Bình loạn bài thơ Vịnh Đến Kiếp Bạc. |
Bình loạn bài thơ Vịnh Đến Kiếp Bạc. Posted: 02 Apr 2020 12:35 PM PDT Đến nay thực sự thì không rõ tác giả này có phải đúng do Hồ Chí Minh sáng tác, hay do những người tôn sùng HCM sáng tác ra và gắn cho rằng đó là thơ của Hồ Chí Minh. Nguyên văn bài thơ. "Bác anh hùng, tôi cũng anh hùng, Tôi, bác cùng chung nghiệp kiếm cung. Bác thắng quân Nguyên thanh kiếm bạc, Tôi trừ giặc Pháp ngọn cờ hồng. Bác đưa một nước qua nô lệ Tôi dắt năm châu đến đại đồng. Bác có linh thiêng cười một tiếng Rằng tôi cách mạng đã thành công." Rất nhiều năm trước, khi chưa có mạng internet, người dân Việt Nam đều mặc nhiên ghi trong lòng đây là thơ của Hồ Chính Minh. Nhưng từ khi có internet, người ta thắc mắc về ngôn từ xấc xược trong bài thơ, cái cách mà HCM xưng tôi và gọi bác với Đức Thánh Trần và mốc thời gian bài thơ so với bối cảnh đang diễn ra lúc ấy. Từ ấy cũng là lúc chính thức không một cơ quan văn hoá nào xác nhận đó là thơ của HCM. Nếu xét theo bài thơ mà HCM cụ Bùi Bằng Đoàn ( thân phụ bác Bùi Tín) thì âm điệu và khí phách có vẻ na ná giống nhau. Những đoạn về việc nước và câu kết trong bài hướng tới sự thành công. Nhưng nêú xét cách xưng hô trong bài thơ, khó có thể có chuyện HCM bỗ bã xưng tôi tôi bác bác với Đức Thánh Trần được. Bởi đến cụ Bùi Bằng Đoàn, HCM chọn cách xưng hô rất tôn kính. Nhưng với các cố vấn Trung Quốc như La Quý Ba thì HCM chọn cách xưng hô rất bỗ ba là anh, tôi. Nếu chúng ta biết được bài thơ Thầu Chín làm năm 1928 khi nghĩ đến Trần Hưng Đạo, bài thơ có câu. - Diên Hồng thề trước thánh minh Lòng dân đã quyết hy sinh rành rành... Thầu Chính là một trong muôn ngàn bút danh HCM, người được coi giữ kỷ lục có nhiều bút danh nhất Việt Nam và có khi là cả thế giới luôn, nếu xem xét nghiêm túc. Ở bài thơ này HCM gọi Thánh Trần Hưng Đạo là Thánh Minh. Suy ra bài thơ bác bác, tôi tôi với Trần Hưng Đạo không thể là thơ của HCM. Nó trái ngược với những gì HCM thể hiện với những anh hùng lịch sử. Thế bài thơ đó của ai, mà nó nhét vào miệng HCM từng ấy năm, không ai cả chính, ngay cả lúc hoàng kim quyền lực của HCM, bài thơ ấy lưu truyền cũng không thấy HCM có lời nào đính chính? Không ai có thể trả lời câu hỏi này. Tôi nghĩ có thể HCM đã làm bài thơ như thế bằng tiếng Hán, rồi một thằng Tàu nó dịch láo nháo ra tiếng Việt như bài thơ ta đã thấy. Trong đó cách xưng hô nó chuyển thành bác tôi, anh tôi như HCM vẫn làm tặng chúng nó. Có thể vì thế HCM không đính chính. Ngại va chạm, hiềm khích với bọn Tàu. Nhưng hôm nay bình bài thơ này, không phải nói về cách xưng hô. Mà bình về hai câu cuối. Thơ của HCM thường hai câu cuối đều kết thúc mang ý tốt đẹp, như toàn thắng, tươi sáng, thành công. Tôi dắt năm châu đến đại đồng Bác có linh khôn cười một tiếng. Rằng tôi cách mạng đã thành công. Hôm nay khổ thơ cuối này làm tôi liên tưởng đến cơn dịch cúm Vũ Hán xuất phát từ Tàu, làm cả thế giới thành đại đồng trong đại hoạ. Tôi nghĩ bọn CS chúng làm cái cách mạng gì mà thế giới trở thành đại đồng như nhau được. Từ khi biết bài thơ này, tôi thầm trong bụng chê cười sự ngạo mạn, hay còn gọi là tinh tướng, phách lối trong câu kết. Tôi nghĩ làm cách mạng tức mang những điều tốt đẹp ra để mọi người làm theo, cái ấy bọn CS làm gì có để mà làm, chúng lừa được một số dân nghèo đói nào đó, làm sao chúng lừa được cả thế giới gồm những nước đây tri thức, khoa học như Anh, Pháp, Đức , Mỹ. Vậy mà chúng đã làm được, làm ngược với cách ta nghĩ, một cuộc cách mạng đem viruts đi khắp nơi, khiến thế giới thành đại hoạ như nhau. Phải chăng đó là cuộc cách mạng để thế giới trở thành đại đồng trong lời mong ước của bài thơ, chưa rõ của ai kia.? |
You are subscribed to email updates from Yêu quê hương Việt Nam, thích uống trà mạn. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét