“TP.HCM phát hiện 2 ca nhiễm Covid-19 khi xét nghiệm để rời khu cách ly” plus 14 more |
- TP.HCM phát hiện 2 ca nhiễm Covid-19 khi xét nghiệm để rời khu cách ly
- 21 giờ không nghỉ của nữ cán bộ y tế nơi cửa ngõ Hà Nội vì Covid-19
- Dịch Covid-19, sếp lớn tập đoàn gửi tâm thư động viên người lao động
- Phó giám đốc BV ở Hà Tĩnh giải trình vụ cưới con giữa dịch Covid-19
- 233 ca mắc Covid-19, 1 ca về Hà Nam cùng đoàn khám bệnh
- Cô gái được cả khu cách ly chú ý
- Bệnh nhân 34 siêu lấy nhiễm và 6 người được công bố khỏi bệnh Covid-19
- Cảnh báo nguy cơ lây nhiễm khi về quê dịp Tết Thanh minh
- Xóa ‘nút thắt cổ chai’, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công
- Chữ viết tiếng Việt không dấu được công nhận bản quyền
- F0 mất dấu, những việc cần làm để tránh lây nhiễm Covid-19
- Cách ly toàn xã hội, chủ quán massage ở Đắk Lắk cho tụ tập ăn nhậu
- Vụ 2 chiến sĩ công an hy sinh: Hũ mắm tôm cuối mẹ nhận từ con trai
- 6 ngày bị cách ly, BV Bạch Mai đón 3 thiên thần nhỏ
- Chuyên gia hàng đầu TQ báo thời điểm kiểm soát được Covid-19
TP.HCM phát hiện 2 ca nhiễm Covid-19 khi xét nghiệm để rời khu cách ly Posted: 02 Apr 2020 11:54 PM PDT Hai trường hợp này hết thời hạn 14 ngày, làm kết quả xét nghiệm trước khi rời khu cách ly thì phát hiện dương tính với Covid-19. Giám đốc (GĐ) Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM Nguyễn Trí Dũng trong cuộc họp báo sáng nay cung cấp thông tin, đã có gần 2.000 trường hợp hết thời hạn cách ly, về với cộng đồng.
Theo quy định, thời gian cách ly là 14 ngày, Ban chỉ đạo Quốc gia yêu cầu thực hiện nghiêm việc xét nghiệm 2 lần, lần vào và lần ra khỏi khu cách ly tập trung để đảm bảo an toàn khi họ về với cộng đồng. "Với những trường hợp hết thời gian cách ly, chúng tôi khuyến cáo họ tiếp tục cách ly thêm 14 ngày tại nhà", ông Dũng chia sẻ. Ông Dũng cũng tiết lộ thêm: "Trong gần 2.000 trường hợp vừa xét nghiệm để cho ra khỏi khu cách ly tập trung, cơ quan y tế đã phát hiện 2 trường hợp cho kết quả dương tính Covid-19. Chúng tôi đã giữ 2 người này lại, chuyển về điều trị tại BV Bệnh nhiệt đới TP. Những trường hợp liên quan, tiếp xúc gần tiếp tục được giữ lại cách ly và điều tra dịch tễ thêm". Qua đó, ông Dũng cho biết, kết quả xét nghiệm trước khi ra khỏi khu cách ly là hết sức quan trọng và cần làm nhiều lần nếu có nghi ngờ. Việc này không chỉ là an toàn cho chính bản thân họ mà còn tránh nguy cơ lây lan ngoài cộng đồng.
Ông Dũng cũng nói thêm, TP.HCM đang đẩy mạnh công tác xét nghiệm, với các ưu tiên: các đối tượng nghi ngờ, các trường hợp tiếp xúc gần; người kết thúc đầu ra tại các khu cách ly, làm xét nghiệm nhanh nhất, để người dân về nhà nhanh nhất, nhưng phải chính xác; những đối tượng sàng lọc trong cộng đồng. Hiện TP phối hợp với Viện Pasteur để xét nghiệm nhiều nhất. TP cũng đang chuẩn hóa các phòng xét nghiệm, để đạt công xuất 1.000-1.300 kết quả/ngày. Ông Dũng cũng cho biết, TP đang chờ Bộ Y tế và các nhà tài trợ chuyển 100.000 bộ test nhanh phục vụ công tác xét nghiệm nhanh, chống dịch. "Chúng tôi xin nói rõ, chúng ta không dùng từ chính xác hay không chính xác qua kết quả của các bộ test nhanh. Kết quả này nhằm để chuẩn đoán, đưa ra kết quả hợp lý nhằm ứng phó với bệnh trong thời gian nhanh nhất" - lời ông Dũng. Điều dưỡng Bạch Mai mang thai 9 tháng trong khu cách ly, đổi tên con vì Covid-19Nữ điều dưỡng trẻ tâm sự, con 38 tuần tuổi trong bụng đang cùng mẹ trải qua những giây phút đặc biệt, chị không ở cạnh chồng và gia đình, các dự định sinh nở đều thay đổi... Hồ Văn | ||||||||||||||||||||||||||||||||||
21 giờ không nghỉ của nữ cán bộ y tế nơi cửa ngõ Hà Nội vì Covid-19 Posted: 03 Apr 2020 01:04 AM PDT Để kiểm soát việc cách ly xã hội, Công an Hà Nội phối hợp thanh tra giao thông, y tế túc trực ngày đêm tại 30 điểm chốt đường bộ cửa ngõ ra vào Thủ đô. Tại các chốt, cảnh sát giao thông dừng các phương tiện, tiếp đó, lực lượng thanh tra giao thông và cảnh sát cơ động hướng dẫn các phương tiện đỗ theo hàng để các nhân viên y tế đo thân nhiệt. Mỗi trường hợp qua đây sẽ được đo thân nhiệt trong vòng 20 giây. Nếu phát hiện trường hợp thân nhiệt nào cao thì được đưa vào phía trong khai báo y tế. Chị Nguyễn Thị Lâm (SN 1971), cán bộ trạm y tế phường Cự Khối, quận Long Biên cùng các cán bộ chiến sỹ trực ở chốt cửa ngõ khu đô thị Ecopark - cầu Thanh Trì từ 21h hôm qua. Mắt thâm quầng vì thức đêm, chị Lâm cho hay: "Chị em cán bộ y tế của phường đều đang nghỉ chế độ thai sản nên tôi xung phong trực. Những trường hợp thân nhiệt cao, có dấu hiệu nghi lây nhiễm Covid-19 sẽ được yêu cầu khai báo y tế. Chúng tôi hướng dẫn bà con đến các trung tâm y tế để theo dõi".
Đêm qua, chị cùng tổ công tác trực và nghỉ tạm trong lều bạt dã chiến được căng dưới gầm cầu. Chị vui vẻ kể: "Tôi trực từ 21h đêm qua tới 18h hôm nay. Anh em làm được, mình cũng làm được. Tất cả vì mục tiêu chung là đẩy lùi virus corona". Tại chốt cầu Thăng Long, lượng người và phương tiện đi lại vẫn rất đông. Lực lượng chức năng đo thân nhiệt và ghi lại thông tin cá nhân. XEM CLIP: Kiểm tra y tế ở chốt đầu cầu Thăng Long Một chỉ huy tại chốt cho biết, lượng người qua đây vẫn đông nhưng đã giảm hơn ngày thường. Người tham gia giao thông đều phải đo thân nhiệt, nếu phát hiện có nhiệt độ cao sẽ được đưa vào ghi thông tin các nhân. "Trong buổi sáng, lực lượng liên ngành đã phát hiện 1 trường hợp gần 38 độ C nên đã đưa vào khai báo dịch lễ", vị chỉ huy này nói.
Ùn ứ giao thông vì chỉ có 1 máy đo thân nhiệt Tại chốt trên quốc lộ 2 hướng từ Vĩnh Phúc vào trung tâm Hà Nội, người dân tuân thủ việc đo nhiệt độ. Do chỉ có 1 máy đo dẫn đến ùn ứ giao thông.
Tại chốt ngã ba Cầu Giẽ - Phú Xuyên, Tổ trưởng tổ số 1 (Phòng CSGT, Công an TP Hà Nội), Trung tá Nguyễn Văn Lâm cho biết, lực lượng liên ngành 11 cán bộ chiến sỹ gồm CSGT, Cảnh sát cơ động, cán bộ y tế, thanh tra giao thông, ngoài ra có sự tham gia của Đoàn thanh niên các xã lân cận. Sáng nay, lực lượng chức năng đã kiểm tra thân nhiệt, hướng dẫn biện pháp y tế cho hơn 200 lượt người dân tham gia giao thông. XEM CLIP: Chia sẻ của đại diện chốt ngã ba Cầu Giẽ - Phú Xuyên Hai cán bộ Trung tâm y tế huyện Phú Xuyên 2 là Lương Thị Hiên và Nguyễn Thị Thảo liên tục kiểm tra thân nhiệt, vệ sinh khử khuẩn, hướng dẫn người dân các biện pháp y tế. Lực lượng liên ngành tại chốt ngã ba Cầu Giẽ - Phú Xuyên dựng lều bạt dã chiến ở ven đường. Trong lều có 4 - 5 giường gấp, trên chiếc bàn gỗ mượn từ nhà dân đặt mấy thùng mì tôm, nước ngọt, sữa... phục vụ cán bộ chiến sỹ làm nhiệm vụ.
Trung úy Nguyễn Thanh Tùng (Phòng CSGT) cho biết, chốt kiểm tra số 1 là điểm có lượng người di chuyển vào nội đô rất lớn. Anh em xác định nhiệm vụ mình đang làm rất quan trọng, quyết tâm không để lọt những người không đảm bảo sức khỏe vào TP. Cuối buổi sáng nay, trời chuyển mưa dày và nặng hạt, Trung úy Tùng cũng đồng đội căng thêm 2 chiếc ô lớn để che mưa cho khu vực bàn kê thuốc sát khuẩn, khẩu trang y tế, máy đo thân nhiệt... và để che cho các cán bộ của trung tâm y tế huyện Phú Xuyên làm việc. "Chúng tôi xác định nhiệm vụ kéo dài 15 ngày liên tiếp, ai cũng chuẩn bị tâm lý, sức khỏe tốt nhất, không bỏ chốt, không bỏ nhiệm vụ", Trung tá Lâm cho hay. Chốt số 1 trực 24/24h được chia làm 4 ca, quân số luôn đảm bảo 11 người/ca. "Anh em ăn cơm hộp từ bếp ăn đơn vị chuyển tới. Nhiệm vụ chung, mỗi người cố gắng sẽ đẩy lùi dịch bệnh nhanh hơn", Trung úy Nguyễn Thanh Tùng chia sẻ. Tại chân cầu Thanh Trì, hướng từ Hà Nội đi Bắc Ninh, một điểm chốt được thiết lập ngay sát Ban quản lý dự án giao thông (Bộ GTVT). Anh Quách Xuân Chiến, Thanh tra Giao thông quận Hoàng Mai tham gia tổ công tác ở đây cho biết, mấy ngày qua, các xe khách liên tỉnh dừng hoạt động nên tổ công tác chỉ nhắc nhở người tham gia giao thông thực hiện tuân thủ quy trình vệ sinh dịch tễ, phòng dịch bệnh. Tất cả anh chị em trong chốt đều quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ, cố gắng ngăn chặn và phát hiện những người có nguy cơ nhiễm Covid-19 trong cộng đồng để ngăn dịch bệnh lây lan. TP.HCM phát hiện 2 ca nhiễm Covid-19 khi xét nghiệm để rời khu cách lyHai trường hợp này hết thời hạn 14 ngày, làm kết quả xét nghiệm trước khi rời khu cách ly thì phát hiện dương tính với Covid-19. Nhị Tiến - Thái Bình | ||||||||||||||||||||||||||||||||||
Dịch Covid-19, sếp lớn tập đoàn gửi tâm thư động viên người lao động Posted: 02 Apr 2020 03:00 PM PDT Các doanh nghiệp đang tìm mọi cách để duy trì công ăn việc làm cho người lao động trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn đang phức tạp. Nhiều sếp tập đoàn gửi tâm thư động viên người lao động vững tin vượt khó. Đơn hàng rơi rụng, thắt lưng buộc bụng Ít ngày trước, ông Lê Tiến Trường, Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), đã có tâm thư gửi đến hàng vạn lao động của đơn vị này. Trong thư, ông Trường đánh giá dịch Covid-19 đã khiến tập đoàn này đang trải qua "thách thức rất lớn, chưa từng có". "Mỗi con người đều cần có một nơi làm việc, một doanh nghiệp, một tổ chức... để có thu nhập, nuôi sống gia đình mà còn là nơi chúng ta cống hiến, chứng minh bản thân mình với xã hội. Sức khỏe của doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mỗi cá nhân, nhân viên, cán bộ và ngược lại. Doanh nghiệp mạnh thì đời sống người lao động được sung túc, doanh nghiệp gặp khó khăn chắc chắn đời sống người lao động cũng gặp khó khăn, thách thức", lãnh đạo Vinatex nhìn nhận một thực tế có mối quan hệ qua lại mật thiết.
Nhắc đến "cơn bão" mất việc, sa thải người lao động đang càn quét khắp thế giới, ông Lê Tiến Trường hiểu rằng với một ngành sử dụng nhiều lao động như dệt may, việc thiếu việc làm sẽ là vấn đề "hết sức nghiêm trọng". "Thực tế, nếu doanh nghiệp không có việc làm thì sẽ không có tiền để chi trả các chi phí, trong đó lớn nhất là tiền lương. Nếu chỉ trả tiền lương tối thiểu cho người lao động trong 3 tháng thì doanh nghiệp đã không còn một đồng vốn nào. Mấu chốt ở đây là làm sao giữ được dòng tiền trong doanh nghiệp. Chính vì thế, đây là câu hỏi rất lớn đặt ra cho trái tim, khối óc của những người quản lý và tất cả người lao động trong Tập đoàn Dệt may Việt Nam", lãnh đạo Vinatex giãi bày. Là một trong những đơn vị chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch Covid-19 cũng như cuộc chiến giá dầu, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) nhận thức rằng tập đoàn này đang ở thời khắc "khó khăn nhất trong lịch sử". Hệ lụy tác động kép của dịch bệnh và giá dầu đã khiến kết quả hoạt động tháng 3 của PVN và các đơn vị thành viên bị phương hại và dự báo sẽ tiếp tục khó khăn lớn trong quý II cũng như cả năm 2020. Đặc biệt, giá dầu sụt giảm từ 60-70 USD/thùng thời điểm đầu năm xuống còn trên dưới 20 USD/thùng những ngày qua và dự báo sẽ còn kéo dài ở mức thấp, khiến niều tập đoàn, công ty dầu khí lớn trên thế giới đã cắt giảm việc làm, sa thải công nhân. Không ai mong muốn điều đó xảy ra và lãnh đạo PVN cũng vậy, luôn xác định mục tiêu cao nhất là bảo vệ người lao động. "PVN đã và đang nỗ lực bằng nhiều biện pháp để bảo vệ an toàn sức khỏe, môi trường, duy trì công ăn, việc làm", PVN cho biết. Nhưng nhiều doanh nghiệp cũng đang gồng lên để giữ ổn định sản xuất, không để lao động mất việc. Chia sẻ với phóng viên, đại diện Tập đoàn Hòa Phát cho biết: Hoạt động bán hàng, sản lượng bán hàng tháng 3 này dự kiến sẽ tăng trưởng tốt so với tháng 2, xuất khẩu cả thép thành phẩm và phôi thép tăng trưởng cao và không bị phụ thuộc vào một thị trường nào cụ thể. Nhờ vậy, đến lúc này công ăn việc làm và thu nhập của 23.000 cán bộ công nhân viên vẫn được đảm bảo. Lãnh đạo một doanh nghiệp công nghệ cho hay tuy không chịu khó khăn trực tiếp như các doanh nghiệp du lịch, hàng không,... nhưng công ty cũng không tránh khỏi vòng xoáy do dịch Covid 19 gây ra. "Đến lúc này, chúng tôi không phải giảm lương nhân viên hay cắt giảm lao động, thậm chí vẫn đang tuyển thêm. Tuy nhiên trong lúc này, những bộ phận hay nhân viên kém hiệu quả thì chúng tôi sẽ lọc kỹ hơn hoặc tuyển thận trọng hơn", vị này nói.
Đồng cam cộng khổ, san sẻ vượt khó Để duy trì công ăn việc làm cho người lao động trong bối cảnh nhiều đơn hàng từ Mỹ, EU dồn dập bị giãn, hoãn, hủy, Vinatex đã phải tổ chức sản xuất những mặt hàng "chưa từng sản xuất".
Lãnh đạo Vinatex mong rằng người lao động "san sẻ cùng nhau vượt qua khó khăn". Với niềm tin "gái có công, chồng chẳng phụ" - những người lao động sẽ sát cánh cùng doanh nghiệp để xây dựng tương lai tươi sáng hơn sau khủng hoảng. Còn với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, nếu giá dầu diễn biến đúng kế hoạch là 60 USD/thùng, PVN sẽ đủ chi 18 tháng lương năm 2020. Tuy nhiên, do dịch bệnh và giá dầu giảm sâu xuống 20 USD nên hiệu quả sản xuất kinh doanh bị tác động mạnh. Chính vì vậy, PVN kêu gọi người lao động "đồng cam, cộng khổ", cùng "thắt lưng buộc bụng", cùng chia sẻ khó khăn bằng những việc làm cụ thể, thiết thực kể cả việc thực hiện cắt, giảm lương, thu nhập của mỗi cá nhân trong giai đoạn này. "Theo quy luật, "nước nổi bèo nổi" - khi dịch bệnh qua đi, giá dầu ổn định trở lại, chắc chắn mỗi cá nhân người lao động dầu khí sẽ càng cảm thấy tự hào, phấn khởi trước thành quả đạt được và tự tin cùng tập đoàn bước vào chặng đường mới", đại diện PVN gửi thông điệp. Nhưng những biện pháp tạm thời đó chỉ để "trợ thở" thêm phần nào cho doanh nghiệp. Điều đó không che lấp được một thực tế, hàng vạn doanh nghiệp đang trong tình cảnh thoi thóp. Báo cáo của Tổng cục Thống kê ngày 29/3 cho thấy, trong quý I/2020, khu vực doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn do chịu ảnh hưởng trực tiếp từ dịch Covid-19. Số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn trong 3 tháng đầu năm là 18,6 nghìn doanh nghiệp, tăng 26% so với cùng kỳ năm trước. Con số này không có gì đáng ngạc nhiên nếu nhìn vào diễn biến dịch bệnh mỗi ngày một phức tạp, khó lường. Những biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn không tránh khỏi làm nhiều doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động. Khi đó, hàng vạn lao động sẽ bị ảnh hưởng, có người phải giảm lương, người thì mất việc. Con số ấy có thể sẽ tăng lên trong tháng 3/2020 và các tháng tiếp theo nếu dịch bệnh không được kiểm soát tốt. Vì thế, có những chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn lúc này là cần thiết, bởi khi doanh nghiệp "ổn" thì người lao động mới thoát bị "tổn thương". Hà Duy Tính cách lo việc làm cho hàng triệu công nhân dệt mayNếu dịch Covid-19 kết thúc cuối tháng 5 và kinh tế phục hồi từ tháng 6/2020 thì ước tính ngành dệt may thiệt hại 11 nghìn tỷ đồng. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||
Phó giám đốc BV ở Hà Tĩnh giải trình vụ cưới con giữa dịch Covid-19 Posted: 02 Apr 2020 08:46 PM PDT Phó giám đốc BV đa khoa huyện Hương Khê, Hà Tĩnh tường trình đã xin phép xã tổ chức lễ gia tiên cho các con. Sau lễ, con dâu và con trai ra trạm y tế xã khai báo và cách ly tại nhà. XEM CLIP: Giám đốc BV đa khoa huyện Hương Khê Phan Trường Sang cho hay vừa nhận được bản tường trình về đám cưới con trai giữa mùa dịch của ông Lê Anh Hùng, Phó giám đốc.
Trong bản tường trình, ông Hùng cho biết, con trai và con dâu ông đăng ký kết hôn và tổ chức tại nhà gái ở Huế vào ngày 17/3. Sau đó gia đình chọn ngày 31/3, có bố mẹ cô dâu cùng cậu ruột đưa dâu về nhà trai làm lễ nhập gia tiên tại xóm Trung Phổ, xã Gia Phố, huyện Hương Khê. Theo ông Hùng, số lượng người tham gia làm thủ tục nhập gia tiên tại gia đình gồm 9 người, gồm bố mẹ hai bên, con dâu, con rể, cậu cô ruột. Xe từ TP Huế về Hà Tĩnh, đến huyện Hương Khê, gia đình nhờ sảnh của khách sạn Đức Tài 2 để con dâu sửa soạn lại quần áo, tư trang cá nhân một lúc, sau đó lên xe tiếp tục về nhà nội. "Trên đường về nhà làm lễ, có một số lượng xe tham gia đưa dâu về nhà, nhưng trên xe chỉ có 1 người, về đến ngõ không vào gia đình chúng tôi", ông Hùng khẳng định. 'Không tổ chức đám cưới tại nhà' Phó giám đốc BV đa khoa huyện Hương Khê cũng giải thích, trước khi làm thủ tục lễ gia tiên đã báo cáo với Đảng ủy, UBND, Trạm y tế xã, nơi gia đình cư trú và đã được đồng thuận cho phép.
Sau lễ gia tiên, gia đình chuẩn bị mâm cơm tạm với số lượng 9 người. Tiếp theo, ông đã yêu cầu con dâu và con rể ra trạm y tế xã khai báo y tế và làm thủ tục cách ly tại nhà. "Sau đó gia đình tôi nhận được thông tin báo chí đã viết bài phản ánh, tôi công nhận có sự việc như trên nhưng không tổ chức đám cưới và liên hoan tại nhà", ông Hùng cho biết. Trưa hôm qua, đại diện UBND xã Gia Phổ, thôn và các hộ dân đã tiến hành lập biên bản xác minh sự việc theo công văn của UBND huyện Hương Khê.
Theo nội dung biên bản được lập tại nhà ông Lê Anh Hùng, việc gia đình ông tổ chức cưới là không có sự thật; không có chuyện tụ tập đông người; số lượng người tham gia làm lễ gia tiên là 9 người như báo cáo của gia đình; gia đình làm lễ nhập gia tiên đã khai báo với chính quyền địa phương… Trước đó, trưa 31/3, hàng chục ô tô rước dâu chạy trên đường mòn Hồ Chí Minh, đoạn qua huyện Hương Khê, Hà Tĩnh khiến dư luận xôn xao. Lễ rước dâu được xác định của gia đình ông Lê Anh Hùng. Dư luận cho rằng gia đình ông Hùng đã làm trái chỉ thị của Thủ tướng và của Tỉnh uỷ Hà Tĩnh về phòng chống dịch Covid-19. Sau khi báo chí lên tiếng, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Trần Tiến Hưng đã có văn bản yêu cầu Giám đốc Sở Y tế tạm đình chỉ công tác đối với ông Lê Anh Hùng, khẩn trương làm rõ nội dung phản ánh của cơ quan báo chí, xử lý nghiêm trách nhiệm cá nhân của ông Lê Anh Hùng và của các tổ chức liên quan (nếu có). Đến chiều qua, ông Lê Anh Hùng bị Sở Y tế tạm đình chỉ công tác 5 ngày để làm rõ trách nhiệm liên quan. Thiện Lương Đình chỉ 5 ngày Phó giám đốc BV tổ chức cưới cho con giữa mùa dịchÔng Lê Anh Hùng, Phó giám đốc BV đa khoa huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) bị tạm đình chỉ công tác để làm rõ trách nhiệm về việc tổ chức đám cưới cho con trai giữa mùa dịch Covid-19. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||
233 ca mắc Covid-19, 1 ca về Hà Nam cùng đoàn khám bệnh Posted: 02 Apr 2020 04:11 PM PDT - Ngày 3/4, Việt Nam ghi nhận 6 ca mắc Covid-19 mới, nâng tổng số ca mắc lên 233 ca. Trong đó, có 75 trường hợp khỏi bệnh. 158 ca còn lại đang được điều trị tại các bệnh viện. Theo báo cáo của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, tới 6 giờ sáng 3/4 đã ghi nhận thêm 6 trường hợp mắc mới, nâng tổng số bệnh nhân mắc Covid-19 tại Việt Nam lên 233 người. Trong 223 ca nhiễm của Việt Nam có 114 ca nhiễm nhập cảnh được quản lý ngay và 119 trường hợp nhiễm nhập cảnh có thời gian trong cộng đồng. 6 ca Covid-19 mới ngày 3/4 có 1 ca là nhân viên công ty Trường Sinh về Hà Nam khám bệnh cùng đoàn BV Bạch Mai. 5 ca còn lại được cách ly ngay sau khi nhập cảnh, không có nguy cơ lây bệnh ra cộng đồng, ca còn lại là nhân viên công ty Trường Sinh. Bệnh nhân 228 là nam, 29 tuổi, có địa chỉ tại tỉnh Bắc Giang. Bệnh nhân từ nước ngoài về, nhập cảnh ngày 20/3. Sau khi nhập cảnh, bệnh nhân được chuyển tới khu cách ly tập trung tại Lữ đoàn 241, tỉnh Ninh Bình và lấy mẫu bệnh phẩm chuyển đến Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương. Kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân dương tính với Sars-CoV-2. Hiện tại, bệnh nhân đang được cách ly và điều trị tại Phòng khám đa khoa Khu vực Cầu Yên, tỉnh Ninh Bình. Bệnh nhân 229 là nữ, 30 tuổi, có địa chỉ tại tỉnh Hà Tĩnh. Bệnh nhân từ nước ngoài về, nhập cảnh ngày 20/3. Bệnh nhân 230 là nữ, 28 tuổi, có địa chỉ tại tỉnh Hà Tĩnh. Bệnh nhân từ nước ngoài về, nhập cảnh ngày 20/3. Sau khi nhập cảnh, 2 bệnh nhân 229 và 230 được chuyển tới khu cách ly tập trung tại Lữ đoàn 241, tỉnh Ninh Bình và lấy mẫu bệnh phẩm chuyển đến Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, kết quả khẳng định nhiễm Covid-19. Hiện tại, 2 bệnh nhân đang được cách ly và điều trị tại BV đa khoa tỉnh Ninh Bình. Bệnh nhân 231 là nữ, 57 tuổi, có địa chỉ tại xã Kim Lư, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn, là nhân viên công ty Trường Sinh – đơn vị cung cấp dịch vụ ăn uống tại BV Bạch Mai. Ngày 27/3, bệnh nhân cùng đoàn của BV Bạch Mai công tác tại tỉnh Hà Nam. Sau khi nhận thông tin về ca dương tính từ BV Bạch Mai, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Hà Nam đã thực hiện cách ly, lấy mẫu bệnh phẩm chuyển đến Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương. Kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2. Hiện tại, bệnh nhân đang được cách ly và điều trị tại BV đa khoa tỉnh Hà Nam. Bệnh nhân 232 là nam, 67 tuổi, có địa chỉ tại Bà Rịa-Vũng Tàu. Bệnh nhân 233 là nữ, 24 tuổi, có địa chỉ tại Diễn Châu, Nghệ An. Cả 2 bệnh nhân 232 và 233 đều từ nước ngoài về trên chuyến bay SU290, nhập cảnh vào Việt Nam tại Nội Bài ngày 27/3. Sau khi nhập cảnh, 2 bệnh nhân được đưa vào khu cách ly của tỉnh Vĩnh Phúc. Kết quả xét nghiệm cho thấy 2 bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2. Hiện tại, cả 2 đang được cách ly và điều trị tại BV Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2. Như vậy đến sáng 3/4, Việt Nam đã ghi nhận 233 ca mắc Covid-19, trong đó 75 ca đã được ra viện. 75 trường hợp mắc Covid-19 tại Việt Nam đã được công bố chữa khỏi. 16 trường hợp mắc Covid-19 được chữa khỏi trong giai đoạn 1 (tính từ ngày 23/1 đến 13/2). 59 bệnh nhân chữa khỏi giai đoạn 2 (6/3 đến 2/4). Như vậy, số ca nhiễm Covid-19 hiện còn 158 trường hợp, đang được điều trị tại các bệnh viện. Liên quan tới BV Bạch Mai, hiện đã có 43 trường hợp mắc, trong đó có 27 nhân viên của công ty Trường Sinh – đơn vị ký hợp đồng dịch vụ ăn uống và đưa nước sôi tại BV Bạch Mai. Thúy Hạnh Yêu cầu công ty Trường Sinh dừng dịch vụ ở 5 bệnh viện- Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch Covid-19 yêu cầu công ty Trường Sinh dừng toàn bộ dịch vụ tại các bệnh viện và xét nghiệm toàn bộ nhân viên. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||
Cô gái được cả khu cách ly chú ý Posted: 02 Apr 2020 03:17 PM PDT Chỉ sau hai ngày vào cách ly tại túc xá ĐH Quốc gia TP.HCM, Lâm Thảo, du học sinh Mỹ đã trở nên nổi tiếng nhờ việc làm ấm ấp tình nghĩa của mình. Đang là du học sinh năm 3 ngành khách sạn, du lịch và giải trí trường Đại học Central Florida, Mỹ thì dịch Covid-19 bùng lên dữ dội, cha mẹ Lâm Thảo (22 tuổi, quê Vũng Tàu) vội vã hối thúc con gái về nước. Ngày 24/3, khi về tới Tân Sân Nhất, Thảo được đưa vào cách tại khu A ký túc xá ĐH Quốc gia TP.HCM. Lúc này, cô thấy may mắn khi về đến quê hương an toàn.
Gia đình có điều kiện, lại sinh sống ở nước ngoài lâu năm khi nhận phòng ở khu cách ly, Thảo cảm thấy bị "khớp" vì điều kiện phòng ốc bề bộn. "Chắc phòng này là của các bạn sinh viên nam ở nên khá bề bộn, bọn em phải dành cả ngày để dọn dẹp nên bây giờ sạch sẽ và gọn gàng rất nhiều", Thảo mỉm cười kể. Sống trong khu cách ly, thấy lượng người về cách ly quá đông (6.517 người), lực lượng quân đội, dân quân tự vệ và các y bác sỹ phải ngày đêm vất vả lo cho các công dân từng miếng ăn giấc ngủ, Thảo quyết định có hành động thiết thực để góp phần vào công cuộc chống dịch.
Ngay lập tức, Thảo bàn với một người bạn chung tiền mua 20 chiếc quạt điện và 20 bình siêu tốc để tặng cho cán bộ và những phòng nào còn thiếu. "Trước khi về nước em cũng đã có suy nghĩ sẽ có hành động thiết thực vào việc phòng chống dịch. Khi sống ở trong này, thấy thời tiết khá nắng nóng nên em đặt mua quạt về tặng các cán bộ và một số phòng còn thiếu", Thảo tâm sự. Hành động của Thảo đã nổi tiếng cả khu cách ly và được nhiều người sống trong KTX chia sẻ lên trang cá nhân. Tâm sự về những ngày sống trong khu cách ly, Thảo cho hay, các chiến sỹ, y bác sĩ và lực lượng làm nhiệm vụ ở đây khá thân thiện, dễ gần. Điều kiện sinh hoạt không được đầy đủ như ở ngoài nhưng người dân cần những nhu yếu phẩm gì cũng đều được cung cấp đầy đủ.
"Em bị dị ứng thời tiết nên da mẩn đỏ, khi bác sỹ tới đo thân nhiệt nhìn thấy liền hỏi han rồi cho em thuốc để bôi, em thật sự thấy cảm động", Thảo cảm kích nói. Luôn lạc quan, cô gái trẻ cho hay, bây giờ đã thích nghi với cuộc sống trong khu cách ly. Cô có nhiều thời gian để làm những việc yêu thích như đọc sách và học các khóa lập trình online. Tỏ ra hào hứng, Thảo nhắn nhủ: "Đi cách ly không sợ như mọi người nghĩ, ở đây mình học hỏi được rất nhiều điều, cảm nhận được tình người trong hoạn nạn". Không chỉ Thảo mà nhiều công dân sống trong khu cách ly chứng kiến công việc vất vả của lực lượng làm nhiệm vụ tại đây đều cảm kích. Nhiều người đã nhờ gia đình mang tới tặng các chiến sĩ từng lon nước ngọt, từng chai nước sâm để động viên tinh thần. Trung tá Vũ Văn Đảm, Chính trị viên phó, Ban chỉ huy quân sự quận Bình Thạnh, TP.HCM - hiện phụ trách tòa nhà G, khu cách ly cho biết: "Những ngày qua, khu cách ly liên tục nhận được sự ủng hộ của các mạnh thường quân, người dân, cha mẹ người cách ly và người cách ly. Ngoài các thiết bị y tế còn có nước uống, đồ ăn, trái cây và cả tiền mặt. Tất cả được ban quản lý khu cách ly tiếp nhận rồi phân phối cho 22 tòa nhà của khu cách ly. Ngoài sử dụng cho lực lượng làm nhiệm vụ phòng chống dịch, các đồ dùng nhận ủng hộ sẽ được chia cho người cách ly cùng sử dụng". Hành động nhỏ của các công dân cũng khiến những người làm nhiệm vụ thấy ấm lòng và vơi đi mệt nhọc. Không được về dự đám tang, vợ lập bàn thờ chồng trong khu cách lyChồng mất, chị Mai đang ở trong khu cách ly nên không về được, đành nhờ bộ đội mua hoa, trái cây, bánh kẹo thờ vọng chồng. Đoàn Nga - Thanh Tùng - Phan Thân | ||||||||||||||||||||||||||||||||||
Bệnh nhân 34 siêu lấy nhiễm và 6 người được công bố khỏi bệnh Covid-19 Posted: 02 Apr 2020 10:27 PM PDT Sáng nay, 7 bệnh nhân Covid-19 ở Bình Thuận được công bố khỏi bệnh, trong đó có ca "siêu lây nhiễm" số 34. Các bệnh nhân Covid-19 đang được điều trị tại BV Đa khoa Bình Thuận qua 3 lần xét nghiệm âm tính được xuất viện gồm: BN34, 37, 38, 40, 41, 42, 43. Phó Giám đốc Sở Y tế Đặng Thức Anh Vũ cho biết: "Trong số ca được xuất viện có bệnh nhân 37 có con cũng mắc bệnh nhưng chưa khỏi, nên xin ở lại chăm con. Như vậy chỉ có 6 bệnh nhân xuất viện hôm nay".
Sau khi được xuất viện, các bệnh nhân này được chuyển đến BV Y học Cổ truyền Bình Thuận để cách ly, tiếp tục theo dõi sức khoẻ trong 14 ngày nữa. Bệnh nhân "siêu lây nhiễm" số 34, nữ doanh nhân 51 tuổi, cũng nằm trong số 7 người kết quả âm tính lần thứ 3 được xuất viện.
Trước đó, lúc 0h cùng ngày, các ngành chức năng cũng dỡ bỏ các chốt kiểm soát cách ly hai tuyến đường thuộc phường Đức Thắng, TP Phan Thiết được thực hiện từ 0h ngày 12/3. Đây là nơi sinh sống của 4 bệnh nhân mắc Covid-19 là 38, 40, 42 và 43, đều liên quan đến BN34. Qua 21 ngày cách ly, kết quả xét nghiệm mới nhất cho thấy, 69/69 mẫu của các hộ dân tại đây đều cho kết quả âm tính. Lập nhiều chốt kiểm soát y tế Thực hiện Chỉ thị 15 của Thủ tướng, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận đã ký quyết định thành lập 2 chốt kiểm soát dịch Covid-19 liên ngành trên QL1A ở 2 đầu tỉnh, nhằm kiểm soát y tế đối với người vào tỉnh trên các phương tiện vận tải hành khách.
Các lực lượng sẽ đo thân nhiệt, xác định người nghi nhiễm bệnh và tổ chức giám sát y tế, xác định lịch trình (biển kiểm soát, họ tên, địa chỉ, số điện thoại, nơi xuất phát, nơi đến,…); kiểm tra công tác phòng, chống dịch trên các phương tiện vận tải hành khách, đảm bảo tất cả hành khách đeo khẩu trang; phương tiện được trang bị dung dịch rửa tay sát khuẩn theo quy định. 2 chốt này hoạt động 24h/7 ngày, bắt đầu từ ngày 1/4 đến hết ngày 15/4.
Trước đó từ ngày 25/3, Bình Thuận cũng đã lập 2 chốt kiểm soát 2 đầu khu du lịch Mũi Né để kiểm soát chặt chẽ khách du lịch đến Bình Thuận. Đình chỉ 5 ngày Phó giám đốc BV tổ chức cưới cho con giữa mùa dịchÔng Lê Anh Hùng, Phó giám đốc BV đa khoa huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) bị tạm đình chỉ công tác để làm rõ trách nhiệm về việc tổ chức đám cưới cho con trai giữa mùa dịch Covid-19. Lê Huân | ||||||||||||||||||||||||||||||||||
Cảnh báo nguy cơ lây nhiễm khi về quê dịp Tết Thanh minh Posted: 02 Apr 2020 10:56 PM PDT Chuyên gia cho rằng, thay vì về quê trong dịp Tết Thanh minh, người dân không rời khỏi nơi cư trú và có thể thắp hương, vái vọng từ xa. Tết Thanh minh là một trong những khái niệm lập lịch của các nước phương Đông từ xa xưa. Tết Thanh minh có nghĩa là khoảng thời gian khí trời trong sáng và thanh khiết, thường rơi vào khoảng thời gian sau Lập Xuân 45 ngày, hoặc sau Đông Chí 105 ngày. Do đó, Tết Thanh minh của năm 2020 rơi vào ngày mùng 4/4 dương lịch, ngày mùng 12/3 âm lịch.
Theo TS Nguyễn Ánh Hồng – Trưởng khoa Văn hóa Phát triển (Học viện Báo chí và Tuyên truyền), vào ngày Thanh minh, người dân đi tảo mộ gia tiên và làm lễ cúng gia tiên sau tảo mộ. Công việc chính của tảo mộ là sửa sang các ngôi mộ của tổ tiên và thắp hương cho người đã khuất. Trong ngày Thanh minh, người già hay trẻ đều ra phần mộ dòng họ để con cháu có trách nhiệm hơn với gia đình, bày tỏ lòng thành kính, biết ơn các thế hệ trước. Tuy nhiên TS Nguyễn Ánh Hồng khẳng định, năm nay, do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, người dân nên thay đổi cách thức cúng, lễ trong ngày này để đảm bảo sức khỏe bản thân và cộng đồng. 'Theo Chỉ thị số 16/CT-TTg về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19, cách ly toàn xã hội từ 0h ngày 1/4 trên phạm vi toàn quốc, người dân không được rời khỏi nơi cư trú để về quê, đi tảo mộ… Bởi vậy chúng ta phải chấp hành để đảm bảo an toàn cho bản thân và cộng đồng', bà Hồng nhấn mạnh. Cũng theo TS Hồng, trong Tết Thanh minh, người dân có thể cúng 'vọng tâm' tức là cúng từ xa. Theo đó, các gia đình có thể bày biện mâm cúng và thắp hương tại từng gia đình, tránh việc đi lại, di chuyển khỏi nơi cư trú. 'Người việt có câu 'Tâm xuất Phật chứng', nghĩa là không cần đến chùa vẫn lễ được. Chúng ta tưởng nhớ tổ tiên, người đã khuất bằng cái tâm, không nhất thiết phải về quê hương mới bày tỏ được lòng thành', TS nói. Cũng theo bà Ánh Hồng, mâm lễ cúng không cần quá cầu kỳ, tùy theo điều kiện từng gia đình có thể bày biện mâm cỗ phù hợp để thắp hương.
Về vấn đề này, PGS.TS Trần Đắc Phu - Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, cũng cho rằng, chúng ta đang thực hiện việc giãn cách xã hội trong vòng 15 ngày kể từ 0 giờ ngày 1/4 trên phạm vi toàn quốc. Trong dịp Tết Thanh minh, nếu người dân về quê tổ chức ăn uống, liên hoan gặp mặt… sẽ không còn tác dụng của việc giãn cách xã hội. Đặc biệt, hàng năm, đây là dịp con cháu ở khắp nơi trên cả nước về quê sum họp, sẽ gây ra nhiều nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh. Theo ông Phu, trong thời gian này, người dân phải tự giác chấp hành việc giãn cách xã hội nhằm đảm bảo an toàn cho bản thân và cộng đồng. Hải Phòng dọn dẹp mộ miễn phí, đóng cửa 2 nghĩa trang lớn dịp Thanh minhHải Phòng yêu cầu đóng cửa 2 nghĩa trang Phi Liệt và Ninh Hải trong dịp thanh minh. Công ty phục vụ mai táng sẽ dọn dẹp toàn bộ phần mộ miễn phí. Ngọc Trang - Nguyễn Thảo | ||||||||||||||||||||||||||||||||||
Xóa ‘nút thắt cổ chai’, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công Posted: 02 Apr 2020 01:00 PM PDT Đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công là giải pháp hiệu quả đảm bảo tăng trưởng. Nếu 2020 giải ngân được 100% kế hoạch vốn đầu tư công sẽ tăng GDP thêm 0,42 điểm phần trăm. Phát huy đầu tư công Nhiều DN phải đóng cửa, tạm ngừng hoạt động, những lĩnh vực đóng góp lớn cho tăng trưởng hàng năm như xuất khẩu, công nghiệp chế biến chế tạo, dịch vụ... đều chịu ảnh hưởng xấu vì dịch bệnh. Kinh nghiệm từ những lần kinh tế gặp khó khăn cho thấy, tăng chi tiêu Chính phủ, trong đó đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, sẽ là giải pháp hữu hiệu để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Giới chuyên môn cho rằng, đẩy nhanh tiến độ đầu tư công sẽ khiến cầu của nền kinh tế tăng lên và điều này kích thích các DN quay trở lại với sản xuất. Hơn nữa, đầu tư công được đẩy mạnh vào xây dựng hạ tầng không chỉ tạo ra cầu trước mắt mà còn tạo nền tảng cho phát triển dài hạn.
Vốn đầu tư công thường là những nguồn lực lớn, đầu tư vào các dự án quan trọng. Do đó, quá trình giải ngân sẽ kéo theo các dòng vốn đối ứng khác của tư nhân và nước ngoài, tạo sức lan tỏa cho nền kinh tế, chuyên gia Ngô Trí Long nhận định. Số liệu thống kê cho thấy, đầu tư công hiện chiếm hơn 10% tổng giá trị GDP, khoảng 32% tổng mức đầu tư toàn xã hội hàng năm. Tuy nhiên, tình trạng chậm giải ngân đầu tư công từ gần chục năm qua đã tạo ra "nút thắt cổ chai" đối với nền kinh tế, ảnh hưởng tới tăng trưởng GDP. Giải ngân vốn đầu tư công năm 2019 cả nước đạt hơn 270.209 tỷ đồng, bằng 62,94% so với kế hoạch Quốc hội giao và 67,46% kế hoạch Chính phủ giao. Còn giải ngân vốn đầu tư công cả năm 2020, theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, là 470.850 tỷ đồng. Theo tính toán của Tổng cục Thống kê, thực hiện vốn đầu tư công là giải pháp hiệu quả giúp tăng trưởng kinh tế, vốn đầu tư công giải ngân tăng thêm 1% sẽ làm GDP tăng thêm 0,06 điểm phần trăm. Nếu năm nay giải ngân được 100% kế hoạch sẽ làm tăng GDP thêm 0,42 điểm phần trăm. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thời gian qua thực hiện giải ngân đầu tư công chậm là do công tác chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị dự án còn nhiều bất cập, chưa kỹ, chưa tốt dẫn đến phải điều chỉnh nhiều lần. Bên cạnh đó, thủ tục điều chỉnh chưa được đơn giản hóa, phải xét duyệt qua nhiều cấp, kéo dài thời gian. Công tác lập kế hoạch chưa sát với thực tế và khả năng giao vốn, khả năng giải ngân vốn dẫn đến không phân bổ được hết số vốn kế hoạch, nhiều dự án được giao kế hoạch vốn lớn hơn khả năng giải ngân. Việc triển khai giải phóng mặt bằng ở nhiều dự án, nhiều địa phương là điểm nghẽn khiến việc giải ngân vốn bị chậm. Xóa "nút thắt cổ chai" Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, về các giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống nhân dân trong bối cảnh tác động của dịch Covid-19.
Thông báo nêu rõ, cần tập trung đẩy mạnh thực hiện giải ngân vốn đầu tư công, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm và có ý nghĩa quan trọng nhất để bù đắp phần thiếu hụt tăng trưởng do tác động của dịch Covid-19. Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phấn đấu giải ngân 100% vốn đầu tư công còn lại của năm 2019 và số kế hoạch vốn đầu tư công năm 2020. Có biện pháp, giải pháp cụ thể và chế tài mạnh mẽ trong triển khai thực hiện. Chính phủ cũng đề xuất Bộ Chính trị, Quốc hội cho phép chuyển đổi hình thức đầu tư các dự án đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông (8 dự án) và dự án đường cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ từ đối tác công tư sang đầu tư công. Bố trí mức vốn phù hợp từ nguồn tăng thu và kinh phí còn lại của ngân sách trung ương năm 2019 cho dự án đường cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ và đường cất hạ cánh, đường lăn của hai cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Tân Sơn Nhất. Đồng thời, đề xuất cho phép áp dụng hình thức chỉ định thầu (kèm theo cắt giảm 5% so với dự toán) khi triển khai thực hiện các dự án, bảo đảm tuân thủ đúng quy định của pháp luật. Theo các chuyên gia, thúc đẩy tiến độ các dự án này trong thời điểm hiện nay là rất cần thiết bởi đây đều là các dự ăn nhằm tháo gỡ "điểm nghẽn hạ tầng" của nền kinh tế, như hàng không, đường bộ... Nếu tháo gỡ được, nghĩa là sớm đưa các dự án vào thực hiện, sẽ kết nối Việt Nam với thế giới và ngược lại. Không chỉ tạo ra sự năng động cho nền kinh tế mà còn tạo ra tiềm năng tăng trưởng trong tương lai. TS. Nguyễn Đình Cung cho rằng, sự chậm trễ trong giải ngân đầu tư công nói chung, giải ngân các dự án hạ tầng quy mô lớn nói riêng, có nguyên nhân do sự chồng chéo, không thống nhất của nhiều quy định pháp luật liên quan. "Trong bối cảnh hiện tại, tôi hy vọng sẽ có sự thay đổi thực sự từ thái độ và cả cách thức làm việc của các bộ, ngành theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ", ông nói. Ông cho rằng: "Có thể có những vướng mắc chưa gỡ được ngay vì nằm trong luật, nghị định, cần phải có thời gian để nghị xem xét, sửa đổi, nhưng tôi tin là nếu lãnh đạo các bộ, ngành chủ động đi tìm các nút thắt, tìm cách gỡ thay vì ngồi đợi theo đúng quy trình thì sẽ có giải pháp ngay". Quan trọng nhất là các bộ, ngành phải cho thấy các giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công là để thông đường, tháo bỏ hoặc giảm bớt các điểm tắc nghẽn cho nền kinh tế những năm tới, chứ không chỉ là để hoàn thành mục tiêu giải ngân vốn đầu tư năm nay, ông Cung nhấn mạnh. Các chuyên gia đều có chung nhận định rằng, những lúc khó khăn, nhiều biến động như hiện nay rất cần có cách làm mới, mạnh dạn và sáng tạo trong thực hiện và giải ngân đầu tư công. Đây cũng là cơ hội để thay đổi cách làm và linh hoạt cho mục tiêu tăng trưởng bền vững của Việt Nam trong tương lai. Trần Thủy Sẵn 30 tỷ USD: Tình thế này, không thể 'có tiền mà không tiêu được'Dòng vốn 30 tỷ USD được "bơm" đều đặn hàng năm để phục vụ đầu tư các dự án đầu tư công, nhưng nhiều năm nay trong tình trạng "có tiền mà không tiêu được". Việc này giờ đây phải thay đổi. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||
Chữ viết tiếng Việt không dấu được công nhận bản quyền Posted: 02 Apr 2020 11:12 PM PDT - Dù không theo học ngành Ngôn ngữ nhưng với đam mê nghiên cứu ngay từ khi còn ở bậc tiểu học, sau 27 năm, anh Kiều Trường Lâm đã hoàn thành công trình "Chữ Việt Nam song song 4.0". Đây là công trình chữ viết Tiếng Việt không dấu, khác hoàn toàn so với chữ viết hiện tại. Khi nghiên cứu ra ngôn ngữ này, anh Lâm mong muốn có thể ứng dụng song song với chữ Quốc ngữ, "giúp khắc phục những hiểu lầm tệ hại khi giới trẻ nhắn tin không dấu trên Internet". 27 năm nuôi ý tưởng chữ tiếng Việt không dấu Anh Kiều Trường Lâm (34 tuổi), hiện đang công tác tại một công ty xuất nhập khẩu gỗ ở Hà Nội. Ngay từ khi còn bé, Lâm đã bộc lộ sự hứng thú với những con chữ. Khi ấy, cậu bé lớp 1 từng khát khao có thể sáng tạo ra một bộ chữ không dấu giống như tiếng Anh, nhưng vẫn có thể đọc và viết trôi chảy. Đến lớp 2, Lâm bắt đầu mày mò tìm ra những con chữ với âm điệu có thể thay hoàn toàn các dấu thanh. Quá trình tìm kiếm này kéo dài đến năm lớp 10, cậu đã thành công với đề tài "Ký hiệu dấu" dành cho chữ Quốc ngữ. Anh Kiều Trường Lâm (34 tuổi), hiện đang công tác tại một công ty xuất nhập khẩu gỗ ở Hà Nội Với đam mê nghiên cứu ngôn ngữ, đến khi đang theo học tại một trường Kinh tế, Lâm quyết tâm thi lại và đỗ vào ngành Ngôn ngữ học của Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia Hà Nội "Rất tiếc vì một số lý do nên mình không thể theo học ngành này. Tuy nhiên, quãng thời gian sau đó mình vẫn tiếp tục theo đuổi nghiên cứu". Năm 2012, Lâm tình cờ phát hiện ra đề tài "Chữ Việt nhanh" của thầy Trần Tư Bình - Hiệu trưởng Trường Văn hóa Việt Nam Marrickville ở Sydney (Úc). Anh nhận ra rằng, khi kết hợp "Chữ Việt nhanh" và "Ký hiệu dấu" sẽ cho ra "một chữ viết không dấu lưu loát lại đẹp vô cùng". Vì thế, anh Kiều Trường Lâm đã phối hợp với tác giả Trần Tư Bình và cho ra đời chữ viết mới với tên gọi "Chữ Việt Nam song song 4.0". "Chữ Việt Nam song song 4.0" vốn chỉ sử dụng 26 chữ cái La-tinh, trong đó dùng 18 chữ cái La-tinh để thay thế dấu thanh và dấu phụ cho chữ Quốc ngữ. Sự biến đổi linh hoạt giữa các vần và sự luân chuyển giữa các ký hiệu dấu đã tạo ra chữ viết có độ chính xác cao, không có trường hợp ngoại lệ, giúp người dùng đọc và viết một cách dễ dàng. Cụ thể, một số phụ âm và nguyên âm cùng một số vần ghép đã được quy ước lại để tạo ra một chữ viết nhanh như phụ âm đầu: "f thay cho ph", "w thay ng-ngh", ...; một số phụ âm cuối: "g thay ng", "h thay nh", "k thay ch"..., hay "uyêt thay bằng ydb", "uyên thay bằng yly", "ương thay bằng uzo", "ướng thay bằng uzx", "ường thay bằng uzk", "ưởng thay bằng uzv", "ượng thay bằng uzh"… Một ví dụ của "Chữ Việt Nam song song 4.0" Về ký hiệu dấu, có 18 ký hiệu dấu dùng để thay thế các dấu thanh và dấu phụ cho chữ Quốc ngữ; trong đó "j thay dấu sắc", "l thay dấu huyền", "z thay dấu hỏi", "s thay dấu ngã", "r thay dấu nặng". Tham khảo quy tắc viết Chữ Việt Nam song song 4.0 TẠI ĐÂY. Anh Lâm cho rằng, sự kết hợp này sẽ tạo ra loại chữ viết mang tính thẩm mĩ, viết nhanh hơn vì hầu hết các chữ đều ở dạng 3-4 chữ cái, rất đều nhau và bắt mắt. Sau những nỗ lực nghiên cứu trong suốt 27 năm, đến ngày 25/3, "Chữ Việt Nam song song 4.0" của hai tác giả Trần Tư Bình và Kiều Trường Lâm sáng tạo đã chính thức được Cục Bản quyền tác giả của Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch cấp giấy chứng nhận bản quyền. "Chúng tôi không có ý định cải tiến chữ Quốc ngữ" Ngay khi công trình "Chữ Việt Nam song song 4.0" được công bố rộng rãi, nhóm tác giả đã nhận lại nhiều ý kiến trái chiều. Nhiều người cho rằng chữ Quốc ngữ đã gắn liền với văn hoá Việt từ lâu, không cần phải cải tiến vì vẫn dùng rất ổn; thậm chí họ tức giận "vì tiếng Việt đang bị làm phá hỏng". Nhưng anh Lâm cho biết, thực tế nhóm không có ý định cải tiến chữ Quốc ngữ. "Ngay từ tên gọi "Chữ Việt Nam song song 4.0", chúng tôi mong muốn đây sẽ là thứ ngôn ngữ độc lập, có thể dùng song song với chữ Quốc ngữ và ứng dụng để gõ trên Internet". Nhóm tác giả lý giải, hiện nay giới trẻ thường nhắn tin không dấu, đôi khi gây ra những hiểu lầm tệ hại. "Chữ Việt Nam song song 4.0" sẽ khắc phục những nhược điểm gây hiểu lầm này và tạo ra sự thống nhất cho chữ không dấu. Ngoài ra khi áp dụng, đây sẽ là công cụ gõ nhanh, giúp tiết kiệm 25- 30% thời gian gõ chữ so với kiểu gõ telex hay bất kì kiểu gõ nào khác. "Chữ Việt không dấu có công thức ghép hoàn hảo như công thức toán học, cho phép não của chúng ta chuyển đổi một lần duy nhất, giúp nhận biết được mặt chữ một cách trọn vẹn. Tôi cho rằng việc thống nhất được chữ không dấu là một bước tiến mới cho ngành ngôn ngữ học. Nếu "Chữ Việt Nam song song 4.0"được ứng dụng rộng rãi sẽ là một bước ngoặt đưa tiếng Việt ra khắp thế giới. Nhiều người nước ngoài sẽ thích học tiếng Việt hơn vì giờ đây, chữ viết không còn dấu giống như tiếng Anh", anh Lâm lý giải. Tác giả của "Chữ Việt Nam song song 4.0" cho biết, trước đó nhiều độc giả cũng từng chỉ trích nghiên cứu của anh. Tuy nhiên, sau khi học thử chữ mới, nhiều người cảm thấy thích thú và cảm nhận được tính ưu việt mà "Chữ Việt Nam song song 4.0" đem lại. "Đối tượng dùng thử chữ viết này bao gồm cả người lớn tuổi và thế hệ trẻ. Sau khi học thuộc công thức, họ có thể dùng rất thành thạo chỉ sau vài giờ". "Một cái mới ra đời bao giờ cũng có những ý kiến phản biện trái chiều. Tôi trân trọng tất cả những điều đó và kỳ vọng, thời gian sẽ chứng minh sản phẩm của tôi là hấp dẫn nếu độc giả sẵn sàng học thử và áp dụng", anh Lâm nói. Hiện tại, nhóm nghiên cứu đang lấy thêm ý kiến từ các độc giả để hoàn thiện "Chữ Việt Nam song song 4.0". Nhóm kỳ vọng chữ viết này có thể được đưa vào giảng dạy cho học sinh trong thời gian tới. Thúy Nga Vị giáo sư gần 30 năm đem tiếng Việt vào ĐH hàng đầu nước Mỹ- Là người đầu tiên giảng dạy ngôn ngữ và văn hóa Việt tại Đại học Harvard, GS Ngô Như Bình đã tạo ra một "cú huých" quan trọng, góp phần đưa tiếng Việt trở thành một thứ ngôn ngữ bình đẳng với 3 thứ tiếng Trung, Nhật, Hàn. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||
F0 mất dấu, những việc cần làm để tránh lây nhiễm Covid-19 Posted: 03 Apr 2020 12:52 AM PDT Theo nhiều chuyên gia y tế, hiện tại đã có những ổ dịch không tìm được nguồn lây bệnh nhân số 0, nguy cơ lây ra cộng đồng rất cao và người dân phải thực hiện được tốt biện pháp phòng ngừa, cách ly xã hội.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh – Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM cho biết trước thông tin F0 bị mất dấu rất nhiều người đã hoang mang lo lắng. Tuy nhiên, theo bác sĩ Khanh, nếu hiểu cơ chế lây bệnh của Covid-19 thì hoàn toàn không nên quá lo lắng khi đã mất dấu F0. Mặt khác, bệnh nhân Covid-19 ở Việt Nam đã được công bố khỏi bệnh và xuất viện nhiều. Bệnh nhân xuất viện sẽ được giám sát ở BV khu vực khác hoặc về nhà giám sát tiếp tránh mức tối thiểu để virus không phát tán ra cộng đồng, điều này chúng ta đang làm rất kỹ, rất tốt. Thời kỳ đầu của dịch Covid-19 khi Việt Nam có 16 bệnh nhân, trong đó chủ yếu từ Trung Quốc về và lây cho gia đình. Hiện nay chúng ta làm rất tốt việc cách ly. Sang giai đoạn 2, theo bác sĩ Khanh, ban đầu chúng ta chỉ nghĩ tới Nhật Bản và Hàn Quốc nhưng sau đó ca bệnh đến/về từ Châu Âu đặc biệt từ Ý. Sang giai đoạn 3 thì phức tạp hơn, chúng ta căng sức tìm người bệnh và hiện tại dịch Covid-19 đang ở giai đoạn này. Nếu giai đoạn trước việc xác định F0 dễ hơn nhưng giai đoạn này việc F0 mất dấu khó tránh khỏi. Mọi người thử hình dung người F0 sẽ diễn tiến như thế nào? Bác sĩ Khanh chỉ ra hai diễn tiến: Thứ nhất, bệnh nhân có triệu chứng ho nhiều, sốt nên đi bệnh viện. Lúc đó người bệnh có khai báo y tế sẽ được cách ly. Thứ hai, tình huống có trường hợp bệnh nhân ho nhẹ và tự hết và có thể lây cho vài người. F1 của họ chắc sẽ không có triệu chứng nhẹ có thể bị nặng và phải đi bệnh viện và lúc đó có thể tìm ra F1, F2, F3 và có thể chính là F0. Người mang bệnh sẽ lây cho người tiếp xúc gần trước, còn những người đi ngang qua thì khó lây hơn. Cả hai tình huống trên, bác sĩ Khanh nhấn mạnh, đều lây tiếp xúc gần. Nếu F0 đi vào tòa nhà thì không phải cả tòa nhà sẽ bị lây bệnh, F0 sống cùng khu không phải cả khu phố đó mang bệnh. Ví dụ quán bar Buddha, công ty Trường Sinh hay khoa Thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai. F0 cũng chưa rõ nhưng nhìn chung nhân viên y tế BV Bạch Mai không lây nhiễm, âm tính hết, điều đó thấy rõ họ có đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, phòng bệnh tốt hơn. Theo bác sĩ Khanh, có mối liên hệ giữa khoa Thần Kinh và Căng tin của bệnh viện. Nếu người nhà bệnh nhân mang virus có xuống căng tin và tiếp xúc gần sẽ lây cho người ở căng tin hoặc ngược lại. Chỉ ngồi gần, ngồi tán chuyện và không có biện pháp phòng ngừa trong tiếp xúc gần thì nguy cơ mắc cao hơn. Chắc chắn những người mắc ở quán bar Buddha hay căng tinh bệnh viện thì đều là tiếp xúc gần dưới 2 mét và không có chuẩn bị phòng bệnh gì – bác sĩ Khanh cho biết. Chính vì thế, trong điều kiện khi F0 mất dấu, bác sĩ Khanh nhấn mạnh mọi người không tiếp xúc gần, có biện pháp phòng hộ nếu làm đúng được phòng ngừa thì có tiếp xúc với F0 hay F1 cũng không sợ. Nếu thực hiện cách ly xã hội, giữ khoảng cách 2 mét thì cũng không lo F0, F1 xung quanh mình. Bản thân người F0 nhưng họ không biết, họ đeo khẩu trang và giãn cách đứng xa người tiếp xúc 2 mét thì những người F1 cũng không còn nguy cơ lây virus Sars-CoV-2. Bác sĩ Khanh nhấn mạnh cách tốt nhất đó là: Đứng xa 2 mét, rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang. Nếu cần thiết có thể đeo kính bảo hộ để che chắn mặt mình. Mùa dịch Covid-19 nên bảo vệ khuôn mặt. Việt Nam sang giai đoạn mất dấu F0, cả nước hãy ở yên tại chỗ- Hiện tại đã có những ổ dịch không tìm được bệnh nhân số 0, nguy cơ lây ra cộng đồng rất cao nên mọi người dân hãy ở yên tại chỗ. P.Thúy | ||||||||||||||||||||||||||||||||||
Cách ly toàn xã hội, chủ quán massage ở Đắk Lắk cho tụ tập ăn nhậu Posted: 02 Apr 2020 11:57 PM PDT Chủ quán massage tổ chức cho 25 người tụ tập ăn nhậu trong khu vực "Thác lộn xộn" ở xã Hòa Phú (TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) thì bị lực lượng chức năng lập biên bản. Thông tin từ Công an xã Hòa Phú (TP Buôn Ma Thuột) hôm nay cho biết, đã đưa 25 người tham gia tụ tập ăn nhậu tại khu vực "Thác lộn xộn" thuộc thôn 5 về trụ sở để làm việc. Trước đó, vào khoảng 1h sáng cùng ngày, Công an xã phối hợp cùng tổ tuần tra của Phòng CSCĐ Công an tỉnh tuần tra tại khu vực "Thác lộn xộn" thì phát hiện một nhóm người gồm 16 nữ và 9 nam đang tụ tập ăn nhậu.
Lực lượng công an đưa toàn bộ số người nói trên về trụ sở để làm việc. Tại đây, nhóm người trên khai báo đang làm việc cho một cơ sở kinh doanh dịch vụ massage ở phường Tự An (TP Buôn Ma Thuột). Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, cơ sở kinh doanh phải tạm nghỉ. Vào chiều ngày 2/4, chủ cơ sở tổ chức cho 24 người thân và nhân viên vui chơi, ăn nhậu tại khu vực trên.
Quá trình làm việc, chủ quán thừa nhận hành vi tập trung đông người trong mùa dịch là trái các quy định về phòng, chống dịch Covid-19 của Chính phủ, Bộ Y tế và địa phương. Công an xã Hòa Phú đang hoàn tất hồ sơ, củng cố tài liệu để xử lý theo các quy định của pháp luật. Đình chỉ 5 ngày Phó giám đốc BV tổ chức cưới cho con giữa mùa dịchÔng Lê Anh Hùng, Phó giám đốc BV đa khoa huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) bị tạm đình chỉ công tác để làm rõ trách nhiệm về việc tổ chức đám cưới cho con trai giữa mùa dịch Covid-19. Trùng Dương | ||||||||||||||||||||||||||||||||||
Vụ 2 chiến sĩ công an hy sinh: Hũ mắm tôm cuối mẹ nhận từ con trai Posted: 02 Apr 2020 11:43 PM PDT Bà Hảo (mẹ đại úy Tuấn) kể trong nước mắt, tối trước ngày mất, gia đình Tuấn về ăn cơm cùng và tặng mẹ hũ mắm tôm, dặn mẹ ăn dần vì dịch bệnh hạn chế ra ngoài. Ai ngờ đó là món quá cuối cùng. Đ8h sáng nay, linh cữu đại úy Đặng Thanh Tuấn (Công an quận Sơn Trà, Đà Nẵng) được đưa đến nhà tang lễ TP. Tại nhà tang lễ, ai cũng rơi nước mắt bởi sự ra đi đột ngột của hai chiến sĩ công an. Các anh hy sinh khi làm nhiệm vụ, để lại cho người thân, đồng đội sự uất nghẹn, thương xót. "Hũ mắm tôm, món quà cuối nhận từ con trai" Nhận tin dữ, bà Nguyễn Thị Hảo (63 tuổi, mẹ đại úy Tuấn) nghẹn ngào, 2 con của anh Tuấn đang học lớp 5 và lớp 3. Vợ làm việc trong thư viện một trường cấp 2 ở quận Sơn Trà.
"Đại úy Tuấn là người ngoan hiền, mẹ trách mắng gì cũng chỉ cười không bao giờ cãi lại. 2 tháng nay, công việc bận nên 2 mẹ con cũng ít gặp nhau, có khi cả tuần mới ngồi ăn cùng bữa cơm tối" - bà Hảo nói về con trai. Bà Hảo kể trong nước mắt, tối trước ngày mất, gia đình anh Tuấn về ăn cơm cùng và tặng mẹ hũ mắm tôm, dặn mẹ ăn dần vì dịch bệnh hạn chế ra ngoài. Ai ngờ đó là món quá cuối cùng. "Chồng tôi trước đây cũng làm trong ngành công an. Ông qua đời một năm trước vì bạo bệnh. Tuấn là con trai duy nhất, giờ hy sinh trong khi làm nhiệm vụ. Dù đau xót nhưng trong tôi cảm thấy tự hào", bà Hảo nghẹn ngào. Bà Ngô Thị Hai (cô của trung úy Tuấn) mắt đỏ hoe ngồi nép mình bên góc bàn nấc nghẹn, bản thân rất bất ngờ và đau xót khi nhận tin cháu mình hy sinh đột ngột. Tuấn là người con hiền lành, hiếu thảo, anh hy sinh khiến ai cũng tiếc nuối. "Hồi giờ trong gia đình cháu nó hòa nhã hiền hậu lắm. Ai nói gì cũng vui vẻ cười, gia đình ai cũng thương. Vậy mà giờ đây cháu đã đi mãi…", bà Hai khóc nấc. "Nghe tin Toàn hy sinh, mẹ cháu ấy ngất liên tục..." Sáng nay, con ngõ dẫn vào nhà trung sĩ Võ Văn Toàn ở đường Tô Hiến Thành (phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà) bao trùm không khí đau buồn. Nhiều người dân không dấu được nỗi buồn hiện lên trên đôi mắt khi hay tin anh hy sinh khi đang làm nhiệm vụ. Phía xa gia đình anh đang dựng rạp lo hậu sự...
Bà Đoàn Thị Thảo Ly (tổ trưởng dân phố) kể, Toàn có em gái đang học đại học. Bố mẹ anh là cán bộ công chức nhà nước. "Nghe tin cháu Toàn hy sinh, mẹ cháu ấy ngất liên tục vì không chịu được nỗi đau quá lớn này. Cháu ấy ngoan lắm, cả xóm ai cũng thương cả..." Không nén được nỗi đau, ông Võ Xuân Nguyên (chú ruột trung sĩ Võ Văn Toàn) kể, gần một tuần nay, Toàn thỉnh thoảng mới về nhà vì bận làm nhiệm vụ và trực phòng chống dịch Covid-19. Thấy con trai vất vả, trưa hôm qua mẹ Toàn cùng em gái nấu bún đưa đến cho trung sĩ ăn và đây cũng là bữa ăn cuối cùng của mẹ nấu.
"Tối qua cháu Toàn đang trực chốt cùng 3 chiến sĩ đang ăn dở mỳ tôm thì nhận được lệnh có nhóm thanh niên đua xe thì lên đường làm nhiệm vụ. Toàn đi cùng xe với anh Tuấn, khoảng 15 phút sau thì gặp nạn..", ông Nguyên nghẹn ngào. Sáng nay, Công an TP Đà Nẵng đã họp thống nhất làm báo cáo đề xuất Bộ Công an thăng quân hàm cho đại úy Đặng Thanh Tuấn và trung sĩ Võ Văn Toàn.
Đẫm nước mắt nhật ký đêm trắng nữ thiếu úy viết về 2 công an Đà Nẵng hy sinh"Các anh mệt rồi đúng không, cả tháng qua tập trung chống dịch, lại tuần tra, lại truy bắt tội phạm. Các anh cũng là người bằng da bằng thịt. Mệt rồi, chúng em đưa các anh về thôi...". Hồ Giáp | ||||||||||||||||||||||||||||||||||
6 ngày bị cách ly, BV Bạch Mai đón 3 thiên thần nhỏ Posted: 02 Apr 2020 10:03 PM PDT - Trong 6 ngày nội bất xuất, ngoại bất nhập, BV Bạch Mai đã đón 3 em bé chào đời, trong đó có 1 sản phụ là nhân viên của bệnh viện. BV Bạch Mai chính thức nội bất xuất, ngoại bất nhập từ ngày 28/3. Dù vậy, các khoa phòng đều đăng ký trực chiến ở lại bệnh viện để cấp cứu, điều trị những bệnh nhân nặng và thay người nhà chăm sóc các bệnh nhân. Với khoa Phụ sản của bệnh viện, các bác sĩ vẫn ngày đêm túc trực vừa đảm trách đón chào những công dân mới vừa phải chăm sóc toàn diện cho 38 trẻ sơ sinh và sản phụ. Các bác sĩ khoa Phụ sản vui mừng đón chào thành viên nhí là con của một nữ nhân viên làm việc tại khoa Cấp cứu Trong 6 ngày cách ly vừa qua, khoa đã đón chào thêm 3 em bé. 2 thai phụ nằm chờ sinh tại khoa và em bé thứ 3 được sinh mổ vào đúng 1/4, là con của một nữ nhân viên làm việc tại khoa Cấp cứu của bệnh viện.Nữ nhân viên trước đó đã được nghỉ làm, chờ sinh tại nhà. Hiện tại, khoa còn 9 thai phụ đang chờ sinh và nhiều nhân viên y tế của bệnh viện đang mang bầu trong khu cách ly chuẩn bị đến ngày sinh, trong đó có nữ điều dưỡng ở khoa C4, Viện Tim mạch. Dù cuộc sống trong khu cách ly nhiều vất vả, nhưng các bác sĩ BV Bạch Mai chưa ai rời vị trí, vẫn ngày đêm tất bật với bệnh nhân. Thúy Hạnh Thêm 6 ca Covid-19, 75 trường hợp đã khỏi bệnh- Ngày 3/4, Việt Nam ghi nhận 6 ca mắc Covid-19 mới, nâng tổng số ca mắc lên 233 ca. Trong đó, có 75 trường hợp khỏi bệnh. 158 ca còn lại đang được điều trị tại các bệnh viện. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||
Chuyên gia hàng đầu TQ báo thời điểm kiểm soát được Covid-19 Posted: 02 Apr 2020 08:04 PM PDT Đại dịch Covid-19 sẽ được kiểm soát vào cuối tháng này, chuyên gia về hô hấp hàng đầu của Trung Quốc là Zhong Nanshan cho hay.
Theo SCMP, trả lời phỏng vấn trên đài truyền hình Thâm Quyến, chuyên gia Zhong – hiện lãnh đạo một nhóm các chuyên gia hàng đầu của Trung Quốc chuyên đưa ra lời khuyên cho chính phủ về cách kiểm soát đại dịch cho biết: "Do các nước áp dụng các biện pháp quyết liệt và hữu hiệu, tôi tin rằng có thể kiểm soát được đại dịch. Tôi dự báo là khoảng cuối tháng 4. Tuy nhiên, sau tháng 4, không ai dám chắc rằng liệu một đợt dịch mới do virus gây ra có bùng phát vào mùa xuân tới hay không, hoặc liệu nó có biến mất khi thời tiết ấm hơn….dù virus chắc chắn sẽ biến mất khi nhiệt độ cao hơn". Ông Zhong không nói phán đoán trên được đưa ra dựa trên thông tin nào, song các chuyên gia khác cũng đưa ra những dự báo về khung thời gian tương tự dựa trên các diễn biến ở Mỹ và châu Âu – hai khu vực đang là tâm điểm của đại dịch Covid-19. Mike Ryan, giám đốc chương trình y tế khẩn cấp thuộc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, có những dấu hiệu cho thấy đại dịch Covid-19 đang ổn định ở châu Âu khi các lệnh phong toả áp đặt vào tháng trước bắt đầu có hiệu quả. Tại Mỹ, Viện Đánh giá và Vận luật thuộc Đại học Washington cho biết, các bệnh viện sẽ đối mặt với giai đoạn bệnh nhân nhập viện vì Covid-19 lên tới đỉnh điểm vào khoảng 20/4. Ông Zhong cho biết, các chính phủ trên khắp thế giới nên hợp tác với nhau để chống đại dịch. "Các quốc gia, gồm cả Mỹ, nên thông qua các biện pháp quyết liệt và hiệu quả…và biện pháp hữu hiệu nhất là yêu cầu mọi người dân ở trong nhà". Một nghiên cứu gần đây của trường hoàng gia London, vừa được công bố trong tuần này cho thấy, các biện pháp cách ly xã hội mà 11 nước châu Âu áp dụng đã giúp giảm sự lây lan của virus corona chủng mới và ngăn 59.000 người thiệt mạng. Hoài Linh |
You are subscribed to email updates from Tin mới nóng - Tin tức mới nhất, hot nhất | Báo VietNamNet. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét