“Trẻ hóa dân số” plus 24 more |
- Trẻ hóa dân số
- Làm cách mạng và làm chính trị
- Màu sắc địa chính trị trong trợ giúp y tế của Trung Quốc cho Ý
- Đúng là… chỉ Việt Nam mới thế!
- Bỏ qua khuyến cáo không tụ tập đông người, người dân Hà Nội vẫn kéo đến các tụ điểm ăn uống từ tối cho đến khuya.
- Sao lại ác với dân thế này ! Hỏa táng bệnh nhân nặng nhiễm Virus Vũ Hán khi chưa tử vong
- CÁC ÔNG BỘ TRƯỞNG BỊ CON VIRUS TRUNG QUỐC “XÉ ÁO CHO NGƯỜI XEM LƯNG”
- Chính quyền Hà Tĩnh bị dân bắt quả tang khi đang đêm đổ trộm chất thải độc hại Formosa vào khu dân cư.
- NHÂN SỰ ĐẠI HỘI: AI CHẠY AI?
- Madrid trả 340.000 bộ kit xét nghiệm của TQ do 'không chính xác'
- “Tập trung dân chủ” và “Dân chủ tập trung”
- Covid-19: Thư từ Paris
- Kiên Giang, Long An kiến nghị xem xét lại việc tạm dừng xuất khẩu gạo
- Chính phủ cho phép xuất khẩu 3 triệu tấn gạo thì vẫn ổn
- MAFIA GẠO VÀ TRUYỀN THÔNG BẨN
- HỎI PTT VŨ ĐỨC ĐAM và BỘ TRƯỞNG NGUYỄN MẠNH HÙNG.
- DÂN KHÔNG CÓ QUYỀN MÀ HÓT NHÂN QUYỀN
- Đóng cửa biên giới với các nước khác, còn Trung Quốc?
- MỘT SỰ HẤP TẤP/VỘI VÀNG CỦA CẢ BỘ MÁY!
- BỌN BUÔN GẠO, BỌN BUÔN CHỮ VÀ NÔNG DÂN MIỀN TÂY NAM BỘ, AI KHÓC AI CƯỜI HÔM NAY?!
- Thịt lợn Nga ồ ạt về Việt Nam, ép giá hàng trong nước
- Kịch... thịt lợn?
- Vì sao Bộ Công thương đề xuất tạm dừng rồi lại cho xuất khẩu gạo trở lại?
- Xuất khẩu gạo: Có nên ngưng lúc này hay không?
- Tội phạm đóng vai kẻ trượng nghĩa
Posted: 30 Mar 2020 12:23 AM PDT Thiện Tùng 29/3/2020 Sanh-bịnh-lão-tử là quy luật tự nhiên không chỉ riêng đối với loài người. Trên bước đường tiến hóa, loài người không tôn trọng, can thiệp ngày càng sâu vào qui luật tự nhiên ấy, khiền cho xã hội mất cân đối trong sanh-bịnh-lão-tử. Ngành Y phát triển: đẻ rặn không ra thì mỗ cứu cả mẹ lẫn con / Bịnh gì cũng đã hoặc sẽ có thuốc chữa trị hạn chế đến mức thấp nhứt tử vong / Già được nghỉ ngơi, chăm sóc chu đáo khó chết, tuổi thọ của kiếp con người ngày một tăng cao. Đó là lý do dân số trên hành tinh tăng lên không ngừng, việc giành ăn, giành ở không còn là cá biệt. Theo thống kê ước tính, riêng ở Việt Nam, mỗi ngày người sanh ra bằng 1 xã, mỗi tháng bằng 1 huyện, mỗi năm bằng 1 tỉnh. Với cái đà nầy riết rồi người chật đất?! - Chỉ hơn nửa thế kỷ thôi: năm 1945, Cụ Hồ hỡi 25 triệu đồng bào, nếu nay Ông còn sống thì phải hỡi 100 triệu đồng bào?. Người vô trách nhiệm thường nói: "trời sanh voi sanh cỏ" hoặc "trời đẻ trời nuôi, trời không nuôi con trời chết" Người có trách nhiệm luôn cân đối giữa sanhvà sống: "Sanh sống" là 2 từ ghép, sanh ra mà không có chỗ ở, không cái để mà ăn thì chỉ có chết? Các nước Cộng sản "công hữu hóa về tư liệu sản xuất", theo hình thức "tập trung bao cấp", không phát huy được năng động tính chủ quan của mỗi con người nên không có đủ cái cái để mà ăn. Không còn cách nào khác, họ phải thực thiện "sinh đẻ có kế hoạch" – không cho sinh nhiều, thậm chí còn quy định gắt gao mỗi cặp vợ chồng chỉ được phép sinh một con. Đó là chưa nói những người đầu óc "âm lịch" nói rằng "nhứt nam viết hữu, thập nữ viết vô"– tạm dịch sanh 1 nam coi như có, còn sanh 10 nữ coi như không (nữ sanh ngoại tộc, nam mới nối dõi tông đường). Từ đó xã hội mất cân đối giữa nam và nữ (nam nhiều, nữ ít), dẫn đến phải "nhập cảng" nữ, tạo ra những đứa con lai 50/50. Các nước Tư bản "tư nhân hóa về tư liệu sản xuất" theo hình thức "tự quản", phát huy được năng động tính chủ quan của mỗi con người. Vì vậy, họ "liệu cơm gắp mắm", nếu thấy nuôi không nổi không thèm đẻ (sanh) để sống cho ra sống. Vậy là, các nước Cộng sản "cấm đẻ", các nước Tư bản "không thèm đẻ", cả hai đều góp phần làm già hóa dân số, dẫn đến thiếu người làm (trẻ), tăng người hưởng thụ (già). Người viết thuộc U.80 nói trong lo buồn: Không biết có phải do "trời đất thánh thần" gì đó xui khiến không, để cân đối trong tự nhiên, những năm tháng gần đây, ngoài thiên tai liên tiếp, dịch tễ xuất hiện ngày càng nhiều, hết H nầy N kia diệt loài gia súc triệt nguồn thực phẩm nuôi sống con người, đến dịch Sars, Corona trực tiếp giết bớt loài người đã và đang sanh trưởng chật đất, ăn không chừa thứ gì, đặc biệt là dịch COVID 19 chủng mới, nó nhầm vào người già vô tịch sự, sống dai, hại con cháu. Sau dịch COVID 19 chắc lớp trẻ nhẹ gánh hơn?. Vậy là đúng sách vở rồi: "Tre tàn măng mọc"- tre không tàn, măng còi cọc. Trong lúc COVID 19 quyết hạ người già, chưa có thuốc trị nó, lớp già phải sẵn sàng hy sinh để bảo vệ lớp trẻ, giữ giống nòi?. Người già phải xem cái chết nhẹ tợ lông hồng, xem đây là dịp trẻ hóa dân số. Thay cho lời kết bằng bài thơ "Tre tàn măng mọc" của Cao Linh Tử: Trụ chân trên mảnh đất khô cằn Hơn nửa cuộc đời mới thấy măng Mưa nắng hai mùa soi đất bạc Phong ba bốn hướng giội thân cằn Hiên ngang đứng thẳng trông trời đất Mềm mại oằn cong hứng gió trăng Truyền tử lưu tôn nguyên bản chất Tre tàn măng mọc mãi thăng bằng . Cao Linh Tử (Cảm tác theo bài thơ cùng tên của Mai Xuân Thanh) 8/1/2016 | ||||
Làm cách mạng và làm chính trị Posted: 30 Mar 2020 12:09 AM PDT Nguyễn Đình Cống Có nhiều loại cách mạng, về khoa học kỹ thuật, về văn hóa tư tưởng, về chế độ chính trị.v.v… Bài này chỉ đề cập đến cách mạng về chế độ chính trị. Làm cách mạng loại này gồm hai phần, xóa bỏ chế độ cũ và thay bằng chế độ mới. Có ý cho rằng chế độ mới tiến bộ hơn, nhưng vài cuộc thay đổi chế độ bằng bạo lực được gọi là cách mạng không chứng tỏ điều đó. Làm chính trị là hoạt động nhằm tổ chức, sử dụng quyền lực nhà nước, là hoạt động giao tiếp cao nhất giữa các con người trong xã hội. Làm chính trị có thể là phần sau của cách mạng bạo lực lật đổ chế độ, nhưng chủ yếu là diễn ra trong hòa bình, thông qua việc đề ra đường lối quản trị xã hôi, vận động sự ủng hộ, ứng cử, tranh cử để nắm chính quyền. Cách mạng và chính trị liên quan đến đảng phái. Đảng cách mạng, giai đoạn đầu, phá bỏ chế độ cũ, cần những người phá. Phá được rồi, cần người xây. Tùy thuộc vào phẩm chất và sự chỉ đạo của các chóp bu mà đảng sẽ theo một trong hai con đường : 1- Củng cố thành một đảng thống trị, dựng lên chế độ độc tài. 2- Đổi mới thành một đảng chính trị cầm quyền, xây dựng chế độ dân chủ. Trong thời quân chủ, nếu xem các thế lực dùng vũ lực đánh nhau để giành vương quyền là gần giống với làm cách mạng phá bỏ chế độ cũ, còn việc trị nước an dân gần giống với xây dựng chế độ mới thì những vị vua anh minh thường tách người đánh giặc và người trị nước làm hai loại khác nhau. Giành chính quyền dùng võ, giữ chính quyền dùng văn. Sau khi giành được chính quyền, yên vị, vua cấp bổng lộc cho các tướng tá có công và không cho họ tham gia vào chính sự, đồng thời mở khoa thi kén chọn hiền tài quản trị đất nước. Làm được như vậy sẽ có dân yên, nước thịnh. Nếu vua, thay vì việc làm như trên đối với tướng tá có công, mà lại dùng họ làm việc của quan văn thì phần nhiều tạo ra rối ren. Các tướng tá làm quan thường cậy có thành tích chiến trận mà kiêu ngạo, mà ức hiếp dân, mà lo vơ vét tài sản để làm giàu, để hưởng thụ. Họ liên kết với nhau, bao che cho nhau để đội trên đạp dưới, để tham nhũng. Họ đem những mưu mô, những chiến thuật và kỹ năng trong chiến tranh vào việc cai trị dân mà không biết rằng hai loại công việc này tuân theo những quy luật rất khác nhau. Trong chiến tranh có thể và cần dùng mưu mô, dối trá, lừa đảo, uy quyền, ra lệnh. Còn trong quản lý xã hội rất cần trung thực, minh bạch, công khai, dân chủ. Vua và dân đều biết bọn công thần phá hoại đất nước, nhưng phần lớn không làm gì được vì chúng có quan hệ chằng chịt và có thế lực. Chỉ có vài tên thất thế sa cơ, không cùng nhóm lợi ích mới bị trừng trị. Dân kém hiểu biết, thấy vài tên bị phạt đã vội mừng, vội ca ngợi công đức cấp trên. Cũng có người đánh giặc giỏi và quản lý xã hội cũng tài, nhưng rất hiếm. Cũng thường có quan văn rất giỏi binh thư, vẫn được vua cử cầm quân đánh giặc. Nguyễn Công Trứ là một điển hình như vậy. Trong một số nước dân chủ chức Bộ trưởng Quốc phòng chủ yếu được giao cho quan chức dân sự (quan văn) mà không phải là tướng quân đội. Mc Namara, Bộ trưởng Quốc phòng của Mỹ giai đoạn 1961-1969, một thời nổi tiếng, là người như vậy. Bộ trưởng Quốc phòng của nhiều nước có lúc là nữ chính khách, không phải tướng tá. Xin kể một số nước đã có Nữ Bộ trưởng Quốc phòng : Anh ( Penny Mordaun); Anbania ( Mimi Kodheli), Pháp (các bà Sylvie Goulard; Jean Ives Le Drian; Aliot Marie, Florence Parly), Đức (Ursula Von de Leyen), Hà Lan (Jeanine Hennis), Séc (Vlasta Parkanova), Tây Ban Nha (các bà Margarita Robles; Maria Dolores), Nhật (Unto Koike), Ấn Độ (Nirmala Sitharaman), Australia.(Mrise Payne), Italia (Roberta Pinotti), Macedona (Radmila Sekerinska). Đảng chính tri (chính đảng) là tổ chức của những người có cùng chính kiến, họ tập hợp lại để hoạt động vì một vài mục đích chính trị, xã hội nào đó. Chỉ những chính đảng mạnh mới có nhu cầu nắm chính quyền. Mà để có chính quyền họ không được dùng bạo lực mà chủ yếu bằng tuyên truyền, vận động cử tri ủng hộ. Thắng trong bầu cử họ trở thành chính đảng cầm quyền, thất bại họ trở thành chính đảng đối lập. Trong chế độ dân chủ chính đảng cầm quyền có thể tồn tại lâu dài khi họ đáp ứng được nguyện vọng cử tri. Khi phạm sai lầm họ bị đối lập đánh đổ thông qua bầu cử. Từ một đảng cách mạng có thể trở thành chính đảng hoặc đảng thống trị, độc quyền, chủ trương độc tài đảng trị. Đảng thống trị rất sợ bị lật đổ vì vậy họ rất cần sự trung thành của cán bộ, của đảng viên và của mọi người dân. Họ cần sự trung thành hơn cả năng lực. Vì thế họ dùng rất nhiều những người có thành tích trong quá khứ, có nhiều quyền lợi gắn với họ, hy vọng ở sự trung thành. Bọn người này rất kém trong quản trị xã hội, tạo ra nhiều sai lầm và tội ác, không được tín nhiệm của dân nên luôn lo lắng bị dân chống đối và vạch măt, họ nhìn đâu cũng thấy thế lực thù địch, họ xem đại đa số nhân dân là kẻ thù, họ rất thích dùng các thủ đoạn gian dối trong chiến tranh, những kinh nghiệm chiến đấu để cai trị dân. Ở cương vị thấp họ trở thành kẻ áp bức bóc lột dân, ở cương vị cao họ trở thành những tên tội phạm tham nhũng, đàn áp. Với ĐCSVN đó là những tên như Lê Thanh Hải, Hồ Xuân Mãn, Võ Kim Cự, Nguyễn Bắc Son, Đinh La Thăng và rất nhiều tướng tá của quân đội, của công an . Trường hợp Lê Thanh Hải, Trần Xuân Mãn là những điển hình tiêu biểu. Chúng chỉ là những tên lưu manh, có một ít thành tích trong chiến trận, nhờ mưu mô, thủ đoạn mà trở thành ủy viên Bộ Chính trị, UV BCH TƯ đảng, bí thư Thành ủy, tỉnh ủy. Những tên lưu manh leo lên được những chức vụ cao trong ĐCS là nhờ vào lời thề trung thành của chúng (mà bọn lưu manh thực ra chẳng trung thành với ai cả), nhờ vào sự độc quyền đảng trị cần đến loại người như chúng. Có điều lạ là những tên lưu manh bị vạch mặt trong Bộ Chính trị, trong Ban CHTW thường được thi hành kỷ luật bằng cách tước bỏ chức vụ cũ và không thấy nêu ra những ai chịu trách nhiệm trong việc đề cử và chấp nhận cho chúng giữ chức vụ quan trọng. Đảng thống trị cũng tổ chức đào tạo cán bộ mới để phục vụ họ, gọi là tầng lớp trí thức mới của đảng. Tiêu chuẩn số một để chọn lựa và nội dung chính trong đào tạo là sự trung thành. Tiêu chuẩn này đã gạt bỏ nhiều người tài năng và trung thực, thu hút bọn cơ hội, kém trí tuệ nhưng nhiều mưu mô. Người Việt Nam, từ dân thường đến lãnh đạo cao cấp, đa số cho rằng người làm cách mạng phá bỏ đương nhiên sẽ làm chính trị tiếp theo. Trong việc đào tạo con người thì chủ trương đào tạo chiến sĩ cách mạng cho đời sau là nhiệm vụ quan trọng. Đây là một nhầm lẫn lớn, dẫn đến những tác hại nghiêm trọng trong quản trị xã hội. ĐCSVN tự xưng là đảng lãnh đạo, đồng thời là đảng cầm quyền. Đây là một sự lừa bịp hoặc nhầm lẫn lớn. Vai trò thật của họ hiện nay là đảng thống trị. Giữa đảng chính trị cầm quyền và đảng thống trị có những điểm khác cơ bản sau : Đảng chính trị cầm quyền : Cần có đảng đối lập, cần có sự ủng hộ của quần chúng, không đồng nhất đảng với quốc gia, tài chính của đảng cơ bản do đảng viên đóng góp hoặc ủng hộ, chủ yếu không lấy từ ngân sách nhà nước. Đảng thống trị : Thủ tiêu toàn bộ lực lượng đối lập, cần sự khuất phục của quần chúng, không những đồng nhất đảng với nhà nước mà còn đặt đảng cao hơn, Tài chính của đảng chủ yếu lấy từ ngân sách nhà nước. Quần chúng có hai tầng lớp : bình dân và trung lưu trở lên, trong đó có tầng lớp tinh hoa. Họ có những quyền lợi chung và một số quyền lợi riêng khác nhau. Bình dân mong muốn được yên ổn làm ăn, họ thường im lặng chịu đựng, bình thường không quan tâm đến nhân quyền và dân chủ, cho đến khi bị áp bức không thể chịu, bị oan ức phải lên tiếng. Tinh hoa có nhu cầu cao về tự do dân chủ, về nhân quyền, về sự phản biện. Đảng chính trị cần tranh thủ cả hai, nhưng nhiều khi họ thắng lợi nhờ sự ủng hộ của một phía vượt trội hơn. Đảng thống trị muốn khuất phục cả hai. Với bình dân, ngoài thủ đoạn làm cho sợ, kẻ thống trị dùng biện pháp lừa dối, mua chuộc, làm ngu dân. Với tinh hoa, khi không mua chuộc được để biến thành tay sai, họ khủng bố, hủy diệt. Hiện nay ĐCSVN gấp rút chuẩn bị ĐH 13. Một vấn đề quan trọng là nhân sự. Cách làm của họ là dựa vào Quy hoạch cán bộ, dựa vào các Ban Tổ chức, các Ban chuẩn bị nhân sự cùng những quy định về chống chạy chức chạy quyền. Họ nói là tập trung dân chủ, nhưng thực chất là tập trung quyền lực. Văn bản và cách làm được họ tự đánh giá, tự ca ngợi là "chặt chẽ, khoa học và nhất quán, bảo đảm thật sự dân chủ, công tâm, thật sự trong sáng, khách quan, thận trọng". Họ ra sức tuyên truyền rằng điều này thể hiện sự sáng suốt và kiên trì đường lối của lãnh đạo. Mới xem qua, nghe qua nhiều người bị nhầm, tưởng là như vậy thật. Nhưng xem kỹ, phân tích kỹ thì không phải, mà ngược lại. Có một điều cũng rất đáng đề cập là trong nhiều năm ĐCSVN đã gửi nhiều cán bộ để Trung cộng đào tạo. Trong những người này có bao nhiêu phần trăm đã bị mua chuộc, đã bị khống chế để làm tay sai cho Trung cộng, làm mật vụ cho tình báo Hoa Nam. Họ làm cách mạng, làm chính trị hay làm nội gián. Tôi đã nhiều lần nhận xét rằng quy hoạch, tiêu chuẩn, cách làm của ĐCSVN về cán bộ có những điều phản dân chủ, phản khoa học, phản tiến bộ. Cứ theo phương pháp như thế không cách gì tìm được, không thể nào dùng được những người làm chính trị lỗi lạc, những trí thức tinh hoa, mà phần lớn chỉ chọn được những kẻ như Lê Thanh Hải, Hồ Xuân Mãn, những kẻ cơ hội kém trí tuệ mà có lắm mưu mô, lại được gán cho cái nhãn là thành phần trung kiên của cách mạng. Những Lê Thanh Hải, Hồ Xuân Mãn, Võ Kim Cự và hàng trăm tên khác vì quá ngu, quá tham, quá đểu, vì thất thế sa cơ mà bị vạch mặt chỉ tên. Còn biết bao nhiêu tên khác còn lẫn tránh được. Liệu bây giờ ĐCSVN có cần làm cách mạng nữa không hay là phải làm chính trị. Làm cách mạng gì mà kéo dài nhiều chục năm rồi mà vẫn còn tiếp tục. Ngoài miệng lãnh đạo ĐCS nói cần tìm cán bộ làm cách mạng giỏi, làm chính trị giỏi, nhưng thực chất họ chỉ tìm loại người biết thống trị, chỉ cần trung thành làm theo lệnh của họ mà thôi. Để chờ xem, ĐH 13 chắc chắn sẽ tìm ra được những người như thế. | ||||
Màu sắc địa chính trị trong trợ giúp y tế của Trung Quốc cho Ý Posted: 29 Mar 2020 11:50 PM PDT Nguồn: Theresa Fallon, "China, Italy, and Coronavirus: Geopolitics and Propaganda", The Diplomat, 20/03/2020. Biên dịch: Đỗ Minh Châu
Ý đã luôn là một phần thưởng địa chính trị hậu hĩnh trong mọi thời đại bởi vị trí chiến lược của nó giữa Địa Trung Hải cũng như sự thịnh vượng và các kỹ năng hữu dụng của người dân nơi đây. Và bây giờ, đã đến lượt của một cường quốc đang trỗi dậy – Trung Quốc- để tìm cách mở rộng ảnh hưởng của mình tại đây. Năm ngoái, Ý đã ký một Bản ghi nhớ với Trung Quốc về việc tham gia Sáng kiến Vành đai và Con đường. Ý là quốc gia G-7 đầu tiên và cho đến nay là duy nhất tham gia. Sau nhiều năm trì trệ, Ý hy vọng sẽ mang lại một động lực cần thiết cho tăng trưởng kinh tế qua việc hợp tác với Trung Quốc. Động thái này đã bị các đồng minh của Ý ở phương Tây chế nhạo và gây tranh cãi trong nước, với một thành viên trong chính phủ liên minh hiện nay (Đảng cánh hữu Lega của nguyên phó thủ tướng Matteo Salvini) chống lại nó. Tuy nhiên sau tất cả, việc ký Bản ghi nhớ đã không mang lại cho Ý nhiều hợp đồng từ Trung Quốc hơn so với những quốc gia không làm vậy – ví dụ như Pháp. Tới tháng 3 năm 2020, Ý đang lâm vào cuộc khủng hoảng virus Corona. Tính đến ngày 20 tháng 3, căn bệnh này đã giết chết hơn 3.400 người Ý – nhiều hơn số người chết ghi nhận tại Trung Quốc, nơi đại dịch bắt đầu vào cuối năm 2019. Vào đầu tháng 3, Ý đã yêu cầu sự giúp đỡ từ các đối tác Liên minh châu Âu qua Cơ chế bảo vệ Dân sự EU. Không có quốc gia thành viên EU nào trả lời. Ngoài ra, Pháp và Đức còn áp dụng lệnh cấm xuất khẩu khẩu trang. Nhiều người Ý cảm thấy bị lừa dối bởi các đối tác châu Âu của họ. Tuy nhiên, Bắc Kinh đã phản hồi song phương và kịp thời vận chuyển 30 tấn vật tư, thiết bị y tế đến Rome. Bộ trưởng Ngoại giao Ý Luigi Di Maio đã đăng một video về sự xuất hiện của chuyến máy bay chở hàng hạ cánh trên trang Facebook của mình. Đó là một chiến thắng ngoại giao của Trung Quốc về ngoại giao công chúng và thông tin – khi Ý cần sự giúp đỡ, Châu Âu đã thờ ơ trong khi Trung Quốc được miêu tả là vị cứu tinh của nước Ý. Đức sau đó đã cam kết cung cấp khẩu trang cho Ý, nhưng lúc đó đã quá muộn. Dòng diễn ngôn đơn giản đã được hình thành trên các phương tiện truyền thông đại chúng: Liên minh châu Âu bỏ bê Ý và chính Trung Quốc đã cứu họ. Di Maio đã nhận công cho sự giúp đỡ từ Trung Quốc bằng cách gắn nó với chính sách Trung Quốc của ông cũng như cuộc gọi điện của ông với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị vào ngày 10 tháng 3, hai ngày trước khi chuyến hàng từ Trung Quốc tới. Trên thực tế, nguồn cung cấp hỗ trợ đã được gửi theo thỏa thuận giữa Hội Chữ thập đỏ Trung Quốc và Ý. Theo thông lệ giữa các chi nhánh Hội Chữ thập đỏ ở các quốc gia khác nhau, Hội Chữ thập đỏ Trung Quốc đã đáp lại sự giúp đỡ nhận được từ Hội Chữ thập đỏ Ý vì chỉ một tháng trước đó, Ý đã gửi 18 tấn hàng tiếp tế cho Vũ Hán. Cuộc gọi giữa Ngoại trưởng Ý Di Maio và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị không liên quan đến sự quyên góp của Hội Chữ thập đỏ, mà liên quan đến việc Ý mua một lượng máy thở rất cần thiết (thiết bị hô hấp nhân tạo) cho các phòng chăm sóc đặc biệt. Một số quốc gia châu Âu đang cạnh tranh nhau để được nhận thiết bị này trước nên ông Di Maio đã bày tỏ mong muốn với ông Vương Nghị để đưa Ý lên đầu danh sách. Đến nay Ý vẫn chưa nhận được các máy thở này. Bộ máy tuyên truyền của Trung Quốc đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội này và đăng tải những video người Ý biết ơn ca ngợi Trung Quốc vì sự hào phóng của họ. Một video thậm chí còn cho thấy người Ý hát quốc ca Trung Quốc từ ban công của họ (tuy nhiên, đó là một video giả). Những video này có phụ đề tiếng Trung và có lẽ được thực hiện hướng tới nhóm đối tượng người xem là người Trung Quốc. Có thông tin rằng người dân Vũ Hán đã từ chối bày tỏ lòng biết ơn đối với nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình vì đã xử lý khủng hoảng thành công; bây giờ ít nhất các nhà chức trách có thể thể hiện rằng họ đã làm tốt công tác ngoại giao và người nước ngoài rất biết ơn họ. Ngoài lô hàng thiết bị y tế đầu tiên hạ cánh tại Rome vào ngày 12 tháng 3, Trung Quốc cũng đã gửi một chuyến hàng thứ hai đến Milan vào ngày 18 tháng 3. Lô hàng này được gửi bởi các tỉnh của Trung Quốc bao gồm Chiết Giang, nơi có một cộng đồng di dân lớn sinh sống ở Ý. Các khoản đóng góp khác của các công ty Trung Quốc đã được gửi đến các khu vực và thị trấn của Ý, nơi ở của các đối tác người Ý của họ. Một trong những công ty như vậy là ZTE, công ty này đã tặng 2.000 mặt nạ cho thành phố L'Aquila ở miền trung Italy, nơi ZTE điều hành một trung tâm công nghệ và đổi mới 5G chung với trường đại học địa phương. Ngoài ra, Huawei đề nghị thiết lập một mạng lưới điện toán đám mây để kết nối các bệnh viện Ý với nhau và với các bệnh viện ở Vũ Hán – điều đặt ra những vấn đề nghiêm trọng đối với việc kiểm soát cơ sở hạ tầng quan trọng cũng như bảo vệ dữ liệu. Nhờ sự chủ động này, ở Ý, Trung Quốc không còn bị nhìn nhận như nguồn gốc của đại dịch hay bị đổ lỗi về việc quản lý lỏng lẻo những chợ bán đồ tươi sống hay kiểm duyệt thông tin – những điều nếu không xảy ra đã có thể giúp ngăn chặn đại dịch này ở giai đoạn sớm hơn. Bộ máy tuyên truyền trên mạng của Trung Quốc đã làm việc không ngừng để tách biệt virus Corona mới khỏi Vũ Hán, nơi nó xuất hiện đầu tiên, cũng như khỏi Trung Quốc. Nỗ lực này đã đem lại thành công ở Ý. Trong mắt người Ý, Trung Quốc giờ được coi là quốc gia mang lại sự trợ giúp thực tế khi cần, trong khi các đối tác gần gũi hơn về mặt địa lý lại cư xử một cách ích kỷ, bất chấp những lời hoa mỹ về tình đoàn kết châu Âu, và không cung cấp bất kỳ trợ giúp nào. Trong một cuộc điện đàm gần đây với Thủ tướng Ý Giuseppe Conte, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nắm bắt thời cơ này và đề xuất ra mắt một "con đường tơ lụa y tế" mới, đi cùng với Sáng kiến Vành đai và Con đường hiện có. Theo sáng kiến này, Trung Quốc sẽ sử dụng những bài học kinh nghiệm trong cuộc chiến chống lại virus thành công của họ và chia sẻ chúng với các đối tác trên khắp thế giới. Vì đại dịch có thể sẽ kéo dài thêm vài tháng nữa trên toàn thế giới và để phòng ngừa một đại dịch tương tự xảy ra lần nữa, nhiều quốc gia sẽ quan tâm đến sáng kiến này. Quan điểm của phần lớn người Ý là Trung Quốc đã thành công trong việc chinh phục virus trong một thời gian ngắn nhờ các biện pháp nghiêm ngặt và quyết đoán mà họ áp dụng. Về mặt này, Ý vẫn kém Trung Quốc. Một cách gián tiếp, tổ chức quản lý nhà nước ở Trung Quốc được coi là hiệu quả hơn bởi nó giúp cứu sống nhiều người và giảm tổn thất kinh tế trong trường hợp khẩn cấp. Trung Quốc vẫn còn có các ý đồ khác về Ý: họ đang quan tâm đến các cảng và cơ sở hạ tầng của Ý liên quan đến Sáng kiến Vành đai và Con đường; về các loại thực phẩm chất lượng, ngành thiết kế và tiềm năng du lịch; cũng như các trung tâm công nghệ cao như L'Aquila; và sự phát triển mạng lưới 5G của nước này. Đây cũng là một nơi mà Trung Quốc có thể đánh vào để làm suy yếu sự thống nhất của phương Tây và ảnh hưởng của Hoa Kỳ. Sự giúp đỡ được cung cấp trong bối cảnh đại dịch Corona sẽ giúp củng cố mối quan hệ Trung – Ý và mở đường cho một lễ kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước vào tháng 11 tới. Theresa Fallon là nhà sáng lập và giám đốc của Trung tâm Nghiên cứu Á – Âu – Nga (CREAS) tại Brussels và là thành viên cao cấp không thường trú của Hội đồng Chicago về các vấn đề toàn cầu. Năm 2015-2016, bà là thành viên của Nhóm cố vấn cao cấp cho Tư lệnh đồng minh tối cao NATO ở châu Âu (SACEUR). http://nghiencuuquocte.org/2020/03/26/mau-sac-dia-chinh-tri-trong-tro-giup-y-te-cua-trung-quoc-cho-y/?fbclid=IwAR2xlqJlbKlQvU0_YfzRzi_vlCVG1Xi7B6qgw3Iowmm6bU89WKDFsiCK1XQ | ||||
Đúng là… chỉ Việt Nam mới thế! Posted: 29 Mar 2020 11:45 PM PDT Trân Văn
Bộ Quốc phòng vừa tổ chức một hội nghị toàn quân để thảo luận về hoạt động tham gia phòng, chống dịch viêm phổi corona. Quân đội Việt Nam hiện là lực lượng đảm trách việc tiếp nhận những cá nhân thuộc diện cần cách ly và vận hành các cơ sở cách ly để ngăn chặn lây nhiễm. Tại hội nghị vừa kể, Cục trưởng Quân y đã chính thức cảnh báo về nguy cơ quân nhân bị lây nhiễm khi thực hiện nhiệm vụ (1). Từ khi dịch viêm phổi Vũ Hán tái bùng phát tại Việt Nam, cả hệ thống truyền thông chính thức lẫn một số người sử dụng mạng xã hội liên tục giới thiệu, quảng bá các thông tin, hình ảnh về việc quân nhân của nhiều đơn vị khác nhau trên toàn quốc, thi nhau "ăn bờ, ngủ bụi", nhường nơi ở, chỗ sinh hoạt của họ cho những người thuộc diện phải cách ly. Chưa kể còn được điều động để dọn vệ sinh, nấu nướng, làm nhiều việc cả có tên lẫn không tên, phục vụ cho những người thuộc diện phải cách ly. Nếu xem kỹ các thông tin, hình ảnh đã và đang được quảng bá rộng rãi ấy, sẽ thấy rất rõ: Đúng là… chỉ Việt Nam mới thế! Có dùng google để… search từ giờ này sang giờ khác, từ ngày này sang ngày khác cũng không thể tìm được bất kỳ thông tin, hình ảnh nào liên quan đến việc sử dụng quân đội để phòng, chống dịch theo kiểu giống như Việt Nam: Để những quân nhân được điều động phòng, chống dịch, ăn, ngủ hết sức tạm bợ giữa gốc cây, bụi cỏ (2), vạ vật cả ở lối đi lẫn sân của các cơ sở cách ly (3). Đúng là… chỉ ở Việt Nam mới có chuyện từ đảng, quốc hội, nhà nước, chính phủ, kể cả lãnh đạo Bộ Quốc phòng xem việc quân nhân được điều động phòng, chống dịch vào cuộc phong phanh như thế, ăn ở trong điều kiện tồi tệ như thế là… tất nhiên. Thậm chí còn cố tình dùng "gian khổ, thiếu thốn", tô đậm "gian khổ, thiếu thốn" nhằm chứng minh "quyết tâm, nỗ lực" phòng, chống dịch, kể cả khắc họa tính "ưu việt" và sự "nhân đạo" của "toàn bộ hệ thống chính trị"! Đúng là… chỉ ở Việt Nam mới có chuyện hệ thống truyền thông chính thức và các tuyên truyền viên trên mạng xã hội thi nhau nhấn nhá, tô vẽ, lấy hoàn cảnh sống "gian khổ, thiếu thốn" của những quân nhân đang ở tuyến đầu trong công cuộc phòng, chống dịch để ca ngợi quân đội ta, thông qua đó, tán tụng chỉ đảng ta, quốc hội ta, nhà nước ta, chính phủ ta, quân đội ta,… "mới thế", mới "hi sinh mà chẳng cần báo đáp"! Chắc chắn sẽ không thể tìm thấy bất kỳ hệ thống truyền thông chính thức nào của bất kỳ quốc gia nào, kể cả… Bắc Hàn, Trung Quốc, lại hoan hỉ, phấn khích một cách bất nhân như thế khi các "chiến binh" bị đẩy vào tình thế giống như "trần truồng xung trận" (chỉ có khẩu trang dù trực tiếp tiếp xúc với những người đã được xác định là có thể trở thành nguồn lây nhiễm cho cộng đồng), dù đã hi sinh an toàn cá nhân cho lợi ích cộng đồng nhưng bị buộc phải hi sinh thêm cả nơi ăn, chỗ ngủ! Một điểm khác cần chú ý, tuy đa số quân nhân được điều động ra tuyến đầu trong cuộc chiến chống virus gây dịch viêm phổi Vũ Hán ở Việt Nam là quân nhân nhưng họ không phải là thành phần "tận trung với đảng" trong quân đội. Họ là "con em nhân dân lao động" đang thi hành nghĩa vụ quân sự. Thành phần "tận trung với đảng" trong quân đội luôn ở rất xa các khu cách ly và đang chỉ đạo "con em nhân dân lao động" hi sinh cho đảng ta, quốc hội ta, nhà nước ta, chính phủ ta và cả quân đội ta… tỏa sáng (4)! *** Giống như người Việt, thiên hạ cũng xem việc phòng, chống virus gây ra dịch viêm phổi corona là một cuộc chiến. Trong cuộc chiến càng ngày càng khốc liệt đó, thiên hạ ở khắp nơi đã nhiều lần nghiêng mình, dùng nhiều cách để bày tỏ sự biết ơn với những nhân viên y tế, cấp cứu, cứu hỏa vì chức nghiệp mà liều thân, đối mặt với hiểm nguy. Không chỉ có thế, thiên hạ còn kịp nhìn ra để tri ân cả những tình nguyện viên cũng đang liều thân trong đủ loại việc để hỗ trợ đồng loại. Có những quốc gia như Đức, Thủ tướng chính thức nghiêng mình cảm tạ cả những nhân viên bán hàng, thu ngân, phu khuân vác,… vì chức nghiệp giữ cho hệ thống phân phối nhu yếu phẩm hoạt động bình ổn. Thủ tướng Đức không phải là người đầu tiên và chắc chắc không phải là viên chức hữu trách cuối cùng cảm tạ đồng bào khi họ hi sinh nhiều sở thích cá nhân để ngăn chặn lây nhiễm. Hạn chế đi lại, tiếp xức không đơn thuần là nghĩa vụ mà được đề cao là nghĩa cử và chính phủ trân trọng ghi nhận (5)… Ở Việt Nam, từ các tuyên bố, nhận định chính thức cho đến chuỗi thông tin chính thức chỉ xoay quanh công lao của đảng ta, quốc hội ta, nhà nước ta, chính phủ ta, quân đội ta,… để nhắc nhân dân ta phải tri ân. Bởi nhận thức như thế và vận hành theo hướng như thế nên Việt Nam không thể có những viên chức nhìn nỗ lực phòng, chống dịch như Angela Merkel mà chỉ có những đồng chí như Nguyễn Thị Kim Ngân, ân cần nhắc nhở Phó Thủ tướng đảm trách việc chống dịch nên "tranh thủ ngủ một chút" (6)! Chẳng riêng những viên chức hữu trách của một số ngành, những quân nhân là "con em nhân dân lao động", những dân quân, tình nguyện viên,… ở Việt Nam đều đang "trần truồng xung trận" (7). Dưới "sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của đảng", chẳng có bao nhiêu người Việt cảm thấy đảng ta, quốc hội ta, nhà nước ta, chính phủ ta, quân đội ta và chính mình cần phải báo đáp bằng cách phải dành những nguồn lực tốt nhất để bảo vệ họ như bảo vệ phòng tuyến cuối cùng. Giống như Việt Nam, nhiều quốc gia đã điều động quân đội nhập cuộc (8) nhưng cứ tìm sẽ thấy, chẳng có quốc gia nào buộc quân nhân phải hy sinh từ an toàn cá nhân đến những tiện nghi tối thiểu, bất kể tâm lý, bất chấp thể lực họ sẽ ra sao và khai thác tối đa sự hy sinh ấy như một cơ hội bằng vàng để "nâng cao hình ảnh quân đội" như Quân đội nhân dân Việt Nam. Giống như Việt Nam, đại dịch viêm phổi corona khiến chính phủ nhiều quốc gia lúng túng, không ít chính phủ sai lầm trong dự liệu, ứng phó hoặc cả hai. Song khác với Việt Nam, vì công dân không bị buộc phải biết ơn đảng, quốc hội, nhà nước, chính phủ nên tất cả các sai lầm đều được nhận diện gần như lập tức và bị mổ xẻ tận tình để thúc đẩy tìm các giải pháp hữu hiện hơn. Trước thực trạng thiếu thốn trầm trọng vật tư, thiết bị trong lĩnh vực y tế, hôm 24 tháng 3, The Washington Post đăng bài bình luận cho rằng, trong cuộc chiến phòng, chống dịch viêm phổi tại Mỹ, các nhân viên y tế giống như những mãnh sư, còn các chính trị gia chẳng khác gì lũ lừa (9). Tại Việt Nam, nhận thức và phản ứng như thế là… thù địch và vẫn còn nhiều người tin rằng như thế là phản động, thành ra mới có những chuyện mà chỉ Việt Nam mới… thế! 25/03/2020 Trân Văn Chú thích (1) https://thanhnien.vn/thoi-su/cach-ly-phong-chong-covid-19-mot-so-du-hoc-sinh-tu-chau-au-thieu-hop-tac-1200114.html (2) http://webtintuc.com/thay-bo-doi-nhuong-cho-an-bo-ngu-bui-nhom-viet-kieu-ve-nuoc-tranh-dich-co-chanh-long-177435.html (3) https://www.tin247.com/xuc-dong-hinh-anh-bo-doi-tinh-nguyen-vien-nam-le-let-de-nhuong-giuong-cho-viet-kieu-thuong-dang-ve-nuoc-cach-ly-9-26971593.html (4) https://we25.vn/cu-dan-mang/khi-doi-ngu-y-te-phai-ngu-man-troi-chieu-dat-nu-du-hoc-sinh-van-che-khu-cach-ly-khong-the-song-noi-vi-o-sach-quen-roi-284545 (5) https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=1069890673396217&id=100011258821919 (6) https://dantri.com.vn/xa-hoi/chu-tich-quoc-hoi-dong-vien-pho-thu-tuong-tranh-thu-ngu-mot-chut-20200323110134302.htm (7) https://tuoitre.vn/chan-nguon-lay-moi-tu-campuchia-va-thai-lan-20200324074702383.htm (8) https://www.armytimes.com/news/your-army/2020/03/23/guardsman-didnt-have-a-mask-until-he-got-covid-19-but-he-wasnt-working-a-test-lane/ (9) https://www.washingtonpost.com/opinions/2020/03/23/our-medical-professionals-are-lions-too-many-political-leaders-are-donkeys/ https://www.voatiengviet.com/a/corona-covid-19-chinh-tri-gia-nhu-con-lua/5344749.html?fbclid=IwAR3olgcZKJVPhnQV_aNqQtZlCi_mv0tr16rkodVcNxjM2u8l6LhYXoJS3MY | ||||
Posted: 29 Mar 2020 11:39 PM PDT Chiều tối 25/3, các quán bia hơi trên đường Lê Văn Linh (Hoàn Kiếm, Hà Nội) vẫn tấp nập dân nhậu, bất chấp việc cùng ngày, TP đã ra văn bản yêu cầu người dân thay đổi mạnh mẽ các thói quen, nếp sinh hoạt để thích ứng với các yêu cầu phòng chống dịch Covid-19 trong giai đoạn hiện nay. Việc đi uống bia hàng ngày đã thành thói quen của không ít cánh đàn ông ở Hà Nội. Tương tự, hàng lẩu trên phố Trần Phú (Ba Đình) cũng là nơi thu hút nhiều thực khách. Khoảng 20h, hàng chục xe máy của khách hàng xếp trước cửa quán. Trước diễn biến dịch bệnh phức tạp, Chủ tịch Hà Nội đề nghị tất cả cửa hàng dịch vụ không thiết yếu đóng cửa đến 5/4. Người dân nếu bắt buộc ra ngoài phải đeo khẩu trang. Đây là kết luận tại cuộc họp của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 Hà Nội chiều 25/3. Một chủ cửa hàng bia hơi tại phố Mai Anh Tuấn cho biết khoảng thời gian từ Tết đến bây giờ quán anh vẫn hoạt động khá ổn. Tuy nhiên, vài ngày gần đây Hà Nội liên tiếp ghi nhận những ca nhiễm Covid-19 mới thì khách giảm đáng kể. Anh chia sẻ nếu chính quyền phường Thành Công yêu cầu cửa hàng đóng cửa thì anh sẵn sàng tuân thủ. Cửa hàng bán các món lẩu, nướng với không gian chật hẹp, ẩm ướt trên phố Cát Linh gần như kín chỗ vào lúc 21h. Họ ăn uống, nói chuyện tự nhiên, bất chấp việc tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm Covid-19 ở những nơi đông người. Tại một số tụ điểm ăn uống, càng về đêm lượng người đến càng đông. Một số khách khi vào còn đeo khẩu trang, sau khi ổn định chỗ ngồi họ đều cởi ra để ăn nhậu. Một số quán cafe trên đường Nguyễn Văn Huyên (Cầu Giấy) khá đông khách, hầu như không ai đeo khẩu trang. Đa phần khách là các bạn trẻ. Một nhà hàng chuyên lòng lợn trong ngõ nhỏ thuộc phố Nhân Hoà, quận Thanh Xuân lúc 12h ngày 24/3. Hầu hết phòng đều chật kín khách. Ước tính có khoảng 50 khách ở nhiều phòng khác nhau ngồi ăn uống nói chuyện khá ồn ào. Trái lại với các quán bia nhỏ lẻ, một số chuỗi cửa hàng bia lớn của Hà Nội đã ra thông báo đóng cửa tạm thời, mong người dân giữ gìn sức khoẻ giữa mùa dịch.
| ||||
Sao lại ác với dân thế này ! Hỏa táng bệnh nhân nặng nhiễm Virus Vũ Hán khi chưa tử vong Posted: 29 Mar 2020 12:59 AM PDT | ||||
CÁC ÔNG BỘ TRƯỞNG BỊ CON VIRUS TRUNG QUỐC “XÉ ÁO CHO NGƯỜI XEM LƯNG” Posted: 29 Mar 2020 12:57 AM PDT Nguyen Ngoc Chu 1. Con virus Trung Quốc, không chỉ làm đau đầu cả Bộ Y Tế, mà còn không ngờ lại "xé áo cho người xem lưng" – bóc toang năng lực yếu kém một loạt các bộ trưởng khác trong thành phần Chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. 2. Trước hết là con virus Trung Quốc "xé áo cho người xem lưng" 2 ông bộ trưởng Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Không bàn đến chuyện hôm trước đề nghị ngừng xuất khẩu gạo hôm sau lại đề nghị xuất khẩu gạo, thì cả ông Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh lẫn ông Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường đều không có khả năng trả lời cho Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc các câu hỏi sau: 1. Hiện Việt Nam đang có bao nhiêu tấn gạo dự trữ cho an ninh lương thực quốc gia? 2. An ninh lương thực quốc gia cần dự trữ bao nhiêu tấn gạo? 3. Việt Nam dừng xuất khẩu gạo thì dừng đến lúc nào? 4. Việt Nam tiếp tục xuất khẩu gạo thì từ ngay bây giờ hay từ lúc nào? và được xuất khẩu bao nhiêu tấn? Sự yếu kém của 2 ông bộ trưởng này mang đến ê chề cho uy tín của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc – bị đẩy vào tình thế, vừa ra lệnh đã phải thu lệnh. Vấn đề ngừng xuất khẩu gạo hay tiếp tục xuất khẩu gạo là một vấn đề phải giải quyết, chứ không thể né tránh. Nếu Thủ tướng Phúc mà dựa vào tư vấn của 2 ông bộ trưởng này thì không chỉ thành người "đẽo cày giữa đường, mà còn rất nguy hại cho an ninh lương thực và làm tổn hại đến lợi ích của nhân dân. 3. Ngoài 2 ông bộ trưởng trên, con virus Trung Quốc còn "xé áo cho người xem lưng" cả ông Bộ trưởng "Bộ 4T" Nguyễn Mạnh Hùng. Ông Nguyễn Mạnh Hùng nổi tiếng nói những điều "cao xa trên mây xanh", trong khi việc đơn giản là giúp ông Vũ Đức Đam theo dõi người nhiễm bệnh virus Trung Quốc qua phần mềm định vị, thì ông Nguyễn Mạnh Hùng lại không làm được. Khách đi máy bay vào Việt Nam chỉ cần cài đặt phần mềm định vị là theo dõi được khắp mọi nơi. Qua các nhà cung cấp mạng là ông Nguyễn Mạnh Hùng có thể giúp ông Vũ Đức Đam kiểm soát người lây nhiễm virus Trung Quốc đến mọi đời F1,F2,F3,F4,F5… Thế mà ông Nguyễn Mạnh Hùng cứ để mặc ông Vũ Đức Đam phải "chạy loạn lên" tìm người nhiễm virus Trung Quốc theo cách thủ công. Con virus Trung Quốc đã chỉ ra sự khác biệt của ông Nguyễn Mạnh Hùng trong lời nói "Cách mạng 4.0" và trong hành động thực tế "Công ngiệp 1.0". 4. Nạn nhân đau khổ nữa của con virus Trung Quốc là ông Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ. Con virus Trung Quốc xoay ông Phùng Xuân Nhạ đến chóng mặt. Ông Nhạ cứ phải chạy theo con virus Trung Quốc từng tuần một, mà không biết phải kết thúc năm học bằng cách nào. Ông Phùng Xuân Nhạ cũng chưa biết nên cắt nên bỏ phần nào trong giáo trình cho phù hợp. Ông Phùng Xuân Nhạ cũng không chịu nghe đến bỏ kỳ thi THPT toàn quốc, vì liên quan đến quyền lực và quyền lợi. Ông Phùng Xuân Nhạ cũng đang phân vân liệu có nên cho bộ sách giáo khoa mới vào giảng dạy vào tháng 9 này không vì quá gấp rút. Tóm lại, con virus Trung Quốc quá nguy hiểm. Nó đã phơi bày năng lực thật của ông Phùng Xuân Nhạ. 5. Bỏ qua Bộ Công an Bộ Quốc phòng Bộ Ngoại giao, thì ngoài 4 ông bộ trưởng nêu trên, con virus Trung Quốc sẽ còn "xé áo cho người xem lưng" các ông bộ trưởng nào nữa trong Chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc? 6. Điểm chung của các bộ trưởng trong Chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là dựa hoàn toàn vào cấp dưới. Điều gì cũng phải quay đầu hỏi cấp dưới. Cấp dưới trình gì thì đọc điều ấy. 7. Bởi thế, muốn không có các bộ trưởng phụ thuộc vào cấp dưới thì phải xóa bỏ cách thức chọn bộ trưởng hiện thời. Việc bàu các UVTƯ Đảng rồi đương nhiên chuyển sang làm bộ trưởng là rất có hại. Các UVTƯ Đảng không có chuyên môn chuyên ngành, nên khi làm việc ở vị trí bộ trưởng thì luôn bị phụ thuộc vào cấp dưới. Các UVTƯ Đảng không phải là cỗ máy toàn năng. Hãy tách các UVTƯ Đảng riêng biệt hoàn toàn với nhiệm vụ quản trị đất nước. 8. Chừng nào còn tồn tại luật bất thành văn, rằng cứ UVTƯ Đảng là đương nhiên làm bộ trưởng hay đứng đầu các tỉnh thành, thì chừng đó Việt Nam mãi còn tụt hậu. 9. Liệu con virus Trung Quốc cũng có phần là nguyên nhân của căn bệnh này không? | ||||
Posted: 29 Mar 2020 12:56 AM PDT
Đêm 28/3/2020. Người dân xã Thạch Trung, Thành phố Hà Tĩnh đã bắt được nhiều xe vận tải vận chuyển chất thải độc từ Formosa Kỳ Anh về khu dân cư thuộc Xã Thạch Trung, Thành phố Hà Tĩnh để làm bệnh viện. Trước đó, cứ đêm đêm, hàng loạt xe tải cỡ lớn đã bịt kín chở chất thải từ Formosa đổ vào khu đất của dự án bệnh viện Quốc tế TTH tại xã Thạch Trung, Thành phố Hà Tĩnh. Đến nay, việc san lấp đã được một khối lượng lớn. Việc thi công đổ chất thải thường xuyên được làm vào ban đêm, nhằm che giấu người dân. Lợi dụng việc dịch cúm đang lan tràn khắp nơi, chính quyền Hà Tĩnh đã cấm người dân tụ tập đông người, tự ý cách ly những người bất kể có nhiễm virus hay không, nếu đi từ Hà Nội hoặc Sài Gòn về Hà Tĩnh đều phải bị cách ly. Mấy ngày gần đây, chinh quyền Thạch Trung cho xe gắn loa kêu gọi người dân không ra khỏi nhà, không tập trung quá 10 người. Đồng thời cho doanh nghiệp chở chất thải độc đổ vào khu dân cư để san nền. Nhưng đêm nay, 28/3/2020, người dân đã cảnh giác và bắt quả tang việc đổ trộm chất thải độc Formosa vào đây với những chuyến xe còn nguyên chất thải. Chính quyền lập tức ra trấn an người dân và yêu cầu người dân giải tán. Nhưng người dân kiên quyết yêu cầu việc xúc và di chuyển số lượng chất thải độc từ Formosa đi nơi khác. Sự việc đang hết sức căng thẳng gây bức xúc cho người dân. Do vậy người dân từ các xóm khác nhau đang đổ về đây để phản đối. Việc chuyển chất thải nhiễm độc từ Formosa đổ vào khu dân cư là hành động hết sức phản động của chính quyền, điều này gây hại lâu dài cho cuốc sống người dân. Bởi người dân ở đây sẽ được hưởng nguồn nước ngầm từ chất thải này ngấm dần ra hủy diệt chính họ và các thế hệ con cháu sau này. Vì vậy, dù người dân nơi đây rất hiền lành cũng phải phản ứng dữ dội. Còn nhớ, cũng tại đây, vào ngày 1/10/2017, chính quyền xã Thạch Trung đã âm thầm cho người đào chân đê để chôn các loại hải sản nhiễm độc vào chân đê và bị người dân bắt tại chỗ, buộc phải di chuyển đi nơi khác trong sự phản đối gay gắt, dữ dội của người dân địa phương. Thạch Trung là địa phương có Tòa Giám mục Hà Tĩnh, nơi có số dân cả chục ngàn người, riêng Giáo xứ Văn Hạnh có gần 5.000 giáo dân. Đây là nơi cuối cùng của hệ thống nước thải Thành phố đổ về làm ô nhiễm hoàn toàn các cánh đồng và dòng sông tại đây. Nguồn nước thải của Thành phố Hà Tĩnh từ các bệnh viện, các cơ quan, xí nghiệp và nhà máy không hề qua xử lý đã đổ thẳng về nơi này rồi qua cống đổ ra sông Cày. Cách đồng Đập Hầu và các cánh đồng xung quanh đã hầu như không có thể sử dụng vì bị ô nhiễm nghiêm trọng, nước ở đây đầy hóa chất và chất bẩn đến mức ai chạm vào lập tức mẩn ngứa. Dòng sông Cày chảy qua đó xuống các xã hạ lưu đã bị ô nhiễm đến mức khủng khiếp. Dòng sông này vốn trong xanh là nơi người dân thường sử dụng để tắm, để khai thác các nguồn hải sản, nay trở thành dòng sông chứa đầy chất thải độc. Những năm gần đây, số người bị ung thư ở các làng, xóm thuộc xã Thạch Trung đã tăng lên đến chóng mặt. Nhiều cái chết rất trẻ, nhiều người, nhiều gia đình đang bị các chứng ung thư đe dọa là chuyện rất bình thường tại đây. Thế nhưng, chính quyền địa phương không hề có bất cứ một phản ứng nào trước việc nhà cầm quyền không xử lý nước thải lại đổ về địa phương mình. Đã vậy, việc xây mới bệnh viện trên khu vực xã, càng gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường sống, đe dọa người dân tại đây hiện tại và lâu dài. Bệnh viện Quốc tế TTH do Công ty cổ phần TTH Hà Tĩnh đầu tư với dự án 800 tỷ đồng, chiếm trên diện tích 4,31hecta tại xã Thạch Trung được khởi công ngày 20/4/2020 tại đây với sự có mặt của Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị CSVN. Việc dùng chất thải độc hại từ Formosa để san nền xây dựng bệnh viện đã là một việc hết sức phản cảm và phản khoa học, bị người dân phản đối. Nhưng vì hiện nay, nguồn chất thải từ Formosa đã chất cao như núi và không có chỗ để chôn lấp với hàng triệu mét khối tập trung tại nhà máy. Do vậy, nhà cầm quyền đã tìm nhiều cách âm thầm, lén lút để di chuyển số chất thải độc hại này vào những nơi có thể được. Cho đến giờ này, gần nửa đêm, bất chấp dịch bệnh, người dân vẫn tập trung đông đảo, yêu cầu chính quyền buộc cơ sở này chuyển hết tất cả chất thải ra khỏi khu vực dân cư. Chính quyền đang hết sức lúng túng, hứa hẹn để xoa dịu sự phẫn uất của người dân tại đây. Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi diễn biến của sự việc này. 10 giờ đêm, ngày 28/3/2020 JB Nguyễn Hữu Vinh https://youtu.be/eUR3rfBr1zs | ||||
Posted: 29 Mar 2020 12:54 AM PDT Nguyen Ngoc Chu Trong lúc chống dịch virus Vũ Hán đang ở vào cao trào thì thấy việc bổ nhiệm nhân sự cũng liên tục xuất hiện trên truyền thông. Trước khi Bộ Chính Trị (BCT) họp về dịch sáng ngày 20/2020 thì TBT cũng đã chủ trì Tiểu Ban nhân sự Đại hội 13 họp ngày 19/3/2020. Để thấy được việc làm nhân sự cho Đại hội 13 đang được tiến hành gấp rút. Một vấn đề được bàn luận công khai bởi các cán bộ lãnh đạo cao nhất của Đảng là việc chạy nhân sự trung ương. Đây là vấn đề của Đảng, nhưng có ảnh hưởng trực tiếp to lớn đến Nhân Dân. Còn chạy nhân sự trong Đảng thì hàng ngũ cán bộ mãi còn yếu kém, nạn hối lộ, tham nhũng còn gia tăng, quốc khố bị rút ruột, kinh tế bị tàn phá, xã hội bị băng hoại. Làm thế nào để chấm dứt tình trạng chạy nhân sự ở cấp tỉnh thành và trung ương? 1. MẤY ẢI CŨNG QUA Theo lời ông Tô Huy Rứa – cựu Trưởng Ban Tổ chức Trung ương (TBTCTƯ), thì cách đây hơn 5 năm đã quy hoạch nhân sự cho Đại hội 12 và một phần cho cả Đại hội 13 nữã. Phát biểu tổng kết công tác quy hoạch cán bộ ngày 27/1/2015, ông Tô Huy Rứa thông báo đã quy hoạch 22 UVBCT và 290 UV TƯ cho Đại hội 12. Ông Rứa cũng cho biết là đã "nghiên cứu kinh nghiệm của Trung Quốc": "Về phía Ban Tổ chức trung ương khi mới nhận nhiệm vụ này cũng chưa biết bắt đầu từ đâu, đã tính đến việc nghiên cứu kinh nghiệm của Trung Quốc. Qua làm việc với lãnh đạo các cấp của Trung Quốc cho thấy Trung Quốc có chuẩn bị nhân sự cấp cao, nhưng không hoàn toàn như cách của Việt Nam là quy hoạch cán bộ cấp chiến lược không những cho nhiệm kỳ này mà cho các nhiệm kỳ sau." "Chúng ta đã làm thành công, cuối cùng trung ương, Bộ Chính trị đã quyết định danh sách 290 đồng chí trung ương cho các khóa sắp tới, đã quyết định được 22 đồng chí vào quy hoạch Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Và tới đây chúng ta sẽ tiếp tục giới thiệu, bổ sung theo đúng quy định, quy trình." ("" (https://news.zing.vn/22-nguoi-vao-quy-hoach-bo-chinh-tri-ba…). Điều nhấn mạnh của ông Tô Huy Rứa là "Quy trình làm nhân sự" không cho phép "chạy": "Khi làm nhân sự anh không được tiếp xúc. Nếu anh tiếp xúc ở cơ quan, ở nhà hay quán xá là anh vi phạm. Ngược lại nếu cán bộ thuộc diện xem xét mà cứ tìm cách gặp gỡ cán bộ phụ trách nhân sự ở ban cũng là vi phạm". "Không thể "chạy" được 5 cơ quan ở trung ương và thêm địa phương nữa là 6 cơ quan. Mặc dù có đồn thổi nhưng chắc chắn là không có "chạy"" (https://news.zing.vn/22-nguoi-vao-quy-hoach-bo-chinh-tri-ba…). Nhiều người thừa biết, nhận định trên của ông Tô Huy Rứa là không đúng thực tế. Thứ nhất, là không cần tiếp xúc như cách ông Tô Huy Rứa đã nói, mà vẫn liên lạc được với người làm nhân sự. Thứ hai, lý do nhiều đến "6 cửa" thì không thể "chạy" qua hết được là sai thực tiễn. Hiển nhiên, cũng có người "chạy" đến cửa thứ 5 thì "hết hơi". Thậm chí có người "hết đạn" ngay sau cửa thứ nhất. Nhưng " 6 cửa" chứ "60 cửa" vẫn có người "chạy" được. Thực tiễn đã chứng minh điều đó. Ngồi yên thì không đến được Trung ương! 2. CẤP TRÊN CHẠY CẤP DƯỚI Điều cần làm rõ là ai chạy ai? Mọi người thường chỉ nói đến chiều cấp dưới chạy cấp trên. Đó là điều hiển nhiên. Nhưng họ quên mất tính biện chứng 2 chiều. Rằng còn chiều ngược lại là cấp trên chạy cấp dưới. Người làm nhân sự đưa cấp dưới vào cơ cấu, giữ chức vụ nào đó, thì đến lượt mình, cấp dưới có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi cho người làm nhân sự: sau khi rời chức, ở lại nguyên chức, hay thăng tiến vào cấp cao hơn nữa. Muốn vào BCT thì phải có phiếu các UVTƯ. Muốn được cơ cấu TBT thì phải có phiếu của UVBCT. 3. NHỮNG TÁC HẠI CỦA CHẠY PHIẾU NGẦM Việc chạy phiếu không có gì phải bàn nếu nó được công khai, minh bạch. Thậm chí có vị ĐBQH đã từng nói các "Tổng thống Mỹ cũng phải chạy phiếu". Nhưng điều khác biệt cốt lõi là ở Mỹ chạy phiếu công khai, còn ở ta lại chạy phiếu bí mật, ở Mỹ chạy phiếu toàn dân, còn ở ta chạy phiếu ở một số ít các nhóm người. Ở ta chạy phiếu bí mật vì không có tranh cử công khai. Khi có tranh cử công khai thì không phải chạy phiếu bí mật. Chạy phiếu bí mật đưa đến những tác hại to lớn: 3.1. Hình thành những phe phái bí mật, từ đó sinh ra những chia rẽ ngầm. 3.2. Vì chạy bí mật nên không sòng phẳng, dẫn đến bất công - tạo ra lợi thế cho người này nhưng lại đưa đến bất lợi cho người khác. 3.3. Vì che dấu, không công khai, nên không cho phép người ứng cử bộc lộ mọi khả năng. Từ đó không đánh giá đúng năng lực của người chạy phiếu. Kết quả là người tài hơn không trúng cử. 3.4. Làm cho nhân cách con người bị thấp kém. Vẻ ngoài thì tỏ ra vô tư, nhưng bên trong thì chạy chọt. Đó là khuyến khích thói đạo đức giả. Phải chạy chọt mọi cấp mọi cách, đâm ra thấp hèn. Không từ cả kế bẩn kế ác, dẫn đến độc địa. Từ những điều tai hại trên, cần thiết phải tiến hành tranh cử công khai. 4. CÁC THỂ THỨC TRANH CỬ CÔNG KHAI VÀ HỆ LỤY Không phải cứ tranh cử công khai là sòng phẳng. Có hai nhân tố rất quan trọng làm thay đổi bản chất kết quả của tranh cử công khai. Đó là thể thức tranh cử công khai, và tranh cử công khai trên số lượng cử tri nào. 4.1. THỂ THỨC TRANH CỬ: LOẠI TRỰC TIẾP HAY CHỌN TỪ SỐ ĐÔNG Cùng tranh cử công khai, nhưng thể thức tranh cử đưa đến kết quả người thắng cử khác nhau. Thông thường có 2 thể thức tranh cử công khai: LOẠI TRỰC TIẾP và CHỌN TỪ SỐ ĐÔNG. LOẠI TRỰC TIẾP là thể thức khốc liệt mang tính sống còn. Tranh cử qua nhiều vòng đối đầu. Mỗi vòng 2 ứng cử viên đối đầu nhau, người thắng sẽ lọt vào vòng đấu sau. Ở thể thức này, không thể mặc cả, mua chuộc, không thể có cơ hội khác - thua là bị loại. Người thắng cuộc cuối cùng luôn là người rất giỏi. CHỌN TỪ SỐ ĐÔNG. Là bàu chọn 1 người từ số đông cùng lúc. Rất khó lựa chọn, bị tác động nhiều nhân tố. Giống như thể thức đấu bảng của thể thao, thể thức này có nhược điểm là khi tranh cử diễn ra ở số ít, thì xuất hiện khả năng bị khống chế, hối lộ, mua chuộc, móc ngặc. Người thắng cuộc thường không phải là người có tính quyết liệt. Nhưng khi tranh cử trên số đông, chẳng hạn toàn tỉnh, toàn quốc, thì các lỗi vừa nêu sẽ bị loại trừ. 4.2. TRANH CỬ TRÊN SỐ ÍT HAY TRÊN SỐ ĐÔNG Tranh cử ở số ít luôn bị khống chế, thông đồng, hối lộ, mặc cả, mua chuộc. Vì số ít dễ khống chế, thông đồng, hối lộ, mặc cả, mua chuộc. Tranh cử trên số lớn thì khó khống chế, khó mặc cả, khó mua chuộc và khó hối lộ. Vì muốn làm thì phải bao hết trên 50% cử tri cả nước – đó là điều không thể, ngoại trừ mang đến lợi ích cho đại đa số cử tri. Bởi thế, kẻ độc tài bao giờ cũng chỉ muốn bàu cử trong một nhóm người. Kẻ độc tài không bao giờ cho phép bàu cử ở đại chúng. 5. KHUYẾT TẬT CỦA MÔ HÌNH TẬP TRUNG DÂN CHỦ Từ tranh cử trên số ít và trên số đông vừa nêu trên, dễ dàng rút ra những khuyết tật của mô hình TẬP TRUNG DÂN CHỦ. Mô hình TẬP TRUNG DÂN CHỦ trong thực tiễn luôn tiến hành bàu cử trên số ít. Từ đó xuất hiện các khả năng: bị khống chế, thông đồng, mặc cả, mua chuộc, hối lộ ngầm. Cuối cùng luôn dẫn đến sự thắng thế của kẻ độc tài. Nói cách khác, kẻ độc tài đã vô hiệu hóa sự dân chủ trong bàu cử, biến bàu cử trở thành hình thức, giả tạo. Nếu mô hình TẬP TRUNG DÂN CHỦ được thực thi trên số lớn, chẳng hạn là cử tri toàn tỉnh, cử tri toàn quốc, thì các lỗi vừa nêu sẽ bị triệt tiêu dần tới không. Lượng người bỏ phiếu càng lớn thì khả năng tiêu cực càng nhỏ. Lịch sử cho thấy, ở tất cả các nước vận dụng mô hình TẬP TRUNG DÂN CHỦ thì đều đưa đến sự xuất hiện những kẻ độc tài. 6. KẾT LUẬN 6.1. Mọi quy trình nhân sự, dù bao nhiêu lớp, bao nhiêu cửa - vẫn không chống được tiêu cực. 6.2. Không chỉ cấp dưới chạy cấp trên mà cả cấp trên chạy cấp dưới. 6.3. Mô hình TẬP TRUNG DÂN CHỦ vận dụng trên số ít luôn đưa đến sự độc tài. 6.4. Không có biện pháp nào chống được chạy nhân sự - ngoài tranh cử công khai trên toàn bộ tập hợp. Nghĩa là lãnh đạo ở địa phương cấp độ nào thì tranh cử trên toàn bộ địa phương đó. Cụ thể, lãnh đạo tỉnh thì tranh cử toàn tỉnh, lãnh đạo thành phố thì tranh cử toàn thành phố, lãnh đạo quốc gia thì tranh cử toàn quốc. 6.5. Thể thức tranh cử tốt nhất là thể thức LOẠI TRỰC TIẾP. Con đường chống chạy nhân sự đã rõ. Con đường chọn ra người tài cũng đã rõ. Vấn đề còn lại là có dám đi theo hay không. Vì đi theo là phải từ bỏ quyền lực của số ít mà trao lại quyền lực cho số đông. | ||||
Madrid trả 340.000 bộ kit xét nghiệm của TQ do 'không chính xác' Posted: 29 Mar 2020 12:53 AM PDT Zing 27/03/20 06:52 GMT+7 Thủ đô của Tây Ban Nha ngừng sử dụng bộ kit xét nghiệm Covid-19 nhanh do một công ty Trung Quốc sản xuất sau khi phát hiện nó không đủ chính xác. Bộ kit xét nghiệm bị nghi ngờ độ chính xác sau khi số ca nhiễm Covid-19 ở Tây Ban Nha hôm 26/3 tăng chóng mặt lên 56.188 với 4.089 ca tử vong. Đến sáng 27/3, các con số này là 57.786 và 4.365, chỉ thua Mỹ, Trung Quốc và Italy. Hiệp hội Bệnh Truyền nhiễm và Vi sinh Lâm sàng (SEIMC), một trong những viện nghiên cứu hàng đầu của Tây Ban Nha, đã đăng trên trang web rằng họ phát hiện ra gạc mũi của Trung Quốc có có tỷ lệ chính xác dưới 30%. Sản phẩm này do công ty Công nghệ Sinh học Bioeasy Thâm Quyến phát triển. Tờ nhật báo El Páis của Tây Ban Nha viết rằng chính quyền thành phố Madrid đã quyết định ngừng sử dụng các bộ kit của Bioeasy và Bộ y tế Tây Ban Nha đã yêu cầu công ty này thay thế nguồn cung cấp khác.
Tờ báo cho biết chính quyền trung ương đã đặt hàng 340.000 bộ kít xét nghiệm của công ty này, theo South China Morning Post. Zhu Hai, quản lý của Bioeasy, từ chối bình luận về việc này. "Tôi không nắm rõ về tình hình. Tôi vẫn chưa nhận được phản hồi từ phía Tây Ban Nha, vì vậy tôi cần tìm hiểu thêm về việc này". Tây Ban Nha đã được thông báo rằng bộ kit xét nghiệm nhanh của Bioeasy có thể mang về kết quả xét nghiệm Covid-19 chính xác 80%, nhưng điều này trái ngược với những phát hiện của SEIMC. Theo truyền thông Tây Ban Nha, bộ kit yêu cầu lấy mẫu từ vòm họng và cho kết quả sau 10-15 phút. Hạnh Vũ https://baomoi.com/s/c/34464683.epi?utm_source=desktop&fbclid=IwAR3qQj-YyirWfp4R9K1FA3HIr2qgcb0yINad7xhfUztShxd-RqXuyLsFIgo | ||||
“Tập trung dân chủ” và “Dân chủ tập trung” Posted: 27 Mar 2020 02:37 PM PDT Thiện Tùng 27/3/2020 Định nghĩa ngắn gọn nhưng không sai: "Cách mạng là thay cũ đổi mới, cái mới phải tiến bộ hơn cái cũ" – dẫm chân tại chỗ hay vừa lòng với hiện tại đã là phản Cách mạng. Chúng ta thường nghe câu "có áp bức, có đấu tranh". Đấu tranh để sinh tồn đó là bản năng của các loài động vật nói chung, con người nói riêng. Áp bức, bất công là bản chất của thể chế chính trị Độc tài Phong kiến và Độc tài Phe đảng chính trị. Muốn xóa được áp bức bất công, không còn con đường nào khác, phải đấu tranh lên án, tiến tới xóa cho kỳ được thể chế chính trị Độc tài dầu chúng núp dưới bất cứ hình thức nào, thay vào đó bằng thể chế chính trị "Dân chủ Đa nguyên, Nhà nước Pháp quyền". Đó là đấu tranh chính trị. Có câu "Nguyên tắc Việt Minh làm thinh là đồng ý". Từ lâu người ta từng nói "Đảng CSVN là Đảng Độc tài toàn trị", Không hề nghe/thấy một ai cãi lại, vậy là đúng rồi? Hơn nữa, Hiến Pháp 2013 đã ghi: "Đảng CSVN lãnh đạo Nhà nước và Xã hội trực tiếp, toàn diện tuyệt đối", và trên các cổng vào vào quan trường gần như đều có treo câu khẩu hiệu: "Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm!"- có nghĩa Đảng lãnh đạo không thời hạn?. Có người nói "Tôi không tham gia hoặc tôi không quan âm đến Chính trị". Đúng là ngóc – xin lỗi, vì tôi không thể kềm chế sự bực bội khi nghe bất cứ ai nói như thế.
Chính trị là thống soái. Thể chế chính quyết định sự hưng vong … của đất nước, dân tộc. Dầu có "xào nấu" tới đâu, chung quy vẫn không thoát thỏi 2 thể thức: "Độc tài" và "Dân chủ. Thể chế chính trị Độc tài theo kiểu Vua chúa hay Đảng phái đã lỗi thời, bị nhân loại chán chê bởi nó đặt lợi ích "cục bộ" trên hết. Theo khuynh hướng thời đại, người ta chuộng thể chế chính trị "Dân chủ", vì nó đặt lợi ích "cộng đồng" lên trên hết. Chỉ có nó mới đảm bảo thực hiện Dân chủ đa nguyên, tôn trọng nhân quyền, dân quyền và dân chủ. Độc tài và Dân chủ áp dụng hình thức quản lý xã hội trái ngược nhau. Không phải chơi chữ đâu, tôi muốn nói sự khác nhau về "tập trung dân chủ" và "dân chủ tập trung": - "Tập trung dân chủ": Hễ thể chế chính trị Độc tài thì áp dụng "tập trung dân chủ" theo hướng từ trên xuống, từ trong Đảng ra, bắt nguồn từ bộ máy không chính danh (không do dân cử), hình thành một thể chế chính trị "Độc tài Nhứt nguyên", vì lợi ích "cục bộ" của một Phe đảng. Từ đường lối, chủ trương chính sách, pháp luật đến nhân sự đều do trên xây dựng, cơ cấu, cấp dưới chỉ có trách nhiệm thi hành, ai cưỡng lại là bất tuân thượng lịnh, "trảm". Giới cầm quyền trở thành thế lực cai trị, chỉ có cấp trên của họ mới có quyền truất phế, bãi miễn họ, còn cấp cao, nhứt là "lãnh chúa", dường như không ai được quyền đụng đến dầu cọng chân lông chân của họ?!. - "Dân chủ tập trung: Hể thể chế chính trị Dân chủ theo hướng từ dưới lên, từ Dân ra, là bộ máy cầm quyền chính danh (do dân cử ra), sẽ hình thành thể chế chính trị Dân chủ Đa nguyên, Nhà nước Pháp quyền, vì lợi ích "toàn bộ" (cộng đồng), thật sự của dân, vì dân, do dân. Từ đường lối, chủ trương, chính sách, luật pháp đến nhân sự đều từ nhân mà ra rồi trở về với nhân dân. Giới cầm quyền chỉ là những người làm thuê do dân chọn, làm theo từng nhiệm kỳ, dân có quyền truất phế, bãi miễn khi có hành động sai trái hoặc không làm tròn nhiệm vụ được giao. Dịch virus Vũ Hán và Dịch hạn mặn đang nóng như lửa cháy mày, thế mà Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước nguyễn Phú Trọng gần như dành hết thời gian, tâm trí cho những cuộc họp cấp cao bàn việc cơ cấu nhân sự và văn kiện Đại hội Đảng CSVN lần thứ 13. Chứng tỏ, Đảng CSVN quyết không thay đổi "thể chế chính trị Độc tài Đảng trị", tiếp tục áp dụng mô hình "Tập trung Dân chủ" – từ trên xuống, từ trong Đảng ra. Riết thành thói quen, cứ hễ sắp đến kỳ Đại hội Đảng cầm quyền, người ta, nhứt là đảng viên lão thành đoán già đoán non "đít ai, nghế nào". Biết tôi là con sâu thời sự, không ít vị khi gặp tôi nôn nao hỏi: "Theo anh nhắm coi Đại hội Đảng sắp tới xếp ghế đẳng như thế nào"? . Tôi trả lời: "Mở còn không thấy…, chuyện đó thuộc bí mật quốc gia. Có điều không phải ai mà thể chế chính trị nào". -/- | ||||
Posted: 27 Mar 2020 02:36 PM PDT Phạm Hồng Sơn
Giống như vụ "Áo Vàng", lần này bạn lại lo lắng hỏi tôi về tình hình dịch Covid-19 tại Pháp ra sao. Tôi xin trả lời bạn như sau: Tất cả các vùng của Pháp, gồm cả lãnh thổ hải ngoại (DOM, TOM), đều đã bị nhiễm dịch, trong đó nặng nhất là vùng Paris và vùng phía Đông, đặc biệt là Grand Est. Đây là những nơi có một đặc điểm khá nổi bật: nhiệt độ thường lạnh hơn các vùng khác. Không khí bao trùm là toàn hệ thống chính quyền của Pháp đang rất khẩn trương để ngăn chặn dịch, cứu sống bệnh nhân.Lực lượng quân đội đã được điều động để di chuyển bệnh nhân và dựng thêm các cơ sở cứu chữa. Một số tàu cao tốc TGV đã chuyển thành tàu bệnh viện để di chuyển bệnh nhân. Hôm nay đã bắt đầu có dấu hiệu Pháp sẽ sớm triển khai việc xét nghiệm thăm dò Covid-19 đại trà thay cho việc chỉ tập trung cho các nhóm người đặc biệt (có các triệu chứng liên quan tới hô hấp; người già có triệu chứng; nhân viên y tế có triệu chứng;…). Trận dịch này đã làm lộ ra nhiều khuyết điểm trong hệ thống y tế của Pháp, dù được đánh giá thuộc loại chất lượng hàng đầu thế giới. Theo chính ông Bộ Trưởng Sức Khỏe, Olivier Véran, số giường bệnh dành cho bệnh nhân cần hồi sức cấp cứu tính theo đầu người của Pháp thấp hơn so với Đức tới 04 lần. Chính vì thế, một số quốc gia Liên Âu như Đức, Thụy Sĩ, Luxembourg đã tiếp nhận một số bệnh nhân Pháp. Trong những tuần qua, chính phủ Pháp đã tổ chức đưa được 100 000 công dân Pháp trở về từ các nước, hiện còn 30 000 người đang muốn về nước nhưng gần như bị kẹt vì tình hình thế giới đang ngày càng bị "cấm ra khỏi nhà". Chính quyền vẫn tiếp tục xúc tiến để đưa những người muốn về nước trong thời gian sớm nhất, cho dù biên giới Liên Âu đã đóng từ nhiều tuần qua với thế giới. Không thấy ai xúc xiểm hay kỳ thị những công dân Pháp trở về Pháp trong lúc này. Bây giờ là sáng thứ Sáu, 27/03/2020, là ngày "cấm ra khỏi nhà" thứ 11 của toàn nước Pháp. Số người nhiễm dịch và chết vẫn có xu hướng đi lên: ngày thứ Năm có thêm 365 người chết trong vòng 24 h, trong đó có một thiếu nữ 16 tuổi ở ngay vùng Paris, đưa tổng số người chết vì dịch lên 1696; tổng số người nhiễm: 13.904 (thêm 2365) trong đó 3375 (tăng thêm 2365) người đang phải hồi sức cấp cứu. Đây là những số liệu chủ yếu thống kê từ hệ thống bệnh viện, chưa bao gồm các cơ sở khác như các nhà dưỡng lão (EHPAD). Pháp hiện đứng thứ 07 trên thế giới, đứng thứ 04 ở châu Âu về số người nhiễm trong một quốc gia; đứng thứ 05 thế giới; thứ 03 châu Âu về số người chết. Lệnh "cấm ra khỏi nhà" cách đây vài ngày đã được điều chỉnh chặt chẽ hơn. Hiện nay có 07 lý do người dân có thể tự làm "Giấy phép ngoại lệ" (Attestation de Déplacement Dérogatoire) để được ra khỏi nhà, trong đó có nhu cầu đi chợ mua đồ thiết yếu; nhu cầu tập thể dục, dắt thú nuôi đi vệ sinh nhưng chỉ còn được 1 lần trong ngày không quá 1h và không quá bán kính 1Km.Vé phạt cho việc vi phạm lệnh "Cấm ra khỏi nhà" từ 135 euro cho tới 1500 euro và có thể bị tù. Tính tới hôm qua, cảnh sát đã thực hiện 3,7 triệu cuộc tuần tra và đã lập 225 000 biên bản phạt. Hàng chục thành phố, thị trấn đã ban lệnh "giới nghiêm" từ gần nửa đêm về sáng. Các hướng dẫn qui định về vệ sinh được thông tin, yết thị ở khắp nơi (radio, TV, áp-phích, tờ rơi) về rửa tay, đứng cách xa nhau tối thiểu 1 m, tránh bắt tay, không ôm hôn nhau nữa; cách xử trí khi có dấu hiệu về hô hấp: nếu chỉ có ho, sốt nhẹ thì nên gọi điện tư vấn bác sỹ điều trị; chỉ khi có dấu hiệu nặng hơn thì mới gọi cấp cứu; các trạm cấp cứu (15, 18) đều hướng dẫn tận tình, chu đáo khi được hỏi. Song, đa phần người dân hiện nay đều có tâm lý sợ phải đi cấp cứu vì biết rằng hệ thống y tế đang quá tải. Ông Chủ tịch của Liên Đoàn Bệnh Viện Pháp (FHF), Frédéric Valletoux, vừa thông báo hệ thống bệnh viện của vùng Ile-de-France (bao gồm Paris) sẽ quá tải trong vòng 24h-48h tới. Ở đây cần một chú thích: sự quá tải không có nghĩa bệnh nhân bị dồn chen chúc, chui cả xuống gầm giường, vào một phòng bệnh; mọi thứ vẫn phải tuân thủ theo tiêu chuẩn bình thường, ví dụ phòng đơn (chambre individuelle) là chỉ dành cho 1 bệnh nhân. Nhìn trên đường phố, đặc biệt các khu du lịch, nước Pháp coi như nằm im.Cần phải nhắc lại Pháp là nước có số du khách tới thăm đứng đầu thế giới về tỷ lệ dân số.Khoảng 85 triệu du khách/67 triệu dân/năm. Những ngày này, mọi đường phố trung tâm Paris gần như vắng lặng hoàn toàn. Tuy nhiên, cuộc sống của người dân rất điềm tĩnh. Chỉ 1-2 ngày đầu của lệnh "cấm ra khỏi nhà" có một vài nơi, một vài siêu thị có hiện tượng xếp hàng dài mua đồ và nhiều người mua rất nhiều. Các siêu thị vẫn mở cửa phục vụ, hàng hóa vẫn dồi dào. Số người ra ngoài đường đeo khẩu trang vẫn là thiểu số. Mọi người trông thấy nhau vẫn nở nụ cười và chào nhau "Bonjour" vui vẻ, tuy phải giữ khoảng cách tối thiểu 01 mét và không còn bắt tay hay "Bisous" (chạm má) như xưa nữa. Từ khi có dịch Covid-19 tới giờ, bản thân tôi chưa bao giờ gặp sự kỳ thị; duy nhất có một lần, trước khi "cấm ra khỏi nhà", trên tàu điện có một chàng thanh niên có biểu hiện không bình thường, anh ta vừa cười vừa nhìn tôi và nói "Cậu có coronavirus à?", những người xung quanh đều nhìn cậu ta chằm chằm sau câu nói đó và cậu ta bẽn lẽn, im lặng. Tàu dừng bánh, tôi và mọi người, cùng cậu thanh niên đó đều rời ga một cách bình thản. Khu tôi ở, gia đình tôi có lẽ là dân gốc châu Á duy nhất, nhưng sự giao tiếp giữa gia đình tôi và mọi người (đa phần gốc châu Âu) đều bình thường, thân ái; thậm chí có người còn gọi tôi để xin giúp đỡ khi họ có việc cần. Hậu quả về kinh tế của Covid-19 đối với nước Pháp đã quá rõ. Theo một cơ quan phân tích về kinh tế (l'Observatoire français des conjonctures économiques -OFCE), mỗi tháng « cấm ra khỏi nhà » sẽ làm thu nhập quốc nội (PIB) của Pháp mất 2%-3% tương đương khoảng 45-70 tỷ Euro.Có người còn dự đoán, Covid-19 sẽ gây ra khủng hoảng kinh tế như hồi 1929-1930.Tuy nhiên, chính quyền Pháp ngay từ đầu đã dự trù chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và hộ dân theo tinh thần tất cả đều được trợ giúp. Thuế, các khoản đóng góp bảo hiểm, kể cả tiền thuê nhà đều được giãn và lùi thời gian đóng một cách tự động. Gói hỗ trợ bước đầu 45 tỷ Euro cho doanh nghiệp và hộ dân đã được khởi động. Đó là vài nét cơ bản hy vọng có thể giúp bạn có cái nhìn khái quát về dịch Covid-19 ở Pháp. Sau đây là ba điểm tôi muốn chia sẻ thêm: 1. Dịch Covid-19 đang căng thẳng, Tổng thống Emmanuel Macron đã gọi tình trạng hiện nay là "chiến tranh" nhưng các phe nhóm đối lập với chính quyền của Emmanuel Macron vẫn tăng cường các hoạt động chỉ trích, truy vấn chính quyền về các chủ đề như tình trạng thiếu khẩu trang, thiếu thiết bị xét nghiệm, quyết định ti… Nhóm Cộng Hòa (Les Républicains) tại Hạ Viện đã tuyên bố sẽ thành lập một ủy ban điều tra để đánh giá toàn bộ việc điều hành của chính phủ đối phó với dịch Covid-19. Ngoài các phe nhóm chính trị đối lập, trong xã hội còn có nhiều đoàn thể lên tiếng công kích chính phủ. Hiện có tới 06 đơn kiện chính phủ của Thủ tướng Édouard Philippe và bà cựu Bộ trưởng Sức khỏe Agnès Buzin đã được đệ lên Tòa Công Lý Cho Nền Cộng Hòa (la Cour de Justice de la République). Trong đó đáng kể phải nói đến đơn kiện của nhóm mang tên "C19" do một nhóm 600 bác sỹ khởi động và đã thu thập được hơn 200 000 chữ ký; nhóm này cáo buộc chính phủ đã "nói dối toàn dân" (Mensonge d'État). Những hoạt động này là dấu chỉ cho thấy sự vận hành của nền dân chủ Pháp vẫn tốt. Chính quyền không thể vin bất cứ lý do gì, kể cả dịch bệnh, để có thể tự định đoạt mọi công việc quản lý quốc gia và càng không thể có quyền bịt miệng các tiếng nói đối lập, chỉ trích (đúng hay sai). Đây là một hoạt động bình thường của một nền dân chủ năng động nhằm duy trì chức năng đối trọng và kiểm soát kẻ cầm quyền (checks & balances) để hạn chế tối đa các dối trá, rủi ro, sai lầm cho quốc gia/cũng như thúc đẩy kẻ cầm quyền phải có những hành động tốt nhất cho quốc gia. Không có báo chí Pháp hay người dân Pháp nào bình phẩm, qui kết những hoạt động đối lập này là: phá hoại tinh thần đoàn kết.
2. Dịch Covid-19 cũng cho thấy báo chí Pháp – đệ tứ quyền – vẫn rất năng động và độc lập cho dù báo chí của các nước dân chủ nói chung, kể cả Pháp, đã bị suy yếu từ nhiều năm qua. Điển hình là tờ tuần báo Canard Enchaîné (Vịt Què). Đây là tờ báo trào phúng chính trị có tuổi đời hơn 100 năm. Nhưng chỉ đến hôm thứ Tư vừa qua, 25/03/2020, tờ báo này mới lên mạng Internet lần đầu tiên để bán cho độc giả vì Covid-19 đã làm toàn dân bị "Cấm ra khỏi nhà". Bình thường, Vịt Què chỉ cho lên mạng trang bìa (La Une), còn lại 07 trang khổ 360mm*560mm độc giả phải tới các tiệm bán sách/báo để mua với giá 1,2 Euro (khoảng 32 000 đồng). Vịt Què từ chối nhận quảng cáo, từ chối nhận tài trợ của tư nhân/nhà nước, và tất cả các biên tập viên không được chơi chứng khoán, không được làm thêm ở nơi khác, không được nhận các giải thưởng của nhà nước. Cạnh tranh trực tiếp hay gián tiếp với Vịt Què là gần 60 tờ tuần báo khác, chưa kể hệ thống nhật báo đồ sộ. Tuy nhiên, mỗi số Vịt Què thường có 400 000 độc giả bỏ tiền và đi mua báo; có số Vịt Què bán hết 1 000 000 (một triệu) bản. Lương của các phóng viên làm cho Vịt Què được đánh giá thuộc dạng hậu nhất trong làng báo. Vịt Què là niềm kiêu hãnh của báo giới Pháp như Le Mondeđánh giá năm 2016 – sinh nhật 100 năm Vịt Què. Hệ thống báo chí tư nhân, đài phát thanh, TV tư nhân, chưa kể mạng xã hội, sôi động, độc lập và năng động như thế mà thỉnh thoảng chính quyền vẫn bị khui ra những vụ nói dối, biển lận công quĩ thì thử hỏi những nước có hệ thống truyền thông hoàn toàn do chính quyền kiểm soát như Việt Nam, tình trạng dối trá, tham nhũng, sai lầm, nguy cơ đang và sẽ ở mức độ nào? 3. Trong số những người bản xứ tôi quen biết ở đây đã có 03 người mắc Covid-19 và cả ba đều tự động báo cho tôi cùng những bạn bè khác biết. Những người bị mắc đều thể hiện sự bình tĩnh tuân thủ làm theo những khuyến cáo, chỉ dẫn của giới chuyên môn; rất may hiện nay 03 người này chưa có ai phải vào bệnh viện. Những bạn bè biết người bị bệnh đều tỏ ra thân ái, quan tâm, động viên một cách vừa phải không ai tỏ ra hốt hoảng hoặc lo sợ kể cả nhiều người đã từng tiếp xúc với những người bệnh đó. Điều này có lẽ cũng là một sự khác biệt so với Việt Nam hiện nay. Lý do của sự khác biệt này có lẽ sẽ cần phải có những cuộc nghiên cứu lớn ở nhiều giác độ khác nhau như tâm lý, tập quán, chế độ chính trị, văn hóa, tôn giá. Nhưng nhìn một cách sơ bộ, và với những gì tôi chứng kiến, quan sát được từ hơn 2 năm qua, tôi có thể nói rằng xã hội Pháp có tính bao dung lớn hơn rất nhiều so với xã hội Việt Nam. Tính bao dung này thể hiện ở rất nhiều khía cạnh, ví dụ trong cuộc sống thường ngày khi đi chợ hay giao thông, mọi người thường luôn có ý nhường nhau đúng theo luật hoặc từ tốn với nhau khi đi qua cửa, khi mua hàng hiếm khi thấy người có hành vi sấn sổ đi vượt trước người khác hoặc chen ngang vào hàng người chờ đợi; xã hội có rất nhiều màu da, nguồn gốc tứ xứ, sắc phục đa dạng tới mức nếu ở Việt Nam sẽ bị coi là lố lăng, điên rồ, nhưng ở đây chính tôi chứng kiến những nhóm người đa sắc màu, đa phong thái, nguồn gốc như thế sống, học tập và làm việc với nhau rất hòa đồng, thân ái; hoặc dưới góc độ truyền thống Cơ Đốc Giáo, người Pháp không coi lợi ích gia đình/gia tộc của mình là cái lớn nhất, là điều trước tiên như Khổng giáo và văn hóa Á đông. Năm 2019, nước Pháp đã đón nhận thêm 08 triệu người di cư từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có nhiều người ở những nước còn rất chậm về kinh tế và mức độ văn minh, dĩ nhiên có cả các tỵ nạn chính trị. Riêng số liệu này chắc bạn cũng thấy tấm lòng bao dung của nước Pháp khác biệt thế nào so với Việt Nam. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa ở Pháp không có nạn phân biệt đối xử – đây còn là một vấn đề liên tục được báo chí đăng tải và phê phán. Nhưng nếu thiếu chính quyền dân chủ, tôi tin chắc rằng nước Pháp sẽ rất khó có mức độ bao dung như hiện nay vì mọi chế độ độc tài đều lợi dụng và cổ xướng sự chia rẽ, bất đồng trong dân chúng để chúng dễ bề cai trị – đó là thuật chia để trị muôn thuở của mọi chế độ không phải do người dân dựng nên. Cách đây vài hôm tôi vô tình thấy trên tờ Tuổi Trẻ có khêu gợi một ý tưởng kiểm soát dịch Covid-19 ở Việt Nam bằng cách kêu gọi, huy động các chị em, phụ nữ trong tổ dân phố đi theo rõi, kiểm tra các gia đình, cá nhân trong khu vực. Tôi có kể lại chi tiết này cho một người Pháp và họ thốt ra: Khiếp (terrible). Ở đây, chắc chắn dân chúng không thể chấp nhận những cách thức vi phạm quyền riêng tư của con người một cách vô luật như thế; và chắc chắn không có ai chấp nhận làm những việc như vậy. Nhưng nhìn xa hơn nữa, cách thức đề nghị của Tuổi Trẻ cũng thể hiện một tập quán lạc hậu nói chung của người dân chúng ta từ bao nhiêu năm qua. Muốn thay đổi được tập quán này chắc chắn phải cần thời gian. Nhưng nếu chế độ độc tài hiện nay vẫn tồn tại, thời gian là vô ích. Bởi chế độ biết rất rõ những tập quán này, và những tập quán tương tự, rất có lợi cho sự cầm quyền độc đoán của họ. Tình hình biến chuyển dịch Covid-19 hiện nay vẫn đang có dấu hiệu xấu không chỉ cho Pháp mà cho tất cả các quốc gia dân chủ, hùng mạnh nhất thế giới. Song, cũng giống như vụ "Áo Vàng" năm 2018, tôi vẫn tự tin nói rằng dịch Covid-19 lại là một thử thách mới, lớn hơn rất nhiều, đối với nước Pháp, nhưng nước Pháp cũng sẽ vượt qua và lại tiến lên cùng các nước dân chủ khác bởi cơ chế dân chủ-tự do không chỉ là cơ chế hữu hiệu để huy động tài năng, sáng kiến trong nhân quần, không phải là cơ chế chỉ thúc đẩy người dân chạy theo các lối sống ích kỷ, hưởng lạc vật chất, mà còn là chế độ chính trị không bao giờ chấp nhận để cho một sai lầm, dối trá ngang nhiên trường tồn. Chúc bạn và gia đình bình an trong đại dịch. Chúc cho thế giới của chúng ta sớm vượt qua một thử thách lịch sử. PHS (27/03/2020) | ||||
Kiên Giang, Long An kiến nghị xem xét lại việc tạm dừng xuất khẩu gạo Posted: 27 Mar 2020 02:34 PM PDT TTO - Nếu tạm dừng xuất khẩu gạo sẽ ảnh hưởng đến sản xuất của người dân, giá thấp người dân sẽ không xuống giống vụ thu đông nữa. Các tỉnh kiến nghị Bộ Công thương, Bộ NN&PTNT đề xuất Thủ tướng xem xét lại vấn đề này.
Ông Mai Anh Nhịn - phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang - nói như vậy tại hội nghị trực tuyến của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) về sơ kết vụ đông xuân, triển khai kế hoạch vụ hè thu, thu đông 2020 tại các tỉnh Nam Bộ ngày 27-3. Ông Nhịn cho biết dù vụ đông xuân trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn do xâm nhập mặn nhưng nhờ triển khai tốt các giải pháp ứng phó, nông dân đã có một vụ đông xuân được mùa được giá. Hiện tỉnh Kiên Giang đã thu hoạch được 93% diện tích, năng suất bình quân 7,24 tấn/ha, tổng sản lượng đạt 1,924 triệu tấn, tăng 0,3 tấn/ha về năng suất và 104.712 tấn về sản lượng so với vụ đông xuân 2018 - 2019. Kế hoạch vụ hè thu, tỉnh Kiên Giang dự kiến xuống giống 284.000 ha, hiện đã gieo được 58.000 ha, vụ thu đông dự kiến xuống giống 72.000 ha. Theo ông Nhịn, sau khi Thủ tướng có quyết định tạm ngừng xuất khẩu gạo, tỉnh đã trao đổi với doanh nghiệp, hiện giá lúa trong dân đã giảm hơn trước 300 - 500 đồng/kg, nếu tạm dừng xuất khẩu gạo sẽ ảnh hưởng đến sản xuất của người dân, giá thấp người dân sẽ không xuống giống vụ thu đông nữa. Để khuyến khích nông dân tiếp tục xuống giống lúa trong các vụ tiếp theo, Kiên Giang kiến nghị Bộ Công thương, Bộ NN&PTNT đề xuất Thủ tướng xem xét lại vấn đề tạm ngừng xuất khẩu gạo. Ông Nguyễn Thanh Truyền, giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Long An, cho biết dù hạn mặn ảnh hưởng nghiêm trọng hơn vụ đông xuân 2015 - 2016 nhưng vụ đông xuân của tỉnh Long An vẫn đạt được nhiều thắng lợi, năng suất lúa khá cao, 60,4 tạ/ha, tăng 1,2 tạ/ha so với vụ đông xuân 2018 - 2019. Đặc biệt, giá lúa ổn định, giúp nông dân có lãi trên 30%. Vụ hè thu, tỉnh Long An dự kiến xuống giống 217.640 ha, hiện đã xuống giống 34.000 ha vùng Đồng Tháp Mười. Theo ông Truyền, một vấn đề đang khiến nhiều doanh nghiệp lo lắng là chủ trương tạm ngừng xuất khẩu gạo của Chính phủ. Qua làm việc với các doanh nghiệp, Sở được biết tồn kho của các doanh nghiệp trên địa bàn khoảng 300.000 tấn, có 24 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu gạo. Do đó, ông Truyền kiến nghị Bộ NN&PTNT tham mưu, xin ý kiến Chính phủ cho phép xuất khẩu gạo trở lại với những hợp đồng ký trước 24-3, bởi các doanh nghiệp của Long An chủ yếu xuất khẩu nếp sang Trung Quốc, nếu dừng lại sẽ thiệt hại lớn.
Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh, vụ đông xuân năm 2020 đến thời điểm này tại các tỉnh ĐBSCL đã cơ bản giành thắng lợi quan trọng, vượt qua ảnh hưởng của tình hình hạn mặn diễn biến phức tạp cực đoan. Tổng diện tích xuống giống toàn vùng Nam Bộ vụ đông xuân 2019 - 2020 đạt hơn 1,6 triệu ha; năng suất ước đạt 68,54 tạ/ha, tăng 1,23 tạ/ha, sản lượng ước đạt trên 11 triệu tấn. Trước dự báo diễn biến hạn mặn tại các tỉnh ĐBSCL sẽ còn diễn biến phức tạp trong thời gian tới và có nguy cơ ảnh hưởng bất lợi tới vụ hè thu, Bộ NN&PTNT chủ trương trong vụ hè thu 2020, cần phải điều chỉnh lịch thời vụ, cơ cấu giống lúa một cách linh hoạt nhằm đảm bảo diện tích, năng suất và sản lượng, đảm bảo mục tiêu về tổng sản lượng lương thực cho cả năm, đồng thời tranh thủ được cơ hội xuất khẩu khi có điều kiện thuận lợi. Nhất là cần đảm bảo an ninh lương thực trong mọi tình huống thiên tai, bất lợi diễn ra trong và ngoài nước. 27/03/2020 17:43 GMT+7 CHÍ TUỆ | ||||
Chính phủ cho phép xuất khẩu 3 triệu tấn gạo thì vẫn ổn Posted: 27 Mar 2020 02:34 PM PDT
GS Võ Tòng Xuân: "Tôi nghĩ chúng ta không lo thiếu gạo vì lượng lúa gạo vừa thu hoạch trong vụ đông xuân 2019-2020, sau khi đã dành cho an ninh lương thực rồi vẫn dư thừa ít nhất 3 triệu tấn. Cần cho xuất khẩu gạo lúc này vì gạo Việt Nam đang được mua giá cao do Thái Lan mất mùa lúa, Trung Quốc đã bán hết kho dự trữ vì gạo quá cũ, giá rẻ hơn nên năm ngoái gạo Việt Nam điêu đứng; một số quốc gia như: Philippines, Indonesia, Malaysia… đều đang thiếu gạo vì ảnh hưởng dịch COVID-19… Nếu Việt Nam chậm ký hợp đồng giành khách hàng thì Thái Lan sẽ ký trước chúng ta. Tôi e rằng không còn cơ hội cho gạo Việt Nam khi chúng ta đến sau." * Thưa GS, ngày 26-3, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đã chính thức kiến nghị Thủ tướng cho xuất khẩu gạo trở lại vì lượng gạo tồn kho của doanh nghiệp và gạo trong dân lớn. GS bình luận thế nào về đề xuất này? - Tôi rất ủng hộ vì đây là đề xuất rất hợp thời và hợp lý cho cả doanh nghiệp và nông dân. Không thể đột ngột dừng xuất khẩu gạo khi gạo Việt Nam đang được giá trên thị trường quốc tế; lúa gạo còn nhiều trong kho doanh nghiệp và hiện nay bà con nông dân ĐBSCL đang thu hoạch rộ. * Dù VFA đề xuất như vậy nhưng nhiều lo ngại vấn đề an ninh lương thực trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 và hạn hán ở ĐBSCL nên cần cân nhắc việc tiếp tục cho xuất khẩu gạo. Ý kiến GS ra sao? - Tôi nghĩ chúng ta không lo thiếu gạo vì lượng lúa gạo vừa thu hoạch trong vụ đông xuân 2019-2020, sau khi đã dành cho an ninh lương thực rồi vẫn dư thừa ít nhất 3 triệu tấn. Cần cho xuất khẩu gạo lúc này vì gạo Việt Nam đang được mua giá cao do Thái Lan mất mùa lúa, Trung Quốc đã bán hết kho dự trữ vì gạo quá cũ, giá rẻ hơn nên năm ngoái gạo Việt Nam điêu đứng; một số quốc gia như: Philippines, Indonesia, Malaysia… đều đang thiếu gạo vì ảnh hưởng dịch COVID-19… Nếu Việt Nam chậm ký hợp đồng giành khách hàng thì Thái Lan sẽ ký trước chúng ta. Tôi e rằng không còn cơ hội cho gạo Việt Nam khi chúng ta đến sau.
* Thưa GS, nhiều chuyên gia cho rằng gạo Việt Nam đang có giá, nếu không cho xuất thì doanh nghiệp xuất khẩu gạo sẽ khốn đốn, gạo tồn đọng nhiều, vụ tới nông dân sẽ gặp khó vì doanh nghiệp sẽ hạn chế thu mua? - Đúng như vậy, đây là kịch bản có thể sẽ xảy ra. Việt Nam từng đã có nhiều bài học đắt giá cho việc điều hành xuất khẩu gạo. Nếu dừng xuất khẩu gạo lúc này, tôi nghĩ sẽ lặp lại sự cố thất bại thê thảm trong điều hành xuất khẩu gạo năm 2008, khi ấy gạo Việt Nam đang có giá thì Chính phủ buộc dừng xuất khẩu, chờ giá lên nhưng sau đó giá gạo tuột thê thảm, doanh nghiệp thiệt hại lớn. Và lần này điều hành không khéo Nhà nước lại phải tiếp tục bỏ tiền mua lúa giải cứu cho nông dân để dân có tiền trả nợ phân, thuốc. * Nhiều ý kiến cũng cho rằng Chính phủ nên cho xuất khẩu gạo trở lại nhưng có kiểm soát (nghĩa là chỉ cho xuất những hợp đồng đã ký trước đây, không cho xuất khẩu đối với các hợp đồng mới)? - Tôi đề xuất Thủ tướng Chính phủ cứ cho doanh nghiệp tiếp tục xuất khẩu gạo, khi kiểm tra còn gạo sau khi trừ 1,5 triệu tấn dành cho an ninh lương thực. Tổng lượng gạo thu hoạch vụ này được khoảng 5,5 triệu tấn. Chừa chừng 1,5 triệu tấn cho an ninh lương thực, trừ 0,9 triệu tấn đã xuất còn tồn 3,1 triệu tấn là xuất được. Thủ tướng nên yêu cầu hải quan tổng hợp lại số lượng gạo xuất mới, đến khoảng 3 triệu là dừng không cho xuất nữa là vừa. Vì khoảng 2,5 - 3 tháng nữa bà con nông dân lại thu hoạch lúa vụ hè thu. Người dân huyện Châu Thành (tỉnh Sóc Trăng) thu hoạch lúa đông xuân những ngày cuối tháng 3-2020 - Ảnh: CHÍ QUỐC Chính phủ lo lắng cân nhắc yếu tố đảm bảo an ninh lương thực do dịch bệnh COVID-19 là đúng, chúng ta hoàn toàn yên tâm dù có ảnh hưởng của dịch bệnh nhưng không lo thiếu gạo đâu. Tôi nghĩ dịch bệnh có ảnh hưởng nhưng lượng gạo cho dân dùng vẫn như thế, không tăng, chỉ lo ngại là dịch bệnh mà Nhà nước lại không ngăn được nạn đầu cơ tích trữ trục lợi. Tôi mong Thủ tướng không để lặp lại khuyết điểm trong điều hành xuất khẩu gạo năm 2008, mất cơ hội cho gạo Việt Nam mà rất nhiều năm sau mới giành lại được. 27/03/2020 HOÀNG TRÍ DŨNG thực hiện | ||||
Posted: 27 Mar 2020 02:32 PM PDT Trương Châu Hữu Danh Ngày 23/3, họp để quyết việc ngừng xuất khẩu gạo, chỉ có 2 DN là Vinafood1 (VNF1) và Vinafood2 (VNF2) dự. Kết quả: Dừng! Thị trường lúa gạo nhốn nháo, giá tuột ngay tại ruộng nhưng thương lái cũng không dám mua. Ngày 24/3, Bộ Công Thương có văn bản đề xuất tiếp tục cho xuất khẩu. Chính phủ chỉ đạo họp khẩn để bàn. Ngày 26/3, từ 2 DN "ông kẹ", nâng lên 20 DN lớn nhất được dự họp. VNF1 quyết liệt kêu dừng. VNF2 ngồi im. Tất cả các DN còn lại yêu cầu xuất. Trong 18 DN này, có non nửa là DN của Long An - vùng đất trồng rất ít IR50404! Ngoài VNF1, thì Cục Dự trữ cũng quyết liệt đòi ngừng xuất. Nói để các bạn lưu ý, đồng chí Việt Anh, sếp cũ Cục Dự trữ, bây giờ đang làm sếp bên VNF1. Các bạn lưu ý thêm, người của 2 đơn vị này hay hoán đổi qua lại - tuy 2 mà 1. Nói để các bạn lưu ý, Cục dự trữ quyết liệt bảo vệ quan điểm ngừng xuất khẩu với lý do giá cao nhà nước thiệt hại. Lý do là: Cục Dự trữ đến giờ vẫn mua chưa đủ gạo trữ. Họ "chờ" gạo xuống để hốt nhưng gạo không chịu xuống. Họ thà để nông dân thiệt hại, chứ họ không muốn thiệt hại. Nói để các bạn lưu ý, trong khi Cục dự trữ chưa trữ đủ gạo (vô trách nhiệm) thì VNF1 cũng đang thiếu gạo để bán theo hợp đồng. Bạn có tin họ dám ký bán cho Malaysia giá 333 đô la một tấn không? 7.700 đồng - 300 đồng (chi phí) = 7.400 đồng/kg. Bạn có biết, nếu xuất 100.000 tấn họ sẽ lỗ ngay 180BBT tỷ không? Và 300.000 tấn thì họ bay 540 tỷ...(BBT : vì thế, không xuất khẩu gạo cho phép gạo rớt giá, khi đó họ mua kiếm lời trên đầu trên cổ nông dân !) Để dọn đường cho bọn DN bẩn ép giá nông dân, Báo Sạch liên tục bị truyền thông bẩn tấn công có bài bản, từ tấn công cá nhân các thành viên đến tấn công Fanpage. Họ không dùng con số để nói, mà tận dụng triệt để lòng yêu nước của người dân để dựng ngọn cờ thoát Trung, bài Tàu. Họ dân túy và giấu nhẹm con số TQ chỉ mua 2.000 tấn gạo, còn lại là hơn 60.000 tấn nếp và tấm nếp! So với ông kẹ lúa gạo TQ (mỗi năm sản xuất gần 150 triệu tấn gạo, Ấn Độ xếp nhì 116 triệu tấn) thì VN đang đứng ở đâu? Truyền thông bẩn cố tình vẽ ra bức tranh TQ thiếu đói và VN có quyền ngạo nghễ "không thèm bán cho TQ". Dùng truyền thông bẩn để ủng hộ VNF1 và Cục Dự trữ, có bóng dáng của mafia ngành gạo. Tiếc là, các anh bị lộ sớm quá! | ||||
HỎI PTT VŨ ĐỨC ĐAM và BỘ TRƯỞNG NGUYỄN MẠNH HÙNG. Posted: 27 Mar 2020 02:31 PM PDT Nguyễn Quang A
Tất cả các hành khách trên chuyến bay đó và các chuyến bay khác từ nước ngoài về ĐÃ PHẢI KHAI BÁO, có số ĐIỆN THOẠI, có Địa Chỉ,... Tức là đã có CƠ SƠ DỮ LIỆU tập trung về họ. Sao không kết nối với các nhà mạng di động (Mobi, Vina, Viettel) và yêu cầu họ cung cấp thông tin về vị trí (tôi nghĩ anh em IT của 3 nhà mạng đó trong 1 giờ có thể viết phần mềm gọn, nhẹ để làm việc này (thực ra có lẽ có sẵn rồi): biết số điện thoại của họ thì dễ như trở bàn tay để xác định họ ĐANG ở đâu với độ chính xác cỡ vài trăm mét). Không cần phải theo dõi quá nhiều người, chỉ vài ngàn cho đến vài chục ngàn người có nguy cơ cao (F1 và F2 chẳng hạn) mà thôi, một việc khá ĐƠN GIẢN. Có lẽ trong vài phút có thể xác định hết số người đó hiện đang ở đâu, có ở nơi họ đã khai chưa hay cách xa đó cả hàng trăm km (nếu họ tắt điện thoại, thì chuyển sang dùng phương tiện khác). Thậm chí đối với những người bị cách ly tại gia phần mềm ấy có thể tự động theo dõi và tự động nhắc nhở khi họ RA KHỎI NHÀ! Làm như thế quản lý vừa dễ, vừa nhanh, vừa rẻ và không làm cho Dân HOANG MANG khi một đoàn công an, mặt trận, y tế ăm mặc bảo hộ kéo đến nhà ai đó để làm đúng cái việc đơn giản mà các ông biết rất rõ là có thể làm được một cách dễ dàng. Sao không làm? Khó quá ư? Hay ...? Vẫn chưa muộn để làm việc này (thực ra để theo dõi hàng trăm ngàn người có nguy cơ Hàn Quốc họ cũng làm đơn giản vậy thôi). | ||||
DÂN KHÔNG CÓ QUYỀN MÀ HÓT NHÂN QUYỀN Posted: 27 Mar 2020 02:13 AM PDT Phạm Trần Nói chuyện quyền dân hay nhân quyền với Cộng sản Việt Nam như nước đổ đầu vịt hay nước đổ lá khoai, thế mà nhà nước và báo đài đảng thì cứ oang oang cái mồm "Tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người là chủ trương nhất quán của Việt Nam". Người phóng ra câu nói nhạt như nước lã ao bèo này hôm 23-3 (2020), là phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng. Ngoài ra, báo Quân đội Nhân dân (QĐND)—cái loa của Tổng cục Chính trị, Bộ Quốc phòng—cũng tát nước theo mưa bằng giọng điệu lãng nhách rằng :"Thúc đẩy và bảo vệ quyền con người là những vấn đề trọng tâm trong triển khai Hiến pháp năm 2013, trong chính sách phát triển kinh tế-xã hội cũng như trong thực tiễn đời sống ở Việt Nam." (báo QĐND, ngày 23/03/2020) Những tuyên bố không đúng sự thật này của Việt nam được đưa ra nhằm phản bác Báo cáo thường niên của Bộ Ngoại giao Mỹ, công bố ngày 11/03/2020, về tình hình nhân quyền ở Việt Nam năm 2019. Báo cáo Mỹ không thay đổi nhiều với các vi phạm nhân quyền của nhà cầm quyền CSVN trong các năm trước, nhưng vẫn lập lại những vi phạm cũ với cường độ đàn áp mạnh hơn và có phối hợp chặt chẽ hơn giữa Bộ Cộng an và Quân đội. BÁO CÁO MỸ NÓI GÌ ? Nhìn tổng quát, các vi phạm nhân quyền (được tạm dịch) bao gồm: "Tiếp tục tình trạng giết người bất hợp pháp và bừa bãi; cưỡng chế đưa đi mất tích ; tra tấn bởi nhân viên công lực; bắt bớ và giam giữ tùy tiện bởi nhà nước; các tù nhân chính trị; thiếu độc lập của hệ thống pháp lý;xâm phạm bừa bãi và phi pháp đối với quyền riêng tư…" Tồi tệ hơn là ngăn cấm quyền phát biểu tự do, báo chí, internet, kể cả việc bắt bớ bừa bãi và truy tố những người chỉ trích chính phủ, kiểm duyệt, ngăn chặn các cổng thông tin điện tử và tội trạng hóa các hành động này; tăng cường can thiệp vào các cuộc hội họp ôn hòa và tự do tập hợp; hạn chế quyền tự do đi lại của những người hoạt động nhân quyền; ngăn chặn các hoạt động chính trị; hành động tham nhũng gia tăng đáng kể; phi pháp hóa các nghiệp đoàn thương mại độc lập; buôn bán con người và sử dụng lao động trẻ em." Nhưng trong trường hợp Việt Nam, đã và đang có rất nhiều trẻ em phải lao động dưới tuổi tối thiểu 15, nữ chiếm đa số, đặc biệt ở thôn quê, vùng cao và hải đảo nghèo. Theo tin của Tổ chức Lao động Quốc tế-Văn phòng Việt Nam (ILO, International Labor Organization-Vietnam) thì một thống kê điều ra năm 2012 của Bộ Lao động Việt Nam, được phổ biến năm 2014, cho thấy:"Trong tổng số trên 18,3 triệu trẻ em, có khoảng 1/6 trong số này (2,83 triệu em) đang tham gia hoạt động kinh tế (HĐKT), trong đó 42,6% là trẻ em gái. Gần 86% trẻ em HĐKT sinh sống ở nông thôn và gần 2/3 số này thuộc nhóm 15 - 17 tuổi. Do đặc thù của nền kinh tế còn phát triển ở giai đoạn thấp, tuổi bắt đầu tham gia HĐKT khá sớm, phổ biến từ 12 tuổi trở lên. Việc tham gia hoạt động kinh tế có ảnh hưởng đến tình hình học tập của trẻ, với khoảng 41,6% trẻ em tham gia HĐKT không đi học (trên 2% chưa từng đi học). Thời gian làm việc của trẻ em khá dài, với khoảng 27,4% trẻ em làm việc trên 42 giờ/tuần. Nghiên cứu cũng cho biết:" Có khoảng 278.884 lao động trẻ em trong ngành trồng lúa. Khoảng 32,9 phần trăm, hay 91.753 em trong số này dưới 15 tuổi, là độ tuổi lao động tối thiểu ở Việt Nam. Trong số ước tính 278.884 lao động trẻ em trồng lúa, có 13,6 phần trăm từ 5-11 tuổi, 19,3 phần trăm từ 12-14 tuổi, và 67,1 phần trăm từ 15-17 tuổi. Cuộc điều tra này xem một trẻ em là lao động trẻ em nếu em đó làm việc quá số giờ mỗi tuần cho độ tuổi của mình, hoặc nếu em đó tham gia những công việc mà luật pháp quốc gia cấm làm nếu chưa đủ tuổi."(Theo tin của Prav-TV) Nguyên văn phần Anh ngữ trong Báo cáo nhân quyền Việt Nam năm 2019: "Significant human rights issues included: unlawful or arbitrary killings by the government; forced disappearance; torture by government agents; arbitrary arrests and detentions by the government; political prisoners; significant problems with the independence of the judiciary; arbitrary or unlawful interference with privacy; the worst forms of restrictions on free expression, the press, and the internet, including arbitrary arrest and prosecution of government critics, censorship, site blocking, and criminal libel laws; substantial interference with the rights of peaceful assembly and freedom of association; significant restrictions on freedom of movement including exit bans on activists; restrictions on political participation; significant acts of corruption; outlawing of independent trade unions; trafficking in persons; and use of compulsory child labor." Ngoài ra thân nhân của những người bị chết ở đồn Công an bị khủng bố và hành hạ bời chính quyền địa phương. ( Family members of individuals who died in police custody reported harassment and abuse by local authorities.) NÓI CÓ MÀ KHÔNG Phần mở đầu trong Báo cáo của Hoa Kỳ tuy tóm lược, nhưng rất đầy đủ, đã nói hết những vi phạm nhân quyền của nhà nước CSVN về các quyền của công dân đã được công nhận trong Hiến pháp sửa đổi năm 2013. Tiêu biểu như trong Điều 25 ghi rằng:"Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định." Nhưng trong thực tế, người dân chưa bao giờ được thực thi các quyền này. Nhà nước có Luật Báo chí, nhưng chi áp dụng cho báo chí của đảng, của các tổ chức do đảng thành lập hay yểm trợ và của nhà nước từ trung ương xuống cơ sở. Những người làm báo, hoặc là đảng viên hay nhân viên phải phục tùng lệnh phục vụ và tuyên truyền cho Đảng. Tuy mỗi báo, Đài phát thanh, đài Truyền hình có một Tổng Biên Tập, nhưng quyền cao nhất và kiểm soát tất cả các Tổng Biên tập lại nằm trong tay Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, bây giờ là ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị. Tư nhân không có quyền ra báo và những nhà báo độc lập, tự do -- đa số là các Bloggers, Facebookers – hoàn toàn không được tự do truyền tải thông tin theo ý muốn. Họ bị khống chế, đe dọa và đàn áp, kể cả bị bắt giam, truy tố, phạt tù. Bên cạnh đó là các cuộc hội họp của dân, nếu không có phép, bị dẹp tan, những người chủ xướng bị bắt điều tra, phạt tù (trong trường hợp bị khép tội có âm mưu lật đổ chính quyền, chống lại nhà nước, chống lại nhân dân v.v..) Hai Dự luật Lập hội và Biểu tình, sau nhiều năm sửa đổi, vẫn chưa được thảo luận tại Quốc hội, trong khi Công an lại được lệnh đàn áp các cuộc biểu tình chống Trung Quốc lấn chiềm biển đảo của Việt Nam do các nhóm Tổ chức Dân chủ chủ động. Người dân cũng rất công phẫn khi bị đàn áp trong các lần tổ chức truy điệu và ghi công các chiến sỹ, của cả 2 Chế độ Việt Nam Cộng hòa và của CSVN, đã hy sinh trong các cuộc chiến bảo vệ lãnh thổ chống quân Tầu xâm lược ở Hoàng Sa tháng 01 năm 1974, cuộc chiến Gạc Ma, Trường Sa ngày 14/03/1988 và 10 năm chiến tranh biên giới, 1979-1989. Trong lĩnh vực Tôn giáo, chả cần phải nói nhiều thì ai cũng biết, chủ trương "xin-cho", kiểm soát và tìm mọi cách để ngăn cản các hoạt động Tôn giáo, nhất là đối với các Tôn giáo không chịu khép mình cho nhà nước chi phối, kiểm soát, là ưu tiên hàng đầu của Đảng. Bằng chứng như Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (tên quen thuộc là Phật giáo Ấn Quang) đã bị phá hoại làm tan rã vì không chịu chui vào tổ chức Giáo hội Phật giáo "quốc doanh" Việt Nam. Giáo hội Công giáo, tuy có hậu thuẫn quốc tế của Vatican và Đức Giáo Hoàng, nhưng vẫn phải đương đầu với muôn vàn trở ngại trong việc tu hành, bổ nhiệm và thuyên chuyển các Linh mục và Giám mục. Những linh mục, tiêu biểu như các Cha Đòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn, hoạt động xã hội, nhân đạo và bảo vệ quyền làm người để tuyên dương đức tin Thiên Chúa, đã bị trù dập, bị cưỡng bách phân tán đến các vùng xa xôi, hẻo lánh. Ấy thế mà người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng, khi được báo chí hỏi phản ứng về Báo cáo nhân quyền của Mỹ, đã nói :"Báo cáo vẫn còn một số nội dung thiếu khách quan dựa trên những thông tin không được kiểm chứng về thực tế tại Việt Nam." (Tin Bộ Ngoại giao, ngày 23/03/2020) Nhưng tin nào "chưa được kiểm chứng thực tế" mà nói bừa như thế . Tình trạng bịt miệng dân, đàn áp các Bloggers, Facekookers và các nạn nhân tranh đấu cho dân chủ, nhân quyền đã bị đàn áp và đang bị khống chế còn sống khắp nơi ở Việt Nam thì có cần phải kiểm chứng không ? Về phần mình, báo QĐND cũng gọi Báo cáo Mỹ là : "Phi lý và kỳ cục. Phi lý là bởi nội dung của bản báo cáo này rõ ràng đi ngược với thực tế. Kỳ cục vì cuối cùng đây vẫn chỉ là tập hợp của những nhận xét thiếu thiện cảm mang tính cố hữu, để rồi kết luận với điệp khúc cũ: Việt Nam vi phạm nhân quyền." Báo này còn cường điệu:" Chỉ trích vô căn cứ về tình hình vi phạm nhân quyền tại Việt Nam. …. hạn chế các quyền tự do, bao gồm tự do biểu đạt, tự do báo chí, tự do internet và tự do tôn giáo…Đây là những luận điệu không mới, trước hết bởi nó vẫn sa lầy trong cách nhìn nhận "không trúng và không đúng" sự thật." Cuối cùng báo của Bộ Quốc phòng kết luận:"Dù đã "xuống tông" so với những báo cáo trước đây và thừa nhận những thành tựu bảo vệ quyền con người của Việt Nam, song báo cáo về tình hình nhân quyền Việt Nam 2019 của Bộ Ngoại giao Mỹ vẫn chứa đựng những nhận định thiếu khách quan, được chắp vá bằng những thông tin không chính xác, phản ánh sai lệch về tình hình thực tế."(báo QĐND, ngày 23/03/2020) HRW-VIỆT NAM Nhưng đâu chỉ có Bộ Ngoại giao Mỹ đã phơi ra sự thật những vi phạm nhân quyền của Việt Nam. Cả Human Rights Watch cũng đã vào cuộc từ rất sớm. Trong báo cáo ngày 14/01/2020, theo tường thuật của Phóng viên Thanh Phương, Đài Phát thanh Quốc tế Pháp (RFI, Radio France International) thì :"Bản Báo cáo Thế giới, dày 652 trang, của Human Rights Watch trình bày tình hình nhân quyền tại 100 quốc gia trong năm 2019. Trong phần nói về Việt Nam, ông Brad Adams, giám đốc Ban Á châu của tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền, nói : « 2019 là một năm tàn khốc đối với các quyền tự do cơ bản ở Việt Nam. Chính quyền Việt Nam khẳng định rằng người dân Việt Nam được hưởng quyền tự do ngôn luận, nhưng "quyền tự do" này biến mất khi được sử dụng để kêu gọi dân chủ hay chỉ trích đảng Cộng Sản cầm quyền ». Báo cáo của Human Rights Watch ghi nhận : « Nhà nước độc đảng hạn chế gắt gao mọi quyền chính trị và dân sự cơ bản, và cấm mọi hoạt động bị đảng Cộng Sản cầm quyền coi là mối nguy đối với độc quyền lãnh đạo của họ. Đặc biệt là các nhà hoạt động và blogger vẫn bị theo dõi, cấm đi lại, hành hung, thẩm vấn và bắt giữ, bị các tòa án kết tội và tuyên án bản án tù nhiều năm ». Cũng theo Human Rights Watch, chính quyền Việt Nam vẫn cấm các hoạt động tôn giáo bị họ tùy tiện cho là gây phương hại cho « lợi ích quốc gia », « trật tự công cộng », hay « khối đoàn kết dân tộc ». Những người theo các tổ chức tôn giáo không được chính quyền công nhận thì bị kiểm điểm, buộc từ bỏ tín ngưỡng, bị câu lưu, thẩm vấn, đánh đập và bỏ tù." (RFI) SỰ THẬT TRƯỚC MẮT Vậy từ "không được kiểm chứng" cho đến "phi lý, kỳ cục" hay "sai lệch" đã diễn ra trước mắt Giáo sư, Tiến sỹ, cựu đảng viên Nguyễn Đình Cống như thế nào ? Ông viết:"Mọi người có Nhân quyền và Dân quyền. Nhân quyền do Thượng đế ban cho, Dân quyền do Hiến pháp quy định. Trong Dân quyền thì quyền ứng cử, bầu cử người đại diện là thiêng liêng. Thực hiện việc đó một cách thật sự tự do dân chủ là mở đầu việc Lập Quyền Dân. Thế mà việc bầu cử đang bị ĐCS lợi dụng bằng trò dân chủ giả hiệu. Ở các nước dân chủ, khi bầu cử mà có trên 70% cử tri tham dự, người ta cho rằng đó là con số khá lớn. Ở VN, mỗi lần bầu Quốc hội (QH) người ta thúc ép để có gần 100% cử tri tham gia, nhưng tiếc rằng phần lớn trong số cử tri đã bị lợi dụng, bị lừa dối mà không biết hoặc có biết nhưng phải cúi đầu tuân theo. Cử tri không thích thú gì với dân chủ giả hiệu trong bầu cử. Họ giữ lại tên người này, gạch tên người nọ trong lá phiếu mà bản thân không biết những người đó có năng lực và phẩm chất như thế nào. Phải chăng họ chỉ là con rối trong tay ban bầu cử do ĐCS thao túng?! " (trích "Lòng yêu nước, Đảng Cộng sản và Lập Quyền Dân", Tác giả Nguyễn Đình Cống, ngày20/03/2020)Khi nói về chủ mưu chiếm quyền dân của đảng CSVN từ rất sớm, Nhà giáo Ưu tú tại Đại học Xây dựng, Nguyễn Đình Cống, người nổi tiếng về nghiên cứu Bê tông và các lĩnh vực khác trong Xây dựng viết:" ĐCSVN, ban đầu là đảng cách mạng dựa vào lòng yêu nước của dân để phát triển, khi giành được chính quyền rồi thì trở thành đảng thống trị. Họ tự tuyên bố là đảng lãnh đạo, đảng cầm quyền, nhưng thực chất là đảng độc tài toàn trị. Họ tuyên truyền là giành chính quyền về tay nhân dân, nhưng thực ra là dùng sức dân để giành chính quyền cho họ. Thực chất ĐCS đã cướp quyền của dân. Họ lợi dụng và làm hoen ố Lòng yêu nước bằng cách bắt gắn nó với yêu CNXH, tức là yêu ĐCS. Họ dựa vào Lòng yêu nước của các đảng viên và của toàn dân để giành chiến thắng trong các cuộc chiến tranh, nhưng khi họ thực hành cách mạng vô sản, chuyên chính vô sản thì phạm phải nhiều thất bại như cải cách ruộng đất, hợp tác hóa nông nghiệp, cải tạo công thương nghiệp, kinh tế quốc doanh, đàn áp tự do tư tưởng, độc quyền đảng trị , lệ thuộc Trung cộng, v.v." Giáo sư Nguyễn Đình Cống sinh ngày 12/12/1937 tại Quảng Phong, Quảng Trạch, Quảng Bình, đã chính thức tuyên bố ra khỏi đảng 3.2.2016. Ông khẳng khái nói thẳng:"Nhân dân VN đã để cho ĐCS lợi dụng Lòng yêu nước quá nhiều, đã làm ngu dân bằng cách nhồi sọ Chủ nghĩa Mác Lê, không cho ai tự do tư tưởng, ngăn cấm làm phản biện, chủ trương nhấn chìm dân tộc vào vòng tăm tối." Như vậy thì đã rõ chưa, hay cần nhân dân cả nước, với trên 90 triệu người, đứng lên móc mắt, chỉ mặt thì đảng, chính phủ và báo, đài nhà nước mới "sáng mắt sáng lòng" trước những lời lẽ phản động về quyền dân ? -/- Phạm Trần (03/020) | ||||
Đóng cửa biên giới với các nước khác, còn Trung Quốc? Posted: 27 Mar 2020 01:55 AM PDT
Trước đó hôm 17 tháng 3 năm 2020, 10 điểm qua biên giới giữa Việt Nam và Lào, tập trung ở tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Sơn La cũng đã được đóng cửa để tránh dịch bệnh COVID-19. Vào ngày 19 tháng 3 năm 2020, Ủy ban Nhân dân tỉnh Tây Ninh đã tạm ngừng các hoạt động qua lại, buôn bán tại các cửa khẩu phụ và đường mòn lối mở trên tuyến biên giới tỉnh Tây Ninh giáp với Campuchia trong 30 ngày. Việc đóng cửa biên giới được cho là cần thiết khi tâm dịch covid-19 đã chuyển từ Trung Quốc sang các nước Châu Âu, Hàn Quốc, Iran và Mỹ. Tuy nhiên vào khi tâm dịch còn ở thành phố Vũ Hán, thuộc tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, với hàng ngàn ca nhiễm mới mỗi ngày, hàng trăm người chết mỗi ngày, nhiều nước trên thế giới đồng loạt đóng cửa biên giới với Trung Quốc từ đường hàng không đến đường thủy, đường bộ... "Cái này vừa phức tạp, vừa tế nhị, ban đầu mình chưa đóng cửa ngay với Trung Quốc vì Việt Nam với Trung Quốc có ký kết một hiệp định biên giới, khi muốn đóng của biên giới thì phải xin phép thiên triều." -GS Nguyễn Khắc Mai Việt Nam khi đó với 16 ca nhiễm corona virus và hàng trăm ca nghi nhiễm khác, vẫn kiên quyết không đóng cửa biên giới với Trung Quốc. Trao đổi với chúng tôi vào tối ngày 25 tháng 3 năm 2020 liên quan vấn đề này, Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban biên giới chính phủ, nhận định: "Tôi có nhận xét tổng quát thế này, việc đóng cửa biên giới thì nó có nhiều lý do, nhưng lý do quan trọng nhất vẫn là do dịch covid-19. Trên tinh thần đó, dịch bệnh phát triển đến mức độ nào thì đóng cửa cửa khẩu biên giới có thể gây ra sự tràn lan dịch bệnh, đây là một tiêu chí mà các cơ quan quản lý sẽ tính toán. Thứ hai là với tình hình diễn tiến dịch bệnh, người ta tính toán các hiệp ước qua lại cửa khẩu, hiệp ước kinh tế của Việt Nam với các nước, đóng vào lúc nào, cho có lợi nhất, vừa đảm bảo không bị lây lan nhiều, mà hoạt động kinh tế không bị đình trệ, đó là quyền của Việt Nam đối với các nước có quan hệ đó." Dịch bệnh COVID - 19 phát sinh từ thành phố Vũ Hán, Trung Quốc vào khoảng tháng 12 năm 2019, đến ngày 20/2/2020 đã lan ra khắp các châu Á với hơn 75.000 người nhiễm bệnh và hơn 2.100 ca tử vong, trong đó phần đông là tại Trung Quốc. Sau khi dịch bệnh được Trung Quốc chính thức công bố vào tháng 1 năm 2020, Bắc Hàn, Mông Cổ và Nga đã có biện pháp đóng cửa biên giới đối với Trung Quốc. Chính phủ Nga khi đó còn ra sắc lệnh cấm tạm thời công dân Trung Quốc nhập cảnh Nga. Tính đến ngày 25/3/2020, trên thế giới đã có hơn 420.700 người tại 197 quốc gia bị nhiễm virus corona chủng mới, xuất phát từ Vũ Hán Trung Quốc. Trong số các bệnh nhân đã có trên 18.800 người tử vong. Tiến sĩ Trần Công Trục cho rằng, khi dịch bệnh đã quá phát triển như hiện nay thì đương nhiên cần đóng cửa khẩu với tất cả các nước, cũng giống như các nước trong khu vực này đã làm như Indonesia, Malaysia và các nước lớn như Mỹ, Anh ... Ông cho rằng, đây là điều bình thường: "Việc này là bình thường, chứ không phải do lý do quan hệ chính trị mà không đóng được. Thật ra là bất đắc dĩ phải đóng thôi, do tình hình dịch quá lây lan, gây ra thảm họa chung của loài người. Chuyện đóng cửa khẩu hay không phụ thuộc chuyện đấy, chứ không phải do quan hệ chính trị mà đối xử nước này kém nước kia. Quan trọng là nguồn bệnh đó ở quốc gia nào, thời điểm nào, thì cần để ý." Theo ông Trần Công Trục, việc đóng cửa biên giới là một trường hợp bất khả kháng trong quan hệ, vì một lý do nào đó nên phải đóng của, không cần thỏa thuận nào cả. Rất nhiều nước đã làm điều đó mà không cần phải hỏi gỉ, đóng cửa để nước mình khỏi thiệt thòi, chứ không chỉ vì nước bạn, vì đây là tình hình chung. Đây là trường hợp bất khả kháng, nên ông cho rằng không cần thiết phải thương thảo. Tuy nhiên, Giáo sư Nguyễn Khắc Mai, nguyên Trưởng ban Dân vận Trung ương, khi trả lời RFA hôm 25/3/2020 lại cho rằng, còn nhiều vấn đề phức tạp trong việc đóng cửa biên giới với Trung Quốc: "Cái này vừa phức tạp, vừa tế nhị, ban đầu mình chưa đóng cửa ngay với Trung Quốc vì Việt Nam với Trung Quốc có ký kết một hiệp định biên giới, khi muốn đóng của biên giới thì phải xin phép thiên triều, cái này đã ký khá lâu, khoảng mười mấy năm. Cái này do chính Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh khi giải thích lý do không đóng biên giới vì có hiệp định, đấy là cái dở hơi, một tinh thần lệ thuộc từ cấp dưới của thiên triều. Đó là lỗi lầm, cái sai về mặt luật pháp và đạo lý của giới cầm quyền cộng sản ở Việt Nam hiện nay... Cái thứ hai, là vào lúc bấy giờ chưa thấy cái nguy hiểm của covid-19, chưa thấy virus tàu cộng là nguy hiểm cho nên cũng có sự chần chừ." "Bây giờ đóng biên giới với Campuchia hay Lào thì là chuyện bình thường, trước đây và ngay cả bây giờ cũng không dám đóng biên giới với Trung Quốc, vì sự lệ thuộc của đảng cộng sản Việt Nam với đảng cộng sản Trung Quốc." -GS Nguyễn Đình Cống Ngoài ra, theo Giáo sư Nguyễn Khắc Mai, còn một lý do nữa khiến Việt Nam không thể đóng cửa biên giới với Trung Quốc là do hàng hóa đã quá gắn bó với thị trường dễ tính của Trung Hoa. Hàng nông sản, hải sản của Việt Nam luôn được bên Trung Hoa chấp nhận. Và vào thời điểm lúc bấy giờ, có rất nhiều hàng nông sản mà nông dân đang mong muốn bán sang Trung Quốc như dưa hấu, thanh long... Còn hiện nay, theo ông Nguyễn Khắc Mai, vì tình hình dịch bệnh thay đổi, Việt Nam đã thấm đòn và thấy cần phải đóng cửa biên giới. Tại cuộc họp chính phủ 30/1/2020 về phòng chống dịch covid-19 Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cho biết, Việt Nam và Trung Quốc có ký kết hiệp ước, nếu liên quan an ninh và dịch bệnh thì có thể đóng cửa nhưng phải có thỏa thuận giữa hai bên chứ Việt Nam không thể đơn phương.(!?) Giáo sư Nguyễn Đình Cống, một đảng viên đảng cộng sản Việt Nam đã tự ý từ bỏ đảng, nhận định với RFA hôm 25/3/2020: "Ông Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có một lần nào đấy giải thích rằng, hai nước Việt Nam và Trung Quốc có ký một hiệp ước về biên giới, trong ấy có một điều khoản rằng biên giới nói chung cứ để đi lại thoải mái, nếu có chiến tranh hay dịch bệnh mà phải đóng cửa biên giới thì phải thỏa thuận với nhau. Nghĩa là Việt Nam không thể tự đóng cửa biên giới với Trung Quốc, nếu muốn thì phải thỏa thuận với họ, vì vậy Việt Nam không dám đóng biên giới với Trung Quốc. Còn bây giờ đóng biên giới với Campuchia hay Lào thì là chuyện bình thường, trước đây và ngay cả bây giờ cũng không dám đóng biên giới với Trung Quốc, vì sự lệ thuộc của đảng cộng sản Việt Nam với đảng cộng sản Trung Quốc." Giáo sư Nguyễn Đình Cống cho rằng, không chỉ hiệp ước về biên giới này, mà còn một số hiệp ước giữa Việt Nam và Trung Quốc nghe nói thì hay, nhưng phân tích ra thì thấy Việt Nam hoặc là bị lừa hoặc là nhún nhường, hay quá bị lệ thuộc mà phải ký. Như hiệp ước về biên giới mà ông Phạm Bình Minh nói ra, thì rất nhiều người phản ứng cho rằng, đấy là điều ký kết bất lợi cho Việt Nam. RFA https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/why-close-the-border-with-another-country-but-not-with-china-03252020125424.html?fbclid=IwAR3kqH66zxP8qP9r8-4ZpTnRWRl97Ijb2Xcjh5T4q3lWynSQkavLBUcvYEc2020-03-25 | ||||
MỘT SỰ HẤP TẤP/VỘI VÀNG CỦA CẢ BỘ MÁY! Posted: 27 Mar 2020 01:44 AM PDT Tôi không bàn đến việc dừng hay tiếp tục xuất khẩu gạo vì không phải chuyên môn, chưa đủ số liệu và nhiều thông tin trái ngược chưa thể kiểm chứng. Nhưng tôi vô cùng ngạc nhiên và lo sợ cách điều hành, tham mưu " giật cục" của Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh! Kiểu " sáng đúng, chiều sai đến mai lại đúng" không chỉ khiến dư luận đặt dấu hỏi về năng lực của người đứng đầu Bộ quan trọng nhất của nền kinh tế nước nhà mà văn bản xin tạm dừng lệnh dừng chiều qua của ông ta còn khiến người ta nghi ngờ về những quyết sách của lãnh đạo cấp cao! Trong cuộc họp CP hôm 23/3, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã đề xuất việc tạm dừng việc xuất khẩu gạo đến hết tháng 5/2020. Theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, mục đích của việc tạm dừng xuất khẩu gạo nhằm đảm bảo các mục tiêu, nguyên tắc điều hành xuất khẩu gạo, góp phần ổn định giá gạo trong nước. Đề xuất này là một trong những lý do chính để Chính phủ ra lệnh dừng xuất khẩu gạo. Cấp dưới đang chuẩn bị thực thi ngay ngày hôm sau nhưng rồi cũng chính Bộ trưởng Tuấn Anh ký tiếp một văn bản đề nghị tạm dừng lệnh dừng này " Sau khi tiếp nhận phản ánh của một số DN"! Người ta đang tự hỏi khi tham mưu cho Thủ tướng kí chỉ thị dừng xuất khẩu thì ông BT căn cứ vào đâu, dựa vào những số liệu nào và tiếp nhận phản ánh của ai? Và đó cũng là câu hỏi cho văn bản xin tạm dừng lệnh dừng. Nếu có thì tại sao lại thay đổi 180 độ trong vòng 24 tiếng đồng hồ và số liệu ấy có có đáng tin cậy? Tại sao lại không có những chứng cứ, dữ liệu thuyết phục kèm theo để thuyết phục dự luận và cấp trên? Còn không thì cực kì nguy hiểm vì kiểu điều hành cảm tính này. Nguy hiểm hơn nữa khi một số người ca ngợi ông BT sáng suốt khi "sửa sai" quyết định họ cho là vội vàng của Thủ tướng mà cố tình quên rằng quyết định ấy cũng xuất phát từ ông Tuấn Anh. Họ còn lập lờ đánh lận con đen khi viết rằng Bộ Tài chính và Bộ Công đá nhau mà cố tình ém nhẹm mọi thứ đều do Bộ Công thương nay dừng mai xin thôi chứ Bộ Tài chính chỉ quản lý phần Hải quan theo lệnh Chính phủ! Là " tư lệnh" Bộ quan trọng nhất của kinh tế VN, dân chúng có quyền lo sợ với cách điều hành, tham mưu và tư vấn để ra những quyết sách ảnh hưởng đến hàng chục triệu dân, hàng ngàn DN và tác động mạnh đến xã hội của BT Tuấn Anh. Ai sẽ tin tưởng làm ăn, kinh doanh, sản xuất với ông BT nay thế này mai thế khác mà những cú xoay ấy có khi khiến người ta tán gia bại sản, hàng vạn gia đình lao đao? Trung quốc đẩy mạnh thu mua gạo và nếu có dừng mặt hàng này chỉ là bề nổi, cái mà nhiều chuyên gia lo ngại nhất là họ chuyển sang mua lúa nếu gạo bị cấm xuất mà quên ngừng xuất lúa! Tôi không muốn tin những suy diễn ai đó lobby bỏ lệnh dừng xuất khẩu gạo vì không thể chấp nhận trong lúc nước sôi lửa bỏng này lại thò ra bàn tay lợi ích nhóm. Tôi chỉ muốn làm rõ tại sao một BT lại hấp tấp, vội vàng như thế trong lúc nhân dân cần niềm tin vào lãnh đạo cao cấp như thế này? Hà Phan | ||||
BỌN BUÔN GẠO, BỌN BUÔN CHỮ VÀ NÔNG DÂN MIỀN TÂY NAM BỘ, AI KHÓC AI CƯỜI HÔM NAY?! Posted: 27 Mar 2020 01:38 AM PDT Đàm Ngọc Tuyên Trong những ngày qua, dư luận xã hội đặc biệt quan tâm đến vấn đề "CÓ CẦN VÀ CÓ NÊN - HAY KHÔNG CẦN VÀ KHÔNG NÊN DỪNG XUẤT KHẨU GẠO". Câu chuyện xuất phát từ việc Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Tổng cục Hải quan ngưng xuất khẩu gạo, để đảm bảo lương thực cho nhân dân. Khi mà đại dịch Viêm phổi cấp Wuhan đang diễn biến phức tạp, tại VN. Bên cạnh đó, thảm họa khô hạn, nhiễm mặn diện rộng tại ĐBSCL bởi thượng nguồn sông Mê Kông bị Trung Quốc ngăn đập giữ nước. Ngoài ra, cùng thời điểm, người Trung Quốc gia tăng thu mua lúa, gạo với giá tăng vọt bất thường. Dư luận càng nóng lên, bởi chính Bộ Công Thương là Bộ đề xuất cho TT Phúc đưa ra quyết sách trên, vào chiều ngày 23/3, thì đến ngày 24/3, Bộ này lại hỏa tốc thông báo cho VPCP là tiếp tục xuất khẩu gạo, rồi cũng chính Bộ này, chiều ngày 25/3, lại bảo "nếu tiếp tục xuất khẩu gạo thì VN sẽ thiếu gạo". Tuy nhiên, bài viết này, không đi sâu vào chuyện thay đổi xoèn xoẹt của ông Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh (con trai cựu Chủ tịch nước Trần Đức Lương). Mà bài viết chỉ nói lên thực tế ai sẽ có lợi nếu tiếp tục xuất khẩu gạo trong tình hình giá cả biến động như hiện nay? Có thật sự "KHÔNG CẦN VÀ KHÔNG NÊN DỪNG XUẤT KHẨU GẠO", như bà Vũ Kim Hạnh và nhiều nhà báo sạch đưa ra ý kiến này. Bởi vì họ cho rằng: "Đừng để cảm xúc lấn át", "Nghe dừng là giá lúa rớt liền và nước mắt nông dân rớt theo vì họ biết, rồi đây vụ hè-thu, giá lúa càng sẵn trớn rớt tiếp". Hay vì, "Nông dân cần trả nợ ngân hàng, chuẩn bị vụ mới; lúa được giá, không thiếu gạo, và vụ hè thu chỉ 100 ngày nữa đã có lúa mới, sao đột nhiên dừng xuất khẩu gạo?". Có phải là, mới nghe qua, chúng ta tưởng như những nhà báo như bà Vũ Kim Hạnh và bọn con buôn gạo xuất khẩu đang lo lắng, thương lắm cho người dân miền Tây Nam Bộ: Được giá lúa bán ra thì không cho bán. Nợ nần của người nông dân sao đây, chắc nhảy sông Tiền, sông Hậu, sông Hàm Luông chứ sống sao nổi. Nói chung là, tôi gọi đây là bọn vừa có đạo đức vừa biết viết văn chương. Còn có mặt dày và đê tiện hay không khi nhân danh vì người nông dân miền Tây Nam Bộ để che đậy sự bất lương, mà thời khắc này, không vỏ bọc nào tốt hơn nếu nhân danh những điều như thế? Tôi không tự tiện trả lời câu hỏi này, mà tôi chỉ đưa ra những hiển hiện thực tế của người nông dân miền Tây Nam Bộ. "Bán lúa non", cụm từ này, trong chúng ta nếu ai chưa từng nghe qua, thì đừng nói chuyện thương xót nhà nông hôm nay. Nghĩa là, rất khó thống kê cụ thể tỉ lệ, nhưng rất nhiều nhà nông bán lúa cho bọn con buôn, khi mới vừa gieo sạ. Nhà nào kinh tế ổn hơn, thì vừa gặt vừa bán cho thương lái. Hiếm lắm, mới có hộ "tích trữ lúa". Vậy thì, giá lúa tăng hiện nay, bọn quần chúng nông dân hay bọn con buôn có lợi? Nếu tôi là con buôn lúa gạo, mà mở miệng ra bảo bọn quần chúng nông dân có lợi, thà rằng tôi chửi mười tám đời dòng họ nhà tôi, bởi tôi thấy tôi chó má dữ lắm! Còn nếu tôi buôn chữ kết hợp cùng bọn buôn lúa gạo, thì sự chó má đó, tăng gấp nhiều lần so với giá lúa tăng. Bởi tôi đang ở quê nhà Quảng Ngãi, nên tôi không thể phỏng vấn trực tiếp người nông dân miền Tây Nam Bộ. Nhưng sắp tới tôi sẽ đi để tận chứng rồi viết về thảm họa hạn và nhiễm mặn nơi đây. Tuy nhiên, trước khi viết bài này, tôi đã gọi điện thoại cho những người tôi quen, là những gia đình trồng lúa nhiều đời, ở 2 cánh đồng lúa lớn nhất khu vực ĐBSCL: Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên. Gọi điện để được nghe họ nói về vụ mùa vừa thu hoạch, về năng suất, về sự lo lắng có gieo sạ thành công hay không cho vụ Hè - Thu sắp tới. Để nghe họ nói về sự khốn nạn của bọn thương lái, tự bấy lâu nay. Thành thử, giá gạo xuất khẩu có tăng thì người nông dân vẫn khóc như thường, bởi cái nghề nông ở xứ sở này, có mấy khi nở nỗi nụ cười. Còn nếu như ai đó, cần số liệu cụ thể tính toán, dễ ẹt. ĐBSCL có 1,5 triệu hecta trồng lúa, bình thường năng suất 9-10 tấn/hecta. Mặn đang xâm nhập sâu vào đất liền cả 100km, hạn hán nhiều nơi lúa cháy sạch, nhiều nơi năng suất giảm còn 4-5 tấn/hecta, có khu vực cả 100.000 hecta phải bỏ hoang (hoặc chuyển đổi cây trồng). Tính toán ra ngay, nhưng tuyệt đối không có kết quả "Nhìn chung, vụ Đông Xuân 2019-2020 tuy thiệt hại nhưng tổng thể vẫn thu được nhiều lúa.". Cái kết quả trong ngoặc kép này, là của bọn buôn chữ không trung thực. (Tôi rỗi hơi một chút, khi có ý kiến cho rằng, hợp đồng xuất khẩu gạo ký kết rồi thì làm sao hủy? Tôi không chắc, nhưng tôi nhớ là, trong những hợp đồng kinh tế lớn, có quyền đơn phương hủy trong những trường hợp thiên tai, dịch bệnh,..., Còn hỏa hoạn thì không, nếu như chúng ta biết vì sao có thương hiệu điện thoại Sony-Ericsson. Hoặc có ý kiến cho rằng, dừng xuất khẩu gạo là vi phạm nhân quyền, vi phạm Công ước quốc tế? Người Trung Quốc có thể làm giả nhiều thứ, nhưng tuyệt đối đến hôm nay, không tài nào làm giả được con chip của Tập đoàn Intel (cũng như con chip của một Tập đoàn khác cũng của Mỹ), dù rằng Tập đoàn Intel có nhà máy sản xuất chip tại Thành Đô (Chindu - Trung Quốc). Bởi vì Mỹ có điều luật quy định cho bất kỳ Tập đoàn nào của Mỹ, thì vĩnh viễn không được quyền mang ra khỏi nước Mỹ "chất xám" thuộc sở hữu của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, nếu như điều đó ảnh hưởng đến "an ninh quốc gia", cho dù đặt nhà máy sản xuất bên ngoài nước Mỹ. Chuyện này, hồi đó tôi đi làm cu-li cho họ, người ta cho biết như vậy. Còn xuất khẩu gạo nếu ngừng chỉ là tạm thời ngắn hạn mà thôi.) Trở lại câu chuyện những nhà báo sạch như bà Vũ Kim Hạnh khóc cho người dân miền Tây Nam Bộ bởi nếu "dừng xuất khẩu gạo". Tôi thật trân trọng những tấm lòng vàng này, khi họ luôn bảo vệ "người cô thế". Điều đó, khiến tôi liên tưởng và nhớ lại, ai đã bảo vệ kẻ cô thế là tập đoàn Ma-san. Chắc hẳn, nhiều người trong chúng ta còn nhớ, nước mắm truyền thống đã chết tức tưởi. Những hộ gia đình làm nghề mắm truyền thống này xấc bấc xang bang, khi nước mặn giống như là nước mắm có tên Nam Ngư độc chiếm thị phần ở VN. Công lớn giúp cho tập đoàn Masan có thể thành công đưa hóa chất vào tận bếp ăn từng gia đình, không thể không nhắc đến bà Vũ Kim Hạnh. Thế bà Hạnh là CEO tài giỏi của tập đoàn Ma-san chăng? Thưa rằng không! Bà là Chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao. Ma-san có bao nhiêu danh hiệu HVNCLC để quảng bá và khẳng định "chất lượng", đều nhờ bà Hạnh ban phát cho. Những ai làm chủ công ty, doanh nghiệp sản xuất sẽ hiểu vì sao tôi gọi là ban phát. Bởi ông trùm xã hội đen Năm Cam lúc sinh thời nói: "Cái gì mua không được bằng tiền sẽ mua được bằng rất nhiều tiền", (ở VN). Với vỏ bọc chất lượng được cụ thể hóa bằng danh hiệu HVNCLC, đã triệt để giúp cho nước mặn hóa chất "thơm ngon đến giọt cuối cùng" chiếm lấy sự ưa chuộng của đại đa bà Mẹ Việt. Giúp cho ông chủ Ma-san thành tỷ phú thế giới. Giúp cho trên bàn thờ gia tiên người Việt, trong những ngày Tết Nguyên đán vừa qua, nước mặn hóa chất chẫm chệ ngồi ngang hàng với ông bà chúng ta, nếu quý vị còn nhớ hình ảnh quảng cáo của tập đoàn này. Cũng cần nhắc nhớ lại chức vụ đã từng của bà Hạnh: Tổng biên tập tờ Tuổi trẻ. Điều này đồng nghĩa với việc, bà Hạnh là bậc thầy của định hướng, lèo lái dư luận theo hướng có lợi cho nhà cầm quyền Việt Nam, khi bà đương nhiệm TBT. Hẳn nhiên, cái nghiệp này (có bất lương hay không tôi không biết), sẽ theo bà khi trên cương vị Chủ tịch Hội Doanh nghiệp HVNCLC, để giúp cho những doanh nghiệp "ăn nên làm ra", mà tập đoàn Ma-san là ví dụ. Tất nhiên, tôi luôn tin bà là những nhà báo sạch. Còn sạch như thế nào, tùy hệ quy chiếu của từng người. Giả tỷ như tôi, tôi xem chất thải là rất sạch, nên tôi vẫn dùng tay rửa đít mỗi khi đi đại tiện. Tôi dân Quảng, cũng viết không ít bài báo, nên sống cù bơ cù bấc, lại nói giọng Nam, chắc không gạt đồng bào đâu. Mới đây, bà Hạnh có câu hỏi "Tính trung thực giờ bán được bao nhiêu?", trong một bài báo mà bà là tác giả. Tiện thể, tôi xin được trả lời rằng: "Tùy ạ! Nhưng phải có thì mới bán, thưa Bà!". Tôi đọc ở đâu đó, một triết gia nói đại khái, với bọn con buôn thì chúng làm gì có khái niệm Tổ Quốc, hay Đồng Bào. Tôi nghĩ là, người triết gia ấy, đã trừ bọn buôn chữ, buôn mồ hôi của nông dân miền Tây Nam Bộ, và bọn buôn gạo xuất khẩu ở Việt Nam, hôm nay. Cư sỹ Thích Đà Bàn, viết từ những cánh đồng lúa khô cằn miền Trung, mà người nông dân nghèo chỉ mong đủ ăn giáp hạt. | ||||
Thịt lợn Nga ồ ạt về Việt Nam, ép giá hàng trong nước Posted: 27 Mar 2020 01:24 AM PDT Theo thông tin mới nhất từ Bộ NN-PTNT, có 15 công ty của Việt Nam đã ký kết hợp đồng mua thịt lợn từ Tập đoàn Miratorg của Nga. Đây cũng là tập đoàn có sức sản xuất thịt lợn top đầu ở Nga với sản lượng đạt khoảng 500.000 tấn thịt lợn mỗi năm. Hiện Tập đoàn Miratorg đã chuyển số lượng gần 3.500 tấn thịt lợn xuống tàu để xuất sang Việt Nam theo hợp đồng ký kết trước đó. Đến nay, có gần 1.500 tấn đã cập cảng Cát Lái, cảng Hải Phòng và cảng Phước Long; khoảng gần 2.000 tấn thịt lợn cũng đang trên đường về Việt Nam.
Trước đó, trong buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường, đại diện tập đoàn này khẳng định có thể đáp ứng nhu cầu thịt lợn mà Việt Nam đang cần với chất lượng và giá cả cạnh tranh. Doanh nghiệp này kỳ vọng năm 2020 sẽ xuất được sang Việt Nam 50.000 tấn thịt lợn và số lượng sẽ tăng dần trong những năm tiếp theo. Ngoài tập đoàn này, Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) cũng đang đề nghị hai doanh nghiệp khác của Nga hoàn thiện một số thủ tục, giấy tờ còn thiếu theo quy định của Việt Nam và quốc tế để tiếp tục cấp phép xuất khẩu thịt lợn vào Việt Nam trong thời gian tới. Theo số liệu từ Cục Thú y, tính đến ngày 15/3, Việt Nam đã nhập khẩu gần 25.300 tấn thịt lợn và sản phẩm thịt lợn, tăng 205% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, nguồn nhập khẩu từ Canada 29,35%, Đức 19,43%, Ba Lan 11,83%, Brazil 9,98%, Hoa Kỳ 5,53%. Bộ NN-PTNT cho biết, ngoài thúc đẩy tái đàn, việc đẩy mạnh nhập khẩu mặt hàng thịt lợn được xem là giải pháp để giảm áp lực nguồn cung trong nước, đồng thời giúp mặt hàng này dần hạ nhiệt khi đã neo giá cao trong một thời gian quá dài. Do đó, Bộ NN-PTNT đề nghị các bộ ngành liên quan chỉ đạo cơ quan trực thuộc khẩn trương hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm các nguồn hàng hợp lý tại các nước xuất khẩu, đồng thời xem xét chính sách giảm thuế nhập khẩu mặt hàng thịt lợn. 25/03/2020 C.Giang | ||||
Posted: 27 Mar 2020 01:17 AM PDT Hoàng Xuân Phú Chiều 20/3/2020, Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, cơ quan quản lý Nhà nước về giá, kiên quyết đưa giá thịt lợn hơi xuống dưới 60.000 đồng/kg trong thời gian tới. Thủ tướng nói: "Nếu như cố tình đưa giá lên cao thế này thì Thủ tướng sẽ quyết định nhập khẩu thịt lợn từ các nước như Nga, Mỹ,… để giảm giá, phục vụ người tiêu dùng." Để lập luận cho chỉ thị ấy, Thủ tướng nêu ra thông tin về giá thành sản xuất thịt lợn. Thủ tướng cho biết đã hỏi một số doanh nghiệp thực phẩm lớn, "người nói 38.000 đồng/kg, người nói 40.000 đồng/kg, người nói 35.000 đồng/kg". (https://news.zing.vn/thu-tuong-se-nhap-khau-thit-lon-neu-khong-giam-xuong-60000-dongkg-post1062188.html) Mấy câu hỏi cần đặt ra là: (1) Ai cố tình đưa giá lên cao? Ai có khả năng làm điều đó? Nếu tồn tại những kẻ cố tình thao túng thị trường một cách không chính đáng, thì tại sao Thủ tướng lại không nghiêm trị? (2) Những gì đã được tính vào cái giá thành sản xuất thịt lợn mà Thủ tướng trích dẫn? Đã tính đầy đủ công lao động chưa, hay người chăn nuôi lấy công làm lãi? Đã tính cả lãi suất vay vốn ngân hàng chưa? Và đặc biệt, đã tính cả những thiệt hại do đợt dịch tả lợn châu Phi gây ra chưa? Khi tính giá thành chăn nuôi, hiển nhiên là phải tính cả những chi phí và thiệt hại do bệnh tật gây ra. Không thể nói rằng, mấy trăm con lợn đã bị chết trước khi xuất chuồng, nên không tính chi phí cho chúng vào giá thành sản phẩm. Vậy nếu tính cả những thiệt hại do đợt dịch tả lợn châu Phi gây ra, thì giá thành sản xuất thịt lợn hiện nay phải là bao nhiêu? Thủ tướng có biết không? Thực ra, cho đến nay, một số nơi vẫn còn chưa tuyên bố hết dịch, nên chưa thể biết chắc mức độ thiệt hại, và vì vậy cũng chưa thể xác định chính xác cái gọi là giá thành sản xuất thịt lợn bình quân trên toàn quốc. Vậy thì dựa vào đâu để Thủ tướng kết luận là giá bán quá cao, để rồi cho nhập khẩu thịt lợn? Đợt dịch tả lợn châu Phi đã gây ra những tổn thất vô cùng nặng nề cho những người chăn nuôi. Nếu giờ đây họ có thể bán thịt lợn với giá cao hơn so với chi phí hiện thời, thì cũng chưa đủ để bù lại những tổn thất trong đợt dịch, và chắc cũng chưa đủ để trả những khoản vay nợ ngân hàng. Vì vậy, việc cho nhập thịt lợn ồ ạt sẽ gây thiệt hại trầm trọng những người chăn nuôi. Khi những người chăn không thể hồi sức về mặt tài chính, thì họ sẽ không thể ngóc đầu dậy. Nếu để người chăn nuôi lụn bại, thì có thể coi quyết định cho nhập thịt lợn ồ ạt là vì nước, vì dân hay không? Vấn đề không chỉ dừng lại ở đó. Thủ tướng mới tuyên bố vào chiều 20/3/2020, rằng Thủ tướng sẽ cho nhập khẩu thịt lợn nếu không giảm xuống 60.000 đồng/kg. Vậy mà ngay ngày hôm sau (21/2/2020), báo đã đăng tin: "Một tập đoàn của Nga chuyên sản xuất thịt lợn dự kiến xuất sang Việt Nam khoảng 50.000 tấn thịt lợn trong năm nay. Bộ NN-PTNT cũng tiếp tục làm việc với doanh nghiệp khác của Nga để sớm đẩy mạnh nhập khẩu mặt hàng này." Lẽ ra, sau khi Thủ tướng tuyên bố, thì phải đợi một thời gian. Nếu giá vẫn không giảm xuống 60.000 đồng/kg, thì mới cho nhập khẩu. Chứ tại sao lại cho nhập thịt lợn ngay tức khắc? Hóa ra thì hợp đồng đã được ký từ trước, như thông tin sau trong bài báo kèm theo: "Hiện Tập đoàn Miratorg đã chuyển số lượng gần 3.500 tấn thịt lợn xuống tàu để xuất sang Việt Nam theo hợp đồng ký kết trước đó. Đến nay, có gần 1.500 tấn đã cập cảng Cát Lái, cảng Hải Phòng và cảng Phước Long; khoảng gần 2.000 tấn thịt lợn cũng đang trên đường về Việt Nam." Chẳng lẽ, tuyên bố của Thủ tướng vào chiều 20/3/2020 chỉ là dọn đường, để biện hộ cho quyết định cho phép nhập khẩu thịt lợn đã được ban hành từ trước? | ||||
Vì sao Bộ Công thương đề xuất tạm dừng rồi lại cho xuất khẩu gạo trở lại? Posted: 25 Mar 2020 04:13 PM PDT 25/03/2020 14:45 GMT+7 TTO - Có thể có độ vênh về số liệu thực tế giữa sản lượng gạo còn tồn trong dân và số liệu mà Bộ Công thương nắm được nên bộ đã đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho thời gian để xác minh lại và có phương án điều hành tốt nhất.Việc dừng xuất khẩu gạo là một ví dụ điển hình về hạn chế của chế độ độc tài, khi ra quyết định thì nặng về thể hiện quyền lực, hơn là cân nhắc toàn diện về ảnh hưởng tới muôn dân. Mấy ngày qua xuất hiện một số ý kiến ủng hộ quyết định ngày 23/3/2020 của Thủ tướng về việc dừng xuất khẩu gạo, và phản đối kiến nghị ngày 24/3/2020 của Bộ trưởng Bộ Công thương về việc tiếp tục thực hiện xuất khẩu gạo. Hôm nay, bên cạnh mấy ý kiến phân tích rằng dừng xuất khẩu gạo là không hợp lý hoặc không cần thiết, còn có cả ý kiến phê phán về việc tư vấn bất nhất của Bộ Công thương. Không rõ trên thực tế việc Thủ tướng quyết định dừng xuất khẩu gạo có xuất phát từ đề nghị của Bộ Công thương hay không (mặc dù báo chí đã đăng tin như vậy). Nhưng, kể cả trong trường hợp ấy, thì người đáng phê phán nhất chính là bản thân Thủ tướng. Vì sao? Ra quyết định vào ngày 23/3/2020, mà có hiệu lực dừng xuất khẩu gạo từ 0 giờ ngày 24/3/2020 (tức là sau chưa đầy 1 ngày). Thử hỏi, ai có thể trở tay kịp? Ra một quyết định như vậy, mà không quan tâm đến những người phải chịu thiệt hại bởi quyết định. Không hiểu Thông báo số 121/TB-VPCP ngày 23/3/2020 có đề cập đến biện pháp cụ thể nào không, nhưng trên báo chí thì không thấy biện pháp nào được đưa ra để bù đắp thiệt hại. Thiệt hại không chỉ là những doanh nghiệp xuất khẩu gạo, mà cả hàng triệu nông dân lam lũ. Ai sẽ đứng ra trả khoản tiền bồi thường cho phía nước ngoài do phá vỡ hợp đồng xuất khẩu? Ai sẽ đứng ra trả những khoản nợ mà nông dân đã vay để sản xuất vụ lúa vừa qua? Và ai sẽ nuôi những người nông dân bán thóc không đủ tiền trả nợ? Nếu cùng với quyết định dừng xuất khẩu gạo, Thủ tướng đồng thời quyết định Chính phủ đứng ra mua số gạo dự định xuất khẩu, hoặc chi một khoản kinh phí tương ứng, để bù đắp thiệt hại cho những người chịu thiệt hại, thì đi một lẽ. Đằng này, Thủ tướng không nghĩ rằng Chính phủ phải có trách nhiệm như vậy. Đó là hạn chế của bản thân Thủ tướng, không thể đổ tội cho Bộ trưởng Bộ Công thương! Đó cũng là một ví dụ điển hình về hạn chế của chế độ độc tài, khi ra quyết định thì nặng về thể hiện quyền lực, hơn là cân nhắc toàn diện về ảnh hưởng tới muôn dân. Nhân danh vì an ninh lương thực, nhưng có lẽ quan tâm nhiều hơn tới an ninh chính trị. Nhân danh quyền lợi muôn dân, nhưng lại phớt lờ quyền lợi hàng triệu nông dân nghèo khổ. Đối với Trung Quốc, nếu không mua gạo của Việt Nam thì họ sẽ mua gạo của nước khác. Việt Nam không cản trở nổi Trung Quốc mua gạo, mà chỉ đánh mất thị trường và mất tín nhiệm trong quan hệ thương mại quốc tế. Nhưng đối với nông dân Việt Nam, nếu Chính phủ quyết định dừng xuất khẩu gạo, mà không có đền bù thiệt hại, thì họ không có lối thoát. Chính phủ đã rất thành công trong việc ngăn chặn dịch. Nhưng khi đăng bài ca ngợi về thành công của Chính phủ, thì nên lưu ý rằng: Chính phủ mới thể hiện vai trò lãnh đạo về mặt hành chính, y tế, an ninh và quân đội; còn về mặt kinh tế, tài chính thì hình như chưa đưa ra biện pháp nào, ngoài biện pháp dừng xuất khẩu gạo. HXP
Trả lời Tuổi Trẻ Online sáng 25-3, Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh khẳng định không có chuyện yêu cầu doanh nghiệp hủy hợp đồng xuất khẩu gạo mà là giãn tiến độ hợp đồng xuất khẩu trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến căng thẳng, hạn mặn xảy ra và nhu cầu lương thực thế giới tăng cao. Quan điểm điều hành trong bối cảnh hiện nay là ưu tiên đảm bảo an ninh lương thực cho người dân lên hàng đầu và hạn chế thiệt hại cho doanh nghiệp, người nông dân. Ông Khánh cho biết trong 2 tháng đầu năm xuất khẩu gạo đã đạt 930.000 tấn, tăng 32% so với cùng kỳ năm trước, trong đó một số thị trường có mức tăng tương đối mạnh. Giá cả trong nước cũng có biến động theo chiều hướng chung, tăng từ 20-25% tùy theo từng chủng loại. "Đứng trước tình hình đó nếu như việc xuất khẩu gạo vẫn diễn tiến như 2 tháng đầu năm thì Việt Nam có thể đối diện với rủi ro là thiếu gạo cho tiêu dùng trong nước" - ông Khánh nhấn mạnh. * Nhưng chỉ trong thời gian rất ngắn mà Bộ Công thương đã cùng lúc đưa ra hai kiến nghị khá bất nhất về việc tạm giãn và sau đó cho xuất khẩu gạo trở lại. Vậy lý do là gì, thưa ông? - Với sản lượng hiện nay đã thu hoạch 9 triệu tấn thóc, tương đương 4 triệu tấn gạo, trong điều kiện bình thường tôi khẳng định sẽ không thiếu gạo, mà còn vừa đáp ứng đủ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Thế nhưng những tháng đầu năm nay, dịch COVID-19 diễn biến đã và đang gây ra những ảnh hưởng hết sức nghiêm trọng không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Nhu cầu với một số mặt hàng thiết yếu nhu yếu phẩm, trong đó có gạo, đang tăng rất nhanh và đã bắt đầu xuất hiện nhu cầu tăng dự trữ lương thực để bảo đảm cuộc sống cho người dân. Giá cả trên thị trường thế giới biến động mạnh. Điều này gây nên sự bất định vì không biết lúc nào dịch bệnh mới được kiểm soát, nhu cầu dự trữ gạo của thế giới ra sao. Thêm nữa, hiện nay giá cả mặt hàng gạo trong nước cũng đã tăng từ 20-25%. Dịch bệnh được dự báo diễn biến phức tạp nên có thể tác động tiềm ẩn tới tâm lý của người dân, có thể vì dịch bệnh mà người dân đổ xô đi mua tích trữ. Vì vậy, trên cơ sở dự phòng yếu tố bất định, các số liệu đã có, Bộ Công thương đã kiến nghị Chính phủ hai phương án, trong đó có phương án là tạm giãn tiến độ xuất khẩu gạo tới tháng 5-2020. Tuy nhiên, tôi xin nhấn mạnh rằng đây là yêu cầu giãn tiến độ hợp đồng xuất khẩu chứ không hủy hợp đồng. Tuy nhiên, sau đó Bộ Công thương nhận được phản ánh của doanh nghiệp, hiệp hội và các địa phương vùng ĐBSCL, cho rằng có thể số lượng gạo tồn kho ở trong dân lớn hơn, tình hình xuất khẩu trong tháng 3 có thể không tăng mạnh như dự báo, nên xuất hiện nhu cầu phải xác minh lại. Vì vậy chúng tôi đã kiến nghị Thủ tướng cho Bộ Công thương thời gian để làm việc với các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp, cho phép kiểm tra lại một lần nữa số lượng sản lượng vụ đông xuân, lượng tồn kho trong dân, số lượng tồn kho ở các doanh nghiệp, lượng hợp đồng xuất khẩu đã ký, để Thủ tướng sẽ xem xét, quyết định. * Bộ Công thương có vai trò trong quản lý, điều hành hoạt động xuất nhập khẩu, vậy tại sao lại có độ vênh về số liệu với các địa phương, doanh nghiệp, thưa ông? - UBND các tỉnh và doanh nghiệp cho rằng có thể có độ vênh về mặt số liệu giữa sản lượng và kim ngạch xuất khẩu trong tháng 3. Doanh nghiệp cho biết lượng gạo xuất khẩu trong tháng 3 chững lại và không lớn. Một số tỉnh cũng cho biết lượng tồn kho còn trong dân và lượng dự trữ có thể lớn hơn. Có độ vênh về số liệu cũng là dễ hiểu. Bởi trước đây lượng gạo sản xuất, lượng gạo ký hợp đồng gạo tồn kho Bộ Công thương nắm rất chắc thông qua Hiệp hội Lương thực Việt Nam, doanh nghiệp. Tuy nhiên sau khi có nghị định 107/2018/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo thì Bộ Công thương không còn số liệu này nữa do thị trường gạo đã tự do hóa hoàn toàn. Theo đó, mọi số liệu chính thống mà bộ có được là từ Hiệp hội Lương thực, Bộ Nông nghiệp, Tổng cục Thống kê… và chúng tôi điều hành trên cơ sở này. Tôi nhấn mạnh, trong trường hợp bình thường, với sản lượng hiện nay thì hoàn toàn có thể cân đối phù hợp, nhưng trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, hạn mặn, nhiều bất ổn khó lường nên cần phải có thời gian để đánh giá kỹ lưỡng hơn. Vì vậy, chúng tôi kiến nghị Thủ tướng cho thêm thời gian để xác minh lại với doanh nghiệp. Nếu Thủ tướng đồng ý thì chúng tôi sẽ làm việc sớm với UBND các tỉnh ĐBSCL và doanh nghiệp xuất khẩu chủ chốt để nắm lại số lượng chuẩn xác nhưng trên tinh thần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. * Hiện nay, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo vẫn phải thực hiện theo chỉ đạo là tạm dừng xuất khẩu gạo. Vậy bộ có đánh giá tác động doanh nghiệp hay không và có hỗ trợ gì? - Chúng tôi có đánh giá. Cụ thể, khi đưa ra một số phương án cho Thủ tướng và Thường trực Chính phủ lựa chọn, chúng tôi đưa ra hai phương án, một là tạm giãn tiến độ xuất khẩu gạo đến giữa tháng 5 và hai là đưa ra chế độ giấy phép, miễn là làm sao kiểm soát xuất khẩu, vừa đảm bảo tiến độ hợp đồng đã ký và đảm bảo an ninh lương thực cho người dân là yếu tố quan trọng nhất. Sau khi cân nhắc ý kiến các bộ ngành, Thủ tướng quyết định tạm giãn tiến độ trong 2 tháng đến cuối tháng 5-2020. Khi tạm giãn như vậy sẽ xuất hiện một số vấn đề, đó là với hợp đồng đã ký với bên ngoài doanh nghiệp có thể sử dụng biện pháp đây là trường hợp bất khả kháng, quyết định của Chính phủ, không phải là hủy hợp đồng mà là tạm giãn tiến độ, phần nào cho thấy doanh nghiệp tiếp tục thực hiện hợp đồng đó. Nếu doanh nghiệp gặp khó khăn vì phải vay vốn ngân hàng thì dự kiến Bộ Công thương sẽ làm việc với ngân hàng để giãn thời gian trả nợ. Chúng ta cần phải có kiểm soát đảm bảo an ninh lương thực cho người dân, đặt mục tiêu đó là cao nhất. Còn những câu chuyện khó khăn đến với doanh nghiệp cũng là dễ hiểu, nhưng chúng tôi cũng đã tính toán để có phương án giảm thiểu khó khăn và thiệt hại cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp gạo bức xúc Ông Phạm Thái Bình, giám đốc Công ty cổ phần nông nghiệp công nghệ cao Trung An (Cần Thơ), tỏ ra bức xúc trước việc đột ngột "cấm" xuất khẩu gạo. "Thiệt hại rất lớn cho doanh nghiệp khi không kịp trở tay. Hàng hóa đã đóng bao, in nhãn mác, đóng container đưa ra cảng chuẩn bị xuất khẩu rồi nằm đó thiệt hại ai chịu trách nhiệm. Hợp đồng đã ký với đối tác giờ không thể giao được phải đền bù, ảnh hưởng đến uy tín ai chịu trách nhiệm. Giá lúa ngay lập tức đã giảm xuống sau lệnh cấm xuất khẩu gạo, thiệt hại chính là người nông dân. Việt Nam không thiếu gạo xuất khẩu, lẽ ra nhân cơ hội thế giới đang cần thì phải khuyến khích xuất khẩu với giá cao", ông Bình cho biết. Cũng theo ông Bình, quyết định tạm ngưng xuất khẩu gạo chưa khảo sát tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp. "Bài học cấm xuất khẩu gạo năm 2008 vẫn còn đó, chúng ta lỡ cơ hội xuất khẩu giá cao mà còn bị ảnh hưởng uy tín trong xuất khẩu các năm tiếp theo", ông Bình nói. Theo ông Vũ Duy Hải - tổng giám đốc Công ty Vinacam, quyết định ngưng xuất khẩu gạo là quá đột ngột và không dựa vào những thông tin về mùa vụ và đánh giá cơ hội xuất khẩu của gạo Việt Nam khiến doanh nghiệp không thể trở tay kịp với "lệnh cấm" này khi hợp đồng đã ký và nguy cơ đền hợp đồng là rất lớn. Ông Hải phân tích trong thời gian qua có hiện tượng gạo trong nước hút hàng bởi tâm lý lo lắng của người dân vì dịch bệnh. Theo đó, nhiều người tăng mua gạo để dự trữ trong nhà dẫn đến siêu thị hết hàng và đẩy mạnh mua từ các nhà cung cấp gạo. "Nhưng dân mua nhiều thì gạo chỉ chuyển từ kho nhà máy vào nhà dân chứ gạo không mất đi. Người dân cũng không thể tăng tiêu thụ gạo lên gấp đôi ngày thường được do đó trong 5-6 tháng tới gạo sẽ giảm giá", ông Hải nói. Đối với xuất khẩu, ông Hải cho rằng Bộ NN&PTNT cho biết Việt Nam có thể xuất khẩu 6,5 triệu tấn gạo trong năm nay. ĐBSCL đang thu hoạch rộ lúa đông xuân là nguồn cung quan trọng nhất của cả năm. Người dân thời gian qua bị thiệt hại nặng nề do giá cả nông sản giảm sút, tình hình hạn mặn nghiêm trọng lẽ ra được bán lúa giá cao thì nay lại khó tiêu thụ nếu như doanh nghiệp ngưng mua vì không thể xuất khẩu. "Lẽ ra trong bối cảnh hiện tại thì phải khuyến khích xuất khẩu để tăng giá mua lúa cho nông dân. Trong khi đó cần định hướng xuất khẩu gạo giá cao để tận dụng cơ hội thay vì ngưng xuất khẩu", ông Hải chia sẻ quan điểm. Theo PGS.TS Trần Tiến Khai (Trường đại học Kinh tế TP.HCM), quyết định tạm ngưng xuất khẩu gạo không nên đột ngột như vậy với một mặt hàng xuất khẩu quan trọng như lúa gạo. "Đúng là trong tình hình dịch bệnh phức tạp thì cần chú trọng an ninh lương thực trong nước nhưng phải dựa trên căn cứ vào số liệu sản xuất, tình hình tiêu thụ, an ninh lương thực và khả năng xuất khẩu. Nếu chưa rõ ràng thì có nhiều hình thức để hạn chế và kiểm soát xuất khẩu để đạt mục giảm xuất khẩu, tăng giá trị mà không cần phải ngưng ngay. Lịch sử đã cho thấy chúng ta đã lỡ cơ hội xuất khẩu gạo giá cao khi cấm xuất khẩu gạo trước đây". TRẦN MẠNH NGỌC AN thực hiện | ||||
Xuất khẩu gạo: Có nên ngưng lúc này hay không? Posted: 25 Mar 2020 04:12 PM PDT LTS: Hôm nay, Chính phủ Việt Nam đã ra quyết định tạm dừng xuất khẩu gạo, với lý do bảo đảm an ninh lương thực do có thông tin Trung Quốc đang thu gom lúa gạo ở Việt Nam. Quyết định này, trước mắt ảnh hưởng rất lớn đến nông dân. Chiều nay, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh có kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ, yêu cầu tạm ngừng việc cấm xuất khẩu. Quyết định ngưng xuất khẩu gạo hiện đang gây tranh cãi. Chúng tôi xin được giới thiệu hai ý kiến dưới đây của nhà báo Trương Châu Hữu Danh và của cô Nguyễn Thị Phương Dung, Giám đốc Công Ty TNHH Một Thành Viên Dịch Vụ và Thương Mại Sông Tiền, liên quan tới quyết định cấm xuất khẩu gạo nói trên. Kính mời quý độc giả bổ sung ý kiến. 24-3-2020 Trương Châu Hữu Danh: Nông dân đứng tim Chỉ trong một ngày, giá lúa gạo trong nước xuống ào ào vì chỉ đạo ngừng xuất khẩu. Chiều nay, giá gạo giảm 500.000 đồng/tấn nhưng thương lái không ăn, không chốt giá. Nông dân như ngồi trên lửa. Chiều nay, lại có kiến nghị của Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh tạm ngừng việc cấm xuất khẩu. Nông dân hồi hợp chờ. Thực tế, lúa gạo Việt Nam hiện không hề thiếu. Giá gạo 504 tại kho vẫn ở mức 9.300 đồng/kg. Các doanh nghiệp vẫn còn đầy kho (khoảng 3 triệu tấn gạo, chưa kể lúa đang thu hoạch và một lượng lớn gạo An ninh lương thực trong kho Cục Dự trữ). Cấm xuất khẩu ngay bây giờ, nông dân chết trước, thương lái chết sau, và đến ngân hàng… Diễn biến CRN khó lường, Chính phủ lo lắng là đúng – nhưng Bộ trưởng Trần Tuấn Anh có văn bản ngay lúc này là cần thiết! Cá nhân tôi nghĩ, các bộ ngành cần chậm lại một nhịp trước khi quyết. Cảm ơn ông Trần Tuấn Anh! *** Nguyễn Thị Phương Dung: Đừng để cảm xúc lấn át! Bài học về xuất nhập khẩu gạo vẫn còn nguyên đó. Năm 2008, khi mà Việt Nam đang xuất gạo với giá 900 USD một tấn (giá hiện tại gần 400 USD) thì có lệnh ngừng xuất khẩu. Giá gạo giảm còn 300USD. Trong khi Thái Lan mở kho xuất đi ào ào thì dân mình cay đắng chở gạo đi bán lẻ trước cổng các khu công nghiệp. Có thể các bạn không trong ngành nhưng hoàn toàn có thể kiểm chứng từ nhiều nguồn. Từ năm 2008 đến nay, gạo Việt Nam luôn trong tình trạng thừa để xuất khẩu và xuất với giá cực rẻ. Lượng gạo làm ra, trừ phần chế biến, bia rượu và thức ăn chăn nuôi thì dân mình ăn chỉ một nửa, nửa còn lại bán ra nước ngoài với giá bèo hơn chữ bèo (khoảng 6-7 triệu tấn). Năm nay hạn mặn khốc liệt ven biển Tây Nam, nông dân trồng lúa điêu đứng, nhưng lúa gạo cả nước làm ra vẫn thừa nhu cầu trong nước. Lợi dụng dịch bệnh, dân mình có tâm lý tích cốc phòng cơ, giá bán lẻ bị đẩy lên. Nhưng giá lúa tại ruộng, giá gạo tại kho, vẫn cứ thấp – và không hề thiếu. Thiếu làm sao được khi quanh năm đều có thu hoạch lúa chứ không rạch ròi mỗi năm 2 vụ như mười mấy năm trước. Cấm xuất khẩu ngay bây giờ, khi mà nông dân đang thu hoạch trong cảnh mất mùa, thì người bị thiệt hại trước mắt là nông dân. Họ, đa số phải bán lúa tại ruộng để trả nợ đại lý vật tư nông nghiệp, trả nợ ngân hàng. Có người còn "bán lúa non", ăn trước trả sau. Nếu cấm xuất khẩu, thì người kinh doanh lúa gạo như tôi sẽ lời, vì giá bán lẻ đến khách hàng không hề giảm, trong khi giá mua sĩ bị giảm sâu. Đến 2018, Việt Nam sản xuất hơn 30,7 triệu tấn gạo, để ăn hơn 9 triệu tấn, thừa hơn 21,6 triệu tấn. Mất mùa khốc liệt nhất năm 2016 giảm 1 triệu tấn lúa (tương đương 400.000 tấn gạo). Con số trên chưa bao gồm gạo trong kho dự trữ an ninh lương thực quốc gia (vì con số này tôi không nắm rõ, nhưng nguyên tắc vẫn phải bảo đảm đủ lương thực cho ít nhất 1 vụ). Năm nay cho tình huống khốc liệt khác gồm hạn mặn, dịch bệnh, mất 1 triệu tấn gạo, thì vẫn còn thừa hơn 20,6 triệu tấn gạo. Sao cấm làm chi? Tôi thấy nhiều người dùng cảm xúc để hoan hô việc cấm xuất khẩu gạo. Trong tình hình hiện nay, ai cũng lo lắng là lẽ đương nhiên. Nhưng với một quyết sách ảnh hưởng đến hàng triệu nông dân, xin đừng dùng cảm xúc. | ||||
Tội phạm đóng vai kẻ trượng nghĩa Posted: 25 Mar 2020 04:11 PM PDT Nguyễn Ngọc Chu 25/03/2020 1. Vào thời điểm 9 h sáng ngày 24/3/2020 Chinese virus đã cướp đi 16 514 sinh mạng và lây nhiễm cho 378 848 bệnh nhân. Con số này sẽ còn tiếp tục tăng kinh khủng trong các ngày tới. Là tội đồ mang đến đại họa cho toàn thế giới, ông Tập Cận Bình đã không biết che mặt ngồi trong phòng kín ăn năn hối lỗi, lại vác mặt rêu rao đóng vai kẻ cứu thế. Hôm 21/3/2020, Tập Cận Bình đã điện đàm với lãnh đạo Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Serbia - đang là nạn nhân của Chinese virus với giọng giả nhân giả nghĩa. Chẳng hạn, với Thủ tướng Đức, Tập nói: "Nếu Đức có nhu cầu, Trung Quốc sẵn sàng hỗ trợ trong khả năng của chúng tôi", "Những cuộc khủng hoảng về sức khỏe cộng đồng là thách thức chung với nhân loại. Sự đoàn kết và hợp tác là những vũ khí mạnh nhất chống lại nó", "Chúng tôi sẵn sàng chia sẻ "thông tin và kinh nghiệm", sẵn lòng hợp tác với Berlin trong phát triển vaccine". Với Tổng thống Pháp thì: "Trung Quốc sẵn sàng cùng Pháp thúc đẩy hợp tác quốc tế trong ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh, đồng thời hỗ trợ vai trò cốt lõi của Liên Hợp Quốc và Tổ chức Y tế Thế giới trong việc hoàn thiện quản lý y tế công cộng toàn cầu". (Vnexpress, 23/3/2020). Thật là mặt dày. Thật đểu giả. Mang đại họa đến cho nhà người ta, lại còn rêu rao nhân nghĩa. 2. Trong khi ông Tập giả vờ giúp Đức, thì mặc dù đang là nạn nhân với hơn 29000 người nhiễm Chinese virus, Đức đã tiếp nhận bệnh nhân Chinese virus của Italia và Pháp đưa về Đức cứu chữa. Thủ hiến bang Saxony Michael Kretschmer cho biết: "Chính phủ Italy từ vài ngày trước đề nghị chúng tôi giúp đỡ chăm sóc các bệnh nhân không được chữa trị trong nước. Sau khi tham vấn bác sĩ về năng lực của các bệnh viện trong bang, chúng tôi quyết định tiếp nhận 6 bệnh nhân Italy điều trị tại bệnh viện ở thành phố Dresden và Leipzig". "Tại Italy, họ đang phải đưa ra quyết định hết sức khó khăn về đạo đức khi chọn 6 người để đưa lên máy bay chuyển sang Đức"(Vnexpress, 24/3/2020). Trước đó, ba bang của Đức giáp giới với miền Đông nước Pháp cũng đã đồng ý tiếp nhận bệnh nhân Chinese virus từ Pháp để cứu chữa. 3. Thủ tướng Đức, Tổng thống Pháp, Nhà vua Tây Ban Nha chẳng ai mắc lừa ông Tập cả. Riêng Thủ tướng Serbia Vusic thì đang tin vào lời hứa của ông Tập: "Trung Quốc và Serbia là đối tác chiến lược toàn diện. Tình hữu nghị bền chặt như sắt đá giữa hai quốc gia, cũng như người dân, sẽ tồn tại mãi mãi". Những lời như trên của ông Tập thì người dân Việt Nam nghe đến đã phải rửa tai ngoảnh mặt. Ông Vusic mới nghe lần đầu nên tưởng là thật, lại chắc khó tránh khỏi cảm động. Ông Vusic không biết là lãnh đạo Trung Quốc đã nói với lãnh đạo Việt Nam hàng ngàn lần những lời đẹp hơn thế nữa, mà Trung Quốc vẫn mang quân xâm chiếm lãnh thổ Việt Nam, cả đất liền lẫn biển đảo. Không có nước nào hợp tác với Trung Quốc mà không mắc bẫy đau điếng. Mất của, mất người, mất cả lãnh thổ. Nhiều nghị sĩ Italia bây giờ đã thức tỉnh. Ông Vusic hãy cảnh giác. Nghĩ lại, trách sao được ông Vusic ở xa, chắc gì ông Vusic đã tin. Ở Việt Nam còn có khối kẻ ngủ mơ hơn ông Vusic. |
You are subscribed to email updates from Dân quyền. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét