“Hình ảnh Kim Jong Un tái xuất” plus 14 more |
- Hình ảnh Kim Jong Un tái xuất
- Nguyễn Quang Thiều: Phải tới hội sách như tới tham dự một lễ hội'
- Chủ tịch Hà Nội: Điều tra vụ hỗn chiến sau va chạm giao thông trên phố
- Bên trong chung cư Sài Gòn bị phong tỏa sau ca tái nhiễm Covid-19
- Tin Covid-19 thế giới ngày 2/5/2020: Số ca nhiễm mới Covid-19 vẫn tăng mạnh, hơn 239 nghìn người tử vong
- Ngồi nhà bấm nút nộp phạt vi phạm giao thông trên cả nước từ 30/6
- Hai ca Covid-19 tái nhiễm mới liên quan đến ổ dịch Buddha bar
- Phản ứng nhanh, thu về 2 tỷ đồng/tháng giữa mùa dịch
- WHO khẳng định virus corona chủng mới có nguồn gốc tự nhiên
- Đau xót 1 trận mưa, nông dân mất trắng hàng vạn tấn quả
- Thầy Park bối rối vì “gà son” của... HLV Chung Hae Seong
- Trần Lập: Sự nghiệp lẫy lừng phải dừng bước trước ung thư
- Huyện nghèo Quảng Nam san ủi ngọn đồi, xây tượng đài 14 tỷ
- Sự vắng mặt của vợ chồng ông Đỗ Đức Đạt và nỗi lòng cổ đông CapitalHouse
- Tin sao Việt 2/5: Trường Giang hết mực yêu chiều, chăm sóc Nhã Phương
Posted: 01 May 2020 06:31 PM PDT Truyền thông Triều Tiên sáng nay (2/5) đưa tin, nhà lãnh đạo Kim Jong Un một ngày trước đã tham dự lễ khánh thành một nhà máy phân bón ở phía bắc thủ đô Bình Nhưỡng. Đây là lần xuất hiện công khai đầu tiên của ông Kim sau 20 ngày vắng bóng. Trước đó, báo chí phương Tây đã đăng tải hàng loạt bản tin chưa được kiểm chứng, đồn đại ác ý về sức khỏe của nhà lãnh đạo Triều Tiên. Những hình ảnh được truyền thông Triều Tiên đưa hôm nay đã đập tan những tin đồn này. Những hình ảnh mới nhất cho thấy, nhà lãnh đạo Kim Jong Un hôm 1/5 tham dự lễ khánh thành nhà máy phân bón photphat Sunchon. Ông Kim tươi cười nói chuyện với những người xung quanh tại buổi lễ. Cùng dự sự kiện với ông có nhiều quan chức cấp cao của Triều Tiên, trong đó có em gái Kim Yo Jong. Dưới đây là một số hình ảnh về lần xuất hiện mới nhất của ông Kim được hãng tin Nga Sputnik đăng tải. Dương Lâm | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Nguyễn Quang Thiều: Phải tới hội sách như tới tham dự một lễ hội' Posted: 01 May 2020 05:33 PM PDT Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều nói ông chưa thấy người Việt Nam tới hội sách mà hân hoan như tới lễ hội, chuẩn bị như đi xem hội. Trong khuôn khổ Hội sách trực tuyến quốc gia 2020 diễn ra tại book365.vn, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đã có buổi gia lưu với độc giả với chủ đề: "Hội chợ sách La Habana và câu chuyện văn hoá đọc Cuba anh hùng". - Có điều kiện đi hơn 50 nước trên thế giới dự các cuộc giao lưu, hội sách, tại sao ông lại chọn câu chuyện văn hoá đọc Cuba để nói trong buổi giao lưu này? Từng có thời gian học tập tại Cuba cách đây hơn 30 năm và bằng đó quãng thời gian tôi mới có cơ hội trở lại Cuba trong hội sách mà Việt Nam là khách mời danh dự. Tôi chọn nói về Cuba bởi hòn đảo đó họ dù bị cấm vận nửa thế kỷ nay, đời sống vô cùng khó khăn và thời điểm này là thời điểm khó khăn nhất của Cuba thế nhưng họ vẫn tiếp tục và tiến hành những ngày hội sách.
Đến hội sách đó bạn sẽ thấy được sự khổng lồ, sự sâu sắc và nó là một lễ hội văn hóa thực sự. Có hàng vạn người Cuba đến đó để tham dự với những khuôn mặt từ người trẻ tới người già ở các quầy sách đều rất hân hoan để chọn sách cho mình. Tôi thấy được rằng trong bất cứ hoàn cảnh nào, bất cứ điều kiện nào càng khó khăn thì sách lại càng cần thiết với đời sống con người. Làng Chùa quê tôi – làng thơ nổi tiếng của Việt Nam có một câu thơ câu rằng: "Không có ăn thì không biết đi. Không có chữ thì không nhìn thấy đường". Nói vậy để thấy được tầm quan trọng của việc nhận thức ra sách có vai trò như thế nào trong đời sống. Và tôi chọn Cuba vì lẽ đó. - Có sự khác biệt nào trong văn hoá đọc cũng như việc tổ chức các hội sách của Cuba và Việt Nam, thưa ông? Theo tôi, cách tổ chức các hội sách trên toàn thế giới đều khá giống nhau. Ở đó là các nhà xuất bản, các công ty sách, các quốc gia họ đến gặp nhau giới thiệu cuốn sách của họ, giao lưu ký bản quyền và nhiều điều khác nữa. Điều khác biệt duy nhất, lớn nhất mà tôi thấy được là, tôi chưa thấy người Việt Nam chuẩn bị tới ngày hội sách như chuẩn bị tới một lễ hội hay một nghi lễ nào đó. Ở Cuba tôi đã gặp một gia đình, họ ngồi uống cà phê ở căng tin hội sách. Họ chia sẻ rằng họ đã phải đi một ngày để tới hội sách. Họ tới đó để mua sách cho cả gia đình dùng trong một năm. Họ nói rằng, họ thường xuyên thiếu thốn thực phẩm lương thực nhưng sách thì không thể thiếu. Ý thức về sách, coi sách như là di sản lớn nhất của nhân loại hình như Cuba lúc này đánh giá sách, nhìn sách, thấu hiểu sách đang tốt hơn Việt Nam. Ở góc nhìn của tôi, tôi nghĩ rằng chúng ta đang sống ở trong một đời sống vượt bậc quá nhiều, gấp hàng trăm hàng ngàn lần so với thời bao cấp, thời chiến tranh, chúng ta ngồi bất cứ đâu bật điện thoại là có thể tiếp cận được thế giới. Chính điều đó đã làm chúng ta lãng quên đi rất nhiều thứ, trong đó có sách. Nhưng những người phát triển công nghệ cho chúng ta sử dụng như Mỹ, Nhật họ vẫn coi trọng sách. Lúc đầu khi công nghệ phát triển, nhiều nhà văn nói với tôi rằng họ lo ngại sách sẽ bị lãng quên nhưng tôi bảo không, chắc chắc nó sẽ tồn tại mãi mãi. Cho nên, chừng nào coi trọng sách, coi nó như là một ngày hội thì chúng ta sẽ tổ chức nó như một ngày hội thực sự. - Điều gì ở Cuba để lại ấn tượng mạnh mẽ trong ông? Tôi có thể nói Cuba như một quê hương thứ 2. Những năm tháng tuổi trẻ của tôi ở đó. Tôi đi được 7 tháng thì con trai đầu lòng của tôi ra đời, khi về con tôi gọi bằng chú vì sự xa cách. 10 ngày quay trở lại Cuba với các hoạt động chung, tôi có đi lang thang gặp lại những người bạn cũ... tôi nhận ra một điều, tôi muốn nói một điều mà người Việt Nam không nên tự ái, rằng chúng ta đã đi qua những năm tháng chiến tranh và thời gian đó việc đọc sách vô cùng thiêng liêng. Những chiến sĩ ra trận ngoài ba lô, súng đạn, lương thực thường có một cuốn sách bên mình, thậm chí là sách phát hành từ chính kẻ thù đã được dịch. Phải nói rằng lúc đó văn hoá đọc và khát vọng sách của chúng ta có thể ngang bằng tất dân tộc khác. Vậy mà khi chiến tranh kết thúc, kinh tế mở cửa chúng ta đã đi qua vẻ đẹp văn hoá để bước vào cuộc sống mà đôi khi chúng ta không xác định được chúng ta là ai. Tôi có thể nói rằng, nếu Cuba bỏ cấm vận, 10 năm sau kinh tế Cuba bằng Việt Nam và 15 năm sau họ có thể vượt Việt Nam bởi họ có một nền tảng tuyệt vời. Chúng ta phải học Cuba về thái độ văn hoá, đời sống văn hoá và ý thức trong đời sống văn hoá. Chúng ta phải phát triển kinh tế nhưng không thể quên văn hoá. Trong một cuốn sách tôi đã viết, những bà mẹ Việt Nam làm ra một thực đơn chuẩn xác để phát triển thể chất con của mình chuẩn như một nhà dinh dưỡng học nhưng họ lại ít để ý hoặc không biết làm ra một thực đơn cho tâm hồn đứa trẻ. Chúng lớn lên có thể cao 1m80 thân hình 6 múi nhưng vô cảm với ông bà cha mẹ, ích kỷ và bất hiếu thì cũng không có ý nghĩa gì nhiều.
- Làm thế nào để có thể đẩy mạnh văn hoá đọc cho bạn trẻ ở Việt Nam thưa ông? Tôi đã từng đến Nhật, Mỹ, Pháp... nơi mà chúng ta hay gọi là chủ nghĩa thực dụng thì trong tay, trong túi xách của họ đều có một cuốn sách. Muốn đẩy mạnh văn hoá đọc, không phải ông nhà văn viết ra sách là có thể truyền tải được hết, phải cùng chung tay của cả một hệ thống từ chính phủ cho tới nhà trường, gia đình, cơ quan.... Nếu bạn sống trong môi trường toàn tiếng Việt Nam, bạn sẽ nói tiếng Việt. Nếu bạn sống trong môi trường nói toàn tiếng Pháp, tất nhiên bạn cũng nói tiếng đó. Nói thế để thấy rằng, một đứa trẻ lớn lên trong một cộng đồng chia sẻ, có ý tưởng khát vọng sống, nó sẽ thế. Tất nhiên có trường hợp hi hữu. Câu hỏi này là một thách thức mà tất cả cộng đồng cùng phải chịu trách nhiệm. Tình Lê (lược ghi) "Sách là vũ khí thay đổi nhận thức cả một thế hệ"PGS.TS Nguyễn Chu Hồi cho rằng, sách là vũ khí bảo vệ chủ quyền biển đảo, thậm chí một cuốn sách có thể làm rung chuyển, thay đổi nhận thức cả một thế hệ. | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Chủ tịch Hà Nội: Điều tra vụ hỗn chiến sau va chạm giao thông trên phố Posted: 01 May 2020 08:50 PM PDT Vụ ẩu đả sau va chạm giao thông tại phường Thanh Nhàn (Hai Bà Trưng) tuần qua, Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu điều tra, xử lý nghiêm theo quy định. Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung có văn bản gửi Giám đốc Công an TP về việc điều tra vụ "hỗn chiến" sau va chạm giao thông tại phường Thanh Nhàn. Văn bản nêu rõ, ngày 27/4, các phương tiện thông tin đại chúng có phản ánh vụ "hỗn chiến" sau va chạm giao thông tối 26/4 ở quận Hai Bà Trưng sau vụ va chạm giữa ô tô và xe máy tại một đoạn đường thuộc phường Thanh Nhàn.
Chủ tịch UBND TP giao Giám đốc Công an TP chỉ đạo điều tra, xử lý nghiêm theo quy định pháp luật; thông tin trả lời cơ quan báo chí theo quy định, báo cáo Thành ủy, UBND TP trước ngày 15/5. Theo thông tin ban đầu, vụ "hỗn chiến" sau va chạm giao thông xảy ra vào khoảng 22h30 ngày 26/4 giữa ô tô Audi BKS 30F-065 và 1 xe máy Vison. Hậu quả nghiêm trọng không xảy ra, nhưng 2 thanh niên đi ô tô đã to tiếng với đôi nam nữ đi xe máy. Ít phút sau xuất hiện 2 đối tượng đi xe máy SH tiến đến, dùng dao đâm chém 2 người đi ô tô, gây thương tích. 26 cổ vật bị mất tại đình chùa UBND TP Hà Nội cũng đã có văn bản gửi Giám đốc Công an TP và Giám đốc Sở VHTT về việc điều tra mất trộm cổ vật. Trong những ngày vừa qua có phản ánh về tình trạng mất trộm cổ vật tại các di tích quốc gia, trong đó nhiều cổ vật có giá trị cao. Chủ tịch Hà Nội giao Giám đốc Công an TP chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ điều tra tình trạng trộm cắp cổ vật, xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Công an làm rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân (nếu có) liên quan đến việc bảo vệ di tích trên địa bàn; tăng cường tuần tra, canh gác, hướng dẫn việc lắp đặt thiết bị bảo vệ nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm phạm di tích. Ngày 13/3, chùa Bối Khê - Di tích Quốc gia (thôn Song Khê, xã Tam Hưng) kẻ gian lấy đi một pho tượng Thích Ca sơ sinh đứng trong vòm cầu tại vị trí phía ngoài ống muống, giáp với tiền đường. Ngày 16/3, đình Đại Định (thôn Đại Định, xã Tam Hưng), kẻ gian cắt khoá, phá cửa đột nhập lấy đi hai bộ chấp kích gồm 16 binh khí đặt hai bên gian Đại bái cùng hai đỉnh đồng, hai cây nến đồng và một bình sứ cổ. Ngày 29/3, tại chùa Dư Dụ - xã Thanh Thùy (chùa được xếp hạng di tích cấp Quốc gia) kẻ gian cắt khoá lấy trộm một quả chuông bằng đồng nặng 200kg có niên đại thời Nguyễn, hai bát bình hương cổ (đặt tại Tam bảo). Đến ngày 11/4, kẻ gian tiếp tục đột nhập vào chùa Từ Châu- xã Liên Châu (di tích xếp hạng Quốc gia) lấy trộm một chuông đồng có chiều cao 1m, đườn kính 0,6m có niên đại thời Nguyễn. Ô tô 7 chỗ chạy lấn làn, ép xe cứu thương vào lề đườngTài xế ô tô 7 chỗ chạy lấn sang phần đường bên trái ép 2 xe cấp cứu vào lề đường, phải dừng lại... T.Nam | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Bên trong chung cư Sài Gòn bị phong tỏa sau ca tái nhiễm Covid-19 Posted: 01 May 2020 07:21 PM PDT Sau khi bệnh nhân 92 dương tính trở lại với Covid-19, toàn bộ người dân sống trong chung cư Nguyễn Đình Chiểu, quận 1, TP.HCM được lấy mẫu xét nghiệm, thực hiện cách ly. Bệnh nhân 92 là nam, 21 tuổi, du học sinh từ Pháp về, trú tại phường 9, TP Đà Lạt, Lâm Đồng. Ngày 14/4, bệnh nhân được xuất viện và cho cách ly tại nhà 14 ngày. Bệnh nhân này đã về chung cư 1A-1B Nguyễn Đình Chiểu để thực hiện cách ly. Đến ngày 30/4, BS Nguyễn Thành Dũng, Giám đốc BV Dã chiến Củ Chi cho biết, bệnh nhân 92 đã tái dương tính với Covid-19 sau khi xuất viện. UBND phường Đa Kao, quận 1 thông báo tạm cách ly toàn bộ lô B2 chung cư 1A-1B và lấy mẫu xét nghiệm người dân tại đây.
Thủ tướng: Đây chưa phải là lúc xả hơi hoàn toànHệ thống phòng, chống dịch Covid-19 phải tiếp tục hoạt động 100%, "lúc này chưa phải là lúc xả hơi hoàn toàn"; các địa phương không áp dụng các biện pháp cao hơn yêu cầu của Thủ tướng. Phong Anh | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Posted: 01 May 2020 05:38 PM PDT Theo thống kê trên trang Worldometers, tính đến 7h sáng 2/5 (giờ Việt Nam), thế giới có gần 3,4 triệu người nhiễm Covid-19, với hơn 239 nghìn người tử vong và hơn 1 triệu người hồi phục. Dịch viêm đường hô hấp cấp do virus corona chủng mới gây ra (Covid-19) đã xuất hiện ở 212 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong đó, quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là Mỹ. Thống kê cho thấy, trong 24h giờ qua, nước này đã có thêm hơn 35 nghìn ca nhiễm mới và 1.892 ca tử vong, nâng tổng số ca nhiễm và tử vong lên lần lượt là 1.131.015 và 65.738. Số ca nhiễm và tử vong do Covid-19 tại Mỹ đều cao gấp nhiều lần so với các nước khác. Tại Tây Ban Nha, tổng số ca nhiễm hiện là 242.988 với 24.824 ca tử vong, tăng thêm 3.648 ca nhiễm mới và 281 ca tử vong trong 24 giờ qua. Italia cũng ghi nhận thêm 1.965 ca nhiễm mới và 269 ca tử vong, nâng tổng số ca nhiễm Covid-19 ở nước này lên 207.428 trường hợp, trong đó 28.236 người đã thiệt mạng.
Trong số các nước châu Âu, Anh hiện có tổng số ca nhiễm là 177.454, thấp hơn nhiều so với Tây Ban Nha và Italia, nhưng số ca tử vong của nước này chỉ đứng sau Italia với 27.510 trường hợp. Trong 24 giờ qua, số ca nhiễm mới và tử vong do dịch Covid-19 của nước này đều tăng mạnh, lần lượt là 6.201 và 739 người. Trước đó, hôm 30/4, Thủ tướng Boris Johnson cho hay Anh "đã qua đỉnh dịch". Hôm 1/5, Nga ghi nhận thêm 7.933 ca nhiễm mới, mức tăng trong một ngày cao nhất kể từ khi dịch bùng phát, nâng tổng số người nhiễm lên 114.431. Số người chết tăng thêm 96, nâng tổng số ca tử vong lên 1.169. Nga đã đóng cửa hầu hết nơi công cộng từ cuối tháng 3. Tổng thống Putin thông báo kéo dài kỳ nghỉ có lương tới hết ngày 11/5, đồng thời cảnh báo nước Nga chưa qua đỉnh dịch. Brazil, điểm nóng mới tại Nam Mỹ, ghi nhận 6.729 ca nhiễm mới và 509 ca tử vong. Hiện quốc gia này có tổng số người nhiễm là 92.109, trong đó 6.410 trường hợp đã tử vong. Trước đó, Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro đã phủ nhận tính nghiêm trọng của Covid-19. Ông cho rằng, người dân Brazil cần tiếp tục cuộc sống không có sự phong tỏa phòng dịch nhằm tránh khiến nền kinh tế đi xuống. Cũng trong ngày 1/5, Đông Nam Á có thêm 1.725 ca nhiễm mới, nâng số người nhiễm toàn khu vực lên 46.179, trong đó 1.558 người đã tử vong. Singapore, vùng dịch lớn nhất khu vực, báo cáo thêm 932 người nhiễm. Đây là ngày thứ 9 liên tiếp số ca nhiễm hàng ngày của Singapore dưới mức 1.000, nâng tổng số ca nhiễm Covid-19 nước này lên 17.101. Nước này hiện có 16 người chết do dịch. Indonesia, nước có số người chết do Covid-19 cao nhất Đông Nam Á, báo cáo thêm 8 trường hợp, nâng tổng số ca tử vong trên toàn quốc lên 800. Ca nhiễm ở nước này hiện ở mức 10.551, tăng 433 trường hợp so với một ngày trước đó. Philippines ghi nhận thêm 284 ca nhiễm và 11 ca tử vong. Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã gia hạn phong tỏa với khu vực thủ đô Manila đến 15/5. Malaysia ghi nhận thêm 69 ca nhiễm và một ca tử vong, nâng tổng số người nhiễm và chết lên 6.071 và 103. Thủ tướng Malaysia Muhyiddin Yassin cho biết, nước này sẽ cho phép phần lớn các doanh nghiệp tiếp tục hoạt động từ ngày 4/5, giảm bớt một phần các biện pháp hạn chế đã được áp đặt để ngăn Covid-19 lây lan. Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc hôm 1/5 thông báo 12 ca nhiễm Covid-19 mới, trong đó một nửa là ca ngoại nhập, nâng tổng số người nhiễm ở đại lục lên 82.874. Các ca nhiễm trong nước bao gồm 5 trường hợp ở tỉnh Hắc Long Giang và một ở khu tự trị Nội Mông. Tỉnh Hồ Bắc, nơi khởi phát dịch Covid-19, ghi nhận ngày thứ 27 liên tiếp không phát hiện trường hợp nhiễm mới nào. Từ hôm nay (2/5), Hồ Bắc hạ phản ứng khẩn cấp với Covid-19 từ mức cao nhất xuống ngưỡng cao thứ hai từ 2/5. Phó tỉnh trưởng Yang Yunyan cho biết, sau hơn ba tháng phòng ngừa và kiểm soát chặt chẽ, sự lây lan của virus corona chủng mới đã bị chặn đứng tại tỉnh này. Ông Yang nói rằng, các biện pháp kiểm dịch cũng được điều chỉnh sau khi hạ mức phản ứng khẩn cấp. Trong khi đó, Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo cho hay, chính phủ nước này sẽ lên kế hoạch kéo dài tình trạng khẩn cấp do Covid-19 thêm khoảng một tháng. Thủ tướng Abe lần đầu ban bố tình trạng khẩn cấp về Covid-19 kéo dài một tháng đối với 7 khu vực hôm 7/4, sau đó mở rộng ra toàn quốc. Tình trạng khẩn cấp ở Nhật Bản ít các quy định hạn chế hơn so với Mỹ và các nước ở châu Âu. Dương Lâm | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Ngồi nhà bấm nút nộp phạt vi phạm giao thông trên cả nước từ 30/6 Posted: 01 May 2020 04:01 PM PDT Cục Cảnh sát giao thông đang hoàn thiện dữ liệu thông tin để ngày 30/6 thu tiền nộp phạt vi phạm qua Cổng dịch vụ công quốc gia trên cả nước. Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng cuối tuần qua chủ trì buổi làm việc với các bộ, ngành, cơ quan, đơn vị, đánh giá việc thực hiện thanh toán trực tuyến đối với nộp tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, kê khai, nộp thuế, lệ phí trước bạ và cấp, đổi giấy phép lái xe trên Cổng dịch vụ công quốc gia. Mới có 5 trường hợp nộp phạt trực tuyến Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, đại dịch Covid-19 là thách thức lớn nhưng cũng là cơ hội cho việc thực hiện chuyển đổi số, thương mại điện tử. Mặc dù đi vào vận hành chưa được 5 tháng nhưng tính đến 12h ngày 28/4, Cổng dịch vụ công quốc gia đã có 130.856 tài khoản đăng ký; hơn 32,8 triệu lượt truy cập tìm hiểu thông tin, dịch vụ. Số hồ sơ đã đồng bộ trạng thái trên 5,6 triệu, hồ sơ trực tuyến thực hiện từ Cổng là 45.646.
Đặc biệt, trong hơn 1 tháng qua, số lượng hồ sơ trực tuyến được thực hiện trên Cổng tăng lên gần 32.000, gấp 3,3 lần số hồ sơ đã tiếp nhận so với 3 tháng trước đó (trung bình mỗi ngày tiếp nhận, xử lý khoảng 1.400 hồ sơ trực tuyến). Tuy nhiên, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho rằng, tỷ lệ thanh toán xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, kê khai, nộp thuế, lệ phí trước bạ và cấp, đổi giấy phép lái xe rất thấp. Báo cáo của Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (VPCP) cho biết, hơn 1 tháng Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng và Bình Thuận thí điểm thu tiền phạt vi phạm giao thông trực tuyến có 6.173 lượt truy cập Cổng để tìm kiếm thông tin quyết định xử phạt phục vụ thực hiện thanh toán trực tuyến. Tuy nhiên, hơn 97,2% tìm kiếm không ra kết quả, chỉ có 2,8% tìm kiếm ra. Vì vậy, số lượng thực hiện thanh toán trực tuyến trên Cổng rất thấp, chỉ có 5 trường hợp. Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính Ngô Hải Phan lý giải, do chỉ thực hiện đối với quyết định xử phạt từ cấp phòng trở lên, nhiều người không phân biệt được thẩm quyền xử phạt nên gặp khó khăn trong tra cứu, thực hiện... Theo chỉ đạo của Thủ tướng, việc nộp phạt trực tuyến phải triển khai trên toàn quốc trước 30/6, nhưng tiến độ thực hiện như hiện nay sẽ khó đảm bảo. Vì vậy, Cục Kiểm soát thủ tục hành chính đề nghị Bộ Công an triển khai thu tiền nộp phạt trực tuyến tại 5 địa phương thí điểm thuộc thẩm quyền xử phạt của tất cả các cấp trước ngày 15/5; tổ chức triển khai đối với địa phương còn lại trước ngày 30/6. Xử phạt ở đây rồi lại đi 100km lấy chữ ký thì bao giờ mới được Thứ trưởng GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết, Thanh tra giao thông đã ra quyết định xử phạt hơn 300 trường hợp nhưng người dân vẫn nộp tại Kho bạc. Vì vậy, quy định về cấp xử phạt phải thay đổi, cần phải gắn trách nhiệm của người xử phạt. "Giờ xử phạt 20 triệu đồng phải Tổng cục trưởng ký quyết định mà chỉ cần vi phạm về hành lang an toàn giao thông là đã lên đến 20 - 30 triệu đồng nên rất bất tiện. Cần rà lại quy định này, nếu các chi cục, thanh tra được xử phạt sẽ khác nhưng lúc đó phải quy định rõ trách nhiệm của người xử phạt", Thứ trưởng GTVT đề nghị. Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho rằng, đội trưởng đội kiểm soát trên tuyến phải có quyền và trách nhiệm trong việc xử phạt chứ xử phạt ở đây rồi lại đi về 100 cây số lấy chữ ký của Trưởng phòng, mấy ngày mới ký một lần thì bao giờ mới được. Theo Phó cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông Đỗ Thanh Bình, Cục đã đưa lên Cổng dịch vụ công quốc gia 1.903 quyết định xử phạt nhưng người dân sử dụng đóng tiền trực tiếp qua hệ thống điện tử chỉ 5 trường hợp, trực tiếp đến nộp là 441 trường hợp. Số còn lại chưa nộp phạt.
Ngay khi cảnh sát giao thông ra quyết định xử phạt, Cổng gửi tin nhắn thông báo vào số điện thoại của người vi phạm, hướng dẫn và đề nghị tra cứu trên Cổng. Tuy nhiên, vướng nhất hiện nay là do thể chế, liên quan đến luật Xử lý vi phạm hành chính và luật Giao thông đường bộ. Theo quy định, 1 trường hợp lập biên bản yêu cầu phải có 5 ngày để người dân giải trình. Sau khi giải trình, không có ý kiến khác mới ra quyết định. Trong khi đó có tới hơn 600 hành vi tước giấy phép lái xe có thời hạn, vừa phạt tiền, vừa tước giấy phép lái xe, phải thu giấy phép lại, hết thời hạn mới trả. Phó cục trưởng đề nghị cải cách quy trình xử lý vi phạm. Cảnh sát giao thông khi có biên bản hoặc phát hiện vi phạm đối với trường hợp chỉ phạt tiền, đã có đầy đủ chứng cứ điện tử, có thể xử phạt ngay thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia. Muốn thực hiện được điều này, phải sửa luật, giao quyền gắn với trách nhiệm. Đại tá Bình cũng cho biết, thời gian qua, Cục đã thực hiện thủ tục đăng ký cho 40.000 phương tiện nhưng đăng ký sử dụng biên lai điện tử chỉ có 220 trường hợp. Lý do là việc nộp lệ phí trước bạ không thực hiện online, phải chờ một thời gian để ngân hàng, kho bạc chuyển dữ liệu sang Cảnh sát giao thông. Bên cạnh đó, chưa có bản khai điện tử dùng chung giữa cơ quan thuế, kho bạc, cảnh sát giao thông, hải quan... Thu Hằng Ngồi nhà nộp phạt vi phạm giao thông chỉ mất 3 phútBộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng sáng nay chủ trì họp với các bộ, ngành kiểm thử việc cung cấp một số dịch vụ công trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia. | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Hai ca Covid-19 tái nhiễm mới liên quan đến ổ dịch Buddha bar Posted: 01 May 2020 02:00 PM PDT Hai bệnh nhân 235 và 124 đã dương tính trở lại với Covi-19. Đây là hai ca mắc Covid-19 từ ổ dịch Buddha được xuất viện vào ngày 14-15/4. Sở Y tế TP.HCM cho biết, 2 nam bệnh nhân mắc Covid-19 ở ổ dịch Buddha Bar (Thảo Điền, quận 2, TP.HCM) đã có kết quả dương tính trở lại với virus SARS-CoV-2 vào ngày thứ 15 sau khi ra viện.
Bệnh nhân 124 là nam (52 tuổi, quốc tịch Brazil, ngụ Thảo Điền), làm công ty Công ty TNHH giày Gia Định, được xuất viện ngày 14/4 sau 3 lần có kết quả âm tính. Bệnh nhân 235 là nam (25 tuổi, quốc tịch Anh) điều trị tại bV dã chiến Củ Chi và được xuất viện vào ngày 15/4 sau 3 lần âm tính với Covid-19. Hiện, TP.HCM có 6 bệnh nhân tái nhiễm: 92, 151, 207, 224, 124, 235 đang được theo dõi tại BV Dã chiến Củ Chi. Sở Y tế TP.HCM cho biết, do mốc thời gian tái dương tính của ca bệnh khác nhau nên các trường hợp này sẽ được lấy mẫu xét nghiệm kiểm tra virus SARS-CoV-2 liên tục trong 30 ngày thay vì 14 ngày như trước kể từ khi xuất viện. Phan Nhơn Thêm ca tái nhiễm nCoV ở TP.HCM, 1 chung cư trong tình trạng cách lyBệnh nhân 92 đã tái nhiễm, được đưa vào vệnh viện điều trị, chung cư nơi bệnh nhân sống được đặt trong tình trạng cách ly. | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Phản ứng nhanh, thu về 2 tỷ đồng/tháng giữa mùa dịch Posted: 01 May 2020 01:00 PM PDT CEO đưa ra một quyết định táo bạo với mô hình tinh gọn, nhờ vậy vẫn thu về doanh thu khoảng 2-2,5 tỷ đồng/tháng. Bước chuyển đổi Theo đánh giá của các chuyên gia, dịch Covid-19 lần này ảnh hưởng rất nhiều đến người kinh doanh, nhưng những doanh nghiệp đã đầu tư cho các kênh online từ trước thì mức độ ảnh hưởng sẽ ít hơn là điều chắc chắn. Đơn cử như câu chuyện của Vũ Minh Trà, ông chủ của Shoptida, đã thích ứng rất nhanh trước diễn biến bất ngờ ập tới. Học hỏi kinh nghiệm từ Trung Quốc và Mỹ, Vũ Minh Trà đưa ra một quyết định táo bạo: chuyển sang mô hình bán hàng thẳng từ nhà máy. Anh lần lượt đóng cửa các cửa hàng. Đến giữa năm 2019, địa điểm cuối cùng tại Hà Nội dừng hoạt động, dù trước vẫn ghi nhận doanh thu vài trăm triệu một tháng và có lợi nhuận. Minh Trà bắt đầu kinh doanh từ năm 2014. Ông chủ này đã phát triển nhiều thương hiệu, có hai kho ở Hà Nội và Sài Gòn, vận hành chuỗi 5 cửa hàng, có văn phòng riêng.
Tận dụng thế mạnh của các sàn thương mại điện tử giúp doanh nghiệp cắt giảm nhiều chi phí. Đơn cử như trên một sàn online, startup này chỉ cần 1 nhân sự quản lý, chuyển hàng tới kho của đơn vị thương mại điện tử. Trong khi đó, chi phí chăm sóc khách hàng, đổi trả vận chuyển được hỗ trợ tối đa. Doanh thu bán hàng trên một sàn TMĐT vẫn đạt 600 triệu đồng/tháng. Theo ông Minh Trà, hình thức bán hàng F2C (Factory to Customers) và D2C (Direct to Customers) đem lại lợi thế lớn cho doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh mùa dịch như hiện nay vì nó giúp tiết giảm chi phí chiết khấu trả cho bên trung gian, vốn chiếm khoảng 30%. Từ đó, giá thành cũng được giảm theo tỷ lệ tương đương, thúc đẩy doanh số và đồng thời nhận được nhiều đánh giá tích cực của khách hàng hơn. Chuyển dịch sang thương mại điện tử cũng giúp cắt giảm nhiều chi phí khác như chăm sóc khách hàng, vận hành hay vận chuyển, đổi trả. Đặc biệt là ngân sách marketing. Với kênh bán hàng trên facebook, doanh nghiệp phải mất 5% doanh thu để quảng cáo. Khi chuyển qua sàn TMĐT sẽ giảm chi phí này. Nhờ cắt giảm các chi phí nên giá thành sản phẩm không quá cao, đây là một yếu tố quan trọng. Theo đó, doanh nghiệp vẫn thu về doanh thu khoảng 2-2,5 tỷ đồng/tháng. Không những thế, khi dịch Covid-19 khiến nhiều doanh nghiệp lao đao thì doanh thu của Shoptida vẫn tăng trưởng đều đặn 30%. Chia sẻ nguyên tắc giúp doanh nghiệp không bị ảnh hưởng nhiều với dịch bệnh, ông Vũ Minh Trà đưa ra 3 nguyên lý: giá hợp lý, thời gian ship nhanh và tồn kho nhiều. Nhiệm vụ cho tất cả những ai muốn kinh doanh TMĐT lâu dài và bền vững đó là phải tăng quy mô, giảm chi phí. Tận dụng công nghệ để đi nhanh hơn Đánh giá về việc chuyển đổi từ buôn bán cửa hàng lên các kênh online trong bối cảnh cấp thiết như hiện nay, trao đổi với PV.VietNamNet, CEO Sapo Trần trọng Tuyến cho rằng, để lên online nhanh nhất, doanh nghiệp cần nhìn nhận rõ ràng xem mình cần gì, điều gì là phù hợp nhất với mô hình kinh doanh sẵn có và nguồn lực của mình. Sau đó mới tính đến chuyện lựa chọn nền tảng nào để hỗ trợ bạn lên online một cách nhanh chóng. Lúc này, các phần mềm hỗ trợ sẽ giống như người đồng hành với doanh nghiệp từ A đến Z.
Đưa ra lời khuyên cho doanh nghiệp, ông Tuyến cho rằng, không có một công thức chung hay một hướng đi nào hiệu quả với tất cả doanh nghiệp. Xuất phát từ ngành hàng đang kinh doanh, quy trình vận hành và các yếu tố nguồn lực khác của doanh nghiệp mà sẽ có hướng đi phù hợp cho mỗi doanh nghiệp. Ông lấy dẫn chứng, nếu bán đồ gia dụng, hóa mỹ phẩm tầm trung thì Shopee, Sendo là các kênh hiệu quả. Nhưng nếu kinh doanh điện máy, hàng có giá trị cao một chút thì hãy cân nhắc bán trên Tiki hoặc Lazada. Theo ông Tuyến, thời gian này cần đi nhanh nên doanh nghiệp hãy dành nguồn lực vào các hoạt động hiệu quả ngay. Sản phẩm nào bán chạy thì tích cực bán, sản phẩm nào ra hiệu quả tốt thì đầu tư mạnh vào đó. Để làm được điều đó, doanh nghiệp cần có hệ thống lưu trữ thông tin, báo cáo chi tiết, lúc cần có thể truy vấn ngay lập tức. "Hãy tận dụng công nghệ để đi nhanh hơn", ông Tuyến nói. Ông Tuyến cho hay, các doanh nghiệp hiện nay kinh doanh online thường sẽ bán hàng đa kênh luôn, vừa Facebook, vừa Shopee, Lazada,... Thế nên khối lượng công việc hàng ngày cần xử lý rất nhiều. Công nghệ sẽ giúp nhà bán hàng tối giản thao tác, tiết kiệm thời gian từ đó nâng cao hiệu suất. Thay vì phải xử lý đơn hàng trên từng kênh bán hàng, thì phần mềm sẽ giúp bạn gom hết tất cả về một chỗ và bạn chỉ cần quản lý tại một nơi. "Dù kinh doanh truyền thống hay online thì "biết người biết ta trăm trận trăm thắng", xác định điều gì phù hợp với bản thân doanh nghiệp để chọn ra hướng đi của riêng mình luôn là điều quan trọng nhất. Sau đó, hãy tập trung vào thứ đem lại hiệu quả tốt nhất và tận dụng công nghệ để tiết kiệm thời gian, nguồn lực", ông nhận định. Duy Anh | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
WHO khẳng định virus corona chủng mới có nguồn gốc tự nhiên Posted: 01 May 2020 08:00 PM PDT Giám đốc điều hành Chương trình Y tế khẩn cấp của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Michael J. Ryan nói rằng, cơ quan này chắc chắn virus corona chủng mới có nguồn gốc tự nhiên. "Chúng tôi đã nhiều lần lắng nghe nhiều nhà khoa học, những người nghiên cứu các chuỗi và chủng virus này, chúng tôi chắc chắn rằng virus có nguồn gốc tự nhiên. Và điều quan trọng là chúng tôi xác định được vật chủ tự nhiên của chủng virus này", hãng tin Sputnik dẫn lời ông Ryan tuyên bố. "Mục đích chính của việc này là đảm bảo rằng chúng ta hiểu hơn về virus, chúng ta hiểu được những điểm chung của động vật, con người và chúng ta hiểu được hàng rào chủng loài giữa loài người và động vật đã bị chọc thủng như thế nào".
Tuyên bố của ông Ryan được đưa ra tại một cuộc họp báo khi ông được hỏi liệu WHO có tin một phòng thí nghiệm tại Viện Nghiên cứu virus Vũ Hán ở Trung Quốc là khởi nguồn của virus này hay không và tổ chức đã đưa ra hành động gì để xác định nguồn gốc đích thực của dịch bệnh. Thủ tướng Australia Scott Morrison hôm 1/5 cũng nói rằng, nước này thấy không có "bằng chứng chắc chắn" nào về việc virus corona chủng mới xuất phát từ một phòng thí nghiệm tại Vũ Hán. "Chúng tôi không có gì để chỉ ra rằng đó là nguồn có khả năng ". "Chúng tôi biết Covid-19 khởi phát từ Vũ Hán, Trung Quốc. Kịch bản có khả năng nhất liên quan đến một khu chợ bán đồ tươi sống và động vật hoang dã, song đó là vấn đề cần phải được đánh giá kỹ lưỡng", ông Morrison nói tại một cuộc họp báo ở thủ đô Canberra. Cùng ngày, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus tuyên bố dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 vẫn là "tình trạng y tế công cộng khẩn cấp gây quan ngại quốc tế", trong bối cảnh bệnh lây lan ngày càng rộng tại các quốc gia có hệ thống y tế yếu kém. Tân Hoa xã dẫn lời ông Tedros cho hay, "như chúng tôi đã làm rõ ngay từ đầu, chúng tôi sẽ tiếp tục kêu gọi các nước thực thi gói các biện pháp toàn diện nhằm phát hiện, cách ly, xét nghiệm và điều trị mọi trường hợp cũng như truy dấu mọi mối tiếp xúc". Tổng giám đốc WHO cũng cho biết Ủy ban Khẩn cấp sẽ được tái triệu tập trong vòng 90 ngày. Cuộc họp thứ ba của Ủy ban Khẩn cấp liên quan tới đại dịch Covid-19 được tổ chức hôm 30/4. Trước đó, hôm 30/4, Tổng thống Mỹ dọa áp thuế mới với Trung Quốc khi nói có bằng chứng virus corona chủng mới lọt ra từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán. Ông Trump nhấn mạnh, lo ngại về vai trò của Trung Quốc trong nguồn gốc và sự lây lan của virus đang được đặt lên trên nỗ lực xây dựng thỏa thuận thương mại với Bắc Kinh. "Chúng tôi đã ký thỏa thuận thương mại mà họ sẽ mua hàng hóa, và trên thực tế họ đã mua rất nhiều. Tuy nhiên hiện điều này chỉ là thứ yếu so với những gì dịch Covid-19 gây ra. Tình hình dịch bệnh hiện nay tại Mỹ là không thể chấp nhận được", Reuters trích lời ông Trump nói. Dương Lâm | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Đau xót 1 trận mưa, nông dân mất trắng hàng vạn tấn quả Posted: 01 May 2020 03:00 PM PDT Tại nhiều địa phương, chỉ sau một trận mưa đá hay giông lốc, người nông dân đau xót vì quả rụng la liệt khắp vườn, mất trắng hàng vạn tấn trái cây. Chăm bón cây trái cả năm trông vào ngày hái quả. Thế nhưng, năm nay thời tiết biến đổi thất thường, những trận mưa đá lớn chưa từng có liên tục trút xuống, giông lốc kéo đến. Hậu quả, ngoài thiệt hại về nhà cửa, người dân còn mất tiền tỷ khi rau màu, cây trái thối hỏng. Như hồi đầu năm, khi quả cam sành đặc sản của người nông dân Hà Giang vừa bước vào vụ thu hoạch bỗng rụng đầy vườn vì trước đó trải qua một trận mưa lớn làm cuống cam bị đọng nước, dẫn đến thối hỏng. Theo ước tính ban đầu của Sở NN-PTNT Hà Giang, các vườn cam tại huyện Bắc Quang rụng khoảng 7.000 tấn, huyện Quang Bình cũng rụng mất khoảng 1.200-1.300 tấn. Hay như mới đây, sau một trận mưa đá ở Sơn La, người dân trồng xoài, mận ở huyện Yên Châu cũng khóc ròng vì rụng mất khoảng 450 tấn quả. Tại Đồng Nai, người trồng sầu riêng đau xót không kém bởi chỉ sau trận giông lốc, những trái sầu riêng chuẩn bị đến ngày thu hoạch nay rụng la liệt, cây bị quật gãy. Có vườn bị rụng mất khoảng 90% trái, thiệt hại hàng tỷ đồng. N.Băng-Đ.Yên | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Thầy Park bối rối vì “gà son” của... HLV Chung Hae Seong Posted: 01 May 2020 04:03 PM PDT - HLV Park Hang Seo khó nghĩ với Công Phượng khi "gà son" Xuân Nam của người đồng hương Chung Hae Seong liên tục nổ súng và gửi thông điệp đầy tự tin. Thông điệp của Xuân Nam... Theo chia sẻ từ HLV Park Hang Seo, trong những ngày V-League tạm dừng chiến lược gia người Hàn Quốc không hề nghỉ ngơi khi vẫn tập trung tìm kiếm nhân sự mới cho tuyển Việt Nam. Dù không nói ra, nhưng với việc các tiền đạo đi theo mình một thời gian dài như Tiến Linh, Đức Chinh đang gặp những vấn đề không nhỏ về chuyên môn, ông Park phải chú ý đến các chân sút khác đang có phong độ cao tại V-League.
Lẽ đương nhiên, với 5 bàn thắng/3 trận ghi được cho CLB TPHCM, tiền đạo từng giành danh hiệu vua phá lưới giải hạng Nhất, giải U19 Đông Nam Á... Nguyễn Xuân Nam đang nằm trong tầm ngắm từ HLV Park Hang Seo cho các chiến dịch của tuyển Việt Nam vào cuối năm. Việc cầu thủ trưởng thành từ lò đào tạo trẻ CLB Hà Nội lọt vào mắt xanh của thuyền trưởng tuyển Việt Nam không có gì bất ngờ, bởi ngoài phong độ cao, bản năng sát thủ của Xuân Nam (với số bàn thắng đều đặn những mùa qua) cũng đủ làm ông Park dễ bối rôi. VÌ lẽ đó, đừng ngạc nhiên nếu Xuân Nam xuất hiện trong danh sách của tuyển Việt Nam tham dự vòng loại World Cup 2022 hay AFF Cup 2020. cơn đau đầu của thầy Park cho Công Phượng Nếu Xuân Nam có mặt, rõ ràng giải quyết cho HLV Park Hang Seo câu chuyện "khan" trung phong có khả năng ghi bàn nhạy bén. Nhưng, cũng vì điều này lại gây khó cho chiến lược gia Hàn Quốc với... Công Phượng. Sau Asian Cup 2019, dù phong độ đi xuống nhưng với việc chơi tốt trong vai trò mới là một trung phong đá cao nhất trên hàng công của tuyển Việt Nam rõ ràng Công Phượng vẫn rất cần cho tuyển Việt Nam.
Thậm chí, chân sút người xứ Nghệ còn đang được ông Park "quy hoạch" hẳn ở vị trí này, bởi những cái tên khác như Đức Chinh, Tiến Linh vẫn chưa quá dày kinh nghiệm chinh chiến, dù có thể hình tốt hơn. Nhưng khi Xuân Nam xuất hiện, không chỉ Đức Chinh, Tiến Linh phải lo mà ngay cả Công Phượng cũng khó yên tâm, bởi những gì mà "gà son" của CLB TPHCM thể hiện tương đối hoàn hảo để ông Park phải tính toán. Nếu Xuân Nam được xếp đá trung phong thì việc Công Phượng vất vả tìm một vị trí đá chính là không dễ dàng, bởi nếu xét vị trí mà chân sút người xứ Nghệ chơi ở CLB TPHCM thì nhiều khả năng sẽ đá lùi và dạt ra biên. Vào tình huống như vậy, Công Phượng phải đua tranh quyết liệt với Quang Hải rồi Văn Đức, Phi Sơn... những cái tên dường như được HLV Park Hang Seo tin tưởng hơn cả. Tất nhiên, Công Phượng cũng có lý do để kỳ vọng về một tấm vé đá chính trong vai trò trung phong ở tuyển Việt Nam bởi Xuân Nam có vẻ "son" hơn nhờ vai trò siêu dự bị. Nhưng đây cũng là mong manh, bởi thực tế Xuân Nam giữ vai trò quân bài chiến lược khi CLB TPHCM sử dụng các trung phong ngoại, còn trên tuyển là không. Chân sút trưởng thành từ lò đào tạo nhà bầu Đức vất vả tìm vị trí, còn ông Park chắc chắn bối rối vì không biết xếp Công Phượng chỗ nào, một khi những cầu thủ quy hoạch cho hàng công tuyển Việt Nam đạt phong độ cao, trong đó có Xuân Nam. Video bàn thắng đầu tiên của Công Phượng trong màu áo CLB TPHCM: Xuân Mơ | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Trần Lập: Sự nghiệp lẫy lừng phải dừng bước trước ung thư Posted: 01 May 2020 02:04 PM PDT Những người quen biết Trần Lập từ trước và sau khi nổi tiếng nhận xét tính cách của anh hầu như không thay đổi. Danh vọng và đồng tiền có thể khiến bất cứ một ai đổi khác, song Trần Lập đứng ngoài những sự cám dỗ đó. Năm 1995, Trần Lập cùng Trần Tuấn Hùng, Nhật Hoàng, Nguyễn Hoàng và Đức Hiệp thành lập nhóm Bức Tường. Khi ấy, rock Việt trong thời kỳ sơ khai, những thứ có thể kể đến không gì ngoài những viên gạch đầu tiên của Rock Da Vàng hay Atomega. Trần Lập và đồng đội tiếp những viên gạch ấy, xây lên một bức tường cho rock Việt. Kỳ thực, rock của Bức Tường so với bề dày của Rock thế giới còn khiêm tốn, hard rock của nhóm chưa đủ nặng "đô" so với mặt bằng chung quốc tế nhưng những gì Bức Tường làm được cho rock Việt lại là nhiều. Clip ''Bông hồng thuỷ tinh" của Bức Tường: Bức tường của Bức Tường 20 năm là chặng đường dài mà Bức Tường nói chung và Trần Lập nói riêng phải đi từng nấc thang mà phần lớn các bậc đều là dò dẫm. Trần Lập hát "máu lửa", đầy năng lượng và cảm hứng sáng tác dồi dào với nhiều ca khúc nổi tiếng: Bông hồng thủy tinh, Đường đến ngày vinh quang, Tâm hồn của đá, Người đàn bà hóa đá, Hoa ban trắng, Tiếng gọi, Ra khơi..., điều đó không bàn cãi. Những mảnh ghép còn lại trong nhóm đều có sở trường riêng và đam mê mãnh liệt. Cộng đồng rock Việt cần sinh hoạt rock là điều kiện cần, Bức Tường đáp ứng ý chí và nội lực là điều kiện đủ, phép cộng cả hai mở ra thời đại mới của rock. Trong rất nhiều thành tựu, Bức Tường được vinh danh ở vai trò của người tiên phong. Trần Lập và Bức Tường tạo ra trào lưu rock, truyền cảm hứng cho người trẻ; vừa dẫn dắt, vừa làm thay những điều họ không dám hoặc không thể làm. Quan trọng hơn, Bức Tường và Trần Lập tạo ra cái riêng của rock Việt – gần như là rock nội sinh: thứ rock thiên về tâm hồn, chuyển tải những thông điệp về tình yêu thương, hướng con người đến với Chân – Thiện – Mỹ. Rock của Bức Tường thổi vào tinh thần sống lạc quan, sáng sủa đúng bản sắc người Việt. Chẳng vì thế mà Bức Tường vẫn là nhóm nhạc thành công nhất tại Việt Nam trong giai đoạn 20 năm đó. Không rõ có phải vì là trưởng nhóm nổi tiếng của ban nhạc tên Bức Tường mà nhìn Trần Lập từ khía cạnh nào, âm nhạc hay con người, cũng phảng phất hình ảnh của một bức tường. Vì tính tự cô lập của cộng đồng fan rock Việt mà Trần Lập có là biểu tượng trong rock Việt đi nữa, anh vẫn ít tiếng tăm với đại chúng, vẫn "lép vế" ở phương diện truyền thông so với các ngôi sao Pop đương thời. Điểm này thấy rõ ở lần Trần Lập bước ra khỏi lãnh địa riêng của rock, tham dự một chương trình ăn khách nhất lúc đó là Giọng hát Việt mùa 2012 và anh bị cho là ''nhạt nhoà" so với các đồng nghiệp khác. Lòng tự trọng của người đàn ông và rocker Sau cuộc chơi ồn ào, Trần Lập vẫn là Trần Lập. Anh tiếp tục những chuyến rong ruổi, lãng du những cung đường trải nghiệm để chắt chiu "vốn sống ta mang về nhà". Rất nhiều nơi trên mảnh đất hình chữ S, từ đồng bằng đến núi cao rồi tận biển đảo, có dấu chân Trần Lập đi qua. Một tháng trước cái ngày "định mệnh" 4/11/2015, Trần Lập vẫn đi vòng quanh Tây Bắc rất sung sức trong điều kiện thời tiết xấu. Khi về, anh phát hiện mình bị ung thư. Không có tâm thư đẫm nước mắt nào trong thông báo mình bị ung thư, thay vào đó, Trần Lập chia sẻ ngắn gọn rồi lên bàn mổ sau đó 2 ngày.
Hậu phẫu, cơ thể Trần Lập bắt đầu sinh hạch, nhiều đến nỗi chèn ép dây thần kinh và mạch máu làm đùi trái của anh bị sưng phù, không đi lại bình thường được, phải ngồi xe lăn. Đáng buồn thay, một rocker giàu năng lượng, mê xê dịch và yêu xe như Trần Lập, phải ngồi xe lăn, suýt bán cả những chiếc motor "khủng" từng gắn bó với anh khắp nẻo đường. Nhưng bệnh tật không làm Trần Lập ngã quỵ. Suốt năm tháng cuối đời, rocker không than vãn nửa lời trên Facebook, thậm chí trách những người biến anh thành kẻ đáng thương. Nỗi đau thể xác lẫn tinh thần, gồm phản ứng phụ của xạ trị lên người, Trần Lập cho là chuyện thường tình của bất cứ bệnh nhân nào nên không chia sẻ, sợ mọi người phiền. Trần Lập lạc quan để vợ không gục ngã. Anh gọi các con lại, nói về bệnh tình và hứa chắc sẽ chiến đấu được, động viên các con yên tâm. "Anh cũng cố gắng để các con được sống trong một môi trường bình thường nhất có thể. Mỗi ngày hai em vẫn tiếp tục cắp sách tới trường, tham gia các hoạt động ngoại khóa cùng những thú vui chơi của tuổi thơ. Anh không muốn khi lớn lên, các con mình sẽ nhớ tới những tháng ngày u tối với người cha ủ ê bên giường bệnh", tác giả Yo Lê viết trong cuốn Rong chơi - Trần Lập, Rock, moto và những cung đường. Và hiếm ai khi nguy khó, được đồng nghiệp làm show quyên tiền hỗ trợ lại đem san sẻ tiền ấy cho những người cùng hoàn cảnh. Trần Lập đã tặng lại 100 triệu đồng cho học trò cũ của mình là "sư tử" Kim Loan – người mất vì ung thư gan 3 năm sau đó. Sau liveshow Bức Tường - Đôi bàn tay thắp lửa, Trần Lập trích tiền thu được trao cho 10 bệnh nhi tại khoa Nhi bệnh viện K3 Tân Triều. Có thể nói Trần Lập đã sống tự trọng đến hơi thở cuối cùng, đó là chiến binh cho nghị lực để các fan nhìn vào anh không chỉ vì yêu tiếng hát, cách chơi nhạc rock đầy say mê mà yêu cả cách sống, năng lượng ấy chưa bao giờ mất đi trong tâm trí người nghe ngay cả đến giờ khi tác giả của ca khúc "Tâm hồn của đá" không còn nữa. Vợ - người chiến binh Xuyên suốt cuộc đời Trần Lập là những cuộc chơi, chuyến rong ruổi: chơi rock, chơi xe rồi đi rong ruổi các vùng miền. Và để yên tâm rong ruổi, anh không thể thiếu người vợ tảo tần, kiên cường là chị Hoa làm hậu phương thật vững. Ngược lại, Trần Lập cũng không phải kẻ đi lang bạt quên lối về. Cứ đầu mỗi chuyến đi, anh nhắc đi nhắc lại với các bạn phượt thủ rằng: "Đi là để trở về". Hay, anh đi để biết trân trọng hơn mái ấm, nơi có người vợ luôn hết lòng tin yêu, ủng hộ anh và hai đứa trẻ thấy bố là lao vào quấn quýt. Nếu không tận mắt chứng kiến sẽ không hiểu thấu những xáo trộn trong một gia đình có người bệnh ung thư. Trần Lập chịu bao nhiêu đau đớn bệnh tật thì chị Hoa cũng chịu tương đương những gánh nặng, áp lực và nỗi đau tinh thần. Chị, một mặt động viên chồng cùng chiến đấu với bệnh tật, mặt khác chăm sóc nhà cửa, con cái. Chị làm điều ấy thuần thục như bao lần không đếm xuể quán xuyến mọi thứ để Trần Lập phát triển sự nghiệp, rong ruổi khám phá thiên nhiên; xếp từng cái áo, lo bữa cơm cho chồng đi diễn. Chị yêu rocker từ thời sinh viên rồi đồng hành cùng anh trong suốt chuyến đi của cuộc đời. Hơn ai hết, Trần Lập nhìn rõ những hy sinh của vợ mình. Anh từng hãnh diện nói: "Mọi người có thể thấy tôi mạnh mẽ ở đâu đó nhưng thực sự, người bền gan và bản lĩnh nhất lại là người bạn đời của tôi".
Trong liveshow Bức Tường - Đôi bàn tay thắp lửa, Trần Lập hát bài Tiếng gọi tặng vợ, gọi chị là chiến binh. Chị Hoa mắt đẫm nước nhưng không khóc. Có thể nói, nhìn vào Bức Tường để thấy Trần Lập và nhìn vào Trần Lập để thấy hình bóng tảo tần của chị Hoa. 4 năm Trần Lập qua đời, bức tường nhỏ trong Bức Tường lớn mất đi, tạo nên một khoảng trống có thật bên trong nhóm nhạc và cả chính nền rock Việt. Bức Tường mất thủ lĩnh, rock Việt vắng đi một biểu tượng, những khoảng trống vẫn chưa được lấp lại. Hơn 4 năm trôi qua kể từ ngày Trần Lập ra đi (Trần Lập mất năm anh 42 tuổi - PV), âm nhạc Việt Nam cũng có nhiều bước tiến mới. Song đến giờ thị trường âm nhạc Việt vẫn chưa tìm thấy một Trần Lập thứ hai với người nghe rock Việt và cái tên Trần Lập dường như chưa bao giờ bị lãng quên. Những người đồng nghiệp cũ vẫn thường xuyên nói về Trần Lập - những câu chuyện cũ, về người bạn tài hoa nhưng đoản mệnh. Trần Lập hát 'Tiếng gọi tặng vợ' tặng vợ trong liveshow cuối cùng 'Đường đến ngày vinh quang' - Bức tường Gia Bảo Nhóm Bức Tường luôn mang theo micro của Trần Lập lên sâu khấu mỗi show diễnNhóm Bức Tường xúc động ôn lại kỷ niệm về Trần Lập, dàn diễn viên Biệt động Sài Gòn tái ngộ hoành tráng trên sân khấu Ký ức vui vẻ. | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Huyện nghèo Quảng Nam san ủi ngọn đồi, xây tượng đài 14 tỷ Posted: 01 May 2020 04:02 PM PDT Là một trong những huyện nghèo nhất cả nước, huyện Phước Sơn (Quảng Nam) đang xây dựng tượng đài chiến thắng Khâm Đức với kinh phí 14 tỷ đồng. XEM VIDEO: Vài tháng qua, người dân đi qua tuyến đường Hồ Chí Minh, đoạn qua thị trấn Khâm Đức (huyện Phước Sơn) có thể dễ dàng nhìn thấy công trình tượng đài chiến thắng Khâm Đức khá đồ sộ, đang được xây dựng. Để có mặt bằng xây dựng tượng đài này, một quả đồi rộng lớn đã được san lấp, hạ xuống. Công trình do UBND huyện Phước Sơn triển khai. Tượng đài được xây dựng năm 2017, đến chiều 1/5, nhiều hạng mục dự án chưa hoàn thành, máy móc, vật liệu xây dựng được tập kết ngổn ngang.
Kinh phí từ ngân sách huyện Chủ tịch UBND huyện Phước Sơn Nguyễn Mạnh Hà cho biết, năm 2010, tượng đài Khâm Đức được xây dựng, nhưng sau đó hư hỏng, xuống cấp. Tháng 7/2017, tượng đài được được khởi công tu bổ, đến năm 2019 hoàn thành nhân kỷ niệm 50 năm giải phóng Khâm Đức. "Tuy nhiên, do thiếu vốn, tượng đài vẫn đang được xây dựng, dự kiến đến tháng 8 năm nay sẽ hoàn thành" - ông Hà nói. Công trình có dự toán ban đầu khoảng 14 tỷ đồng, kinh phí lấy từ ngân sách địa phương. Vẫn theo ông Hà, kinh phí xây tượng đài được lấy từ nguồn ngân sách của huyện. Mỗi năm, huyện phân bổ vài tỷ đồng để xây dựng từng hạng mục của công trình. Năm nay, huyện phân bổ khoảng 2 tỷ đồng để xây dựng phần tượng đài chính. Ngoài ra, địa phương kêu gọi hơn 1 tỷ đồng từ các DN trên địa bàn ủng hộ. Công trình được xây trên diện tích 1ha với phần tượng đài chính và công viên. Để tránh sạt lở đất ảnh hưởng đến công trình, huyện Phước Sơn đã san ủi, hạ thấp quả đồi phía sau tượng đài. "Tượng đài để tưởng niệm quân và dân huyện Phước Sơn trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, nhằm giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ. Ngoài ra, đây như là điểm nhấn, nơi du lịch nhằm phát triển kinh tế cho địa phương", ông Hà nói. Khi được hỏi, Phước Sơn là một trong những huyện nghèo nhất cả nước nhưng lại xây tượng đài lớn, liệu có lãng phí, Chủ tịch UBND huyện cho rằng, tượng đài được xây dựng từ nguồn ngân sách tiết kiệm của huyện, chứ không lấy từ nguồn ngân sách hỗ trợ 30a của Chính phủ. "Khi tu bổ tượng đài, huyện đã trình và được UBND tỉnh thông qua", ông Hà giải thích. Năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo của huyện là 56%, đến năm 2019 giảm còn 25%. Hiện nay, huyện đã có 100% đường bê tông hóa vào các thôn bản.
Lê Bằng Khu tượng đài 1,7 tỷ chưa xây xong đã sạt lở nghiêm trọngCông trình tượng đài "Đại đội săn tàu" ở Bến Tre có mức kinh phí 1,7 tỷ đồng sắp hoàn thành thì bị sạt lở nghiêm trọng. | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Sự vắng mặt của vợ chồng ông Đỗ Đức Đạt và nỗi lòng cổ đông CapitalHouse Posted: 01 May 2020 06:27 PM PDT Đại hội cổ đông thường niên năm 2020 của Công ty cổ phần Đầu tư và Thương Mại Thủ Đô (CapitalHouse) vừa diễn ra sáng 29/4. Một lần nữa, nhân vật đang chi phối toàn diện doanh nghiệp địa ốc này – "đại gia" Đỗ Đức Đạt - lại vắng mặt. Cũng giống như năm ngoái. Có chăng khác hơn, là năm nay thêm cả vợ ông - bà Đỗ Thị Thùy Chi - cũng vắng; Bất chấp vai trò vừa là cổ đông lớn, vừa là Thành viên HĐQT CapitalHouse. Tuy vậy, đại hội vẫn "thành công tốt đẹp" với lá phiếu biểu quyết đồng ý cho mọi nội dung xin ý kiến cổ đông từ người được ủy quyền của nhóm ông Đạt. Vẫn như mọi năm. Ai cũng hiểu, dù có lùi về phía sau - rút khỏi HĐQT và Ban Tổng Giám đốc, thì CapitalHouse vẫn trong tầm kiểm soát của vị doanh nhân sinh năm 1971.
Tính đến thời điểm đại hội, vợ chồng ông Đạt trực tiếp đứng tên hơn 36 triệu cổ phần, tương ứng với 30% vốn điều lệ CapitalHouse. Họ còn gián tiếp sở hữu 78 triệu cổ phần khác, tương ứng với 65% vốn điều lệ nữa của CapitalHouse, thông qua phần sở hữu đứng tên Công ty cổ phần Tập đoàn CHG (viết tắt: CHG). Tập đoàn CHG (mới đổi tên thành CTCP Tập đoàn EFC) là công ty do vợ chồng ông Đạt và một người quen, là bà Đỗ Thị Thúy (SN 1989) sáng lập nên vào cuối năm 2016. Vợ chồng ông Đạt giữ quyền chi phối toàn diện công ty, với 90% cổ phần trực tiếp đứng tên. Sự hình thành của CHG gắn liền với tiến trình tăng vốn của CapitalHouse, và ở một khía cạnh nào đó, có thể nói, CHG được ông Đạt lập ra cho sứ mệnh thâu tóm CapitalHouse. Liên tiếp 2 năm – 2016 và 2017 – CHG (khi ấy vẫn tên là Công ty cổ phần Đầu tư Capital House) được CapitalHouse phát hành riêng lẻ tổng cộng 78 triệu cổ phiếu, để từ một công ty "sơ sinh" trở thành cổ đông chi phối CapitalHouse. Thương vụ giúp CapitalHouse tăng vốn lên gấp ba lần, gia nhập nhóm nghìn tỷ; Song song với đó, giúp vợ chồng ông Đỗ Đức Đạt "nắm chặt" thêm CapitalHouse. Nhưng nó đã pha loãng sở hữu của các cổ đông hiện hữu còn lại ở CapitalHouse, trong đó có nhiều người là cổ đông lâu năm, đã đồng cam, gắn bó với công ty từ ngày đầu gian khó. Hoạt động trong lĩnh vực thâm dụng vốn như bất động sản, sẽ là không có gì đáng bàn nếu việc tăng vốn của CapitalHouse là chính đáng, minh bạch, thực chất, đảm bảo lợi ích hài hòa cho toàn thể cổ đông. Nhưng vấn đề là CapitalHouse càng lớn thì miếng bánh của nhiều cổ đông lại càng bé lại. "Chôn vốn" ở CapitalHouse Theo chia sẻ của một số cổ đông, họ không hề được thụ hưởng các lợi ích đáng có từ hoạt động tăng vốn của CapitalHouse. Bất chấp tỷ lệ sở hữu của họ ở công ty cứ loãng dần. "Hơn chục năm qua công ty chỉ có 2 lần chia cổ tức. Một lần bằng cổ phiếu. Lần gần nhất – năm ngoái – chia bằng tiền. Nhưng tỷ lệ rất thấp, chỉ bằng 0,8% vốn góp. Đem vốn góp ấy gửi ngân hàng cũng phải có lợi tức gấp cả chục lần", một cổ đông chia sẻ.
Cổ đông Nguyễn Huy Anh – tuy tham gia Chủ tọa đoàn điều hành đại hội - vẫn phải bày tỏ mối băn khoăn với tình hình cổ tức của CapitalHouse: "Năm ngoái phải đấu tranh mãi công ty mới trích 10 tỷ đồng lợi nhuận để chia cổ tức (chia cho 120 triệu cổ phần, ứng với 1.200 tỷ đồng vốn góp - PV)". Ông nói nửa đùa: "Đem tiền nhà đi đầu tư mà chả có gì mang về, biết giải thích thế nào với vợ". Là Phó Chủ tịch HĐQT đương nhiệm của CapitalHouse và từng nhiều năm làm Chủ tịch HĐQT CapitalHouse nhưng ông Nguyễn Huy Anh – trong tư cách của một cổ đông – vẫn tỏ ra khó hiểu về kế hoạch chi trả lợi nhuận mà HĐQT công ty này dự kiến cho năm 2020: Năm 2019, lợi nhuận sau thuế đạt 21 tỷ đồng, bảo thấp không chia. Thế năm 2020, dự kiến lợi nhuận tới 234 tỷ đồng, công ty vẫn đưa tờ trình là không chia cổ tức (?!). Tình thế của nhiều cổ đông trở nên lưỡng nan khi CapitalHouse đã cơ bản như một doanh nghiệp gia đình. Với quyền biểu quyết 95% cổ phần – cả trực tiếp và gián tiếp – vợ chồng ông Đỗ Đức Đạt sẽ quyết đáp mọi chủ trương, quyết sách sách của công ty, bất chấp lá phiếu của các cổ đông còn lại. Việc CapitalHouse hiện thời chỉ có tất cả 16 cổ đông, là một doanh nghiệp chưa đại chúng và chưa hề có kế hoạch niêm yết càng đẩy các cổ đông nhỏ lẻ (thực chất họ từng là những cổ đông lớn, những người đã tin tưởng, bỏ vốn, đồng cam với ông Đỗ Đức Đạt gây dựng CapitalHouse từ những ngày đầu tiên) vào thế kẹt, khi rất khó tìm được người mua lại cổ phần CapitalHouse với mức giá hợp lý. Nói cách khác, họ đang "chôn vốn" ở CapitalHouse.
Cùng là cổ đông của CapitalHouse, về lý, như các cổ đông khác, nhóm ông Đỗ Đức Đạt cũng chưa thể có lợi ích đáng kể từ CapitalHouse. Nhưng nhóm này không hề sốt ruột, lại luôn là bên đề ra và quyết chủ trương không chia/hạn chế chia cổ tức. Họ cũng luôn là nhóm thiết kế ra các kế hoạch tăng vốn cho công ty, và trong các lần tăng vốn về sau, họ luôn là nhà đầu tư góp hầu hết cổ phần phát hành thêm. Tức là tuy CapitalHouse chưa "đẻ" ra tiền (là nói trên sổ sách) thì vợ chồng ông Đạt vẫn rất sẵn tiền hoặc rất biết thu xếp nguồn. Tại phiên ĐHĐCĐ mới diễn ra, một cổ đông đã đề nghị triệu tập Ban Quản trị, Ban Điều hành, Ban Kiểm soát, Kế toán trưởng của CapitalHouse các thời kỳ để làm rõ về đường đi của dòng tiền công ty suốt nhiều năm, cũng như tính thực chất của các lần tăng vốn. Mối hoài nghi nêu trên của các cổ đông cũng không hẳn là không có căn cứ nếu xem xét cả chiều dài phát triển của CapitalHouse, những dự án bất động sản mà công ty này đã thực hiện xong xuôi, dấu ấn của các công chức/cựu công chức với doanh nghiệp này, cũng như tỷ suất sinh lời (trên sổ sách) thấp đến mức phi lý của CapitalHouse so với các doanh nghiệp cùng ngành. Theo Viettimes Doanh nghiệp BĐS đồng loạt hoãn Đại hội đồng cổ đông vì dịch Covid-19- Trước tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, nhiều doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản đã đồng loạt xin hoãn Đại hội đồng cổ đông, báo cáo tài chính. | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Tin sao Việt 2/5: Trường Giang hết mực yêu chiều, chăm sóc Nhã Phương Posted: 01 May 2020 05:54 PM PDT - Bức ảnh Trường Giang cầm đồ ăn lên cho Nhã Phương chụp hình "sống ảo" khiến nhiều người ngưỡng mộ vì sự yêu chiều vợ của nam danh hài.
Minh Tuyền NSƯT Thành Lộc thẳng thắn chê Nhã Phương tắc trách trong nghề- Khi xem một phân cảnh trong bộ phim Trạng Quỳnh do Nhã Phương đóng, NSƯT Thành Lộc đã thẳng thắn nêu quan điểm, cho rằng đàn em tắc trách với nghề. |
You are subscribed to email updates from Tin mới nóng - Tin tức mới nhất, hot nhất | Báo VietNamNet. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét