“Xây dựng bệnh viện dã chiến ngay trong BV Bạch Mai” plus 14 more |
- Xây dựng bệnh viện dã chiến ngay trong BV Bạch Mai
- Bộ trưởng TT-TT kiến nghị nhân viên làm ở nhà, bác sỹ khám online do corona
- Công bố liên tiếp 7 ca mắc Covid-19 liên quan đến BV Bạch Mai
- Chủ nhà giảm tiền trọ, giám đốc hỗ trợ tiền nuôi con cho nhân viên
- Chuẩn bị mọi điều kiện sẵn sàng ứng phó với dịch corona trên diện rộng
- Tổng cục Thống kê: Tăng trưởng quý I “rất đáng tự hào”
- Tin tức đại dịch Covid-19 ngày 30/3: Gần 34.000 người chết vì Covid-19
- HLV Park Hang Seo: An cư rồi, liệu có lạc nghiệp?
- Công điện khẩn về người từng điều trị tại BV Bạch Mai từ 10/3
- Người cách ly muốn ăn cơm chay, cán bộ biên phòng chạy hàng chục km
- 3 bệnh nhân Covid-19 nặng tiến triển tốt, 1 người đã được rút ống thở
- Nữ du khách Rumania: Những ngày cách ly do Corona ở Việt Nam rất đặc biệt
- Giám đốc BV Bạch Mai: "Chúng tôi quyết tâm ngăn chặn sự lây nhiễm ra cộng đồng"
- Bị hủy đột ngột, hành khách cuống cuồng tìm cách bay
- Đêm đầu giới nghiêm do corona, Hạ Long đưa 43 người về khu tập trung
Xây dựng bệnh viện dã chiến ngay trong BV Bạch Mai Posted: 29 Mar 2020 05:37 PM PDT - Lực lượng quân đội đã hỗ trợ xây dựng một bệnh viện dã chiến ngay trong BV Bạch Mai để ứng phó tình huống xấu nhất. GS Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc BV Bạch Mai cho biết, việc xây dựng bệnh viện dã chiến đã được thực hiện ngay từ đêm 28/3 với sự hỗ trợ của lực lượng quan đội. Đây là kịch bản dự phòng để bệnh viện sẵn sàng ứng phó với tình huống xấu nhất. Ông Tuấn cho biết, BV đã thực hiện nội bất xuất, ngoại bất nhập từ ngày 28/3 đến nay sau khi ghi nhận 3 ca mắc liên quan đến công ty Trường Sinh. Bệnh viện dã chiến được xây dựng bên trong khuôn viên BV Bạch Mai Khu vực bệnh viện dã chiến được lắp đặt ngay trong khuôn viên BV Bạch Mai Ngay trong tối 28/3, Bộ Quốc phòng đã cho nhiều xe chở 631 người nhà bệnh nhân đến Láng Hoà Lạc để cách ly tập trung. Việc này rất quan trọng, giúp giảm mật độ người trong bệnh viện qua đó giảm nguy cơ lây nhiễm. Hiện tại, BV đang thực hiện cách ly khoảng 3.500 người, bao gồm gần 800 bệnh nhân, nhân viên y tế và khoảng 100 người nhà bệnh nhân nặng. Do không được ra ngoài, nên mọi vật dụng từ nhỏ nhất như bàn chải, kem đánh răng đều do bệnh viện cấp. Về vấn đề dinh dưỡng cho người bệnh và các nhân viên y tế, do nhà ăn của bệnh viện đã bị phong tỏa và cách ly toàn bộ người làm việc tại đây nên BV tạm thời đặt các suất ăn từ công ty chuyên cung cấp suất ăn cho hàng không. Tuy vậy, vẫn còn nhiều hạn chế về dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe cho nhân viên y tế phải làm việc 24/7. Bên cạnh đó, còn các suất ăn bệnh lý cho bệnh nhân tiểu đường, bệnh nhi, bệnh nhân ăn qua sonde… "Tuy nhiên vượt lên tất cả, tinh thần của nhân viên y tế rất tốt, toàn tâm chăm sóc cho người bệnh. Chúng tôi quyết tâm không chỉ chữa khỏi bệnh mà còn không để xảy ra lây nhiễm hoặc lây nhiễm chéo trong bệnh", ông Tuấn nói. Hiện BV Bạch Mai được coi là một trong những điểm nóng của dịch Covid-19. Tại đây đã ghi nhận 25 trường hợp nhiễm bệnh liên quan, trong đó có tới 15 ca mắc Covid-19 làm việc tại công ty Trường Sinh - đơn vị phục vụ tại nhà ăn của BV. Hạnh Hằng Giám đốc BV Bạch Mai: "Chúng tôi quyết tâm ngăn chặn sự lây nhiễm ra cộng đồng"- Ngay trong đêm 28/3, một bệnh viện dã chiến đã được dựng lên trong khuôn viên bệnh viện Bạch Mai, với quyết tâm sẽ đẩy lùi dịch bệnh và ngăn chặn sự lây nhiễm trong cộng đồng. | ||||||||||||||||
Bộ trưởng TT-TT kiến nghị nhân viên làm ở nhà, bác sỹ khám online do corona Posted: 29 Mar 2020 08:36 AM PDT Khẳng định hiện nay có đủ công nghệ họp trực tuyến đến từng người để làm việc tại nhà hiệu quả, Bộ trưởng TT&TT kiến nghị cho cán bộ, nhân viên làm việc tại nhà để phòng chống dịch. Tại cuộc họp trực tuyến giữa Thường trực Chính phủ với 5 thành phố trực thuộc TƯ về công tác phòng chống dịch Covid-19 hôm nay, Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, hiện nay BV Bạch Mai có 39.000 bệnh nhân cả nội trú, ngoại trú và 16.000 nhân viên, người phục vụ, tất cả là 45.000 người. "Nếu tìm được số di động thì sẽ dễ dàng liên lạc được với những người tiếp xúc gần với các ca nhiễm. Các BV khi khám chữa bệnh cố gắng ghi lại số di động, đến khi cần thiết có thể tìm được", Bộ trưởng nói. Đủ công nghệ để làm việc tại nhà hiệu quả Trước diễn biến dịch bệnh phức tạp, Bộ trưởng TT&TT kiến nghị cho cán bộ, nhân viên làm việc tại nhà để hạn chế tập trung đông người. "Chúng ta đủ công nghệ họp trực tuyến đến từng người để làm việc tại nhà hiệu quả", ông khẳng định.
Theo Bộ trưởng, để đảm bảo hoạt động của các BV, nên tăng cường ứng dụng khám bệnh từ xa. Hiện nay Việt Nam đang có phần mềm cho phép hơn 70% bệnh có thể khám từ xa, kết hợp với camera. "Tôi đề nghị Bộ Y tế cân nhắc việc này, ngành TT&TT sẽ giúp trong quá trình thực hiện rất nhanh", Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói. Ông cho rằng, trong tình hình hiện nay nên chuyển sang phương thức quản lý online, nhiều hoạt động có thể thực hiện online để hạn chế đi lại, tránh tiếp xúc đông người. "Bộ TT&TT lần đầu tiên tiến hành thanh tra Sở TT&TT qua mạng, chúng tôi kết nối với Sở thực hiện từ xa", Bộ trưởng dẫn chứng. Hiện nay TƯ và địa phương đã áp dụng nhiều phần mềm hiệu quả. Bộ TT&TT và Bộ Y tế sẽ công bố các phần mềm này, ví dụ phần mềm thông báo ai đã tiếp xúc gần với người nhiễm Covid-19... Về hạ tầng viễn thông hỗ trợ chống dịch Covid-19, Bộ TT&TT đã chỉ đạo các nhà mạng đầu tư để khi làm việc trực tuyến không bị nghẽn mạng. Mạng xã hội cơ bản đồng lòng chống dịch Về công tác thông tin tuyên truyền, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, lượng thông tin hàng ngày về tình hình dịch bệnh rất lớn, khoảng 7.000 tin trên báo chí và 80.000 tin trên mạng xã hội. Có 30 triệu người đọc báo và 150 triệu người đọc mạng xã hội mỗi ngày. Các phương tiện đến được với nhiều người và nhanh là truyền hình, tin nhắn, loa phường, mạng xã hội (chiếm 80% dân số). Đặc biệt, việc nhắn tin vừa qua cũng rất hiệu quả, nhanh, rõ ràng, đến từng người. "Dịch Covid-19 lần này chúng ta kiểm soát tốt mạng xã hội, mạng xã hội cơ bản đồng lòng chống dịch. Báo chí vẫn là kênh có lượng người đọc nhiều, tin sâu, bám sát chỉ đạo của Chính phủ", Bộ trưởng nói.
Thời gian qua, Bộ TT&TT đã chỉ đạo chuyển hướng truyền thông, viết nhiều hơn về các biện pháp phòng, chống dịch, các hoạt động kinh tế - xã hội, đẩy mạnh truyền thông về tinh thần tương thân tương ái trong giai đoạn khó khăn, như nhiều chủ nhà miễn tiền thuê nhà tháng 4, tháng 5 cho bà con từ các tỉnh về thành phố làm ăn... "Hiệu quả truyền thông vừa qua làm rất tốt. Việc thống nhất, xuyên suốt tin gốc từ chính quyền là hết sức quan trọng", Bộ trưởng đánh giá. Ông cho rằng, việc công bố các ca nhiễm virus corona trên toàn quốc nên mỗi ngày 2 lần và thống nhất từ một nguồn là Bộ Y tế, sau này nhiều ca bệnh có thể công bố 1 ngày 3 lần. Biểu dương các cơ quan truyền thông, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá thời gian vừa rồi các cơ quan đã làm tốt, bây giờ cần làm tốt hơn. "Sự nhân ái trong xã hội đã được nhân lên thì giờ đây cần được thông tin nhiều hơn. Chẳng hạn như một cụ bà gần 80 tuổi ủng hộ 1 triệu đồng phòng chống dịch, có em bé ủng hộ cả tiền mừng tuổi, có người góp 125 tỷ, 20 tỷ", Thủ tướng nhấn mạnh. Thủ tướng: Sàng lọc 40.000 người ra vào BV Bạch Mai, xử lý bệnh nhân 178Thủ tướng lưu ý phải tìm được khoảng 40.000 người ra vào BV Bạch Mai thời gian qua để theo dõi, sàng lọc, xử lý bệnh nhân 178 do khai báo thiếu trung thực. Thu Hằng | ||||||||||||||||
Công bố liên tiếp 7 ca mắc Covid-19 liên quan đến BV Bạch Mai Posted: 29 Mar 2020 04:27 PM PDT - Việt Nam đã có 194 ca mắc Covid-19, trong đó riêng liên quan đến BV Bạch Mai có tới 25 trường hợp. Bệnh nhân 189 là nữ, 46 tuổi, địa chỉ tại Tân Quang, Nông Cống, Thanh Hóa, là nhân viên thuộc bộ phận chuyển phát nước sôi của Công ty TNHH Trường Sinh tại các khoa/phòng BV Bạch Mai. Bệnh nhân ở cùng nhà với 2 trường hợp làm cùng công ty nhiễm Covid-19 trước đó. Trong 2 tuần trở lại đây, bệnh nhân không đi đâu xa khỏi khuôn viên bệnh viện. Ngày 25/3, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng ho, đau họng và sốt. Ngày 28/3, bệnh nhân được chuyển vào cách ly tại BV Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh và xét nghiệm. Hiện tại, bệnh nhân đang được cách ly tại BV Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh, tình trạng sức khoẻ ổn định. Bệnh nhân 190 nữ, 49 tuổi. Bệnh nhân 191 là nữ, 36 tuổi. Bệnh nhân 192 là nữ, 23 tuổi. Bệnh nhân 193 là nữ, 21 tuổi. Bệnh nhân 194 là nữ, 42 tuổi. Các bệnh nhân từ 190-194 đều là nhân viên của công ty Trường Sinh. Đồng thời, Bộ Y tế đính chính, do sai sót trong khâu thu thập và cập nhật thông tin, nên trong bản tin 18h30 ngày 29/3, Bộ đã để trùng lắp trường hợp bệnh nhân 184 với trường hợp bệnh nhân 173 và sai chi tiết của bệnh nhân 185. Nay xin thay vào vị trí bệnh nhân 184 ca bệnh mới, đồng thời cung cấp thông tin chuẩn về bệnh nhân 185. Cụ thể: Bệnh nhân 184 là nữ, 42 tuổi, địa chỉ tại Diễn Vạn, Diễn Châu, Nghệ An, là nhân viên thuộc bộ phận bán hàng và chuyển phát nước sôi của Công ty TNHH Trường Sinh tại căng tin và các khoa/phòng BV Bạch Mai. Bệnh nhân ở cùng nhà với 2 trường hợp làm cùng công ty đã nhiễm Covid-19 trước đó. Trong 2 tuần trở lại đây, bệnh nhân không đi đâu xa khỏi khuôn viên bệnh viện. Ngày 28/3, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng ho, cùng ngày, bệnh nhân được chuyển vào cách ly tại BV Bệnh nhiệt đới cơ sở Đông Anh, hiện tình trạng sức khoẻ ổn định. Bệnh nhân 185 là nam, 38 tuổi, địa chỉ tại Đông La, Hoài Đức, Hà Nội. Bệnh nhân vào chăm anh rể điều trị tại Khoa Thần kinh, BV Bạch Mai từ 15-16/3 và 18-19/3, trong đó có ít nhất 2 lần qua căng tin của bệnh viện để ăn và mua đồ. Ngày 28/3, xét nghiệm sàng lọc của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội cho kết quả dương tính với virus SARS-CoV 2, sau đó bệnh nhân được chuyển vào cách ly tại BV Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh, hiện tình trạng sức khoẻ ổn định. Như vậy đến sáng 30/3, Việt Nam đã ghi nhận 194 ca mắc Covid-19. Riêng liên quan đến BV Bạch Mai đã ghi nhận 25 ca liên quan, trong đó tại công ty Trường Sinh có tới 15 trường hợp. Thúy Hạnh 188 ca Covid-19, 1 phóng viên và 2 người liên quan đến Bạch Mai mắc- 18h ngày 29/3, Bộ Y tế công bố thêm ca 9 Covid-19 mới, nâng tổng số người mắc bệnh này lên 188. | ||||||||||||||||
Chủ nhà giảm tiền trọ, giám đốc hỗ trợ tiền nuôi con cho nhân viên Posted: 29 Mar 2020 05:16 PM PDT 'Cảm ơn tấm lòng tốt của bà chủ nhà. Hi vọng các chủ trọ khắp nơi đều thấu hiểu và chia sẻ'. Ngày 26/3, chồng chị Lân Nhút, 30 tuổi, đang làm công nhân ở khu công nghiệp Long Thành, Đồng Nai nhận được thông báo của chủ nhà: 'Do diễn biến dịch bệnh Covid-19 phức tạp, kinh tế thì khó khăn, cùng cảnh thuê muớn giống nhau, tháng tới (tháng 4) em bớt cho anh chị 50% tiền nhà nhé. Qua tháng 5, em sẽ bớt 400 ngàn đồng'.
Ngay sau đó, chồng chị Nhút chụp lại cuộc trò chuyện giữa mình và chủ nhà gửi cho vợ. 'Chưa kịp tìm ra facebook của ông chủ thì bà chủ tìm tận facebook thông báo giảm tiền nhà để chung tay giúp nhà mình vượt qua thời gian khó khăn của dịch bệnh. Cảm ơn tấm lòng tốt của bà chủ nhà. Chủ nhà mình chưa bao giờ làm mình thất vọng. Hi vọng các chủ trọ khắp nơi đều thấu hiểu và chia sẻ…', chị Nhút viết trên trang cá nhân, kèm hình ảnh cuộc trò chuyện giữa chồng và chị chủ nhà. Lân Nhút quê Thanh Chương, Nghệ An. Năm 2012, chị rời quê vào Đồng Nai ở trọ, làm công nhân cho nhiều công ty khác nhau. Hai năm trước, chị lập gia đình rồi thuê căn nhà rộng gần 70 m2 ở xã Long Phước, Long Thành, Đồng Nai, giá 1,4 triệu đồng làm chỗ ở. Căn nhà cấp bốn được chia làm ba phòng, gồm phòng khách, phòng ngủ và phòng bếp. Không gian bên ngoài thoáng mát. Từ sau Tết Nguyên đán, mỗi tháng chồng Nhút chỉ làm 13 ngày nên thu nhập vơi đi rất nhiều. Cuộc sống của hai vợ chồng cô cũng khó khăn hơn. 'Căn nhà tôi đang thuê, nếu ở khu khác thì giá phải 3-4 triệu đồng, nhưng anh chị ấy đã cho vợ chồng tôi thuê giá rẻ. Giờ đang dịch bệnh nên kinh tế ai cũng khó khăn, được anh chị ấy cho không mấy trăm ngàn vợ chồng tôi mừng lắm. Tháng này lại có thêm ít tiền mua rau, gạo rồi', người vợ sinh năm 1989 nói bằng giọng biết ơn.
Cùng với vợ chồng Lân Nhút, từ ngày 26/3, rất nhiều người thuê trọ ở Bình Dương, Đồng Nai, TP.HCM chia sẻ thông tin được chủ trọ giảm tiền nhà bằng niềm vui pha lẫn sự biết ơn. Nói về lý do giảm 50% tiền nhà tháng 4 và tháng 5 cho người thuê trọ, anh Nguyễn Văn Thanh, 48 tuổi, xã Tam An, huyện Long Thành, Đồng Nai xúc động: 'Mấy lần đến khu trọ, ngồi nhậu với các anh em, tôi biết được thu nhập của họ thấp mà phải lo đủ thứ. Bây giờ, vì ảnh hưởng của dịch bệnh, có người mất việc, có người thu nhập giảm đi một nửa. Tôi muốn cuộc sống của họ ổn định hơn trong mùa dịch'. Vợ chồng anh Thanh làm nghề kinh doanh tự do. Hai năm trước, anh cùng vợ mua đất xây 30 phòng trọ cho thuê, giá 900 ngàn đồng/phòng. Người thuê trọ của nhà anh từ nhiều tỉnh thành khác nhau, đến Đồng Nai làm công nhân trong khu công nghiệp. Ngoài giảm tiền nhà, anh Thanh còn nhắc người thuê nhà thường xuyên vệ sinh nơi ở, không tụ tập đông người để hạn chế dịch bệnh lây lan.
Ở phường Hiệp Thành, thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương, vợ chồng bà Thái Thị Kim Anh có 60 phòng trọ cho thuê, giá 700-800 ngàn đồng/phòng. Ngày 27/3, vợ chồng bà quyết định giảm 150.000 đồng tháng 4 và tháng 5 cho những người đóng tiền từng tháng. Giảm 500 ngàn đồng đối với người đóng tiền nguyên một năm. Miễn một tháng đối với các sinh viên đang về quê tránh dịch. Khi nghe chủ nhà thông báo thông báo sẽ giảm tiền nhà, anh Giang, 30 tuổi, quê Tiền Giang xúc động: 'Vợ chồng cô Kim Anh sống rất tình cảm. Ngày lễ, Tết, cô vào bếp tự tay nấu đồ ăn đãi mọi người. Ra Tết mình quay lại đi làm, cô mang khẩu trang, gạo, mì tôm đến phát cho từng phòng. Còn giờ, dịch bệnh nên kinh tế cả dạy trọ gồm 60 phòng của vợ chồng cô ai cũng bị ảnh hưởng thì được vợ chồng cô giảm tiền nhà. Thật may mắn khi xa nhà mà được cô chú quan tâm'. Bà Trương Thị Bích Hạnh, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương cho biết, trước ảnh hưởng của dịch Covid-19, Liên đoàn Lao động phối hợp cùng Hội Liên hiệp phụ nữ, Đoàn thanh niên và cơ quan chức năng địa phương vận động chủ nhà trọ miễn giảm tiền phòng cho người lao động. Hiện đã có nhiều chủ nhà trọ ở Thủ Dầu Một, Dĩ An, Thuận An… hưởng ứng. Các chủ nhà trọ thông báo giảm tiền trọ tháng 4 và tháng 5/2020 với mức giảm khoảng 10-20-50-100%. Đây là một việc làm hửu ích trong mùa dịch, khi Bình Dương có khoàng 1,2 triệu lao động từ các tỉnh đến làm ăn sinh sống. Hỗ trợ trợ tiền nuôi con cho nhân viên Ngày 23/3, ông Nguyễn Khánh Hưng, Chủ tịch tập đoàn LDG, huyện Trảng Bom, Đồng Nai gửi lời động viên đến 350 cán bộ nhân viên trong công ty: 'Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, tôi biết, lúc này đây các anh chị em cũng có phần lo lắng. Là người có trách nhiệm cao nhất của tập đoàn, tôi có vài lời sau: 'Các anh chị em hãy tuân thủ đầy đủ các hướng dẫn, khuyến cáo của Chính phủ và Bộ y tế về việc phòng chống dịch bệnh Covid-19. Hãy hợp tác thật tốt với chính quyền địa phương để cùng nhau chiến thắng đại dịch. Công ty sẽ không có chính sách giảm thu nhập, giảm lương hay cắt giảm nhân sự trong suốt thời gian dịch bệnh đang diễn ra. Ngoài ra, tập đoàn sẽ hỗ trợ thêm 1.000.000 đồng/tháng cho con của cán bộ nhân viên tập đoàn dưới 18 tuổi trở xuống, bắt đầu từ tháng 3/2020 cho đến khi các cháu đi học trở lại theo quy định của Bộ giáo dục & đào tạo. Tôi mong các bạn hãy lạc quan và tự tin, yên tâm công tác, tiếp tục hỗ trợ cao nhất trong công việc. Chúc các bạn sức khỏe, hạnh phúc. Việt Nam chúng ta chắc chắn sẽ đẩy lùi được đại dịch để tiếp tục phát triển. Bà chủ Bình Dương miễn tiền trọ 80 phòng, khách thuê bật khócHiểu những khó khăn của người thuê trọ khi dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, chị Dương quyết định giúp họ vượt qua thời gian khó khăn. Tú Anh | ||||||||||||||||
Chuẩn bị mọi điều kiện sẵn sàng ứng phó với dịch corona trên diện rộng Posted: 29 Mar 2020 08:34 AM PDT Thủ tướng yêu cầu UBND TP Hà Nội, TP HCM rà soát, cập nhật phương án phòng, chống dịch Covid-19, bảo đảm sẵn sàng cho cả phương án cách ly toàn thành phố. Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp với 5 thành phố trực thuộc Trung ương về phòng, chống dịch COVID-19. Thủ tướng đề nghị các ngành, các cấp trong cả nước nhất là 5 TP trực thuộc TƯ tập trung cao độ, thần tốc hơn nữa, tranh thủ từng giờ, từng phút thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch đã đề ra. Tích cực chuẩn bị mọi điều kiện về nhân lực, vật chất sẵn sàng ứng phó với dịch bệnh trên diện rộng bảo đảm phương châm 4 tại chỗ. Kiểm soát chặt chẽ, ngăn ngừa người từ vùng có dịch đến các vùng khác, sẵn sàng hỗ trợ, chi viện cho các địa phương quá tải khi có yêu cầu.
Bộ Y tế, các bộ liên quan và các địa phương trong cả nước cần rà soát, cập nhật phương án huy động nhân lực, cơ sở vật chất, bảo đảm lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu khi dịch lây lan trên diện rộng. 5 TP trực thuộc TƯ là địa bàn tập trung đông dân cư và các hoạt động kinh tế - xã hội, mật độ giao lưu lớn hơn rất nhiều các địa phương khác. Kết quả phòng, chống dịch tại các TP này có ý nghĩa quyết định đến thành quả chung của cả nước. UBND các TP phải có phương án, giải pháp phòng, chống dịch phù hợp đặc thù của địa phương mình, tập trung và ưu tiên đối với các khu vực, địa bàn nhiều nguy cơ như chung cư, cao ốc, văn phòng, chợ dân sinh, bệnh viện, đầu mối giao thông. Tiếp tục phát huy cả hệ thống chính trị, trách nhiệm người đứng đầu trong phòng, chống dịch. Chính quyền cấp cơ sở phải đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng để phát hiện sớm nhất các nguồn lây, đề nghị mọi người dân khai báo y tế và thực hiện giám sát chặt chẽ các trường hợp có nguy cơ. Có giải pháp bảo đảm an sinh xã hội cho người lao động tại các thành phố. Khẩn trương thiết lập hệ thống chỉ đạo, điều hành theo dõi diễn biến, phòng chống dịch và điều trị bệnh của từng thành phố. Sẵn sàng mọi điều kiện (nhân lực, phương tiện, bệnh viện dã chiến, lương thực thực phẩm…) cho mọi tình huống, bảo đảm ứng phó ngay lập tức, kể cả khi áp dụng tình trạng khẩn cấp về dịch hoặc khi phải áp dụng các biện pháp như giới nghiêm, thiết quân luật. Thủ tướng yêu cầu UBND TP Hà Nội, TP.HCM rà soát, cập nhật phương án phòng, chống dịch trên địa bàn, bảo đảm sẵn sàng cho cả phương án cách ly toàn thành phố. Đảm bảo nguồn lực, nhất là lương thực, thực phẩm cho nhân dân trong mọi tình huống. Xử lý nghiêm đầu cơ tăng giá vật tư y tế và lương thực thực phẩm. Dồn lực xử lý 2 ổ dịch ở Hà Nội và TP HCM Bộ Y tế, Bộ Công an, Hà Nội, TP HCM tập trung, dồn lực xử lý triệt để các "ổ dịch" như tại BV Bạch Mai, quán bar Buddha, khẩn trương truy vết, áp dụng ngay các biện pháp phù hợp đối với tất cả các trường hợp có nguy cơ, tiếp xúc với người bệnh, người qua lại "ổ dịch" theo đúng quy định. Các tỉnh, thành phố có liên quan phối hợp chặt chẽ với các bộ và Hà Nội, TP HCM thực hiện tốt nhiệm vụ này.
Hạn chế tối đa các chuyến bay từ TP Hà Nội, TP HCM đến các địa phương khác và ngược lại. Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ GTVT tiếp tục chỉ đạo dừng các chuyến bay vận chuyển hành khách đến Việt Nam và hạn chế tối đa các chuyến bay vận chuyển hành khách từ Hà Nội, TP HCM đến các địa phương khác và ngược lại trong vòng 2 tuần tới, trừ trường hợp đặc biệt. Giãn cách, giảm mật độ vận chuyển hành khách bằng xe lửa, xe khách, xe bus; áp dụng chặt chẽ việc kiểm tra y tế và các biện pháp ngăn ngừa lây lan dịch bệnh trên các phương tiện giao thông công cộng. Xử lý nghiêm, kể cả về hình sự các trường hợp không khai báo, khai báo không đúng, không chấp hành cách ly, trước mắt xem xét xử lý nghiêm việc khai báo không trung thực của bệnh nhân số 178. Xử lý những trường hợp bịa đặt làm ảnh hưởng tâm lý người dân. Các bộ, ngành, địa phương tiếp tục đổi mới phương thức làm việc, tăng cường các hoạt động trực tuyến, rà soát cắt giảm điều kiện kinh doanh, đơn giản thủ tục hành chính, có chế độ làm việc phù hợp trong đợt cao điểm phòng, chống dịch. Tạm dừng dịch vụ xổ số, trò chơi có thưởng, hoạt động casino trong vòng 15 ngày, kể từ ngày 1/4. Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xử lý vấn đề người nhập cảnh không trở về Campuchia khi hết thời hạn cách ly tập trung. Trần Thường BV Bạch Mai 20 người dương tính, hơn 5.000 bệnh nhân về khắp tỉnh thànhHà Nội ghi nhận đã có 20 trường hợp dương tính Covid-19 tại BV Bạch Mai, trong khi Bộ Y tế mới công bố 16 người. | ||||||||||||||||
Tổng cục Thống kê: Tăng trưởng quý I “rất đáng tự hào” Posted: 29 Mar 2020 01:00 PM PDT "Tăng trưởng kinh tế quý I năm nay chỉ đạt 3,82%, thấp nhất trong 10 năm qua. Nhưng trong bối cảnh hiện nay, đây là mức tăng trưởng khá so với các nước trong khu vực và trên thế giới", lãnh đạo Tổng cục Thống kê nhận định. Tuy giảm mạnh nhưng vẫn "đáng tự hào" Chia sẻ tại cuộc họp báo kinh tế xã hội quý I/2020 mới đây, ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, cho rằng mức tăng trưởng GDP 3,82% trong quý I là "rất đáng tự hào" trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, dịch bệnh xảy ra trên khắp thế giới, các nền kinh tế lớn trên thế giới tăng trưởng âm hoặc không tăng trưởng. Ông Lâm cũng nói rằng, xây dựng các kịch bản GDP là rất khó khăn khi phải liên tục cập nhật các kịch bản. Ngay trong quý I, Tổng cục Thống kê đã phải 3-4 lần cập nhật các kịch bản trên cơ sở tác động dịch bệnh đến nền kinh tế, đến đối tác kinh tế của Việt Nam.
Ngay sau khi có kết quả quý I/ 2020 là 3,82%, Tổng cục Thống kê đã xây dựng các kịch bản cho các quý tiếp theo. Lãnh đạo Tổng cục Thống kê chia sẻ: Kịch bản 1 là dự báo dịch Covid-19 kéo dài hết quý II, sau đó hoạt động sản xuất kinh doanh trở lại bình thường. "Nếu dịch bệnh Covid-19 chỉ kéo dài hết quý II, chúng tôi đưa ra kịch bản tăng trưởng đạt hơn 5%. Còn kịch bản thứ hai là dịch bệnh kéo dài sang hết quý III thì tăng trưởng, dù vẫn đạt hơn 5%, nhưng thấp hơn mức tăng trưởng nếu dịch bệnh chỉ đến hết quý II". "Chúng tôi cũng tính toán kịch bản để tăng trưởng GDP đạt được 6,8% thì mức tăng trưởng từng quý thế nào", ông Lâm nói và nhận xét "kịch bản này rất khó đạt được trong bối cảnh kinh tế toàn cầu như vậy". Dù vậy, ông Lâm không đồng tình với quan điểm cần điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng GDP. Bởi, điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng để cuối năm có thể "đạt được mục tiêu" thì không giải quyết được gì. "Vấn đề là nỗ lực thế nào, giải pháp hữu hiệu thế nào để dạt kết quả tích cực, đó mới là câu chuyện cần bàn", ông Nguyễn Bích Lâm nhấn mạnh. Cần sự chia sẻ của tất cả Trong số hàng loạt giải pháp đề ra như tận dụng hiệp định thương mại tự do với EU, đầu tư công, nâng cao năng suất lao động, lãnh đạo Tổng cục Thống kê cho rằng đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công 2020 là một trong những giải pháp hiệu quả giúp tăng trưởng kinh tế. "Vốn đầu tư công giải ngân thêm được 1%, thì làm cho GDP tăng 0,06 điểm phần trăm. Theo dõi đà giải ngân những năm vừa qua, dù kế hoạch giao 100% nhưng năm cao nhất chúng ta chỉ giải ngân được 92-93%. Nếu giải ngân hết 100% vốn đầu tư công cũng góp phần làm cho GDP tăng thêm", ông Nguyễn Bích Lâm tính toán.
Cùng với đó, đại diện ngành Thống kê lưu ý phải nâng cao hiệu quả vốn đầu tư. Nghiên cứu qua Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (hệ số ICOR), Tổng cục Thống kê thấy rằng: Nếu hệ số ICOR giảm 0,5 thì GDP tăng 0,64 điểm phần trăm. Hệ số ICOR năm 2019 ở mức 5,9 (có nghĩa để có 1 đồng tăng trưởng thì phải bỏ ra 5,9 đồng vốn - PV), nếu giảm còn 4,9 thì GDP tăng thêm 1,12%. Cho nên nâng cao hiệu quả vốn đầu tư là giải pháp cả trước mắt và lâu dài. Ngoài ra, việc nâng cao năng suất lao động cũng cần chú ý. Nếu năng suất lao động tăng 1% có thể làm GDP tăng 0,9 điểm phần trăm. Đó là con số Tổng cục Thống kê tính toán. Ông Lâm cũng hy vọng hiệp định thương mại với EU sẽ khiến xuất khẩu của Việt Nam khởi sắc, nhất là với ngành da giày, dệt may, thủy sản,... Tuy nhiên, ông Bùi Trọng Tú, Phó vụ trưởng Vụ Thống kê thương mại và dịch vụ, lo rằng xuất khẩu quý I đang ở mức độ tăng rất thấp so với cùng kỳ. Thời gian gần đây, dịch Covid-19 bùng phát mạnh ở châu Âu, Mỹ. Hầu như các đơn hàng của DN ở Mỹ, châu Âu đang tạm dừng. Nếu quý II dịch tiếp tục bùng phát như vậy chắc chắn ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam. Bởi ngoài Trung Quốc, đây là hai thị trường tương đối lớn của nước ta, đặc biệt là với hàng dệt may, da giày và thủy sản. "Thời gian tới, khi dịch Covid-19 giảm ở những thị trường này, cần tận dụng tốt hiệp định EVFTA, tập trung vào những mặt hàng trọng điểm. Nhà nước có những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường. Nhưng mấu chốt vấn đề phải là doanh nghiệp, phải tự mình cải thiện tình hình, nâng cao chất lượng sản phẩm, làm rõ nguồn gốc xuất xứ, đáp ứng được các rào cản kỹ thuật... Vì khi tham gia cuộc chơi lớn, chúng ta phải lớn lên mới giành chiến thắng được", ông Tú nói. Theo lãnh đạo ngành thống kê, mục tiêu tăng trưởng GDP 6,8% giờ đây đã trở thành "thách thức lớn", do vậy cần sự chung sức đồng lòng của Chính phủ, người dân, doanh nghiệp, sự chia sẻ của các thực thể trong nền kinh tế. "Chính phủ có những chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp. Nhưng cộng đồng doanh nghiệp cũng cần chia sẻ trách nhiệm. Vừa qua tôi thấy cộng đồng doanh nghiệp kêu nhiều quá, muốn Chính phủ hỗ trợ nhiều quá. Bao nhiêu chính sách muốn hỗ trợ mà chưa thấy chia sẻ trách nhiệm. Kể cả người dân cũng chia sẻ trách nhiệm đó, chứ không phải chỉ Chính phủ đứng ra gánh vác", ông Nguyễn Bích Lâm nói. Lương Bằng Con số cảnh báo, giá cả tăng cao nhất 5 năm quaDưới tác động của dịch bệnh Covid - 19, tăng trưởng GDP quý I chỉ tăng 3,82%, thấp hơn rất nhiều cùng kỳ các năm trước. Trong khi giá cả tăng cao nhất giai doạn 5 năm 2016 - 2020. | ||||||||||||||||
Tin tức đại dịch Covid-19 ngày 30/3: Gần 34.000 người chết vì Covid-19 Posted: 29 Mar 2020 07:45 PM PDT Tính đến sáng 30/3 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận hơn 718.000 ca nhiễm Covid-19, với hơn 33.800 trường hợp tử vong – theo thống kê của Đại học John Hopkins. Đại dịch tiếp tục diễn biến phức tạp, đặc biệt là tại Mỹ và châu Âu. Số người chết ở Italia giảm nhẹ Italia ghi nhận 756 ca tử vong mới trong vòng 24 giờ qua – Cơ quan bảo vệ dân sự thông báo hôm 29/3, khi nước này tiếp tục phải trả cái giá đắt nhất trong số các quốc gia đang phải đối mặt với đại dịch Covid-19 trên thế giới. Đây là một mức giảm nhẹ so với con số 889 hôm 28/3 và kỷ lục 919 hôm 27/3. Số ca nhiễm mới cũng giảm với thêm 3.815 ca được ghi nhận. Tổng số ca đang được điều trị trên cả nước là 7.880 ca, với 97.689 đã khỏi bệnh. Tổng cộng, Italia đã ghi nhận 97.689 ca nhiễm, với 10.779 trường hợp tử vong.
Ngoài ra, nước láng giềng Pháp hôm 29/3 cũng báo cáo 292 trường hợp tử vong mới, nâng tổng số người chết do căn bệnh lên 2.606 – Giám đốc Dịch vụ Y tế Pháp Jerome Solomon cho biết. Trong số gần 19.000 người đang phải nhập viện, có 4.632 người thuộc diện yêu cầu chăm sóc đặc biệt, ông Salomon cho biết thêm. Số ca nhiễm và tử vong ở Mỹ tiếp tục tăng Mỹ hiện ghi nhận ít nhất 137.047 ca nhiễm Covid-19, theo thống kê của CNN đối với các ca bệnh được phát hiện và xét nghiệm trong các hệ tống y tế công của Mỹ. Ít nhất 2.400 người đã tử vong, chiếm khoảng 1,8% số người nhiễm bệnh. Hơn 14.000 thành viên lực lượng Vệ binh Quốc gia đã được huy động trên cả nước để hỗ trợ nỗ lực chống dịch.
Bang New York tiếp tục chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, khi số người chết tăng 237 chỉ trong 24 giờ qua. Bang này cũng ghi nhận thêm 7.195 ca nhiễm mới, đưa tổng số lên 59.513 ca, trong đó có 730 sĩ quan thuộc lực lượng cảnh sát thành phố New York. Tại thành phố này, tính đến tối ngày 28/3, đã có ít nhất 650 tù nhân được thả tự do do những lo ngại về virus – Thị trưởng Bill de Blasio cho biết. Ông de Blasio cũng cho biết tuần này đã có thêm 500 y tá hợp đồng được bổ sung cho hệ thống y tế và bệnh viện của thành phố, vào thêm 500 người nữa sẽ được bổ sung vào trong tuần sau. Ngoài ra, thành phố đã gửi đến các bệnh viện 1.400 máy thở, song tổng số máy thở cần thiết lên tới 15.000. Giám đốc hệ thống y tế và bệnh viện New York, tiến sĩ Mitchell Katz, hôm 29/3 cũng cho hay các phòng cấp cứu tại thành phố đang phục vụ gấp đôi số lượng bệnh nhân so với thông thường, và các khoa chăm sóc đặc biệt đang đông hơn bình thường khoảng 3 lần. Hôm 29/3, Tổng thống Donald Trump cũng đã gia hạn khuyến cáo giãn cách xã hội cho đến ngày 30/4. Ông cho biết theo sơ đồ dịch bệnh, Mỹ sẽ đạt đỉnh dịch vào khoảng 2 tuần tới, và bày tỏ hi vọng đất nước sẽ có thể bắt đầu phục hồi từ ngày 1/6. Moscow ra lệnh cách ly toàn thành phố Thủ đô Moscow của Nga đã ban bố lệnh cách ly đối với tất cả người dân bất kể tuổi tác, bắt đầu từ ngày 30/3 cho đến khi có thông báo tiếp theo – Thị trưởng Sergey Sobyanin cho biết. Qua đó, người dân sẽ chỉ được phép ra ngoài trong trường hợp cần trợ giúp y tế khẩn cấp, để đến một siêu thị hoặc hiệu thuốc gần nhà, và để cho thú cưng đi dạo trong phạm vi 100m xung quanh nơi ở. Các ngoại lệ sẽ được áp dụng với người lao động thuộc diện thiết yếu.
Giao thông cá nhân và công cộng, cũng như việc ra và vào thành phố, vẫn sẽ được cho phép. Các quan chức thành phố sẽ áp dụng một hệ thống "theo dõi thông minh" để thực thi các lệnh giới hạn này, ông Sobyanin cho biết. Anh ghi nhận thêm 209 trường hợp tử vong Đã có thêm 209 người tử vong do Covid-19 tại Anh trong 24 giờ qua, đưa tổng số người chết lên 1.228 – Bộ Y tế Anh thông báo hôm 29/3. Cũng trong khoảng thời gian này, đã có thêm 2.433 người xét nghiệm dương tính với virus, đưa tổng số ca nhiễm được ghi nhận tại Anh lên 19.522 ca.
Thành viên Nội các Anh Michael Gove cho biết người dân nước Anh nên chuẩn bị tinh thần cho một giai đoạn "kéo dài đáng kể" khi các biện pháp phong tỏa được áp dụng để hạn chế sự lây lan của virus. Tiến sĩ Jenny Harries, Phó giám đốc Cơ quan Y tế cộng đồng nước này cũng cảnh báo rằng cuộc sống có thể sẽ không trở lại bình thường ở Anh trong vòng 6 tháng tới, hoặc hơn. Bà Harries cho biết lệnh phong tỏa hiện tại sẽ được xem xét lại 3 tuần 1 lần, và cảnh báo nếu các biện pháp được dỡ bỏ quá sớm, dịch bệnh có thể bùng phát trở lại. Thủ tướng Anh Boris Johnson hôm 29/3 cũng cho biết: "Mọi việc sẽ còn tệ đi trước khi có thể tốt lên". Hơn 40% dân số thế giới bị giới hạn di chuyển Theo thống kê, có hơn 3,38 tỉ người trên thế giới đã được đề nghị hoặc yêu cầu tuân thủ các lệnh giới hạn di chuyển và ở nhà. Con số này tương đương với khoảng 43% dân số thế giới, hiện đang là 7,79 tỉ theo thống kê của Liên Hợp Quốc trong năm 2020.
Tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc và thành phố thủ phủ Vũ Hán, tâm dịch đầu tiên của virus corona chủng mới, là địa phương đầu tiên áp dụng các biện pháp phong tỏa vào cuối tháng 1 năm nay. Anh Thư | ||||||||||||||||
HLV Park Hang Seo: An cư rồi, liệu có lạc nghiệp? Posted: 29 Mar 2020 04:03 PM PDT - HLV Park Hang Seo vừa tậu căn hộ gần VFF để tiện cho công việc, nhưng sau khi an cư, ông thầy người Hàn có "lạc nghiệp"? Thầy Park quyết "an cư" Theo hợp đồng, khi HLV Park Hang Seo trở thành thuyền trưởng bóng đá Việt Nam, chiến lược gia người Hàn Quốc được VFF cấp một căn hộ riêng dành cho các chuyên gia nằm trong khuôn viên VFF để tiện công việc. Căn hộ mà VFF dành cho các chuyên gia, hay riêng với HLV Park Hang Seo là tương đối tiện nghi với 3 tầng rộng rãi, có hồ bơi, khá yên tĩnh. Đây là nơi mà chiến lược gia người Hàn Quốc sống suốt 2 năm qua kể từ lúc đến Việt Nam với sự hài lòng khá cao.
Tuy nhiên, mới đây ông Park quyết định mua một căn hộ mới gần trụ sở VFF để tính đường ra ở riêng, cũng như đưa gia đình sang Việt Nam sinh sống trong thời gian tới đây. Quyết định này dường như cũng mang ý nghĩa chiến lược gia người Hàn Quốc muốn gắn bó lâu dài với bóng đá Việt Nam khi theo quan niệm của người phương Đông thì chuyện "an cư" là vô cùng quan trọng đối với mỗi gia đình, cá nhân nếu muốn yên tâm công tác. nhưng liệu có thể "lạc nghiệp"? Thực tế không phải đến khi mua nhà, chiến lược gia người Hàn Quốc mới bày tỏ ý định muốn sống lâu dài và gắn bó với bóng đá Việt Nam. Nhưng phải đến khi thầy Park chi ra số tiền không hề nhỏ thì người hâm mộ mới chắc chắn ý định ấy là thật. Thế nhưng liệu rằng mong muốn "an cư, lạc nghiệp" lâu dài ở Việt Nam của HLV Park Hang Seo có dễ dàng? Có lẽ mọi việc không dễ dàng khi nhìn vào thực tế đang phải đối mặt và từ những người đi trước.
Ngay đầu năm 2020 có vẻ mọi việc không thuận cho ông Park và thất bại của U23 Việt Nam ở VCK U23 châu Á là tín hiệu đầu tiên. Và đến lúc này, kế hoạch của ông Park tính toán rất kỹ cho bóng đá Việt Nam trong năm nay cũng chưa thể đi theo đúng lộ trình, khi ảnh hưởng của dịch Covid-19 đang diễn ra phức tạp. Thực tế ngay cả khi V-League quay trở lại và các giải đấu mà tuyển Việt Nam đảm bảo đúng với lịch mới cũng khiến ông Park phải đau đầu, bởi nhiều nguyên nhân đến từ chuẩn bị, chuyên môn. Chính vì thế, sự đảm bảo cho thành công với các chỉ tiêu cao là rất khó lường. Mặc dù thầy Park gặt nhiều thành tích, thời gian tại vị ổn định với bóng đá Việt Nam thì cũng chẳng ai chắc chắn thuyền trưởng người Hàn Quốc đảm bảo vị trí nếu nhận thất bại ở các giải đấu tới, đặc biệt tại AFF Cup 2020. Đơn giản là người hâm mộ luôn khó tha thứ nếu đội tuyển thất bại. Những tấm gương tiền nhiệm trước đó như Rieal, Calisto sau khi vinh quang với tuyển Việt Nam và rời đội tuyển đều không thành công ở cấp CLB. HLV Riedl thất bại cay đắng với Khánh Hoà, người hùng Calisto cũng không thể trở lại ĐT.LA sau AFF Cup 2008, và gần nhất cựu thuyền trưởng bóng đá Việt Nam Miura cũng sớm mất việc tại CLB TPHCM. Ông Park chịu áp lực thành tích, và chỉ có đảm bảo được thói quen chiến thắng như phần lớn chặng đường đầu tiên tại Việt Nam thì mới giúp HLV xứ kim chi thuận buồm xuôi gió. Xuân Mơ | ||||||||||||||||
Công điện khẩn về người từng điều trị tại BV Bạch Mai từ 10/3 Posted: 29 Mar 2020 09:00 PM PDT Chủ tịch UBND TP Hà Nội ban hành công điện khẩn thứ 3 chỉ đạo khẩn trương lấy mẫu những người đã đến BV Bạch Mai từ ngày 10-25/3. Trong công điện, ông Nguyễn Đức Chung nhận định trước diễn biến phức tạp ổ dịch tại BV Bạch Mai, việc cách ly triệt để tại nhà, khẩn trương lấy mẫu những người đã đến BV từ 10-25/3 có ý nghĩa quyết định trong việc ngăn chặn lây lan dịch bệnh trong cộng đồng và giúp làm rõ các biện pháp điều trị. Chủ tịch TP Hà Nội yêu cầu các địa phương, đơn vị khẩn trương hoàn thành rà soát tất cả các trường hợp có liên quan tới Bạch Mai, tổ chức cách ly y tế và lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 theo quy định.
Sở Y tế chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh trong và ngoài công lập rà soát ngay toàn bộ các bệnh nhân nặng điều trị nội trú tại bệnh viện, thực hiện tốt công tác chăm sóc và điều trị nội trú theo quy định. Đối với bệnh nhân tiếp nhận từ hoặc đã điều trị tại BV từ ngày 10/3 đến nay phải bố trí điều trị tại khu cách ly và lấy mẫu xét nghiệm. Tăng cường công tác chăm sóc người bệnh toàn diện, chỉ cho 1 người nhà vào chăm sóc (nếu cần) và phải được kiểm tra y tế trước khi vào chăm sóc bệnh nhân, không cho người vào thăm hỏi bệnh nhân. Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo lựa chọn đơn vị cung cấp suất ăn đảm bảo an toàn thực phẩm cho người bệnh, nhân viên của bệnh viện, đảm bảo bữa ăn cho người bệnh theo chế độ dinh dưỡng bệnh lý. Người tham gia chế biến thức ăn tại bệnh viện/người của đơn vị cung cấp suất ăn khi vận chuyển suất ăn vào trong bệnh viện phải có đây đủ trang thiết bị bảo hộ theo quy định để phòng chống lây nhiễm chéo. Các BV yêu cầu cán bộ được cử đi học tại Bạch Mai và sinh viên thực tập đã từng đến học tập tại Bạch Mai từ ngày 10/3 phải khai báo y tế đầy đủ, cách ly theo quy định và lấy mẫu xét nghiệm\. Người đứng đầu UBND TP cũng chỉ đạo tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin như hẹn khám qua điện thoại, khám bệnh theo giờ... để hạn chế tối đa tập trung đông người, bố trí các ghế chờ khám cách nhau tối thiểu 2m, hướng dẫn và yêu cầu người dân đến khám đeo khẩu trang, rửa/sát trùng tay, giữ khoảng cách an toàn (trên 2m) và hạn chế tối đa tiếp xúc với người xung quanh.
Trần Thường BV Bạch Mai 20 người dương tính, hơn 5.000 bệnh nhân về khắp tỉnh thànhHà Nội ghi nhận đã có 20 trường hợp dương tính Covid-19 tại BV Bạch Mai, trong khi Bộ Y tế mới công bố 16 người. | ||||||||||||||||
Người cách ly muốn ăn cơm chay, cán bộ biên phòng chạy hàng chục km Posted: 29 Mar 2020 04:01 PM PDT Để phục vụ người dân, chúng tôi phải cắt cử cán bộ chạy hàng chục km, về thị trấn Khe Sanh để mua cơm chay phục vụ bà con, Đồn phó Đồn BP cửa khẩu Lao Bảo Đặng Trung Thành chia sẻ. XEM CLIP: Người dân làm ăn, sinh sống từ Lào trở về Việt Nam qua các cửa khẩu Lao Bảo, La Lay (tỉnh Quảng Trị) những ngày qua tăng đột biến. Tại các khu cách ly tại cửa khẩu, muôn vàn câu chuyện khiến lực lượng chức năng "cười ra nước mắt". Khó khăn chồng khó khăn Quảng Trị có đường biên giới dài 179,345km tiếp giáp với 2 tỉnh Savannakhet và Salavan của nước bạn Lào; có 2 cửa khẩu quốc tế là Lao Bảo và La Lay, 4 cặp cửa khẩu phụ và hàng trăm đường mòn, lối mở, bến sông qua lại biên giới.
Thiếu tá Đặng Trung Thành – Đồn phó Đồn BP cửa khẩu Lao Bảo cho biết, những ngày qua, lượng người dân từ Lào trở về Việt Nam tăng đột biến. Lực lượng biên phòng đã phối hợp với các cơ quan khác đã bố trí lực lượng thường trực 24/24h tại cửa khẩu, hướng dẫn người dân làm thủ tục và bố trí vào ăn ở, sinh hoạt tại khu cách ly tạm tại cửa khẩu. Cũng theo chia sẻ thiếu tá Thành, kể từ sau thời điểm Việt Nam và Lào kí hiệp ước phân định biên giới (năm 1977), đây là lần đầu tiên xảy ra dịch trên diện rộng. Bà con 2 bên biên giới gặp nhiều khó khăn, các hoạt động của cư dân các bản kết nghĩa bị tạm dừng. Trong khi đó, tâm lí của người Việt làm ăn bên Lào là khi trở về nước không muốn bị cách ly 14 ngày nên vẫn có hành vi trốn nhập cảnh theo cửa khẩu mà lợi dụng các đường mòn 2 bên cánh gà cửa khẩu để nhập cảnh trái phép, trốn cách ly.
"Đồn BP cửa khẩu Lao Bảo đã thành lập 14 tổ công tác dọc tuyến biên giới dài 16km do đồn quản lí, tiến hành chốt chặn, xử lí người dân nhập cảnh trái phép về nước. Kể từ khi có lệnh cấm nhập cảnh, đồn đã phát hiện, xử lí 47 trường hợp người dân vượt sông Sê Pôn, theo các lối mòn nhập cảnh trái phép về Việt Nam và đưa vào khu cách li tập trung", Thiếu tá Đặng Trung Thành chia sẻ. Cùng với cửa khẩu Lao Bảo, những ngày qua, Bộ đội biên phòng và các lực lượng chức năng khác tại cửa khẩu La Lay cũng đang căng mình chống dịch Covid-19.
Đại úy Nguyễn Thanh Minh – Trạm trưởng cửa khẩu La Lay chia sẻ, sau thời điểm Lào công bố dịch, lượng người dân trở về qua cửa khẩu La Lay cũng bất ngờ tăng lên. Cùng với hàng trăm người lớn tuổi, trẻ nhỏ cùng được bố mẹ "tay bồng tay bế" đưa về nước. Khi vừa đặt chân đến cửa khẩu, người dân được lực lượng biên phòng, hải quan, kiểm dịch y tế kiểm tra sức khỏe, làm tờ khai y tế và các thủ tục nhập cảnh theo qui định.
Trong ánh mắt ngơ ngác của những đứa trẻ thơ lần đầu cùng bố mẹ "chạy dịch", hình ảnh các chiến sĩ biên phòng, hải quan... luân phiên nhau bồng bế, tự tay đeo khẩu trang, phát sữa cho các cháu khiến những người chứng kiến thêm ấm lòng. Tại các điểm cách ly tạm thời ở cửa khẩu, lực lượng chức năng cũng nhiều lần ghi nhận những câu chuyện "cười ra nước mắt". Tại khu cách ly tạm thời ở cửa khẩu Lao Bảo, có những hôm khi đồng hồ đã điểm 11 giờ đêm, người dân còn yêu cầu lực lượng chức năng đi mua giúp cà phê, trà sữa.... "Hay như ngày đầu tháng 3 âm lịch vừa qua, có nhiều đòi hỏi phải được ăn cơm chay, đồ ăn mặn họ dùng không được. Mà ở Lao Bảo thì làm gì có cửa hàng bán đồ chay. Nhưng để phục vụ người dân, chúng tôi phải cắt cử cán bộ chạy hàng chục km, về thị trấn Khe Sanh để mua cơm chay phục vụ bà con", Đồn phó Đặng Trung Thành chia sẻ. Cũng theo ông Thành, bộ đội biên phòng và các lực lượng khác luôn cố gắng đáp ứng nhu cầu của bà con, không để người dân thiếu thốn vật chất lẫn tinh thần. Thủ tướng: Chuẩn bị mọi điều kiện sẵn sàng ứng phó với dịch trên diện rộngThủ tướng yêu cầu UBND TP Hà Nội, TP HCM rà soát, cập nhật phương án phòng, chống dịch Covid-19, bảo đảm sẵn sàng cho cả phương án cách ly toàn thành phố. Quang Thành - Phú Vĩnh | ||||||||||||||||
3 bệnh nhân Covid-19 nặng tiến triển tốt, 1 người đã được rút ống thở Posted: 29 Mar 2020 10:00 AM PDT - Tối 29/3, Bộ Y tế cho biết, sức khoẻ của 3 bệnh nhân Covid-19 rất nặng điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương 2 đang tiến triển tốt lên. Theo đó, 01 bệnh nhân đã được rút ống thở trong đêm 28/3. Bệnh nhân người Anh cũng đang tiến triển khá hơn, cân nhắc giảm chế độ máy thở. 01 bệnh nhân còn lại chạy ECMO (kỹ thuật tuần hoàn ngoài cơ thể) đến ngày thứ 10, sức khỏe cũng khá lên, hy vọng cai dần ECMO. Trong những ngày qua, bác sĩ của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương 2 cùng các chuyên gia đầu ngành vẫn liên tục hội chẩn, nỗ lực đưa ra hướng chăm sóc và điều trị cho 3 bệnh nhân.
Cũng trong ngày 29/3, có 04 bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Dã chiến Củ Chi đã được chữa khỏi, xuất viện và chuyển về nhà cách ly, theo dõi sức khỏe. Như vậy, trong tổng số 188 bệnh nhân Covid-19 tính đến hết tối 29/3, đã có 25 bệnh nhân được chữa khỏi và xuất viện. 163 bệnh nhân Covid-19 còn lại đang điều trị tại 22 cơ sở y tế trên toàn quốc. Tính tới nay, đã có tới 65 trường hợp có kết quả âm tính SARS-CoV-2 từ 1 lần trở lên. Trong đó, 53 người đã âm tính từ 2 đến 4 lần. Liên quan đến công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19, chiều 29/3, Tiến sĩ Dương Đức Hùng, Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết, bệnh viện đã lấy trên 7.000 mẫu xét nghiệm của nhân viên y tế, người nhà bệnh nhân, bệnh nhân, nhân viên dịch vụ tại Bệnh viện Bạch Mai. Đến 17h ngày 29/3, trên 5.000 mẫu đã được xét nghiệm xong và cho kết quả âm tính. Cho đến thời điểm này, không có thêm nhân viên y tế nào của Bạch Mai mắc bệnh. Nguyễn Liên 188 ca Covid-19, 1 phóng viên và 2 người liên quan đến Bạch Mai mắc- 18h ngày 29/3, Bộ Y tế công bố thêm ca 9 Covid-19 mới, nâng tổng số người mắc bệnh này lên 188. | ||||||||||||||||
Nữ du khách Rumania: Những ngày cách ly do Corona ở Việt Nam rất đặc biệt Posted: 29 Mar 2020 04:03 PM PDT Chúng tôi sẽ luôn nhớ kỷ niệm "những ngày tháng bị cách ly tại Việt Nam" như là một trải nghiệm rất đặc biệt - bà Cristina Daus viết cho các nhân viên y tế tại khu cách ly ở Hội An. Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tỉnh Quảng Nam vừa nhận được 1 bức tâm thư điện tử được viết bằng tiếng Anh của bà Cristina Daus (quốc tịch Rumania) gửi các nhân viên đã chăm sóc bà cùng những du khách khác trong thời gian được cách ly vì dịch Covid-19 ở TP Hội An.
Bà Cristina Daus là Trưởng đoàn, đại diện của nhóm 15 khách du lịch người Rumania được cách ly tại Hoi An Beach Resort (phường Cửa Đại). Kết thúc thời gian cách ly vào ngày 28/3, nhóm du khách người Rumani được tỉnh Quảng Nam hỗ trợ đưa ra sân bay về nước. Cảm kích vì nhận được sự phục vụ tận tình của đội ngũ nhân viên, cán bộ y tế tại khu cách ly, bà Cristina Daus đã đại diện nhóm du khách Rumania viết thư cảm ơn.
Bà viết: "Khi tôi viết email này cho bạn, chúng tôi đang trên bầu trời Việt Nam để trở về nhà. Tôi chỉ muốn gửi một lá thư cảm kích vì đội ngũ nhân viên tuyệt vời của các bạn, những người đã chăm sóc chúng tôi rất nhiều. Chúng tôi sẽ luôn nhớ kỷ niệm 'những ngày tháng bị cách ly tại Việt Nam' như là một trải nghiệm rất đặc biệt. Đối với đội ngũ nhân viên liên quan, chúng tôi không thể đòi hỏi sự giúp đỡ nào tốt hơn thế nữa vì nhân viên của bạn thực sự tuyệt vời trong việc giải quyết nhanh chóng, trên hết - mỗi vấn đề của chúng tôi... Ngay cả những khách du lịch khó chịu nhất cũng phải thừa nhận điều đó và tự hỏi rằng tìm đâu được nơi nào khác chúng ta có thể có được sự đối xử tuyệt vời như vậy, trong tình huống như thế này? Đây là lần thứ 3 tôi đến Việt Nam nhưng lần đầu tiên tôi tiếp xúc với cùng một nhóm người như vậy trong một số ngày và tôi có thể nói tất cả các bạn là đại diện tuyệt vời của đất nước bạn. Ngay cả những khách du lịch khó chịu nhất cũng phải thừa nhận điều đó và tự hỏi rằng tìm đâu được nơi nào khác chúng ta có thể có được sự đối xử tuyệt vời như vậy, trong tình huống như thế này?" Cuối thư, bà Cristina Daus chia sẻ: Vì Hội An là địa điểm văn hóa yêu thích của tôi ở Việt Nam và vì tôi đặc biệt yêu thích thời gian diễn ra Đêm hội trăng rằm, tôi hy vọng rằng sự lây lan của virus này sẽ sớm dừng lại để tôi có thể quay lại với các nhóm khách du lịch khác để cho họ thấy vẻ đẹp của đất nước của bạn. Một lần nữa, thay mặt cho tất cả khách du lịch của tôi, cảm ơn các bạn rất nhiều vì tất cả mọi thứ. Thủ tướng: Chuẩn bị mọi điều kiện sẵn sàng ứng phó với dịch trên diện rộngThủ tướng yêu cầu UBND TP Hà Nội, TP HCM rà soát, cập nhật phương án phòng, chống dịch Covid-19, bảo đảm sẵn sàng cho cả phương án cách ly toàn thành phố. Lê Bằng | ||||||||||||||||
Giám đốc BV Bạch Mai: "Chúng tôi quyết tâm ngăn chặn sự lây nhiễm ra cộng đồng" Posted: 29 Mar 2020 08:26 PM PDT - Ngay trong đêm 28/3, một bệnh viện dã chiến đã được dựng lên trong khuôn viên bệnh viện Bạch Mai, với quyết tâm sẽ đẩy lùi dịch bệnh và ngăn chặn sự lây nhiễm trong cộng đồng. Số ca Covid-19 có liên quan đến Bệnh viện Bạch Mai trong nhưng ngày qua liên tiếp gia tăng khiến bệnh viện trở thành một trong những điểm dịch nóng nhất cả nước thời điểm hiện tại. Có khó khăn gì với đội ngũ y bác sĩ Bạch Mai trong những ngày này? Tâm trạng, ý chí của họ như thế nào? Chúng tôi đã có một cuộc trò chuyện với GS.TS Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc BV Bạch Mai. Người bệnh vẫn đang được chăm sóc rất chu đáo Đến sáng 30/3, đã có tới 25 trường hợp Covid-19 có liên quan đến Bệnh viện Bạch Mai. Hiện tình hình bên trong bệnh viện như thế nào, thưa giáo sư? Nội bất xuất, ngoại bất nhập là quyết sách trong những ngày qua của Bệnh viện Bạch Mai. Chúng tôi đang cách ly toàn bộ nhân viên y tế, bác sĩ, bệnh nhân của bệnh viện, chỉ cho phép những người có liên quan vào. Số lượng người có mặt tại Bệnh viện hiện tại khoảng gần 3.500 người. Trong đó, có 800 bệnh nhân không thể xuất viện hoặc chuyển tuyến dưới, 552 bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối cần chạy thận. Chúng tôi vẫn tổ chức chạy thận 4 kíp liên tục. Tình trạng bên trong bệnh viện hiện nay vẫn tốt. Người bệnh được nhân viên y tế chăm sóc rất chu đáo, người nhà bệnh nhân được Bộ Quốc phòng chuyển đi cách ly tập trung tại khu Hòa Lạc. Hiện chỉ còn hơn 100 người nhà bệnh nhân chăm sóc những bệnh nhân đặc biệt như bệnh nhi, sản phụ. Tinh thần của nhân viên y tế cũng đang rất tốt, toàn tâm chăm sóc cho người bệnh. Chúng tôi quyết tâm không chỉ chữa khỏi bệnh mà còn cố gắng ngăn chặn sự lây nhiễm hoặc lây nhiễm chéo trong bệnh viện.
Muôn vàn khó khăn trong bối cảnh "nội bất xuất, ngoại bất nhập" Số lượng gần 3500 có mặt tại bệnh viện trong bối cảnh "nội bất xuất, ngoại bất nhập" như vậy, khó khăn lớn nhất mà bệnh viện đang gặp phải là gì, thưa ông? Thực tế, chúng tôi đang gặp khá nhiều khó khăn. Chúng tôi đã nhờ Bộ Y tế, UBND TP Hà Nội và các ban ngành để có các giải pháp cùng hỗ trợ. Hiện tại, 3.500 con người trong bệnh viện không thể đi ra ngoài mua sắm đồ dùng, vật dụng cá nhân. Mọi cái từ nhỏ nhất như bàn chải, kem đánh răng đều do bệnh viện cấp. Nhưng có một bất cập rất lớn, là các chuyến hàng do chúng tôi đặt hay do nhân dân cả nước chuyển đến để hỗ trợ cho bệnh viện đều rất khó để có thể qua được chốt kiểm soát của công an. Dù rằng, chúng tôi đã bố trí lực lượng tiếp nhận ngay tại cổng viện rồi mới dùng phương tiện trung chuyển đến các khoa. Thứ hai là vấn đề dinh dưỡng cho người bệnh và các nhân viên y tế trong bệnh viện. Nhà ăn của bệnh viện chính là nguồn lây nhiễm, chúng tôi đã phong tỏa khu nhà ăn và cách ly toàn bộ người làm việc tại đây. Để có các suất ăn cho nhân viên tế và người bệnh, chúng tôi đã liên hệ một công ty chuyên cung cấp suất ăn cho hàng không. Tuy vậy, vẫn còn nhiều hạn chế về dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe cho nhân viên y tế phải làm việc 24/7. Bên cạnh đó, còn các suất ăn bệnh lý cho bệnh nhân tiểu đường, bệnh nhi, bệnh nhân ăn qua sonde… cũng đang rất khó khăn để đảm bảo.
Chúng tôi cần sự "hạ nhiệt" Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp với 25 ca bệnh đã được xác định có liên quan đến Bệnh viện Bạch Mai, ông và các đồng nghiệp của ông có bị kỳ thị không? Khi tiếp xúc với nhân viên y tế của Bệnh viện Bạch Mai thời Covid -19, đâu đó có thái độ e dè. Trước đây, chúng tôi biết có nhiều người rất quý mến các y bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai, trân trọng bác sĩ Bạch Mai. Nhưng bây giờ, qua nhiều kênh truyền thông không chính xác, họ xem y bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai là nguồn lây, là người mang Covid-19 đến, vì thế họ né tránh. Thậm chí, có 1 bác sĩ của chúng tôi dù có kết quả xét nghiệm âm tính, nhưng khi bà nội mất, cả dòng họ không cho về để chịu tang bà. Đây là điểu chúng tôi rất buồn. Đáng buồn hơn nữa, chúng tôi cần các bác sĩ của chúng tôi đang ở nhà vào bệnh viện hỗ trợ, nhưng tại nơi cư trú, họ bị địa phương ra quyết định cách ly tại nhà. Như vậy, tại mặt trận Bạch Mai này, chúng tôi đang thiếu đội ngũ bác sĩ, thiếu vật dụng sinh hoạt hàng ngày như điều kiện ăn uống, nghỉ ngủ. Khi không được tái sản xuất sức lao động đầy đủ, đội ngũ nhân viên y tế trong bệnh viện sẽ không trụ được lâu.
Các bác sĩ của chúng tôi nếu không được vào bệnh viện để điều trị, làm việc thì chúng tôi không đảm bảo chất lượng điều trị được như mong muốn. Chiều 29/3, Bệnh viện Bạch Mai có cuộc họp trực tuyến với Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long, nhưng ngay cả quyền Chủ tịch Hội đồng quản lý Bệnh viện Bạch Mai là GS.TS Ngô Quý Châu cũng không được phép ra khỏi nhà. Chúng tôi thấy đây là một vấn đề rất nóng, chúng tôi cần được sự "hạ nhiệt" từ lãnh đạo, từ các đồng nghiệp để ai trong chúng tôi cũng đủ sẵn sàng, minh mẫn điều trị, chăm sóc sức khỏe cho người bệnh. Y bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai không phải nguồn lây nhiễm Chúng ta đang đứng trước nhiều tình huống xấu, bệnh viện đã có biện pháp nào để ngăn chặn? Ngay khi dịch xuất hiện trong nước, chúng tôi đã có nhiều kịch bản để ứng phó. Nhưng thật sự mà nói, chuyện lần này khá là bất ngờ. Một đơn vị tham mưu của chúng tôi là Trung tâm Bệnh nhiệt đới lại là nơi xuất hiện ca dương tính đầu tiên. Vì thế, toàn bộ trung tâm đó phải cách ly, chúng tôi như mất đi phao cứu sinh. Tuy nhiên, chúng tôi đã có sự trợ giúp của Bộ Y tế để có những biện pháp mạnh mẽ và đã có kế hoạch chi tiết từ đầu để ngăn chặn sự lây lan từ bệnh nhân sang bệnh nhân, nhân viên y tế, người nhà... Hiện chúng tôi vui mừng được thông báo với bà con, với người bệnh và anh em đồng nghiệp, rằng những nhân viên y tế của chúng tôi đều có kết quả âm tính. Như vậy, rõ ràng các nhân viên y tế, người lao động tại Bệnh viện Bạch Mai không phải là nguồn lây nhiễm.
"Chúng tôi quyết chiến, quyết thắng dịch bệnh " Có những câu chuyện, những tấm gương y, bác sĩ điển hình nào trong những ngày này mà ông nhớ nhất? Có rất nhiều tấm gương vì người bệnh. Trong đó, có một bác sĩ trẻ, là học trò của tôi, mang thai tháng cuối, đang cách ly tại C9 Viện Tim mạch. Mặc dù là tháng thai cuối, phải gặp nhiều khó khăn về tâm lý nhưng nữ bác sĩ vẫn xung phong ở lại bệnh viện để chăm sóc cho người bệnh. Bạn ấy đã phải hy sinh nhiều thứ: về thể xác - đang mang thai tháng cuối, về tinh thần - mệt mỏi. Sức khỏe của nữ bác sĩ hiện vẫn diễn biến tốt Đó là một trong điển hình của cán bộ y tế Bệnh viện Bạch Mai. Như tất cả các đồng nghiệp khác tại Vũ Hán hay Hoa Kỳ, chúng tôi sẵn sàng dấn thân, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn để chăm sóc tốt nhất người bệnh và chăm sóc lẫn nhau để đi qua đại dịch.
Giáo sư có gì muốn nhắn nhủ tới nhân dân thủ đô Hà Nội? Tôi chỉ nói đơn giản. Chúng tôi quyết chiến, quyết thắng. Chúng tôi vững tin với niềm tin chiến thắng trước dịch bệnh. Xin cảm ơn! Nguyễn Liên - Đỗ Hằng Công bố liên tiếp 7 ca mắc Covid-19 liên quan đến BV Bạch Mai- Việt Nam đã có 194 ca mắc Covid-19, trong đó riêng liên quan đến BV Bạch Mai có tới 25 trường hợp. | ||||||||||||||||
Bị hủy đột ngột, hành khách cuống cuồng tìm cách bay Posted: 29 Mar 2020 03:40 PM PDT Các hãng hàng không Việt Nam được yêu cầu hạn chế tối đa các đường bay nội địa từ 0h ngày 30/3 đến hết ngày 15/4 khiến nhiều khách hàng bị hủy chuyến đột ngột, rất lo lắng. Tại Công văn hỏa tốc 2915 ngày 29/3, Bộ Giao thông Vận tải thống nhất với đề xuất của Cục Hàng không Việt Nam và yêu cầu của cơ quan này khi hạn chế tối đa các đường bay nội địa từ 0h ngày 30/3 đến hết ngày 15/4 để tiếp tục thực hiện Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng, chống dịch Covid-19. Cụ thể, đường bay Hà Nội - TP.HCM - Hà Nội, mỗi hãng được khai thác 1 chuyến/ngày. Đường bay Hà Nội - Đà Nẵng/Phú Quốc - Hà Nội, mỗi hãng được khai thác 1 chuyến/ngày. Tương tự, các đường bay TP.HCM - Đà Nẵng/Phú Quốc - TP.HCM, mỗi hãng được khai thác 1 chuyến/ngày/đường bay. Bộ GTVT cũng yêu cầu Cục Hàng không chỉ đạo dừng toàn bộ các chuyến bay trên các đường bay nội địa còn lại đi/đến Hà Nội và đi/đến TP.HCM. Hạn chế tối đa hoạt động hàng không đến 15/4. Thông báo này được áp dụng ngay hôm sau, từ 0h ngày 30/3, khiến nhiều hành khách bất ngờ và vô cùng lo lắng. Nhất là với chặng Hà Nội - TP.HCM - Hà Nội vốn là đường bay trục đông khách nhất, bình thường khi chưa có dịch Covid-19 khai thác khoảng 40 chuyến/ngày.
Trao đổi với PV. VietNamNet, anh Nguyễn Đ.V. (Mỹ Đình, Hà Nội), cho hay, vợ anh đặt vé bay chuyến VN218 của Vietnam Airlines từ Sài Gòn ra Hà Nội chuyến 4h chiều 30/3. Chị đã lấy vé qua đại lý từ 2 hôm trước. Tuy nhiên, anh kể: "hãng báo hủy chuyến và không bố trí bay vào ngày giờ khác. Chỉ hủy thôi. Giờ tôi không biết làm cách nào cả. Các hãng khác thì giá vé tăng, lên 3-4 triệu đồng/người/chiều". Khi điện thoại vào số hotline của hãng, anh được báo là hãng hủy chuyến bay, không thể bố trí cho khách. Nhân viên tổng đài giải thích đó là yêu cầu của Bộ Giao thông Vận tải nên hãng phải chấp hành, lý do bất khả kháng. Khi anh hỏi đại lý vé máy bay thì nhận được câu trả lời rằng hãng không cho đổi ngày bay. Tuy nhiên, anh V. không đồng tình với cách giải thích này. Vợ anh có công việc phải ra Hà Nội gấp nên anh không thể lùi hay hoãn bay. Trong khi đó, với trường hợp này, nếu không được bay thì lẽ ra khách cũng phải được tạo điều kiện đổi ngày bay. "Giờ nếu tôi mua vé của Vietjet Air là 3,6 triệu đồng chuyến 7h sáng thì sớm quá, vợ tôi lúc đó chưa xong việc; còn mua của Bamboo Airways thì giá cũng 3,5 triệu đồng", anh than thở. Vì thế mà hơn 22h đêm ngày 29/3, anh vẫn ngồi trực điện thoại để gọi đến đường dây nóng của hãng để hỏi lại một lần nữa mà tổng đài lúc nào cũng báo bận. Còn chị Nguyễn Thảo (Hà Đông) cũng mua vé cho mình và người nhà (tổng cộng 7 người), với tổng số tiền xấp xỉ 10 triệu đồng, bay vào Sài Gòn ngày 31/3 để dự đám cưới của người thân. Chị Thảo chia ra mua vé của cả 3 hãng bay trong nước là Vietnam Airlines, Vietjet và Bamboo Airways. Chị đang đứng ngồi không yên vì không biết liệu rủi ro có rơi vào đoàn nhà mình khi mỗi hãng chỉ được bay 1 chuyến từ Hà Nội vào TP.HCM. "Tôi lo lắm vì chưa biết tình hình ra sao, ai đi được ai không? Nếu hủy chúng tôi có được đổi chuyến bay, có được hoàn tiền vé không? Đến giờ này tôi vẫn chưa nhận được thông báo gì", chị Thảo nói. Trong thông báo mới nhất gửi đêm 29/3, Vietnam Airlines cho biết thực hiện yêu cầu của nhà chức trách, từ 0h ngày 30/3 đến 24h ngày 15/4, hãng chỉ khai thác 1 chuyến bay từ Hà Nội đi TP.HCM và ngược lại; 1 chuyến bay từ Hà Nội, TP.HCM đi Đà Nẵng, Phú Quốc và ngược lại. Các đường bay khác tạm dừng cho đến khi có thông báo mới. Hãng cho hay sẽ hỗ trợ khách bay nội địa bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 đổi chuyến bay, đổi hành trình theo quy định hiện hành. Trước đó, Vietnam Airlines cho hay từ 28/3 sẽ giảm khai thác từ 35 đường bay xuống còn 8 đường bay nội địa, với khoảng 10% tổng số ghế so với kế hoạch thường lệ. Đi máy bay trong dịp này tất cả hành khách, tổ bay đều được đo thân nhiệt, kiểm tra, khai báo tình trạng sức khỏe trước khi lên tàu. Khách phải đeo khẩu trang trong suốt chuyến bay và hãng từ chối vận chuyển hành khách có dấu hiệu nghi nhiễm Covid-19. Ngọc Hà | ||||||||||||||||
Đêm đầu giới nghiêm do corona, Hạ Long đưa 43 người về khu tập trung Posted: 29 Mar 2020 09:03 PM PDT Đêm đầu tiên áp dụng giờ giới nghiêm tại TP Hạ Long, Quảng Ninh, 43 người được lực lượng chức năng yêu cầu về khu tập trung tại trường học, nhà văn hoá để khai báo y tế, cách ly. XEM CLIP: Đêm qua, Bí thư Thành uỷ Hạ Long Vũ Văn Diện dẫn đầu đoàn kiểm tra người dân đi ngoài đường sau 22h tại TP.
43 người đi ngoài đường (trong đó có 1 người nước ngoài) không có lý do chính đáng đã được lực lượng chức năng yêu cầu về khu tập trung ở các trường học, nhà văn hoá.
Nhiều người biết chỉ thị giờ giới nghiêm nhưng vẫn đi ra ngoài, thậm chí đi xe máy chở 3, không đội mũ bảo hiểm, không đeo khẩu trang, lái xe trong tình trạng say rượu.
Theo ông Diện, những người được đưa về khu tập trung sẽ ngủ cách nhau 2m, có đầy đủ vật dụng sinh hoạt cá nhân, phục vụ ăn uống 3 bữa trong ngày.
Những người bị đưa về khu tập trung phải khai báo y tế, lịch trình đi lại và được đo thân nhiệt, hôm sau người thân mang giấy tờ tuỳ thân đến xác minh sẽ được về nhà.
Những trường hợp có biểu hiện sốt, đi từ vùng dịch tới Hạ Long trong khoảng 14 ngày sẽ được đưa đi cách ly nhằm ngăn chặn việc lây lan dịch Covid-19.
"Kiểm tra việc ra đường sau 22h, lực lượng chức năng sẽ nắm được lịch trình đi đâu, làm gì trong 14 ngày qua của người dân. Việc này đồng thời giữ an ninh trật tự trên địa bàn, ngăn chặn trộm cắp, cướp giật", ông Diện nói.
Ngày 28/3, tại cuộc họp trực tuyến với các phường, xã, phòng, ban về thực hiện đợt cao điểm phòng, chống dịch Covid-19, ông Vũ Văn Diện đã khuyến cáo người dân ở nhà sau 22h.
Những người ra đường sau giờ này nếu không có lý do chính đáng sẽ được lực lượng chức năng đưa về các khu tập trung tại nhà văn hóa, trường học. TP cũng khuyến khích mỗi gia đình tự trang bị nhiệt kế, đo thân nhiệt của các thành viên vào một giờ cố định trong ngày, tự khai báo qua hệ thống khai báo điện tử. Công điện khẩn về người từng điều trị tại Bạch Mai từ 10/3Chủ tịch UBND TP Hà Nội ban hành công điện khẩn thứ 3 chỉ đạo khẩn trương lấy mẫu những người đã đến BV Bạch Mai từ ngày 10-25/3. Phạm Công |
You are subscribed to email updates from Tin mới nóng - Tin tức mới nhất, hot nhất | Báo VietNamNet. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét