19 từ Trung Quốc, nhà đầu tư nước ngoài ước chỉ rót khoảng 850 triệu đô la Mỹ, bằng hơn phân nửa số vốn thực hiện của tháng liền kề trước đó và giảm khoảng 180 triệu đô la so với cùng kỳ năm ngoái. Dữ liệu hai năm qua của FIA cho thấy số vốn triển khai thực hiện của doanh nghiệp khu vực này luôn có mức tăng trưởng 7-10%. Do đó, nguồn vốn rót thực hiện của nhà đầu tư nước ngoài bị sụt giảm trong khoảng thời gian thông tin dịch bệnh từ Covid-19 xuất phát ở Trung Quốc và lan rộng đi nhiều nước cũng phần nào cho thấy dịch bệnh đã ảnh hưởng đến quyết định rót vốn triển khai của doanh nghiệp." Như vậy, cơn ác mộng nào đang chờ Việt Nam khi các Lãnh đạo, từ thời Tổng Bí thư "Thành Đô" Nguyễn Văn Linh cho đến ông Nguyễn Phú Trọng là 34 năm, mà chưa ông nào dám nghĩ thoát Trung ? -/- Phạm Trần (02/020) | ||||||||||
Pháp tung bằng chứng khẳng định Hoàng Sa là chủ quyền của Việt Nam Posted: 27 Feb 2020 12:30 PM PST Năm 1938, khi còn bảo hộ Việt Nam, Chính phủ Pháp nhiều lần khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa. Tài liệu được lưu trữ tại Trung Tâm Lưu Trữ Của Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Marseille, Pháp: Kí Hiệu Hồ Sơ số: MQ28/02.
Việt Nam xây dựng Trạm khí tượng tại Hoàng Sa Ở tài liệu thứ nhất, với đề tài: "Pháp có chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa (Paracels) hay không?" đã khẳng định: "Ngày xưa, quần đảo Hoàng Sa là thuộc về Việt Nam. Vương triều An Nam (nhà Nguyễn – người dịch) đã đóng quân trên đảo này từ đầu thế kỉ XIX. Quần đảo này là vùng thuộc chủ quyền của An Nam (Đại Nam tức Việt Nam – người dịch). Pháp chỉ làm cái việc là khẳng định tất cả các quyền không thể chối cãi đối với quần đảo này. Vấn đề này là thực tế". Tư liệu lưu trữ (1938) khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa Năm 1932, dưới thời Toàn quyền Pasquier, một tàu Pháp đã đổ bộ lên và cắm cờ Pháp trên quần đảo này. Tài liệu cho biết thêm: "Để bảo đảm an toàn hàng hải trên vùng biển này, chính quyền Đông Dương đã thiết lập trên quần đảo này hai ngọn hải đăng và một trạm khí tượng. Một vài biệt đội vùng với lực lượng đông đảo cảnh sát người Việt cũng đã được cử đến quần đảo này để bảo vệ những công trình này. Trong năm 1937, một quan chức hành chính của chính quyền Đông Dương cùng 6 lính bảo an đã thực hiện cuộc kiểm tra trên quần đảo này nhằm duy trì hai ngọn hải đăng và bảo đảm cho trạm khí tượng đặt trên quần đảo này được hoạt động tốt". Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam từ thế kỷ XIX Tài liệu thứ hai trong Hồ sơ lưu trữ cho biết: "Theo luận điểm của Pháp, quần đảo Hoàng Sa đã được sáp nhập vào Việt Nam bởi Vua An Nam (Vua Nguyễn) vào năm 1816, sau đó là bởi Courbet vào năm 1885. Vào năm này, Trung Quốc đã thừa nhận rằng, Pháp thay thế quyền chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này". Tài liệu cũng nêu rõ, lối vào quần đảo Hoàng Sa là vô cùng khó khăn, nếu không muốn nói là không thể. "Quần đảo này được tạo bởi 36 đảo nhô lên hoặc đảo chìm. Yếu tố này thực sự nguy hiểm đối với giao thông hàng hải. Những đảo lớn của quần đảo này bao gồm các đảo: Tri Tôn, Pyramide, Lincoln, Boiseé, Rocheuse, Roberts, Pattle, Amphitrite,…". Một số hải đội người Việt đã đóng trên quần đảo này, nằm giữa đảo Hải Nam và cảng Đà Nẵng. Tuy nhiên, khi Chính phủ bảo hộ Pháp và triều đình Việt Nam thiết lập trên quần đảo Hoàng Sa một vài ngọn hải đăng và trạm khí tượng để kiểm soát bão, thì Bộ Ngoại Giao Trung Quốc lại kiến nghị với Bộ Trưởng Pháp rằng, quần đảo này là của Trung Quốc. Chính phủ Pháp khẳng định, quần đảo Hoàng Sa đã được sáp nhập vào Việt Nam năm 1816. Đến năm 1885, Trung Quốc cũng đã thừa nhận, Pháp thay thế quyền chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa. Trung Tâm Lưu Trữ Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Marseille (CCIMP) ở số 9 đường La Canebìere, 13001, thành phố Marseille, nước Pháp. Trung tâm này chủ yếu lưu trữ những tài liệu liên quan tới thương mại giữa Pháp và các nước trên thế giới cũng như với thuộc địa của Pháp, trong đó có Việt Nam. Nguồn tài liệu ở đây được chính thức thu thập và lưu trữ từ thế kỷ XVII. Các hồ sơ lưu trữ ở đây phản ánh những thông tin liên quan tới chính sách thương mại, quan hệ thương mại, thuế từ thế kỉ XIII đến nay. Nguồn lưu trữ ở đây được chia thành 3 phông chủ yếu: Phông cũ là những hồ sơ chứa đựng thông tin từ năm 1801 trở về trước, gồm các tư liệu từ A đến K. Phông hiện đại là những hồ sơ chứa đựng thông tin từ năm 1801 đến nay, gồm các tài liệu nối tiếp: MA, MB, MC, MD, MÉTROPOLE, MF, MG, MH, MJ, MK, ML, MM, MN, MP, MQ, MR, AC. Phông đính kèm là những hồ sơ liên quan tới các công ty thương mại, những nhân vật, quan chức thương mại của Pháp và các thuộc địa Pháp. Tài liệu liên quan tới Hoàng Sa mà chúng tôi đề cập nằm lẫn trong Hồ sơ série MQ thuộc phông hiện đại. "Theo luận điểm của Pháp, quần đảo Hoàng Sa đã được sáp nhập vào Việt Nam bởi Vua An Nam (Vua Nguyễn) vào năm 1816, sau đó là bởi Courbet vào năm 1885. Vào năm này, Trung Quốc đã thừa nhận rằng, Pháp thay thế quyền chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này". |
You are subscribed to email updates from Dân quyền. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét