Xét xử Phan Văn Anh Vũ và Trần Văn Minh. Phần 3. |
Xét xử Phan Văn Anh Vũ và Trần Văn Minh. Phần 3. Posted: 01 May 2020 01:26 PM PDT Trong những phiên toà, phần quan trọng nhất là phần buộc tội và phần gỡ tội. Một bộ phim kinh điển hay nhất về xét xử là bộ phim 12 người thẩm phán hay còn gọi tên khác là 12 người đàn ông giận dữ của Hoa Kỳ sản xuất năm 1957. Nội dung bộ phim về một bồi thẩm đoàn 12 người họp để đưa ra phán quyết về một vụ án con giết cha. 11 người thẩm phán đều mặc định trong đầu là bị cáo là kẻ có tội, nếu phán quyến có tội thì bị cáo sẽ nhận án tử hình, thế nhưng 11 thẩm phán đều sẵn sàng biểu quyết bị cáo có tội mà không cần xem xét, thảo luận. Bị cáo là một thanh niên được miêu tả là hư hỏng, xuất thân từ khu ổ chuột. Bởivậy các thẩm phán đều nghĩ không cần phải xem xét. Tâm lý mặc định về thân thế của bị cáo của các thẩm phán, khiến họ phán quyết có tội cho một con người chẳng hề một chút đắn đo, cũng như không cần xem xét các chứng cứ đưa ra, bỏ qua cả yếu tố quan trọng nhất xét xử. Trong vụ án Trần Văn Minh và Phan Văn Anh Vũ dư luận cũng được định hướng như vậy. Một tâm lý quan chức, kẻ nhiều tiền là có tội. Không cần xử, không cần tranh luận, không cần xem xét chứng cứ. Bất kể quan chức và kẻ có tiền nào đã đưa ra toà đều có tội. Với tâm lý như thế người ta đồng lòng ủng hộ việc kết tội, bất kể là ban đầu khẳng định tội A, cuối cùng chẳng cần tranh luận kết bị cáo vi phạm tội B, cứ có tội là được. Không cần phải xem xét chứng cứ, lý lẽ phản biện của bị cáo đưa ra. Các vụ án những người bất đồng chính kiến, nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền cũng bị mặc định là ra toà cộng sản nó định sẵn rồi. Người ta không bàn luận đến cáo trạng, kết luận điều tra, quá trình tranh tụng giữa phiên toà. Các luật sư nhân quyền ( trừ một số người như Luân Lê ) đều muốn vụ việc lặng lẽ, họ chờ đến ngày ra toà, đọc một bản bào chữa chung chung khẳng định bị cáo vô tội , thế là xong vệc. Một nền văn minh pháp luật, việc bào chữa, tranh luận, biện luận trước toà phải là trọng tâm kéo dài nhất của quá trình xét xử. Nó phải được công khai, minh bạch và tôn trọng quyền bào chữa. Ở thế chế cộng sản độc tài, mặc dù toà án được chỉ đạo xử bản án bỏ túi, nhưng dư luận chú ý đến việc tranh luận một cách khách quan và khoa học, ít nhiều đó là nền móng của sự tư duy độc lập trong mỗi cá nhân. Bản giải trình và đơn kêu oan của cựu chủ tịch Đà Nẵng Trần Văn Minh là những tài liệu đáng xem nhất nếu ai muốn tìm hiểu một cách khách quan về quá trình tố tụng của ngành tư pháp Việt Nam. Chúng ta không cần phải xem để đi đến nhận định ông ta có bị oan hay không? Bởi tâm lý chung của cả xã hội bây giờ đều có một điểm chung là quan chức, đại gia đều có tội y như tâm lý của 11 người thẩm phán trong bộ phim kinh điển kia. Tâm lý ấy mạnh đến nỗi nếu giả sử bây giờ lôi những kẻ chóp bu chỉ đạo xử vụ án này là Nguyễn Xuân Phúc ra toà để kết tội nào đó, cũng khối người ủng hộ và đồng tình. Lập luận kết tội của toà án là dùng con số tiền thật lớn để đánh vào tâm lý dư luận. Ví dụ như bị cáo gây thiệt hại hàng ngàn tỷ. Hàng ngàn tỷ ấy là như thế nào? Không ai cần quan tâm, chỉ nghe thế là sôi máu. Thời điểm diễn ra sự việc cách đây 12 -14 năm. Giá trị đất cát ngày đó khi giao dịch khác xa bây giờ, thế nhưng lại lấy giá trị định giá bây giờ của hội đồng định giá do những người điều tra lập ra để kết luận. Ví dụ trước kia ông A đã bán cho ông B miếng đất ven ngoại ô với giá một ngàn đồng, nay ông B vẫn sở hữu miếng đất ấy nhưng giá thị trường là 10 ngàn đồng, vậy ông A đã làm thiệt hại cho nhà nước 9 nghìn đồng. Hai ông này đã móc ngoặc với nhau nên mới mua bán thế. Toà kết tội, nhân dân đồng tình ủng hộ. Chẳng ai quan tâm làm rõ những chi tiết khác, đặt câu hỏi khác. Ví dụ ông A thời điểm đấy bán bao nhiêu miếng đất, bao nhiêu người khác mua ngoài ông B ? Giả sử ông B ngay sau thời điểm đó , bán lại cho ông C với giá 1,1 nghìn. Ông C bán cho ông D, ông D bán cho ông E...cứ thế với mức chệnh lệch ít thì giờ có lôi những người đó ra xử không? Có bằng chứng gì khẳng định ngày ấy, giữa ông A và B có móc ngoặc hay không? Tại sao không căn cứ vào giá đất chung ở thời điểm đó, có thể dễ dàng tra cứu để tính thiệt hại mà lại tính thời điểm bây giờ. Tính thế ví dụ có kẻ ăn cắp một cái xe đạp, để mười, hai mươi năm sau chiếc xe ấy thành vật hiếm và thú chơi sưu tầm, nó giá trị gấp 100 lần thì kết tội kẻ ấy 100 lần luôn hay sao. Đất đai ở một thành phố đang phát triển giá cả biến động tăng đến hàng tuần là điều bất kể ai cũng biết. Áp đặt mức giá bây giờ để tính thiệt hại cho giao dịch đất đai cách đây mười mấy năm ở một thành phố đang phát triển là điều phi lí. Trong bản kêu oan gửi đến tổng bí thư , chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. Cựu chủ tịch Đà Nẵng Trần Văn Minh nhấn mạnh ở trang 29, đó là ông bị tước đoạt, hạn chế phần tranh luận tự bào chữa. Chủ toạ phiên toà đã hạn chế thời gian bào chữa của ông, cũng như không yêu cầu kiểm sát viên trả lời lại ý kiến của ông. Nhiều năm trước trên báo chí hay nhắc đến cụm từ '' xây dựng nhà nước pháp quyền''... nhưng không hiểu sao mấy năm gần lại đây , vấn đề này không được nhắc đến nhiều hay được bàn luận nhiều. Tuy nhiên việc xét xử theo ý chí của một lãnh đạo nào đó, chẳng hạn như chỉ đạo của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với vụ án này nó cũng có một điều hay. Đó là ở thể chế cộng sản xử theo ý muốn lãnh đạo như thế này, nếu không muốn mình bị xử, hãy chạy chọt, luồn lách, đấu đá để kiếm được chức cao nhất, có thể mới được an toàn không bị xét xử. Bởi luật lệ ở thể chế này không căn cứ theo trình tự khoa học, khách quan của pháp luật, mà theo ý chí của kẻ nắm quyền. Giả dụ khoá tới đây thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nắm trọn quyền lãnh đạo, ông ta mang thần tượng Nguyễn Phú Trọng bây giờ ra xét xử vì vụ tham nhũng ở Ciputra, gây thiệt hại hàng chục ngàn tỷ ( tính theo thời giá , trước kia chỉ mấy ngàn tỷ) bạn có ủng hộ và thấy điều đó là đúng không? Chắc chắn một làn sóng trong nhân dân sẽ hưởng ứng và ca ngợi Cụ Phúc là trí sĩ xứ Quảng, hào kiệt xứ Quảng. Dưới đây là đầy đủ bản kêu oan của cựu chủ tịch Trần Văn Minh, bản kêu oan này không có giá trị gì với dân chúng, nhưng một lần nữa, nó có giá trị với những uỷ viên trung ương đảng CSVN từ bao nhiêu khoá trước trở lại đây và cả sau này nữa. Giúp cho các vị hiểu lỡ may ông Trọng, ông Vượng những ngừoi đàn anh của các vị đột tử như Trần Đại Quang, Nguyễn Bá Thanh...số phận các vị sẽ thế nào. |
You are subscribed to email updates from Yêu quê hương Việt Nam, thích uống trà mạn. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét